Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Từ quyển Vượt khỏi bạo lực, San Diego State College, 6 tháng tư 1970

14/07/201100:46(Xem: 3255)
13. Từ quyển Vượt khỏi bạo lực, San Diego State College, 6 tháng tư 1970

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers

PHẦN I

Từ quyển Vượt khỏi Bạo lực
San Diego State College, 6 tháng tư 1970

Tôi nghĩ, chúng ta nên tìm hiểu vấn đề của sợ hãi một cách trọn vẹn, hiểu rõ nó một cách đầy đủ, để cho khi chúng ta rời nơi này chúng ta sẽ không còn nó. Việc đó có thể thực hiện được; nó không chỉ là một lý thuyết, hay một hy vọng. Nếu người ta trao chú ý trọn vẹn đến vấn đề của sợ hãi này, đến làm thế người ta tiếp cận nó, nhìn nó, lúc đó người ta sẽ phát giác rằng cái trí – cái trí mà đã trải qua đau khổ quá nhiều, đã chịu đựng quá nhiều phiền muộn, đã sống cùng bất hạnh và sợ hãi vô bờ bến – sẽ được hoàn toàn tự do khỏi nó. Muốn tìm hiểu điều này người ta phải tuyệt đối cần thiết không có thành kiến mà sẽ ngăn cản người ta không hiểu rõ sự thật của ‘cái gì là’. Cùng nhau thực hiện chuyến hành trình này hàm ý không có cả chấp nhận lẫn phủ nhận; cũng không nói với chính mình rằng loại bỏ sự sợ hãi là điều tuyệt đối không thể được, cũng không có thể được. Người ta cần một cái trí tự do để tìm hiểu vấn đề này; một cái trí mà, bởi vì đã không có kết luận nào, được tự do để quan sát, để tìm hiểu.

Có quá nhiều sợ hãi thuộc tâm lý và thuộc hệ thần kinh thân thể. Muốn tìm hiểu mỗi hình thức khác nhau của sợ hãi này, tìm hiểu mỗi khía cạnh, cần một lượng thời gian quá nhiều. Nhưng người ta có thể quan sát chất lượng thông thường của sợ hãi; người ta có thể quan sát bản chất và cấu trúc thông thường của sợ hãi mà không bị lạc lối trong chi tiết của một hình thức đặc biệt thuộc những sợ hãi của người ta. Khi người ta hiểu rõ bản chất và cấu trúc của sợ hãi như thế, vậy là người ta có thể tiếp cận, cùng hiểu rõ đó, sự sợ hãi đặc biệt.

Người ta có lẽ sợ hãi bóng tối, người ta có lẽ sợ hãi người vợ hay người chồng của người ta, hay điều gì công chúng nói hay suy nghĩ hay làm; người ta có lẽ sợ hãi ý thức cô độc, hay sự trống rỗng của sống, sự nhàm chán của tồn tại không ý nghĩa mà người ta sống. Người ta có lẽ sợ hãi tương lai, sự không chắc chắn và không-an toàn của ngày mai – hay quả bom. Người ta có lẽ sợ hãi chết, sự kết thúc sống của người ta. Có quá nhiều hình thức của sợ hãi, những sợ hãi loạn thần kinh cũng như những sợ hãi hợp lý và khôn ngoan – không hiểu sợ hãi có khi nào hợp lý và khôn ngoan. Hầu hết chúng ta sợ hãi quá khứ, hôm nay và ngày mai một cách loạn thần kinh; đến độ thời gian được bao hàm trong sợ hãi.

Không những chỉ có những sợ hãi bên ngoài mà người ta nhận biết được, nhưng còn cả những sợ hãi giấu giếm, không phát hiện được trong những ngõ ngách sâu thẳm của cái trí người ta. Làm thế nào người ta sẽ giải quyết những sợ hãi biết được cũng như những sợ hãi được giấu giếm? Chắc chắn sợ hãi đang ở trong chuyển động đi khỏi ‘cái gì là’; nó là sự tẩu thoát, lẩn trốn, bỏ chạy khỏi ‘cái gì là’ thực sự; do bởi sự tẩu thoát này mới tạo ra sợ hãi. Cũng vậy, khi có sự so sánh, thuộc bất kỳ loại nào, có nuôi dưỡng sợ hãi – so sánh cái gì bạn là với cái gì bạn nghĩ bạn nên là. Vì vậy sợ hãi ở trong chuyển động đi khỏi cái gì là thực sự, không phải trong cái vật mà bạn chuyển động khỏi nó.

Không điều gì trong những vấn đề của sợ hãi này có thể giải quyết được qua ý chí – tự nói với mình, ‘Tôi sẽ không sợ hãi.’ Những hành động của ý chí như thế không có ý nghĩa.

Chúng ta đang suy xét một vấn đề rất nghiêm túc mà người ta phải trao trọn sự chú ý của người ta. Người ta không thể trao trọn chú ý nếu người ta đang diễn giải hay đang giải thích hay đang so sánh điều gì đang được nói với điều gì người ta biết rồi. Người ta phải lắng nghe – một nghệ thuật mà người ta phải học hỏi, bởi vì thông thường người ta luôn luôn đang so sánh, đang đánh giá, đang chỉ trích, đang đồng ý, đang phủ nhận, và người ta không đang lắng nghe gì cả; thật ra người ta đang ngăn cản mình lắng nghe. Lắng nghe trọn vẹn hàm ý rằng người ta trao toàn chú ý của người ta – nó không có nghĩa người ta đồng ý hay không-đồng ý. Không có đồng ý hay không-đồng ý khi chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu; nhưng ‘cái kính hiển vi’ qua đó người ta nhìn có lẽ không rõ ràng. Nếu người ta nhìn qua một dụng cụ rõ ràng vậy thì điều gì người ta thấy cũng là điều gì người khác sẽ thấy; vì vậy không có vấn đề của đồng ý hay không-đồng ý. Trong cố gắng tìm hiểu toàn vấn đề của sợ hãi người ta phải trao chú ý trọn vẹn của người ta; và vẫn vậy, nếu sợ hãi không được giải quyết nó làm chết cái trí, khiến cái trí vô cảm, đờ đẫn.

Nó xảy ra như thế nào để cho những sợ hãi giấu giếm được phơi bày? Người ta có thể biết những sợ hãi lộ liễu – làm thế nào để giải quyết khi chúng sẽ đến trong chốc lát nữa – nhưng có những sợ hãi giấu giếm mà có lẽ còn quan trọng hơn nhiều. Vì vậy làm thế nào người ta sẽ giải quyết chúng, làm thế nào người ta sẽ phơi bày chúng? Liệu chúng có thể được phơi bày qua sự phân tích, tìm kiếm nguyên nhân của chúng? Sự phân tích sẽ làm tự do cái trí khỏi sợ hãi, không phải một sợ hãi loạn thần kinh đặc biệt nào, nhưng toàn cấu trúc của sợ hãi? Trong sự phân tích được bao hàm, không chỉ thời gian mà còn cả người phân tích – mất nhiều, nhiều ngày, năm, thậm chí nguyên cuộc đời của người ta, tại khúc cuối của nó có lẽ bạn đã hiểu rõ một chút ít, nhưng bạn đã sẵn sàng cho nấm mồ. Ai là người phân tích? Nếu anh ấy là một người chuyên nghiệp, chuyên gia có một bằng cấp, anh ấy cũng sẽ tiêu tốn thời gian; anh ấy cũng là kết quả của nhiều hình thức bị quy định. Nếu người ta tự phân tích chính mình, cũng được hàm ý người phân tích, người kiểm duyệt, và anh ấy sẽ phân tích sự sợ hãi mà chính anh ấy đã tạo ra. Trong bất kỳ biến cố nào, sự phân tích cần thời gian; trong khoảng trống giữa điều bạn đang phân tích và kết thúc nó, nhiều nhân tố khác sẽ nảy sinh mà cho nó một phương hướng khác hẳn. Bạn phải thấy sự thật rằng sự phân tích không là phương cách đúng, bởi vì người phân tích là một mảnh trong số nhiều mảnh khác mà tạo thành cái ‘tôi’, cái ngã, bản ngã – anh ấy là kết quả của thời gian, anh ấy bị quy định. Khi thấy sự phân tích hàm ý thời gian và không mang lại sự kết thúc của sợ hãi có nghĩa rằng bạn đã hoàn toàn loại bỏ toàn ý tưởng của thay đổi gia tăng từ từ; bạn đã thấy rằng ngay nhân tố của thay đổi là một trong những nguyên nhân chính của sự sợ hãi.

Đối với tôi, đối với người nói, đây là một việc quan trọng; vì vậy ông ta cảm thấy rất mãnh liệt, ông ta nói mạnh mẽ; nhưng ông ta không đang tuyên truyền – chẳng có gì cho bạn để gia nhập, chẳng có gì cho bạn để tin tưởng; nhưng hãy quan sát và học hỏi và được tự do khỏi sợ hãi này.

Vậy là sự phân tích không là cách đúng đắn. Khi bạn thấy sự thật của điều đó, nó có nghĩa bạn không còn đang suy nghĩ dựa vào người phân tích mà sắp sửa phân tích, sắp sửa nhận xét và đánh giá, và cái trí của bạn được tự do khỏi gánh nặng đặc biệt được gọi là phân tích; thế là nó có khả năng nhìn trực tiếp.

Làm thế nào bạn sẽ nhìn sợ hãi này; làm thế nào bạn sẽ làm lộ diện tất cả cấu trúc của nó, tất cả những phần giấu giếm của nó? – qua những giấc mộng? Những giấc mộng là sự tiếp tục thuộc hoạt động của những tiếng đồng hồ thức giấc trong suốt giấc ngủ – phải không? Trong những giấc mộng bạn thấy rằng luôn luôn có hành động, điều này hay điều kia đang xảy ra trong những giấc mộng giống như trong những tiếng đồng hồ thức giấc, một tiếp tục mà vẫn còn là thành phần của nguyên một chuyển động. Vì vậy những giấc mộng không có giá trị. Bạn thấy điều gì đang xảy ra: bạn đang loại bỏ những sư việc mà bạn quen thuộc, phân tích, những giấc mộng, ý chí, thời gian; khi bạn loại bỏ tất cả những điều đó, cái trí trở nên nhạy cảm lạ thường – không những nhạy cảm mà còn cả thông minh. Lúc này cùng nhạy cảm và thông minh đó chúng ta sẽ nhìn sợ hãi. Nếu bạn thực sự thâm nhập điều này, bạn sẽ quay lưng lại toàn bộ cấu trúc xã hội mà trong đó thời gian, sự phân tích và ý chí đang hoạt động. Sợ hãi là gì? – làm thế nào nó hiện diện? Sợ hãi luôn luôn liên quan đến cái gì đó; nó không tồn tại một mình. Có sự sợ hãi của điều gì đã xảy ra ngày hôm qua liên quan đến có thể lặp lại nó vào ngày mai; luôn luôn có một điểm cố định từ đó sự liên quan có xảy ra. Làm thế nào sự sợ hãi chen vào điều này? Tôi đã trải qua đau khổ của ngày hôm qua: có ký ức của nó và tôi không muốn nó lặp lại vào ngày mai. Suy nghĩ về đau khổ của ngày hôm qua, suy nghĩ mà liên quan đến ký ức của đau khổ ngày hôm qua, chiếu rọi sự sợ hãi của lặp lại đau khổ đó vào ngày mai. Vậy là do bởi tư tưởng mới tạo ra sự sợ hãi. Tư tưởng nuôi dưỡng sợ hãi; tư tưởng cũng nuôi dưỡng vui thú. Để hiểu rõ sợ hãi bạn cũng phải hiểu rõ vui thú – chúng có liên quan qua lại; nếu không hiểu rõ điều này bạn không thể hiểu rõ điều còn lại; nó có nghĩa rằng người ta không thể nói, ‘Tôi phải có toàn vui thú và không có sợ hãi’; sợ hãi là mặt bên kia của cùng đồng tiền kẽm mà được gọi là vui thú.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2011(Xem: 9400)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 37217)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52887)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 5787)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
24/12/2010(Xem: 7345)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
11/12/2010(Xem: 12873)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
03/12/2010(Xem: 5821)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
27/11/2010(Xem: 2023)
Thay vì tiến hành bằng cách giải thích chỉ ra nguyên nhân tương sinh, tương ẩn như diệt, trong cách khởi đầu kệ tụng mang tính quán sát vạn hữu động trong DUY THỨC của Thế Thân được ngài Huyền Tráng dịch luận - cách giải luận về huyền học của tâm - thì đại sư Pháp Hưng (法興) đặt ngay vấn đề mang tính thế trí về hiện tượng vật lý: căn, trần, thức, là gì?
21/11/2010(Xem: 4897)
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
19/11/2010(Xem: 8594)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]