Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Bombay, 22 tháng giêng 1978

14/07/201100:46(Xem: 3314)
15. Bombay, 22 tháng giêng 1978

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers

PHẦN I

Bombay, 22 tháng giêng 1978

Chúng ta đang tìm hiểu sợ hãi. Muốn thâm nhập tận gốc rễ của sợ hãi, chúng ta phải hiểu rõ tại sao bộ não, tư tưởng, lại sống trong những hình ảnh. Tại sao chúng ta tạo tác và sống cùng những hình ảnh, những bức tranh, về tương lai, về người vợ của bạn, về người chồng của bạn, về người nói, và vân vân? Tại sao bạn tạo tác những hình ảnh? Nếu bạn không tạo tác những bức tranh và những hình ảnh, có sợ hãi hay sao? Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu vấn đề của tại sao tư tưởng lại nuôi dưỡng những bức tranh, những hình ảnh phức tạp này, mà chúng ta sống trong chúng. Chúng ta phải hỏi tư tưởng là gì. Chúng ta đang tìm hiểu sợ hãi, và muốn thâm nhập vào nó rất sâu thẳm bạn phải thắc mắc tại sao tư tưởng lại tạo tác hình ảnh của tương lai hay của quá khứ, mà nuôi dưỡng sợ hãi, và tư tưởng là gì. Nếu bạn không khai thông điều này, bạn sẽ không giáp mặt sợ hãi. Bạn sẽ lẩn tránh nó. Bạn sẽ tẩu thoát khỏi nó. Bởi vì sợ hãi là một vật đang sống. Bạn không thể kiểm soát nó, bạn không thể đậy một cái nắp trên nó.

* * *

Nếu bạn hành động qua sợ hãi, bạn bị mất hút. Sợ hãi và tình yêu không thể tồn tại cùng nhau. Trong quốc gia này không có tình yêu. Có thành tâm, sùng bái, nhưng không có tình yêu. Sùng bái đạo sư của bạn, những Thượng đế của bạn, những lý tưởng của bạn, là tự-tôn thờ. Nó là tự-tôn thờ bởi vì bạn đã tạo ra đạo sư của bạn, những lý tưởng của bạn, những Thượng đế của bạn; bạn đã tạo ra họ, tư tưởng đã tạo ra họ, cha ông của bạn đã tạo ra, và bạn chấp nhận điều này bởi vì nó thỏa mãn bạn, nó cho bạn sự thanh thản. Vậy là điều gì bạn thành tâm là chính bạn. Hãy nuốt viên thuốc đắng đó và sống cùng nó! Vậy là chúng ta đang nói rằng, vì tình yêu không thể tồn tại cùng sợ hãi, và chúng ta sống trong sợ hãi, tình yêu không hiện diện. Và khi bạn có tình yêu, bạn có tất cả sống, và thế là, dù làm bất kỳ điều gì bạn muốn, nó sẽ là hành động đúng đắn. Nhưng sợ hãi không bao giờ có thể tạo ra hành động đúng đắn, cũng như ham muốn hay xung đột không bao giờ có thể tạo ra hành động đúng đắn. Vì vậy khi bạn hiểu rõ sợ hãi, gốc rễ của sợ hãi, thâm nhập tận cùng những chiều sâu của sợ hãi, sau đó áp lực trên bộ não không tồn tại. Thế là bộ não lại trở nên trong sáng, vô nhiễm, không phải cái gì đó bị phai lạt, bị đúc khuôn, bị định hình, bị làm cho xấu xa, như nó là lúc này.

Vì vậy làm ơn, nếu bạn không hiểu rõ lúc này, hãy dành ra một tiếng đồng hồ cho bạn, yên lặng, để tìm ra. Bạn có lẽ kêu gào, bạn có lẽ thở dài, bạn có lẽ rơi lệ, nhưng hãy tìm ra làm thế nào để sống mà không có một cái bóng của sợ hãi. Sau đó bạn sẽ biết tình yêu là gì.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2012(Xem: 18300)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
31/01/2012(Xem: 4974)
Chúng ta đối phó với những cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đấy là một chủ đề quan trọng - là điều sẽ đưa lên câu hỏi về tích cực là gì và tiêu cực là gì. Có bất cứ điều gì tuyệt đối là tích cực hay tuyệt đối là tiêu cực hay không?
17/01/2012(Xem: 8789)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
11/01/2012(Xem: 8890)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
03/01/2012(Xem: 5255)
Có thể loại trừ những cảm xúc rắc rối một cách hoàn toàn, hay có thể chỉ có đè nén chúng mà thôi? Theo tuệ giác căn bản của Đạo Phật, tâm một cách cốt yếu là sáng rở và tri nhận. Do thế, những rắc rối cảm xúc không thể lưu trú trong bản chất của tâm; những thái độ chướng ngại ẩn tàng là tạm thời và nông cạn, và có thể bị loại trừ.
30/12/2011(Xem: 7500)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
11/12/2011(Xem: 10301)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
25/10/2011(Xem: 8053)
Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo?
23/10/2011(Xem: 918)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
21/09/2011(Xem: 17342)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]