Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 1- Hành động nhìn

18/07/201100:49(Xem: 3567)
Chương 1- Hành động nhìn

J. KRISHNAMURTI
NGHI VẤN KHÔNG ĐÁP ÁN
THE IMPOSSIBLE QUESTION
Lời dịch: Ông Không – 2010

Phần 1
Nói chuyện trước công chúng tại Saanen 1970

Chương 1
HÀNH ĐỘNG NHÌN

Ngày 16 tháng 7 năm 1970

Trong một thế giới hoàn toàn hỗn loạn và bạo lực, nơi có mọi hình thức phản kháng và hàng ngàn giải thích cho những phản kháng này, người ta hy vọng sẽ có sự đổi mới xã hội, những thực tế khác hẳn và sự tự do nhiều hơn cho con người. Trong mỗi quốc gia, trong mỗi vùng đất, dưới khẩu hiệu hòa bình, có bạo lực; nhân danh chân lý, có bóc lột, đau khổ; có hàng triệu người đang chết đói; có đàn áp dưới những chế độ độc tài; có nhiều bất công xã hội. Có chiến tranh, cưỡng bách tòng quân, gia tăng thuế má để phục vụ chiến tranh. Có hỗn loạn vô cùng và bạo lực khủng khiếp; hận thù được bào chữa; sự tẩu thoát trong mọi hình thức được chấp nhận như thói thường của sống. Khi người ta nhận biết được tất cả điều này, người ta bị rối loạn, hoang mang, không biết phải làm gì, suy nghĩ ra sao, đảm trách vai trò nào. Người ta phải làm gì? Gia nhập những người hoạt động hoặc tẩu thoát vào một loại cô lập phía bên trong nào đó? Quay trở lại những ý tưởng tôn giáo cổ lỗ? Bắt đầu một giáo phái mới, hoặc tiếp tục những thành kiến và những khuynh hướng riêng của người ta? Bởi vì thấy tất cả điều này, tự nhiên người ta muốn biết chính mình phải làm gì, suy nghĩ ra sao, sống một loại sống khác hẳn như thế nào?

Nếu trong suốt những nói chuyện và những bàn luận này chúng ta có thể tìm được một ngọn đèn cho chính chúng ta, một cách sống trong đó không còn bạo lực gì cả, một cách sống hoàn toàn tôn giáo và thế là chẳng còn sợ hãi, một cách sống cân bằng bên trong mà không thể bị tác động bởi những biến cố bên ngoài, vậy thì tôi nghĩ chúng sẽ hoàn toàn xứng đáng. Liệu chúng ta có thể trao sự chú ý thật nhạy cảm và trọn vẹn vào điều gì chúng ta sắp sửa bàn luận? Chúng ta sẽ cùng nhau làm việc để tìm ra làm thế nào sống trong hòa bình. Không phải rằng người nói sẽ bảo bạn phải làm gì, suy nghĩ ra sao – ông ta không có uy quyền, không ‘triết lý’.

Có sự khó khăn là bộ não của người ta vận hành trong những thói quen cũ kỹ, giống như một máy hát đĩa đang lặp đi lặp lại cùng một âm điệu. Trong sự nhiễu loạn của âm điệu đó, của thói quen đó đang tiếp tục, người ta không thể lắng nghe bất kỳ điều gì mới mẻ cả. Bộ não đã bị quy định phải suy nghĩ trong một lối nào đó để đáp lại tùy theo văn hóa, truyền thống và giáo dục của chúng ta; cùng bộ não đó cố gắng lắng nghe cái gì đó mới mẻ và nó không thể lắng nghe được. Đó là nơi sự khó khăn của chúng ta sẽ bắt đầu. Một nói chuyện được thâu băng có thể xóa sạch và bắt đầu lại; rủi thay sự ghi lại trên cuộn băng của bộ não đã bị hằn sâu trên nó đến độ rất khó khăn để xóa sạch và bắt đầu lại. Chúng ta lặp lại cùng khuôn mẫu và cùng những thói quen thân thể, lặp đi và lặp lại, vì vậy chúng ta chẳng bao giờ bắt gặp bất kỳ thứ gì mới mẻ.

Tôi cam đoan với bạn người ta có thể xóa sạch cuộn băng cũ kỹ, cách suy nghĩ, cảm thấy, phản ứng cũ kỹ, vô vàn thói quen người ta có. Người ta có thể thực hiện nó nếu người ta thực sự trao sự chú ý. Nếu vấn đề người ta đang lắng nghe là rất nghiêm túc, rất quan trọng; vậy thì chắc chắn người ta lắng nghe để cho chính động thái lắng nghe đó sẽ xóa sạch cái cũ kỹ. Làm ơn hãy thử nó hay nói khác hơn – hãy thực hiện nó. Bạn phải quan tâm sâu sắc, ngược lại bạn sẽ không hiện diện ở đây. Làm ơn hãy lắng nghe bằng sự chú ý trọn vẹn, để cho trong chính động thái lắng nghe những kỷ niệm cũ kỹ, những thói quen cũ kỹ, truyền thống đã tích lũy, tất cả điều đó sẽ được xóa sạch.

Người ta phải nghiêm túc khi bị đối diện với sự hỗn loạn trong thế giới, sự hoang mang, chiến tranh và hủy diệt, nơi mọi giá trị đã bị quẳng đi trong một xã hội hoàn toàn buông thả, thuộc tình dục lẫn kinh tế. Không có đạo đức, không có tôn giáo; mọi thứ đang bị xếp xó và người ta phải hoàn toàn nghiêm túc; nếu bạn có sự nghiêm túc đó trong tâm hồn của bạn, bạn sẽ lắng nghe. Nó tùy thuộc vào bạn, không phải vào người nói, liệu bạn có dư thừa sự nghiêm túc để lắng nghe trọn vẹn đến độ tìm được cho chính bạn một ngọn đèn mà không bao giờ có thể bị dập tắt, một cách sống không lệ thuộc vào bất kỳ ý tưởng nào, vào bất kỳ hoàn cảnh nào, một cách sống luôn luôn được tự do, mới mẻ, tươi trẻ, sinh khí. Nếu bạn có chất lượng của cái trí mà muốn tìm được bằng bất kỳ giá nào, vậy thì bạn và người nói có thể cùng nhau làm việc và bắt gặp cái sự việc lạ thường này mà sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề của chúng ta – dù chúng là những vấn đề thuộc sự đơn điệu của sống hay những vấn đề có bản chất cơ bản nhất.

Bây giờ chúng ta sẽ tiếp cận nó như thế nào đây? Tôi cảm thấy chỉ có một cách duy nhất, đó là: qua sự phủ nhận đến được sự tích cực; qua sự hiểu rõ điều gì không phải, để tìm ra điều gì đúng thực, để thấy thực sự người ta là gì và vượt khỏi nó. Bắt đầu nhìn vào thế giới và tất cả những biến cố của thế giới, nhìn vào những sự việc đang xảy ra; thấy liệu rằng có hoặc không có sự tách rời trong sự liên hệ của người ta với nó. Người ta có thể nhìn vào những biến cố của thế giới như thể chúng không dính líu đến người ta như một cá thể, tuy nhiên lại cố gắng định hình chúng, cố gắng làm điều gì đó về chúng. Trong cách nhìn đó, có một phân chia giữa chính người ta và thế giới. Người ta có thể nhìn theo cách đó bằng trải nghiệm và hiểu biết của người ta, bằng những đặc điểm, những thành kiến riêng của người ta và vân vân; nhưng nó đang nhìn như một người bị tách rời khỏi thế giới. Người ta phải tìm được nhìn như thế nào để cho người ta thấy tất cả những sự việc đang xảy ra, cả bên ngoài lẫn bên trong của người ta, như một tiến hành đơn nhất, như một chuyển động tổng thể. Hoặc người ta nhìn vào thế giới từ một quan điểm đặc biệt – giữ vững quan điểm bằng từ ngữ, bằng học thuyết, cam kết vào một hành động đặc biệt và thế là bị cô lập khỏi phần còn lại của thế giới – hoặc người ta nhìn vào toàn hiện tượng này như một tiến hành đang chuyển động, đang sống, một chuyển động tổng thể trong đó người ta là một bộ phận và qua đó người ta không bị tách rời. Cái gì người ta là, là kết quả của văn hóa, tôn giáo, giáo dục, tuyên truyền, khí hậu, thực phẩm – người ta là thế giới và thế giới là chính người ta. Liệu người ta có thể thấy tổng thể của điều này và không phải điều gì người ta nên làm về nó? Liệu người ta có cảm thấy của trạng thái tổng thể của nhân loại này? Nó không là một vấn đề của đồng hóa mình với thế giới, bởi vì người ta là thế giới. Chiến tranh là kết quả của chính người ta. Bạo lực, thành kiến, sự tàn nhẫn kinh hoàng đang xảy ra, là bộ phận của chính người ta.

Nó phụ thuộc vào cách bạn nhìn vào hiện tượng này, cả bên trong lẫn bên ngoài, và cũng cả bạn nghiêm túc đến mức độ nào. Nếu bạn thực sự nghiêm túc, vậy thì khi bạn nhìn, động lực cũ kỹ – sự lặp lại của những khuôn mẫu cũ kỹ, những cách suy nghĩ, sống và hành động cũ kỹ – kết thúc. Liệu bạn có dư thừa nghiêm túc để tìm ra một cách sống trong đó tất cả xung đột này, đau khổ và phiền muộn này không còn tồn tại? Đối với hầu hết chúng ta, sự khó khăn nằm ở giải thoát khỏi những thói quen cũ kỹ của tư tưởng: ‘Tôi là cái gì đó’, ‘Tôi muốn phát huy hết năng lực bản thân’, ‘Tôi muốn trở thành’, ‘Tôi tin tưởng những quan điểm của tôi’, ‘Đây là cách đúng’, ‘Tôi theo giáo phái đặc biệt này’. Khoảnh khắc bạn có một quan điểm bạn đã tự-tách rời mình và vì vậy không thể nhìn vào toàn tiến hành.

Chừng nào còn có sự phân chia của sống, cả bên ngoài lẫn bên trong, phải có sự hỗn loạn và chiến tranh. Làm ơn thấy điều này bằng tâm hồn của bạn. Hãy quan sát chiến tranh đang xảy ra ở Trung đông. Bạn biết tất cả điều này; có vô số sách đã giải thích tất cả về nó. Chúng ta bị trói buộc trong những giải thích – như thể bất kỳ giải thích nào sẽ luôn luôn giải quyết được mọi vấn đề. Nhất thiết cần nhận ra rằng người ta phải không bị trói buộc trong những giải thích, không đặt thành vấn đề người nào đưa ra chúng. Khi bạn thấy ‘cái gì là’, nó không đòi hỏi một giải thích; con người không thấy ‘cái gì là’, bị mất hút trong những giải thích. Làm ơn thấy điều này; hiểu rõ điều này từ cơ bản đến độ bạn không bị trói buộc bởi những từ ngữ.

Ở Ấn độ, nó là phong tục khi sử dụng quyển sách thiêng liêng của họ, kinh Gita, và giải thích mọi thứ tùy theo nó. Hàng ngàn trên hàng ngàn người lắng nghe những giải thích này về vấn đề bạn nên sống như thế nào, bạn nên làm điều gì, Thượng đế là điều này hay điều kia – họ lắng nghe những câu kinh rồi sau đó tiếp tục sống thông thường của họ. Những giải thích làm đui mù bạn, chúng ngăn cản bạn không thực sự đang thấy ‘cái gì là’.

Rất quan trọng phải tìm ra cho chính bạn cách bạn nhìn vấn đề của sự tồn tại này như thế nào. Bạn nhìn từ một giải thích, từ một quan điểm đặc biệt, hay bạn nhìn không-tách rời? Làm ơn hãy tìm ra. Hãy dạo bộ một mình và tìm ra, trao trọn vẹn tâm hồn của bạn để tìm ra cách bạn nhìn vào tất cả những hiện tượng này như thế nào. Sau đó chúng ta có thể cùng nhau khai triển những chi tiết; và chúng ta sẽ thâm nhập những chi tiết sâu thẳm nhất để tìm ra, để hiểu rõ. Nhưng trước khi chúng ta thực hiện điều đó, bạn phải rất rõ ràng rằng bạn đã được tự do khỏi sự phân chia, rằng bạn không còn là một người Anh, một người Mỹ, một người Do thái – bạn theo kịp chứ? – rằng bạn được tự do khỏi tình trạng bị quy định của bạn trong một tôn giáo hay văn hóa đặc biệt, mà trói buộc bạn, mà tùy theo nó bạn có những trải nghiệm của bạn, mà chỉ dẫn đến bị quy định thêm nữa.

Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do. Và một cái trí phải được tự do để tìm ra sự thật là gì, không phải một sự thật được sáng chế do tưởng tượng. Phải có sự tự do tổng thể mà trong đó không còn sự phân chia. Việc đó chỉ có thể xảy ra nếu bạn thực sự nghiêm túc – không phụ thuộc người nào đó mà nói, ‘Đây là phương cách để nghiêm túc’, hãy quẳng đi tất cả vô lý đó, đừng lắng nghe nó. Hãy tự-tìm ra cho chính bạn, không đặt thành vấn đề liệu bạn còn trẻ tuổi hay đã già nua.

Các bạn muốn hỏi thêm điều gì nữa không? Trước khi bạn hỏi, hãy thấy tại sao bạn đang hỏi và bạn chờ đợi câu trả lời từ ai. Trong khi đang hỏi liệu bạn chỉ thỏa mãn với sự giải thích mà có lẽ là câu trả lời? Nếu người ta đưa ra một câu hỏi – và người ta phải luôn luôn tìm hiểu về mọi sự việc – liệu người ta đang hỏi nó bởi vì trong chính đang hỏi đó người ta đang bắt đầu thâm nhập và thế là cùng nhau chia sẻ, chuyển động, trải nghiệm, cùng nhau sáng tạo?

Người hỏi: Nếu có người nào đó, ví dụ một phụ nữ, bắn và giết chết người khác, và nó là quyền hành của người ta để chặn đứng bà ấy bằng cách bắn chết bà ấy, người ta nên làm gì?

Krihnamurti: Vậy thì chúng ta hãy giết chết tất cả những tổng thống, tất cả những người cai trị, tất cả những người hàng xóm và chính bạn! (Tiếng cười) Đừng, đừng, đừng cười. Chúng ta là bộ phận của tất cả điều này. Bằng sự bạo lực riêng của chúng ta, chúng ta đã góp phần vào tình trạng của thế giới hiện nay mà trong đó chúng ta sống. Chúng ta không thấy điều này rõ ràng lắm. Chúng ta nghĩ rằng bằng cách loại bỏ một ít người, bằng cách lật đổ một chế độ, chúng ta sẽ giải quyết toàn vấn đề. Mọi cách mạng vật chất đã được đặt nền tảng trên điều này, cách mạng Pháp, Cộng sản vân vân và họ đã chấm dứt trong sự quan liêu hay chuyên chế. Vì vậy những người bạn thương yêu của tôi, sáng tạo một cách sống khác hẳn là sáng tạo nó không những cho những người khác nhưng còn cho chính bạn; bởi vì ‘những người khác’ là ‘chính bạn’, không có ‘chúng tôi’ và ‘chúng nó’, chỉ có ‘chính chúng tôi’. Nếu người ta thực sự thấy điều này, không phải bằng từ ngữ, không phải bằng trí năng, nhưng bằng quả tim của người ta, vậy thì người ta sẽ thấy có thể có một hành động tổng thể đang sáng tạo, một loại kết quả hoàn toàn khác hẳn, không phải lật đổ một chế độ và thiết lập một chế độ khác.

Người ta phải có dư thừa sự kiên nhẫn để thâm nhập; những người trẻ không có đủ kiên nhẫn, họ muốn những kết quả tức thời – cà phê pha liền, trà tan ngay, thiền định cấp tốc – mà có nghĩa rằng họ đã không bao giờ hiểu rõ toàn tiến hành của sống. Nếu người ta hiểu rõ tánh tổng thể của sự sống, có một hành động xảy ra tức khắc, mà hoàn toàn khác hẳn hành động tức thời của không-kiên nhẫn. Hãy nhìn, thấy điều gì đang xảy ra ở Mỹ, những bạo loạn thuộc chủng tộc, nghèo đói, những khu nhà ổ chuột, tình trạng vô nghĩa hoàn toàn của sự giáo dục như hiện nay nó là – nhìn vào sự phân chia ở Châu âu, và phải mất bao nhiêu thời gian để tạo ra một Liên hiệp Châu âu. Và nhìn vào điều gì đang xảy ra ở Ấn độ, Châu á, Nga và Trung quốc. Khi người ta nhìn vào tất cả những quốc gia đó và những phân chia khác nhau của tôn giáo, chỉ có một đáp án, một hành động, một hành động tổng thể, không phải một hành động từng phần và tách rời. Hành động tổng thể đó không chỉ giết chết hành động tách rời mà còn thấy những phân chia đã tạo ra sự hủy diệt của con người này. Khi người ta thấy một cách thực sự nghiêm túc và nhạy cảm điều đó, sẽ có một hành động hoàn toàn khác hẳn.

Người hỏi: Đối với một người được sinh ra trong một quốc gia nơi có sự chuyên chế tuyệt đối đến độ anh ấy hoàn toàn bị kiềm chế, không có cơ hội để tự mình làm bất kỳ điều gì – tôi cảm thấy hầu hết mọi người ở đây không thể tưởng tượng được nó – anh ấy được sinh ra trong hoàn cảnh này và cha mẹ của anh ấy cũng vậy, anh ấy đã làm gì mà tạo ra sự hỗn loạn trong thế giới này?

Krishnamurti: Có thể anh ấy đã không làm gì cả. Một con người tội nghiệp đã làm gì khi sống trong những vùng hoang dã của Ấn độ, hay trong một ngôi làng nhỏ của Châu phi, hay trong một thung lũng nhỏ bé hạnh phúc nào đó, mà không biết bất kỳ việc gì đang xảy ra trong phần còn lại của thế giới? Anh ấy góp phần vào cấu trúc quái quỉ này trong cách nào? Có thể anh ấy đã chẳng làm gì cả, con người tội nghiệp, anh ấy có thể làm gì?

Người hỏi: Nghiêm túc có nghĩa gì? Tôi có cảm giác rằng tôi không nghiêm túc.

Krishnamurti: Chúng ta hãy cùng nhau tìm ra. Nghiêm túc có nghĩa gì – để cho bạn hoàn toàn hiến dâng cho cái gì đó, cho tâm nguyện nào đó đến độ bạn muốn theo đuổi nó đến tận cùng. Tôi không đang định nghĩa nó, đừng chấp nhận bất kỳ định nghĩa nào. Người ta muốn tìm ra làm thế nào để sống một loại sống hoàn toàn khác hẳn, một sống trong đó không còn bạo lực, trong đó có sự tự do tuyệt đối bên trong; người ta muốn tìm ra và có ý định trao thời gian, năng lượng, tư tưởng, và mọi thứ vào cái đó. Tôi sẽ gọi một người như thế là một người nghiêm túc. Anh ta không dễ dàng từ bỏ – anh ta có lẽ giải trí, nhưng hướng đi của anh ta đã được cố định. Điều này không có nghĩa rằng anh ta cố chấp hay ương ngạnh, rằng anh ta không điều chỉnh. Anh ta sẽ lắng nghe những người khác, suy xét, tìm hiểu, quan sát. Trong sự nghiêm túc của anh ta, anh ta có lẽ trở nên tự cho mình là trung tâm; chính tự cho mình là trung tâm đó sẽ ngăn cản anh ta không tìm hiểu; nhưng, anh ta phải lắng nghe những người khác, anh ta phải tìm hiểu, nghi vấn liên tục; mà có nghĩa anh ta phải nhạy cảm cực kỳ. Anh ta phải tìm ra anh ta lắng nghe như thế nào và lắng nghe ai. Vì vậy luôn luôn anh ta đang lắng nghe, đang theo đuổi, đang tìm hiểu; anh ta đang khám phá và với một bộ não nhạy cảm, một cái trí nhạy cảm, một quả tim nhạy cảm, chúng không là những sự vật tách rời – anh ta đang tìm hiểu bằng tánh tổng thể và tánh nhạy cảm của tất cả thân tâm. Hãy tìm ra liệu thân thể có nhạy cảm; nhận biết được những cử chỉ của nó, những thói quen đặc biệt của nó. Bạn không thể nhạy cảm phần thân thể nếu bạn ăn uống quá độ, bạn cũng không thể trở nên nhạy cảm qua nhịn đói hay ăn chay. Người ta phải lưu ý những thứ gì người ta ăn uống. Người ta phải có một bộ não nhạy cảm; điều đó có nghĩa một bộ não không đang vận hành trong những thói quen, không đang theo đuổi vui thú nhỏ nhen riêng của nó, tình dục hay những thứ khác.

Người hỏi: Ông đã bảo chúng tôi đừng nghe những giải thích. Sự khác biệt giữa những nói chuyện của ông và những giải thích là gì?

Krishnamurti: Bạn nghĩ thế nào? Liệu có bất kỳ khác biệt nào, hay nó chỉ là cùng qui trình giải thích bằng những từ ngữ đang xảy ra?

Người hỏi: Từ ngữ và từ ngữ.

Krishnamurti: Chúng ta giải thích, đưa ra sự diễn tả về nguyên nhân và hậu quả, đang nói, ví dụ: con người đã thừa hưởng sự tàn nhẫn từ thú vật. Người nào đó đã vạch ra điều này; nhưng nếu trong ngay vạch ra đó bạn hành động, bạn không còn bạo lực, không có một khác biệt à? Hành động là điều gì được yêu cầu; nhưng liệu hành động sẽ xảy ra qua những giải thích, qua những từ ngữ? Hay hành động tổng thể này chỉ xảy ra khi bạn dư thừa sự nhạy cảm để quan sát, để thấy toàn chuyển động của sống, tổng thể của nó? Chúng ta đang cố gắng làm gì ở đây? Cho những giải thích của ‘tại sao’ và nguyên nhân của ‘tại sao’? Hay chúng ta đang cố gắng sống để cho sống của chúng ta không bị đặt nền tảng trên những từ ngữ nhưng trên sự khám phá của cái gì thực sự là – mà không lệ thuộc vào những từ ngữ. Có một khác biệt vô cùng giữa hai điều này – mặc dù tôi giải thích nó. Nó giống như một người bị đói; bạn không thể giải thích cho anh ấy bản chất và và hương vị của thức ăn, bằng cách chỉ cho anh ấy cái thực đơn, bằng cách chỉ cho anh ấy qua cái cửa sổ trưng bày thức ăn. Nhưng điều gì anh ấy muốn là thức ăn thực sự; và những giải thích không trao tặng anh ấy cái đó. Đó là sự khác biệt.

Ngày 16 tháng 7 năm 1970
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 87947)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138273)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18840)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
30/11/2017(Xem: 7409)
Định nghĩa. Vô Trước. Vô, nghĩa là không. Trước, nghĩa là dính mắc, bị dính vào, mắc vào, kẹt vào. Cụm từ Vô Trước, nói cho đủ: Không bị dính mắc, kẹt vào. Danh từ kép này, được chỉ cho những hành giả trong đạo phật trên đường tu tập, để tìm cầu cho mình cơn đường giải thoát là không để cái Tâm bị dính vào, mắc vào, kẹt vào sắc trần, nói như pháp môn thiền định “đối cảnh vô tâm. Như vậy, tâm con người thường bị dính trần hay sao, mà pháp thiền phải cảnh giác ? Đúng như vậy, tâm của kẻ phàm phu ưa dính, mắc vào, kẹt vào sắc trần vật chất, ưa trách móc, ưa chấp nê, ưa nghe lời khen ngợi
21/11/2017(Xem: 11470)
Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác--Trong tác phẩm mới xuất bản “Thiền Tông Qua Bờ Kia” tác giả Cư Sĩ Nguyên Giác kể chuyện buổi đầu ông học Thiền với Hòa Thượng Bổn Sư Thích Tịch Chiếu ở Chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, Việt Nam như sau: “Tôi nhớ lại buổi đầu gặp Hòa Thượng Tịch Chiếu, hỏi Thầy rằng con nên tập Thiền thế nào, Thầy nói rằng, “Phải Thấy Tánh đã.” Lúc đó, Thầy bảo đứa em kế tôi phải niệm Phật sáng trưa chiều tối, và quay sang đứa em gái kế sau nữa của tôi, bảo nhỏ này là con hãy về đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh tối ngày sáng đêm. Tôi hỏi, rồi con cần niệm hay đọc gì hay không, Thầy đáp, con không có một pháp nào hết.”[1]
19/11/2017(Xem: 5874)
Chris Impey là Phó Khoa Trưởng của Đại Học Khoa Học, và là một Giáo Sư Xuất Chúng của Khoa Thiên Văn Học thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ). Công trình nghiên cứu của ông đặt trọng tâm vào việc phát triển và cung cấp năng lượng của những lỗ đen khổng lồ trong các thiên hà.Ông đã viết hai cuốn sách giáo khoa, một tiểu thuyết, tám cuốn sách khoa học phổ thông, và hơn 250 bài nghiên cứu và bài báo.Khiêm Tốn TrướcHư Không(Humble Before the Void ), một cuốn sách dựa trên những khóa hội thảo được mô tả trong bài báo này, do Templeton Press xuất bản năm 2014
01/11/2017(Xem: 10578)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23328)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
21/06/2017(Xem: 8531)
* Trong vũ trụ có trùng trùng thế giới. Toàn Giác là bậc câu thông cùng vũ trụ, họ cùng một thể tánh với vũ trụ, thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ rồi “truyền thần” lại sự thấy biết đó. Để thấy rằng Đức Bổn sư không sáng tạo ra vũ trụ, không chế định ra luật nhân quả luân hồi, mà vũ trụ vốn sống động từ vô thỉ dù Phật có ra đời hay không.
16/03/2017(Xem: 9154)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]