Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Từ quyển Nói chuyện cuối cùng tại Saanen 1985: 14 tháng bảy 1985

15/07/201100:46(Xem: 3630)
12. Từ quyển Nói chuyện cuối cùng tại Saanen 1985: 14 tháng bảy 1985

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers

PHẦN 2

Từ quyển Nói chuyện cuối cùng tại Saanen 1985
14 tháng bảy 1985

Từ niên thiếu chúng ta bị tổn thương. Luôn luôn có áp lực, luôn luôn có ý thức của được thưởng và bị phạt. Bạn nói với tôi một điều gì đó mà tôi bị tức giận và bị tổn thương – đúng chứ? Vì vậy chúng ta đã nhận ra một sự kiện rất đơn giản rằng từ niên thiếu chúng ta bị tổn thương, và suốt phần còn lại thuộc sống của chúng ta chúng ta đem theo sự tổn thương đó – sợ hãi bị tổn thương thêm nữa, hay gắng sức để không bị tổn thương, mà là một hình thức khác của sự kháng cự. Vì vậy, chúng ta nhận biết được những tổn thương này và nhận biết được do bởi những tổn thương đó nên tạo tác một rào chắn quanh chúng ta, cái rào chắn của sợ hãi? Chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề của sợ hãi này? Chúng ta hãy tìm hiểu nhé? Không phải vì sự hứng thú của tôi, nhưng bởi vì chính các bạn nên tôi đang trình bày. Liệu chúng ta có thể tìm hiểu nó rất, rất sâu xa và xem thử tại sao những con người, mà là tất cả chúng ta, đã sống cùng sợ hãi trong hàng ngàn năm? Chúng ta hiểu rõ những hậu quả của sợ hãi – sợ hãi không được thưởng, sợ hãi một thất bại, sợ hãi sự yếu ớt của bạn, sợ hãi cảm giác riêng của bạn rằng bạn phải đạt đến một cái mốc nào đó mà lại không có khả năng. Và tất cả việc này nuôi dưỡng những hình thức nào đó của sợ hãi. Các bạn có thích tìm hiểu vấn đề này không? Điều đó có nghĩa là tìm hiểu nó thấu đáo đến tận cùng, và không chỉ nói rằng, ‘Xin lỗi điều đó quá khó khăn’. Không có gì là quá khó khăn nếu bạn muốn thực hiện nó. Từ ngữ khó khăn ngăn cản bạn không hành động thêm nữa. Nhưng nếu bạn có thể gạt đi từ ngữ đó vậy thì chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề rất, rất phức tạp này.

Trước hết, tại sao chúng ta lại sống cùng sợ hãi? Nếu bạn có một chiếc xe hơi bị hỏng máy bạn đi đến một tiệm sửa xe gần nhất, nếu bạn có thể, và sau đó máy móc được sửa chữa rồi bạn tiếp tục chạy. Đó có phải bởi vì không có người nào chúng ta có thể nương nhờ để giúp đỡ chúng ta vượt qua sợ hãi? Bạn hiểu rõ câu hỏi chứ? Có phải chúng ta muốn sự giúp đỡ từ một ai đó để được tự do khỏi sợ hãi – từ những người tâm lý học, những chuyên gia liệu pháp tâm lý, những người tâm thần học, hay vị giáo sĩ, hay vị đạo sư mà nói rằng, ‘Hãy dâng hiến mọi thứ cho ta, gồm cả tiền bạc của bạn, rồi thì bạn sẽ hoàn toàn an bình’ Chúng ta làm việc này. Bạn có lẽ cười, bạn có lẽ thích thú, nhưng phía bên trong chúng ta luôn luôn đang làm việc này.

Chúng ta muốn sự giúp đỡ phải không? Cầu nguyện; cầu nguyện để được tự do khỏi sợ hãi là một hình thức của giúp đỡ. Người nói đang bảo cho bạn làm thế nào để được tự do khỏi sợ hãi là một hình thức của giúp đỡ. Nhưng ông ta sẽ không bảo cho bạn làm cách nào, bởi vì chúng ta đang cùng nhau đi, chúng ta đang dùng mọi năng lượng để khám phá cho chính chúng ta nguyên nhân của sợ hãi. Nếu bạn hiểu rõ một điều gì đó rất rành mạch bạn không phải quyết định, hay chọn lựa, hay xin xỏ sự giúp đỡ – bạn hành động – đúng chứ? Liệu chúng ta có thấy rành mạch toàn bộ kết cấu, bản chất bên trong của sợ hãi? Bạn đã sợ hãi và ký ức của việc đó quay lại và nói đó là sợ hãi.

Vì vậy, chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề này cẩn thận – không phải người nói tìm hiểu nó rồi sau đó bạn đồng ý, hay không đồng ý, nhưng chính bạn đang cùng làm chuyến hành trình này với người nói, không phải bằng từ ngữ hay trí năng, nhưng đào sâu, thăm dò, xem xét. Chúng ta đang tìm ra – chúng ta muốn đào sâu giống như bạn đào ngoài vườn, hay để tìm nguồn nước. Bạn đào sâu, bạn không đứng bên ngoài trên quả đất và nói rằng, ‘Tôi phải có nước.’ Bạn đào, hay đi đến một con sông. Vì vậy trước hết, chúng ta hãy rất rõ ràng: Bạn muốn sự giúp đỡ với mục đích để được tự do khỏi sợ hãi? Nếu bạn muốn sự giúp đỡ vậy thì bạn đang thiết lập một uy quyền – đúng chứ? Vậy thì bạn chịu trách nhiệm cho sự thiết lập một uy quyền, một người dẫn dắt, một giáo sĩ. Vì vậy người ta phải tự hỏi trước khi chúng ta tìm hiểu vấn đề của sợ hãi này, liệu bạn muốn sự giúp đỡ? Dĩ nhiên bạn đến một bác sĩ nếu bạn bị đau đớn, hay bị nhức đầu, hay một loại bệnh nào đó. Ông ấy biết nhiều hơn về các bộ phận trong cơ thể của bạn vì vậy ông ấy sẽ bảo cho bạn biết phải làm gì. Chúng ta không đang nói về loại giúp đỡ đó. Chúng ta đang nói liệu bạn có cần sự giúp đỡ, một ai đó dạy dỗ bạn, hướng dẫn bạn, và nói rằng, ‘Hãy làm việc này, hãy làm việc kia, ngày này qua ngày khác, và bạn sẽ được tự do khỏi sợ hãi.’ Người nói không đang giúp đỡ bạn. Đó là một điều chắc chắn, bởi vì bạn có hàng tá người giúp đỡ, từ những vị lãnh đạo tôn giáo to lớn – Chúa cấm! – đến những chuyên gia tâm lý nghèo nàn, hèn kém nhất ở góc đường. Vì vậy chúng ta hãy rất rõ ràng giữa chính chúng ta rằng người nói không muốn giúp đỡ các bạn theo tâm lý bằng bất kỳ hình thức nào – được chứ? Các bạn vui lòng chấp nhận điều đó chứ? Thành thật chấp nhận điều đó chứ? Đừng nói vâng; điều đó khó khăn lắm. Trong suốt sống của bạn, bạn đã tìm kiếm sự giúp đỡ trong những phương hướng khác nhau, dù rằng một số người nói rằng, ‘Vâng, tôi không cần sự giúp đỡ.’ Nó chỉ đòi hỏi sự trực nhận, đang nhìn thấy rõ nhu cầu được giúp đỡ đã làm gì cho con người. Bạn chỉ yêu cầu được giúp đỡ khi bạn bị rối loạn, khi bạn không biết phải làm gì, khi bạn hoang mang. Nhưng khi bạn thấy rất rành mạch những sự việc – thấy, quan sát, trực nhận, không những ở bên ngoài, nhưng ở bên trong nhiều hơn – khi bạn thấy rất, rất rành mạch những sự việc, bạn không muốn bất kỳ sự giúp đỡ nào; đó kìa nó hiện diện. Và từ đó hành động đến. Cùng nhau chúng ta hiểu rõ điều này chứ? Chúng ta hãy lặp lại điều này, nếu các bạn muốn. Người nói không đang bảo cho các bạn biết làm cách nào. Đừng bao giờ đưa ra câu hỏi làm cách nào đó, và rồi thì luôn luôn có một người nào đó đưa cho bạn một sợi dây thừng. Người nói không đang giúp đỡ bạn bằng bất kỳ cách nào, nhưng cùng nhau chúng ta đi chung một con đường, tuy rằng có lẽ không cùng một tốc độ. Nhưng hãy điều chỉnh tốc độ riêng của bạn và chúng ta sẽ cùng nhau sánh vai.

Nguyên nhân của sợ hãi là gì? Làm ơn hãy tìm hiểu từ từ. Nguyên nhân – nếu bạn có thể khám phá nguyên nhân vậy thì bạn có thể làm một điều gì đó về nó, bạn có thể thay đổi nguyên nhân, đúng chứ? Nếu một bác sĩ bảo với người nói rằng ông ta bị ung thư – mà ông ta không bị – nhưng giả sử bác sĩ bảo với tôi điều đó và nói rằng, ‘Tôi có thể cắt bỏ nó dễ dàng và bạn sẽ khỏe lại.’ Tôi đi tới ông ấy. Ông ấy cắt bỏ nó và nguyên nhân chấm dứt. Vì thế nguyên nhân có thể luôn luôn được thay đổi, được nhổ bật gốc rễ. Nếu bạn bị nhức đầu bạn có thể tìm được nguyên nhân của nó, nếu bạn ăn uống không phù hợp, hay bạn hút thuốc quá nhiều, hay bạn uống rượu quá nhiều. Hoặc bạn ngừng uống rượu, hút thuốc, và mọi chuyện như thế, hoặc bạn dùng một viên thuốc để chấm dứt nó. Lúc đó viên thuốc trở thành hậu quả mà trong chốc lát chấm dứt nguyên nhân, đúng chứ? Vì vậy nguyên nhân và hậu quả luôn luôn có thể được thay đổi, ngay lập tức hay bạn tốn thời gian với nó. Nếu bạn tốn thời gian với nó, vậy thì trong khoảng thời gian đó những nhân tố khác len lỏi vào nó. Thế là bạn không bao giờ thay đổi hậu quả, bạn tiếp tục với nguyên nhân. Chúng ta có cùng nhau hiểu rõ không? Vậy thì nguyên nhân của sợ hãi là gì? Tại sao chúng ta lại không tìm hiểu nó? Tại sao chúng ta lại chịu đựng nó, khi biết hậu quả của sợ hãi, những kết cuộc của sợ hãi? Nếu thuộc tâm lý bạn không sợ hãi, không có sợ hãi gì cả, bạn sẽ không còn thần thánh, bạn sẽ không còn những biểu tượng để thờ phượng, không còn những nhân cách để kính yêu. Rồi thì bạn được tự do lạ thường phần tâm lý. Sợ hãi cũng làm người ta co rúm lại, căng thẳng, lo lắng, muốn tẩu thoát khỏi nó và do đó sự tẩu thoát trở nên quan trọng hơn sợ hãi. Các bạn đang theo kịp chứ? Vì vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân của sợ hãi là gì – nguyên nhân gốc rễ của nó. Và nếu chúng ta tự-khám phá nó cho chính mình, vậy thì nó chấm dứt. Nếu chúng ta hiểu rõ nguyên nhân, hay nhiều nguyên nhân, chính trực nhận đó chấm dứt nguyên nhân. Các bạn có đang lắng nghe tôi, lắng nghe người nói, giải thích nguyên nhân hay không? Hay thậm chí các bạn không bao giờ cần đưa ra một câu hỏi như thế? Tôi chịu đựng sợ hãi, giống như người cha của tôi, người ông của tôi, nguyên cái chủng tộc trong đó tôi được sinh ra, nguyên cái cộng đồng, nguyên cái cấu trúc của thần thánh và nghi lễ đều dựa vào sợ hãi và sự khao khát để đạt được một trạng thái phi thường nào đó.

Vì vậy chúng ta hãy tìm hiểu điều này. Chúng ta không đang bàn luận về vô số hình thái khác nhau của sợ hãi – sợ hãi bóng tối, sợ hãi người vợ, người chồng của mình, sợ hãi xã hội, sợ hãi chết chóc, và vân vân. Nó giống như một cái cây có nhiều, nhiều cành, nhiều bông hoa, nhiều quả, những bông hoa trở thành quả, nhưng chúng ta đang nói về gốc rễ của cái cây đó. Gốc rễ của nó – không phải một hình thái sợ hãi riêng biệt của bạn. Bạn có thể lần ra dấu tích hình thái sợ hãi riêng của bạn từ gốc rễ của sợ hãi. Vì vậy chúng ta đang hỏi: chúng ta đang quan tâm đến những sợ hãi của chúng ta, hay đến tổng thể của sự sợ hãi? Đến tổng thể cái cây, không chỉ là một cái cành của nó? Bởi vì nếu chúng ta không hiểu rõ làm thế nào cái cây đó sống được, nó cần bao nhiêu nước, chiều sâu của đất và vân vân, chỉ cắt tỉa cành cây sẽ không được gì cả; chúng ta phải lần mò ngay gốc rễ của sợ hãi.

Vậy thì gốc rễ của sợ hãi là gì? Đừng chờ đợi tôi trả lời. Tôi không là người lãnh đạo của bạn, tôi không là người giúp đỡ của bạn, tôi không là vị đạo sư của bạn – cám ơn Chúa! Chúng ta hãy cùng nhau, như hai anh em, và tôi có ý như vậy, người nói có ý như vậy, nó không chỉ là những từ ngữ. Như hai người bạn tốt đã quen nhau từ khởi đầu của thời gian, đi cùng một con đường, cùng một tốc độ, nhìn ngắm mọi thứ quanh bạn và trong bạn, vì vậy hãy cùng nhau chúng ta tìm hiểu sợ hãi. Làm ơn, hãy cùng nhau. Nếu không như vậy, cuộc nói chuyện này sẽ chỉ là những từ ngữ, và khi chấm dứt nói chuyện bạn sẽ nói rằng, ‘Thật ra tôi sẽ phải làm gì với sợ hãi của tôi đây?’

Sợ hãi rất phức tạp. Nó là một phản ứng rất mạnh mẽ. Nếu bạn nhận biết được nó, nó là một cú choáng, không chỉ về sinh lý, về thể trạng, mà còn là một cú choáng đến bộ não. Bộ não có một khả năng, vì người ta tự khám phá cho chính mình, không phải từ điều gì những người khác nói, nó có khả năng giữ được lành mạnh bất kể một cú choáng. Tôi không biết tất cả về việc đó, nhưng chính cú choáng mời mọc sự bảo vệ riêng của nó. Nếu bạn tự tìm hiểu nó, bạn sẽ hiểu rõ. Vì vậy sợ hãi là một cú choáng – trong khoảnh khắc, hay tiếp tục trong những hình thức khác, với những diễn tả khác, trong những phương thức khác. Vậy là chúng ta sẽ tìm hiểu ngay, ngay, ngay tại gốc rễ của nó. Muốn hiểu rõ ngay gốc rễ của nó, chúng ta phải hiểu rõ thời gian, đúng chứ? Thời gian như hôm qua, thời gian như hôm nay. Tôi nhớ điều gì đó tôi đã làm, mà tôi bị thẹn thuồng hay căng thẳng, hay lo lắng, hay sợ hãi; tôi nhớ tất cả điều đó và nó tiếp tục đến tương lai. Tôi đã tức giận, ghen tuông, ganh tị – đó là quá khứ. Tôi vẫn còn ganh tị, được thay đổi chút ít; tôi hơi hơi rộng lượng với mọi thứ, nhưng ganh tị vẫn tiếp diễn. Toàn qui trình này là thời gian, đúng chứ?

Bạn xem điều gì là thời gian? Qua đồng hồ, mặt trời mọc, mặt trời lặn, sao hôm, trăng non và trăng tròn sau đó mười lăm ngày. Đối với bạn thời gian là gì? Thời gian để học một kỹ năng? Thời gian để học một ngôn ngữ? Thời gian để viết một lá thư? Thời gian để đi từ đây về nhà của bạn? Tất cả việc đó là thời gian như khoảng cách, đúng chứ? Tôi phải đi từ đây đến đó. Đó là một khoảng cách được bao phủ bởi thời gian, đúng chứ? Nhưng thời gian cũng ở phía bên trong, thuộc tâm lý; tôi là điều này, tôi phải trở thành điều kia. Trở thành điều kia được gọi là tiến hóa. Tiến hoá có nghĩa từ hạt đến cái cây. Và cũng vậy tôi dốt nát nhưng tôi sẽ học. Tôi không biết nhưng tôi sẽ biết. Hãy cho tôi thời gian để được tự do khỏi bạo lực. Bạn đang theo sát chứ? Hãy cho tôi thời gian. Hãy cho tôi một vài ngày, một tháng hay một năm và tôi sẽ được tự do khỏi nó. Vì vậy chúng ta sống bằng thời gian – không phải chỉ đi làm việc mỗi ngày từ chín đến năm giờ, Chúa cấm, mà còn thời gian để trở thành một điều gì đó. Nhìn xem, bạn hiểu rõ tất cả việc này, đúng chứ? Thời gian, chuyển động của thời gian? Tôi đã sợ hãi bạn và tôi nhớ sợ hãi đó; sợ hãi đó vẫn còn ở đó và tôi sẽ sợ hãi bạn vào ngày mai. Tôi hy vọng là không, nhưng nếu tôi không làm một điều gì đó rất nghiêm túc về nó tôi sẽ sợ hãi bạn vào ngày mai. Vì vậy chúng ta sống bằng thời gian. Làm ơn, chúng ta hãy rõ ràng về điều này. Chúng ta sống bằng thời gian, mà là, tôi đang sống, tôi sẽ chết. Tôi sẽ trì hoãn chết càng lâu càng tốt; tôi đang sống và tôi sẽ làm mọi thứ để lẩn tránh chết, mặc dầu nó không tránh khỏi. Thế là cả tâm lý lẫn sinh lý, chúng ta sống bằng thời gian.

Thời gian có là một nhân tố của sợ hãi? Làm ơn hãy tìm hiểu. Thời gian – đó là, tôi đã nói dối, tôi không muốn bạn biết; nhưng bạn rất thông minh, bạn nhìn tôi và nói rằng, ‘Bạn đã nói dối’, ‘Không, không, tôi không nói dối’ – tôi biện hộ ngay tức khắc bởi vì tôi sợ bạn phát hiện được tôi là người nói dối. Tôi sợ hãi bởi vì tôi đã làm việc gì đó, mà tôi không thích bạn biết. Mà là điều gì? Tư tưởng, phải không? Tôi đã làm một điều gì đó mà tôi nhớ và sự nhớ lại đó nói rằng, hãy cẩn thận, đừng để anh ta khám phá ra bạn nói dối bởi vì bạn đã có danh tiếng như một người thật thà, và vì vậy hãy tự-bảo vệ bạn. Vậy là suy nghĩ và thời gian theo cùng nhau. Không có sự phân chia giữa tư tưởng và thời gian. Làm ơn hãy rõ ràng về vấn đề này, nếu không bạn sẽ khá hoang mang sau này. Nguyên nhân của sợ hãi, gốc rễ của nó, là thời gian-tư tưởng.

Chúng ta có rõ ràng rằng thời gian, đó là, quá khứ, cùng tất cả những sự việc mà người ta đã làm, và tư tưởng, dù rằng dễ chịu hay khó chịu, đặc biệt nếu nó khó chịu, là gốc rễ của sợ hãi? Đây là một sự kiện rõ ràng, một sự kiện bằng từ ngữ rất đơn giản. Nhưng muốn vượt khỏi từ ngữ và thấy sự thật của điều này, chắc chắn bạn sẽ phải hỏi: Làm thế nào tư tưởng ngừng lại được? Đó là một câu hỏi tự nhiên, không à? Nếu tư tưởng tạo ra sợ hãi, mà quá hiển nhiên, vậy thì làm thế nào tôi ngừng được suy nghĩ? ‘Làm ơn hãy giúp đỡ tôi ngừng lại suy nghĩ của tôi’. Tôi sẽ là một người ngu xuẩn khi đưa ra một câu hỏi như thế nhưng tôi đang đưa ra nó. Làm thế nào tôi ngừng được suy nghĩ đây? Điều đó có thể được hay không? Hãy tiếp tục đi, thưa bạn, tìm hiểu đi, đừng để tôi tiếp tục. Suy nghĩ. Chúng ta sống bằng suy nghĩ. Mọi việc chúng ta làm đều qua tư tưởng. Chúng ta đã bàn cặn kẽ về điều này vào ngày trước rồi. Chúng ta sẽ không lãng phí thời gian tìm hiểu nguyên nhân, sự khởi đầu của suy nghĩ, nó đến bằng cách nào – trải nghiệm, hiểu biết, mà luôn luôn bị giới hạn, ký ức, và sau đó tư tưởng. Tôi chỉ đang vắn tắt lặp lại nó.

Vì vậy, liệu có thể ngừng được suy nghĩ? Liệu có thể không huyên thuyên suốt ngày, cho bộ não nghỉ ngơi, mặc dầu nó có nhịp điệu riêng của nó, dòng máu chảy lên nó, hoạt động riêng của nó? Riêng tư của nó, không phải hoạt động bị áp đặt bởi tư tưởng – bạn hiểu chứ?

Cho người nói được phép vạch rõ, đó là một câu hỏi sai lầm. Đó là ai mà ngừng suy nghĩ? Nó vẫn còn là tư tưởng, phải không? Khi tôi nói, ‘Ước gì tôi có thể ngừng suy nghĩ rồi thì tôi sẽ không còn sợ hãi’, đó là ai mà mong ước ngừng suy nghĩ? Nó vẫn còn là tư tưởng, phải không, bởi vì nó muốn một điều gì khác nữa?

Vậy thì, bạn sẽ làm gì đây? Bất kỳ chuyển động nào của tư tưởng để khác biệt cái gì nó là, vẫn còn là tư tưởng. Tôi tham lam nhưng tôi không được tham lam – nó vẫn còn là suy nghĩ. Tư tưởng đã sắp xếp tất cả những sự việc linh tinh, tất cả những công việc xảy ra trong nhà thờ. Giống như cái lều này, nó đã được sắp xếp cẩn thận vào cùng nhau bởi tư tưởng. Rõ ràng tư tưởng là gốc rễ của sự hiện hữu của chúng ta. Vì vậy chúng ta đang đưa ra một câu hỏi rất nghiêm túc, khi hiểu ra rằng tư tưởng đã làm gì, đã sáng chế được những thứ lạ kỳ nhất, máy vi tính, tàu chiến, hỏa tiễn, bom nguyên tử, giải phẫu, thuốc men, và cũng cả những sự việc nó đã thúc đẩy con người làm, đi tới mặt trăng, và vân vân. Tư tưởng là chính gốc rễ của sợ hãi. Chúng ta thấy điều đó chứ? Không phải làm thế nào để chấm dứt tư tưởng, nhưng thực sự thấy rằng suy nghĩ là gốc rễ của sợ hãi, mà là thời gian? Thấy, không phải bằng những từ ngữ, nhưng thực sự đang thấy. Khi bạn gặp đau khổ khủng khiếp, đau khổ đó không khác biệt bạn và bạn hành động ngay tức khắc – đúng chứ? Vì vậy liệu bạn thấy rõ ràng như bạn thấy cái đồng hồ, người nói, và người bạn đang ngồi bên cạnh bạn, thấy rằng tư tưởng là nguyên nhân của sợ hãi? Làm ơn đừng hỏi: ‘Làm thế nào tôi sẽ thấy được? Khoảnh khắc bạn hỏi làm thế nào, người nào đó sẵn lòng giúp đỡ bạn, vậy là bạn trở thành nô lệ của họ. Nhưng nếu chính bạn thấy rằng tư tưởng-thời gian thực sự là gốc rễ của sợ hãi – nó không cần cố ý hay một quyết định. Một con bọ cạp gây chết người, một con rắn gây chết người – tại ngay thời điểm trực nhận về chúng, bạn hành động.

Vì vậy người ta hỏi, tại sao chúng ta không thấy? Tại sao chúng ta không thấy rằng một trong những nguyên nhân của chiến tranh là những quốc tịch? Tại sao chúng ta không thấy rằng một người có lẽ được gọi là một người Hồi giáo, và một người khác có lẽ được gọi là một người Thiên chúa giáo, tại sao chúng ta lại đánh nhau vì những cái tên, vì sự tuyên truyền? Chúng ta thấy nó, hay chỉ ghi nhớ hay suy nghĩ về nó? Các bạn hiểu rõ rồi, thưa các bạn, rằng các bạn là, ý thức của các bạn là phần còn lại của nhân loại. Nhân loại, giống như bạn và những người khác, trải qua mọi hình thái của khó khăn, đau khổ, lao dịch, lo âu, cô độc, trầm cảm, buồn phiền, vui thú – mọi con người đều trải qua việc này – mọi con người khắp thế giới. Vì vậy ý thức của chúng ta, thân tâm của chúng ta, là toàn thể nhân loại. Điều này là như thế. Chúng ta miễn cưỡng làm sao đâu khi chấp nhận một sự kiện đơn giản như vậy, bởi vì chúng ta quá quen thuộc với tánh cá thể – tôi, cái tôi lệ thuộc là trước hết. Nhưng nếu bạn hiểu rõ rằng ý thức của bạn được chia sẻ bởi tất cả những con người khác đang sống trên quả đất tuyệt vời này, vậy thì toàn cách sống của bạn thay đổi. Nhưng chúng ta không hiểu rõ điều đó. Tranh luận, thuyết phục, áp lực, tuyên truyền, tất cả đều quá vô ích bởi vì chính bạn phải tự-thấy điều này.

Vậy thì, liệu chúng ta, mỗi người chúng ta, mà là phần còn lại của nhân loại, mà là nhân loại, có thể thấy một sự kiện rất đơn giản? Quan sát, thấy rằng nguyên nhân gây ra sợ hãi là tư tưởng-thời gian? Ngay lúc đó chính trực nhận là hành động. Và từ đó bạn không lệ thuộc vào bất kỳ người nào. Thấy nó rất rõ ràng. Vậy thì bạn là một người tự do.

[Dịch xong, tháng 7-2009]

Đã dịch:
1-Sổ tay của Krishnamurti Krishnamurti’s Notebook
2-Ghi chép của Krishnamurti Krishnamurti’s Journal
3-Krishnamurti độc thoại Krishnamurti to Himself
4-Bàn về giáo dục On Education
5-Bàn về liên hệ On Relationship
6-Thư gửi trường học Letters to Schools
7-Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen Last Talk at Saanen 1985
8-Nghĩ về những việc này Think on these things
9-Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti Daily Meditation with Krishnamurti
10-Thiền định 1969 Meditaion 1969
11-Bàn về Thượng đế On God
12 –Tương lai là ngay lúc nàyThe Future is now
13 – Bàn về sống và chết On living and dying (2-2009)
14- Bàn Về Tình Yêu và Sự Cô Độc
15- Bàn Về Xung Đột, J. Krisnamurti On Conflict
16 – Sự thức dậy của thông minh (Tập I/II) The Awakening of Intelligence
17 – Bàn về sợ hãi (7-2009)On Fear

Từ quyển Đường bay của Chim Đại bàng
London, 16 tháng ba 1969

Đối với hầu hết chúng ta, tự do là một ý tưởng và không là một thực sự. Khi chúng ta nói về tự do, chúng ta muốn được tự do phía bên ngoài, làm điều gì chúng ta ưa thích, đi lại, được tự do diễn tả mình trong những cách khác nhau, được tự do suy nghĩ điều gì chúng ta muốn. Sự diễn tả phía bên ngoài về tự do dường như quan trọng lạ lùng, đặc biệt trong những quốc gia nơi có sự độc tài, chuyên chế; và trong những quốc gia đó nơi sự tự do phía bên ngoài có thể được người ta lại tìm kiếm mỗi lúc một vui thú nhiều hơn, mỗi lúc một sở hữu nhiều hơn.

Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ càng sự tự do hàm ý điều gì, để bên trong, trọn vẹn, và tổng thể được tự do – mà sau đó tự diễn tả chính nó ra phía bên ngoài trong xã hội, trong liên hệ – vậy thì dường như đối với tôi, chúng ta phải hỏi liệu cái trí của con người, đã bị quy định nặng nề như nó là hiện nay, có thể được tự do? Nó phải luôn luôn sống và vận hành bên trong những biên giới thuộc tình trạng bị quy định riêng của nó, đến độ không có thể được tự do gì cả? Người ta có thể thấy rằng cái trí, đang hiểu rõ bằng từ ngữ rằng không có tự do ở đây trên quả đất này, phía bên trong hay phía bên ngoài, vậy thì nó bắt đầu sáng chế tự do trong một thế giới khác, một giải thoát ở tương lai, thiên đàng, và vân vân.

Hãy gạt bỏ tất cả những khái niệm thuộc học thuyết, lý thuyết về tự do để cho chúng ta có thể tìm hiểu liệu những cái trí của chúng ta, của bạn hay của tôi, có khi nào được tự do thực sự, được tự do khỏi sự lệ thuộc, được tự do khỏi sự sợ hãi, sự lo âu, và được tự do khỏi vô vàn những vấn đề, cả tầng ý thức bên ngoài cũng như những tầng sâu thẳm hơn của ý thức bên trong. Liệu có thể có tự do thuộc tâm lý hoàn toàn, để cho cái trí con người có thể bất chợt bắt gặp cái gì đó không thuộc thời gian, không bị sắp xếp vào chung bởi tư tưởng, tuy nhiên lại không là một tẩu thoát khỏi những xảy ra thực sự của sự tồn tại hàng ngày.

Nếu cái trí con người phía bên trong, tâm lý, không hoàn toàn được tự do, sẽ không thể thấy điều gì là sự thật, sẽ không thể thấy liệu có một sự thật không bị sáng chế bởi sợ hãi, không bị định hình bởi xã hội hay văn hóa mà chúng ta sống, và không là một tẩu thoát khỏi sự đơn điệu hàng ngày, cùng nhàm chán, cô độc, thất vọng, lo âu của nó. Muốn tìm được liệu thực sự có sự tự do như thế hay không, người ta phải nhận biết được tình trạng bị quy định riêng của người ta, nhận biết được những vấn đề, sự nông cạn, trống rỗng, thiếu thốn, buồn chán thuộc sống hàng ngày của người ta, và trên tất cả người ta phải nhận biết được sợ hãi. Người ta phải nhận biết được về chính người ta mà không dựa vào phản ảnh nội tâm hay phân tích, nhưng thực sự nhận biết được về chính người ta như người ta là và xem thử liệu có thể được tự do hoàn toàn khỏi tất cả những vấn đề đó mà dường như làm tắc nghẽn cái trí hay không.

Muốn tìm hiểu, vì chúng ta sắp sửa làm, phải có tự do, không phải tại khúc cuối, nhưng tại ngay khởi đầu. Nếu người ta không được tự do, người ta không thể tìm hiểu, thăm dò, hay đào sâu. Muốn tìm hiểu thật sâu thẳm, cần phải có không những sự tự do, nhưng còn cả sự kỷ luật mà rất cần thiết khi quan sát; tự do và kỷ luật theo cùng nhau – không phải rằng người ta phải có kỷ luật để tìm được tự do. Chúng ta đang sử dụng từ ngữ kỷ luật không phải trong ý nghĩa truyền thống, đã được chấp nhận, mà là vâng lời, bắt chước, kiềm chế, tuân theo một khuôn mẫu đã cố định; nhưng trái lại như ý nghĩa gốc của từ ngữ đó mà có nghĩa ‘học hỏi’. Học hỏi và tự do theo cùng nhau, tự do mang theo cùng kỷ luật riêng của nó – không phải kỷ luật bị áp đặt bởi cái trí vì mục đích đạt được một kết quả nào đó. Hai điều này là cốt lõi: tự do và hành động của học hỏi. Người ta không thể học hỏi về chính người ta nếu người ta không được tự do, được tự do để cho người ta có thể quan sát, không lệ thuộc vào bất kỳ khuôn mẫu, công thức, hay khái niệm nào, nhưng thực sự quan sát về chính người ta như người ta là. Sự quan sát đó, trực nhận đó, đang thấy đó, tạo ra kỷ luật và học hỏi riêng của nó; trong đó không có tuân phục, bắt chước, kiềm chế, hay kiểm soát gì cả – và trong đó có vẻ đẹp vô cùng.

Những cái trí của chúng ta bị quy định, đó là một sự kiện rõ ràng – bị quy định bởi một văn hóa hay xã hội đặc biệt, bị ảnh hưởng bởi những ấn tượng khác nhau; bởi những căng thẳng và áp lực của sự liên hệ; bởi những nhân tố thuộc giáo dục, khí hậu, kinh tế; bởi sự tuân phục thuộc tôn giáo, và vân vân. Những cái trí của chúng ta được đào tạo để chấp nhận sợ hãi và để tẩu thoát, nếu chúng ta có thể, khỏi sợ hãi đó, và không bao giờ có thể giải quyết, trọn vẹn và tổng thể, toàn bản chất và cấu trúc của sợ hãi. Vậy thì câu hỏi đầu tiên của chúng ta là: Liệu cái trí, bị chất nặng quá nhiều, có thể giải quyết trọn vẹn, không chỉ tình trạng bị quy định của nó, nhưng còn cả những sợ hãi của nó? Bởi vì chính sự sợ hãi thúc đẩy chúng ta chấp nhận bị quy định.

Đừng chỉ nghe nhiều từ ngữ và ý tưởng, mà thực sự không có giá trị gì cả – nhưng qua động thái của lắng nghe, quan sát những trạng thái riêng của cái trí bạn, cả từ ngữ lẫn không-từ ngữ, đơn giản tìm hiểu liệu cái trí có thể được tự do – không đang chấp nhận sợ hãi, không đang tẩu thoát, không đang nói, ‘Tôi phải phát triển sự can đảm, sự kháng cự,’ nhưng thực sự đang nhận biết trọn vẹn được sợ hãi mà trong đó chúng ta bị trói buộc. Nếu người ta không được tự do khỏi chất lượng của sợ hãi này, người ta không thể thấy rất rõ ràng, sâu thẳm; và chắc chắn, khi có sợ hãi không có tình yêu.

Vậy là, liệu cái trí có thể thực sự được tự do khỏi sợ hãi? Dường như đối với tôi đó là – dành cho bất kỳ người nào có sự nghiêm túc – một trong những vấn đề cốt lõi và cơ bản nhất phải được tìm hiểu và được giải quyết. Có những sợ hãi thân thể và những sợ hãi tâm lý. Những sợ hãi thuộc thân thể về sự đau đớn và những sợ hãi thuộc tâm lý, như là ký ức của đã trải qua sự đau đớn trong quá khứ, và ý tưởng của sự lặp lại đau đớn đó trong tương lai; cũng cả, những sợ hãi của tuổi già, chết, những sợ hãi của không-an toàn thân thể, những sợ hãi của không-chắc chắn về ngày mai, những sợ hãi của không thể là một người thành công, không thể thành tựu, của không là người nào đó trong thế giới khá xấu xa này; những sợ hãi của bị hủy diệt, những sợ hãi của bị cô độc, của không thể thương yêu hay được thương yêu, và vân vân; những sợ hãi thuộc tầng ý thức bên ngoài lẫn những sợ hãi thuộc tầng ý thức bên trong. Liệu cái trí có thể được tự do, tổng thể, khỏi tất cả điều này? Nếu cái trí nói rằng nó không thể, vậy thì nó đã tự-ép buộc chính nó thành vô dụng, nó đã tự-làm biến dạng chính nó và không thể nhận biết, hiểu rõ, không thể hoàn toàn tỉnh táo, yên lặng; nó giống như một cái trí trong bóng tối, đang tìm kiếm ánh sáng và không bao giờ tìm được nó, và thế là sáng chế ra một ánh sáng của những từ ngữ, những ý tưởng, những lý thuyết.

Làm thế nào một cái trí đã bị chất nặng bởi sợ hãi, bởi tất cả bị quy định của nó, sẽ được tự do khỏi nó? Hay người ta phải chấp nhận sợ hãi như một việc không thể tránh khỏi của sống? – và hầu hết chúng ta có chấp nhận nó, khoan dung nó. Chúng ta sẽ làm gì? Làm thế nào tôi, như con người, bạn như con người, sẽ loại bỏ được sợ hãi này? Không phải loại bỏ được một sợ hãi đặc biệt, nhưng sợ hãi tổng thể, toàn bản chất và cấu trúc của sợ hãi?

Sợ hãi là gì? Đừng chấp nhận, nếu tôi được phép đề nghị, điều gì người nói đang trình bày; người nói không có uy quyền gì cả, ông ta không là người thầy, ông ta không là đạo sư; bởi vì nếu ông ta là người thầy, vậy thì bạn là môn đồ, và nếu bạn là môn đồ bạn tự-hủy hoại chính bạn lẫn người thầy. Chúng ta đang cố gắng tìm ra sự thật của câu hỏi về sợ hãi này trọn vẹn đến độ cái trí không bao giờ còn sợ hãi, và thế là được tự do khỏi tất cả sự lệ thuộc vào một người khác, phía bên trong, phần tâm lý. Vẻ đẹp của sự tự do là rằng bạn không bao giờ để lại một dấu vết. Con đại bàng trong đường bay của nó không để lại một dấu vết; người khoa học có. Đang tìm hiểu vấn đề của tự do này phải có, không chỉ sự quan sát khoa học, mà còn cả đường bay của con đại bàng mà không để lại một dấu vết; cả hai đều được cần đến; phải có cả sự giải thích bằng từ ngữ lẫn sự trực nhận không-từ ngữ – bởi vì sự diễn tả không bao giờ là sự kiện được diễn tả; chắc chắn sự giải thích không bao giờ là sự vật được giải thích; từ ngữ không bao giờ là sự việc sự vật.

Nếu tất cả điều này rất rõ ràng vậy thì chúng ta có thể tiến tới; chúng ta có thể tự-tìm ra cho chính chúng ta – không phải qua người nói, không phải qua những từ ngữ của ông ta, không phải qua những ý tưởng hay những suy nghĩ của ông ta – liệu cái trí có thể hoàn toàn được tự do khỏi sợ hãi.

Phần nói chuyện đầu tiên không phải là một giới thiệu; nếu bạn đã không nghe nó rõ ràng và đã không hiểu rõ nó, bạn không thể tiếp tục sang phần kế tiếp này.

Muốn tìm hiểu phải có sự tự do để quan sát; phải có sự tự do khỏi những kết luận, những ý tưởng, những lý tưởng, những thành kiến, để cho bạn có thể thực sự tự-quan sát cho chính bạn sợ hãi là gì. Và khi bạn quan sát rất kỹ càng, liệu còn có sợ hãi hay không? Đó là, bạn có thể quan sát rất, rất tỉ mỉ, mật thiết, sợ hãi là gì chỉ khi nào người quan sát là vật được quan sát. Chúng ta đang thâm nhập vào nó. Vậy là, sợ hãi là gì? Nó nảy sinh bằng cách nào? Những sợ hãi rõ ràng thuộc thân thể có thể hiểu rõ được, như những nguy hiểm thuộc thân thể, mà có những phản ứng tức khắc; hiểu rõ chúng rất dễ dàng, chúng ta không cần tìm hiểu nhiều lắm. Nhưng chúng ta đang nói về những sợ hãi thuộc tâm lý; những sợ hãi thuộc tâm lý này nảy sinh bằng cách nào? Nguồn gốc của chúng là gì? Đó là chủ đề phải quan tâm. Có sợ hãi về cái gì đó đã xảy ra ngày hôm qua; sợ hãi về cái gì đó có lẽ xảy ra sau đó hôm nay hay ngày mai. Có sợ hãi về cái gì đó chúng ta đã biết rồi, và có sợ hãi về cái không biết được, mà là ngày mai. Người ta có thể tự-thấy rất rõ ràng cho chính người ta rằng sợ hãi nảy sinh qua cấu trúc của tư tưởng – qua suy nghĩ về cái đã xảy ra ngày hôm qua mà người ta sợ hãi, hay qua suy nghĩ về tương lai, đúng chứ? Tư tưởng nuôi dưỡng sợ hãi, phải không? Làm ơn, chúng ta hãy hoàn toàn chắc chắn; đừng chấp nhận điều gì người nói đang trình bày; hãy tuyệt đối chắc chắn cho chính bạn về vấn đề liệu tư tưởng có là nguồn gốc của sợ hãi hay không. Suy nghĩ về đau khổ, đau khổ tâm lý mà người ta đã có cách đây lâu rồi và không muốn nó được lặp lại, không muốn sự việc đó được nhớ lại, suy nghĩ về tất cả điều này, nuôi dưỡng sợ hãi. Liệu chúng ta có thể tiếp tục từ đó? Nếu chúng ta không thấy điều này rất rõ ràng, chúng ta sẽ không thể tiến tới thêm nữa. Tư tưởng, đang suy nghĩ về một biến cố, một trải nghiệm, một trạng thái, mà trong đó đã có một bực dọc, nguy hiểm, phiền muộn hay đau đớn, tạo ra sợ hãi. Và tư tưởng, vì đã thiết lập một an toàn nào đó, thuộc tâm lý, không muốn sự an toàn đó bị quấy rầy; bất kỳ quấy rầy nào là một nguy hiểm và thế là có sợ hãi.

Tư tưởng chịu trách nhiệm cho sợ hãi; cũng vậy, tư tưởng chịu trách nhiệm cho vui thú. Người ta đã có một trải nghiệm hạnh phúc; tư tưởng suy nghĩ về nó và muốn nó được tiếp tục. Khi điều đó không thể được, có một kháng cự, tức giận, thất vọng, và sợ hãi. Thế là, tư tưởng chịu trách nhiệm cho sợ hãi cũng như vui thú, phải không? Đây không là một kết luận bằng từ ngữ; đây không là một công thức dành để lẩn tránh sợ hãi. Đó là, nơi nào có vui thú có đau khổ và sợ hãi được duy trì bởi tư tưởng; vui thú theo cùng đau khổ, hai cái không thể phân chia, và tư tưởng chịu trách nhiệm cả hai. Nếu không có ngày mai, không có khoảnh khắc kế tiếp để suy nghĩ dựa theo hoặc sợ hãi hoặc đau khổ, vậy là cả hai sẽ không tồn tại? Chúng ta sẽ triển khai từ đó chứ? Liệu nó là một thực sự, không như một ý tưởng, nhưng một sự việc mà chính bạn đã tự-khám phá và vì vậy thực sự, vậy là bạn có thể nói, ‘Tôi đã khám phá rằng tư tưởng nuôi dưỡng cả vui thú lẫn sợ hãi’? Bạn đã trải qua những hưởng thụ về tình dục, vui thú; sau đó bạn suy nghĩ về nó trong hình ảnh, những hình ảnh của suy nghĩ, và chính suy nghĩ về nó tạo ra sức mạnh cho vui thú đó, mà lúc này là hình ảnh của tư tưởng, và khi cái đó bị cản trở liền có đau khổ, lo âu, sợ hãi, ghen tuông, bực dọc, tức giận, tàn ác. Và chúng ta không đang nói rằng bạn không được có vui thú.

Hạnh phúc không là vui thú; ngây ngất không được tạo ra bởi tư tưởng; nó là một việc hoàn toàn khác biệt. Bạn có thể bắt gặp hạnh phúc hay ngây ngất chỉ khi nào bạn hiểu rõ bản chất của tư tưởng, mà nuôi dưỡng cả vui thú lẫn sợ hãi.

Vậy là câu hỏi nảy sinh: Liệu người ta có thể kết thúc tư tưởng? Nếu tư tưởng nuôi dưỡng sợ hãi và vui thú – bởi vì nơi nào có vui thú phải có đau khổ, mà là điều quá hiển nhiên – vậy thì người ta hỏi chính mình: Liệu tư tưởng có thể kết thúc? – mà không có nghĩa sự kết thúc của nhận biết vẻ đẹp, thưởng thức vẻ đẹp. Nó giống như thấy vẻ đẹp của một đám mây hay một cái cây và thưởng thức nó trọn vẹn, hoàn toàn, tổng thể; nhưng khi tư tưởng tìm kiếm để có cùng trải nghiệm đó vào ngày mai, cùng sự thú vị mà nó đã có ngày hôm qua khi thấy đám mây đó, cái cây đó, bông hoa đó, khuôn mặt của cái người đẹp đẽ đó, vậy thì nó mời mọc sự thất vọng, đau khổ, sợ hãi, và vui thú.

Vì vậy liệu tư tưởng có thể kết thúc? Hay đó là một câu hỏi hoàn toàn sai lầm? Nó là một câu hỏi sai lầm bởi vì chúng ta muốn trải nghiệm một ngây ngất, một hạnh phúc, mà không là vui thú. Bằng cách kết thúc vui thú chúng ta hy vọng chúng ta bắt gặp cái gì đó vô hạn, mà không là sản phẩm của cả vui thú lẫn sợ hãi. Hãy hỏi tư tưởng có vị trí nào trong sống, không phải làm thế nào tư tưởng sẽ được kết thúc? Sự liên quan của tư tưởng đến hành động và không-hành động là gì?

Sự liên quan của tư tưởng đến hành động nơi hành động cần thiết là gì? Tại sao, khi có sự thưởng thức trọn vẹn về vẻ đẹp, tư tưởng lại chen vào? Bởi vì nếu nó không chen vào, lúc đó nó sẽ không được chuyển tiếp sang ngày mai. Tôi muốn tìm ra – khi có sự thưởng thức trọn vẹn về vẻ đẹp của một hòn núi, của một khuôn mặt đẹp, một dải nước – tại sao tư tưởng phải chen vào đó và đưa ra một biến dạng cho nó và nói, ‘Tôi phải có vui thú đó lại vào ngày mai’. Tôi phải tìm ra sự liên quan của tư tưởng trong hành động là gì; và phải tìm ra liệu tư tưởng có cần can thiệp khi không có nhu cầu của tư tưởng gì cả. Tôi nhìn thấy một cái cây đẹp, không có một chiếc lá nào cả, tương phản với bầu trời; nó đẹp lạ lùng và từng đó đủ rồi – chấm dứt. Tại sao tư tưởng phải chen vào và nói, ‘Tôi phải có cùng thú vị đó vào ngày mai’? Và tôi cũng hiểu rằng tư tưởng phải vận hành trong hành động. Kỹ năng trong hành động cũng là kỹ năng trong tư tưởng. Vậy là, sự liên quan thực sự giữa tư tưởng và hành động là gì? Như nó là, hành động của chúng ta được đặt nền tảng trên những khái niệm, những ý tưởng. Tôi có một khái niệm hay ý tưởng về điều gì nên được làm và điều gì được làm là sự phỏng chừng đến khái niệm, ý tưởng đó, đến lý tưởng đó. Vậy là có một phân chia giữa hành động và khái niệm, lý tưởng, ‘cái nên là’; trong phân chia này có xung đột. Bất kỳ sự phân chia nào, phân chia tâm lý, phải nuôi dưỡng xung đột. Tôi đang tự-hỏi mình, ‘Sự liên quan của tư tưởng trong hành động là gì?’ Nếu có sự phân chia giữa hành động và ý tưởng vậy thì hành động là không-trọn vẹn. Có một hành động mà trong đó tư tưởng thấy cái gì đó ngay tức khắc và hành động ngay tức khắc để cho không có một ý tưởng, một học thuyết sẽ bị hành động một cách tách rời hay không? Có một hành động mà trong đó ngay đang thấy là hành động – mà trong đó ngay đang suy nghĩ là hành động hay không? Tôi thấy rằng tư tưởng nuôi dưỡng cả sợ hãi lẫn vui thú; tôi thấy rằng nơi nào có vui thú có đau khổ và thế là kháng cự với đau khổ. Tôi thấy điều đó rất rõ ràng; đang thấy về nó là hành động tức khắc; trong đang thấy về nó được bao gồm tư tưởng, hợp lý, và suy nghĩ rất rõ ràng; tuy nhiên đang thấy về nó là tức khắc và hành động là tức khắc – vì vậy có sự tự do khỏi nó.

Chúng ta đang chuyển tải lẫn nhau chứ? Theo từ từ, nó khó khăn lắm. Làm ơn đừng nói vâng dễ dàng như thế. Nếu bạn nói vâng, vậy thì khi bạn rời sảnh này bạn phải được tự do khỏi sợ hãi. Nói vâng của bạn chỉ là một khẳng định rằng bạn đã hiểu rõ bằng từ ngữ, bằng trí năng, và vì vậy không là gì cả. Sáng nay bạn và tôi ở đây để tìm hiểu vấn đề của sợ hãi, và khi bạn rời sảnh này, phải có sự tự do hoàn toàn khỏi nó. Điều đó có nghĩa bạn là một con người tự do, một con người khác hẳn, được thay đổi hoàn toàn – không phải ngày mai, nhưng ngay lúc này; bạn thấy rất rõ ràng rằng tư tưởng nuôi dưỡng cả sợ hãi lẫn đau khổ; bạn thấy rằng tất cả những giá trị của bạn đều được đặt nền tảng trên sợ hãi và vui thú – luân lý, đạo đức, xã hội, tôn giáo, tinh thần. Nếu bạn nhận biết sự thật của nó – và muốn thấy sự thật của nó bạn phải tỉnh táo lạ thường, một cách hợp lý, một cách lành mạnh, một cách thông minh đang quan sát mỗi chuyển động của tư tưởng – vậy thì chính nhận biết đó là hành động tổng thể và vậy thì bạn hoàn toàn vượt khỏi nó; ngược lại bạn sẽ nói, ‘Làm thế nào tôi sẽ được tự do khỏi sợ hãi vào ngày mai?’

Người hỏi: Không có sợ hãi tự phát hay sao?

Krishnamurti: Bạn sẽ gọi đó là sợ hãi hay sao? Khi bạn biết lửa cháy, khi bạn thấy một vách núi đứng, nhảy thoát nó là sợ hãi? Khi bạn thấy một con thú hoang, một con rắn, bạn thối lui, đó là sợ hãi? Hay nó là thông minh? Thông minh đó có lẽ là kết quả của tình trạng bị quy định, bởi vì bạn đã bị quy định đến những nguy hiểm của vách núi đứng, bởi vì nếu bạn không làm theo bạn có thể bị rơi xuống vực và việc đó có nghĩa là kết thúc. Thông minh của bạn bảo bạn hãy cẩn thận; thông minh đó là sợ hãi à? Nhưng nó là thông minh mà vận hành khi chúng ta tự-phân chia chính chúng ta thành những quốc tịch, thành những nhóm tôn giáo? Khi chúng ta tạo ra sự phân chia này giữa bạn và tôi, chúng ta và chúng nó, đó là thông minh à? Cái đang vận hành trong phân chia đó, mà tạo ra nguy hiểm, mà phân chia con người, mà mang lại chiến tranh, đó là thông minh đang vận hành hay đó là sợ hãi? Đó là sợ hãi, không phải thông minh. Nói cách khác, chúng ta đã tự-phân chia chính chúng ta; một phần của chúng ta hành động, nơi cần thiết, một cách thông minh, như trong việc tránh một vách núi đứng, hay một xe buýt đang chạy qua; nhưng chúng ta lại không đủ thông minh để thấy những nguy hiểm của chủ nghĩa quốc gia, những nguy hiểm của sự phân chia giữa những con người? Vậy là, một phần của chúng ta – một phần rất nhỏ của chúng ta – là thông minh, phần còn lại của chúng ta không là. Nơi nào có sự phân chia, phải có xung đột, phải có đau khổ; chính bản thể của xung đột là sự phân chia, sự mâu thuẫn trong chúng ta. Mâu thuẫn đó là không được hòa hợp. Nó là một trong những đặc điểm lạ thường rằng chúng ta phải tự-hòa hợp chính chúng ta. Tôi không biết nó thực sự có nghĩa gì. Ai đang hòa hợp hai bản chất bị đối nghịch, bị phân chia? Bởi vì chính người hòa hợp không là thành phần của sự phân chia đó hay sao? Nhưng khi người ta thấy tổng thể của nó, khi người ta có sự nhận biết về nó, mà không có bất kỳ sự chọn lựa nào – không còn phân chia.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 843)
Giáo lý này đã được Shamar Rinpoche giảng ở tỉnh Dordogne Pháp, vào mùa hè năm 1982 trong chuyến viếng thăm Tây phương lần đầu tiên của ngài.
08/04/2013(Xem: 790)
Mọi người hẳn sẽ nhất trí với lời phát biểu rằng đạo đức là giá trị cao quý nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại, đặc biệt là thế giới ngày nay. Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi ý chí, . . .
08/04/2013(Xem: 10167)
Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết nghĩ, tâm lý học phải là nghành nghiên cứu về kinh nghiệm của ý thức. Công việc của chúng ta là phân tích các cảm giác, các cảm thọ và các ý niệm, đi vào những phần căn bản (nền tảng) nhất của chúng, . . .
08/04/2013(Xem: 4662)
Có thể nói rằng Duy thức học là một trong những môn học khó hiểu nhất trong các bộ môn Phật học. Vì đó chính là môn học đi sâu phần tâm thức hay còn gọi là tâm lý học. Trong ba Tạng thánh điển của Phật giáo, hầu hết đều đề cập đến các vấn đề tâm thức của con người.
08/04/2013(Xem: 793)
Bạn có lo âu không? Bạn có cảm thấy khốn khổ không? Nếu có, hãy chăm chú đọc quyển sách nhỏ nầy. Những dòng chữ sau đây đã được viết ra cho bạn và cho những ai còn mãi lo âu về những điều không đáng lo - lo suốt đời, lo đến chết!
08/04/2013(Xem: 905)
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
08/04/2013(Xem: 844)
Nhu yếu làm đẹp lòng nhau đã khiến cho người ta ngày một cách xa hơn với sự thật. Những màn trình diễn luôn được xảy ra trong những mối quan hệ sơ giao, những lần gặp gỡ vội, khiên cho đối tượng tiếp xúc luôn có một ấn tượng tốt về mình. Tất nhiên khi ta mặc một bộ đồ tươm tất để đi gặp một nhân vật quan trọng thì đó là thái độ biết tôn trọng kẻ khác.
08/04/2013(Xem: 1067)
Giải quyết vấn đề thoát khổ, Đạo Phật lấy tâm thức của con người làm trọng tâm, bất cứ hệ tư tưởng Phật giáo nào nếu tách rời tâm thức của con người thì Phật giáo không còn đất đứng. Đạo Phật chú trọng vào yếu tố tâm thức của con người bởi lẻ: một là con người là chủ nhân của chính nó, chứ nó không phải là sản phẩm sáng tạo của thượng đế.
08/04/2013(Xem: 11666)
Sau khi Đại lão Hòa thượng thượng Thiện hạ Siêu - Bổn sư của chúng tôi viên tịch, hàng môn đồ pháp quyến đã cố gắng sưu tập các bài giảng, bài viết của Hòa thượng được tìm thấy rải rác trong các báo, trong các di cảo lẻ tẻ còn sót lại và trong cuộn băng từ mà Hòa thượng đã giảng cho Tăng Ni Phật tử khắp ba miền đất nước từ trước tới nay. “Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký” là tác phẩm tiếp theo trong loạt các tác phẩm mà chúng tôi đã sưu tập và xuất bản trong gần 5 năm qua như: Cương yếu Giới luật (2002), Chữ nghiệp trong đạo Phật (2002), Thức biến (2002), Lược giảng kinh Pháp hoa (2003), Phật ở trong lòng (2003), Hư tâm học đạo (2003), Giới thiệu Kinh Thủ Lăng Nghiêm (2004).
08/04/2013(Xem: 1024)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”. Thực ra tâm lý kh6ng chỉ là ý muốn nhu cầu,. . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]