Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Một nghi vấn cơ bản

13/07/201100:56(Xem: 4578)
4. Một nghi vấn cơ bản

J. KRISHNAMURTI
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009

ẤN ĐỘ
VI
Bốn đối thoại ở Madras

– 4 –

MỘT NGHI VẤN CƠ BẢN

Suy nghĩ rõ ràng có liên quan gì với sống hàng ngày? Gặp gỡ hiện tại bằng quá khứ. Làm thế nào sống cùng ký ức và hiểu biết công nghệ nhưng vẫn được tự do khỏi quá khứ? Sống hai mặt: đền chùa, văn phòng. Làm thế nào sống không tách rời? – trả lời từ một ý tưởng là tách rời thêm nữa. Im lặng trước sự vô hạn của một nghi vấn cơ bản. “Bạn có thể sống trọn vẹn đến độ chỉ có hiện tại năng động ngay lúc này?”

KRISHNAMURTI: Sáng nay chúng ta sẽ cùng nhau nói chuyện về điều gì đây?

Người hỏi: Tình yêu không là một phương pháp hay sao?

Người hỏi: Thưa ông, tôi có đúng khi giả sử rằng thời gian và không gian là một trong những vấn đề của chúng ta?

Người hỏi: Sự liên hệ giữa ký ức và tư tưởng là gì?

Người hỏi: Chúng ta phải có ký ức để vận hành trong sự tồn tại hằng ngày, những phát triển về công nghệ và vân vân, nhưng ký ức cũng không là một trở ngại hay sao?

KRISHNAMURTI: Tôi không biết liệu bạn đã nghe những câu hỏi trước hay không? – tôi nên lặp lại chúng. Trước hết, tình yêu có là một phương pháp hay không?
Người hỏi: Tình yêu không là một phương pháp hay sao?

KRISHNAMURTI: Tình yêu không là một phương pháp hay sao? – một ý tưởng hay, phải không? Câu hỏi còn lại là gì?

Người hỏi: Sự liên hệ giữa tư tưởng và ký ức.

KRISHNAMURTI: Và câu hỏi của bà, thưa bà, là – ký ức cần thiết trong sự tồn tại hàng ngày, trong sự phát triển công nghệ và vân vân, nhưng ký ức cũng không là một trở ngại hay sao? Bạn muốn đưa thêm những vấn đề nào nữa hay không?

Người hỏi: Chúng ta muốn tỉnh thức được mọi tư tưởng, cảm thấy và hành động, nhưng tư tưởng, cảm thấy và hành động liên tục bị tô màu và sau đó được xóa sạch khi cái trí tĩnh lặng. Làm thế nào điều đó có thể xảy ra được?

KRISHNAMURTI: Đó thực sự là điều gì tất cả các bạn đều quan tâm phải không?

Người hỏi: Chúng ta có vô trật tự trong sống hàng ngày của chúng ta – làm thế nào chúng ta có thể khởi sự tạo ra trật tự được?

KRISHNAMURTI: Chúng ta có vô trật tự trong sống hàng ngày, làm thế nào chúng ta có thể khởi sự tạo ra trật tự? Câu hỏi đó đúng như thế phải không, thưa bạn?

Người hỏi: Hay chúng ta phải chờ đợi một sự thay đổi đến từ sự thỏa hiệp riêng của nó?

Người hỏi: Suy nghĩ rõ ràng là gì?
KRISHNAMURTI: Được rồi. Chúng ta hãy chấp nhận câu hỏi đó – được chứ? Và chúng ta có thể trả lời những câu hỏi của các bạn rồi đồng thời mang tất cả chúng vào câu hỏi này. Việc đó được không?
Suy nghĩ rõ ràng là gì? Chúng ta sẽ bàn luận câu hỏi đó được chứ? Và nếu chúng ta có thể, liên quan nó với đang sống hàng ngày của chúng ta. Suy nghĩ rõ ràng là gì? Suy nghĩ có khi nào rõ ràng được không? Chúng ta không nên tìm hiểu quá vội vàng. Trước hết, chúng ta hãy tìm ra chúng ta có ý gì qua từ ngữ rõ ràng, và chúng ta có ý gì qua từ ngữ suy nghĩ. Chúng ta có ý gì qua từ ngữ rõ ràng? Rõ ràng – khi bạn nhìn qua dòng nước trên một cái hồ và thấy được đáy cái hồ đó bạn thấy mọi thứ rất rõ ràng, những viên đá cuội, những con cá, những gợn sóng trên dòng nước và vân vân. Và bạn thấy rất rõ ràng, trong ánh sáng rực rỡ, hình thể của cái cây, chiếc lá, cành cây, bông hoa – chúng ta có ý gì qua từ ngữ rõ ràng?

Người hỏi: Một ấn tượng trực tiếp.

KRISHNAMURTI: Ồ! Không. Một ấn tượng đường nét chính xác, đó là nó à?

Người hỏi: Hiểu rõ hoàn toàn.

KRISHNAMURTI: Rõ ràng có nghĩa hiểu rõ hoàn toàn. Chúng ta vẫn chưa đến mức độ đó. Chúng ta đang nói về từ ngữ “rõ ràng” có nghĩa gì?

Người hỏi: Tự do khỏi bất kỳ rào chắn nào.

Người hỏi: Thấy những sự việc như chúng là, thực sự thấy những sự việc như chúng là.

Người hỏi: Thấy không có không gian.

Người hỏi: Thưa ông, thỉnh thoảng chúng tôi không được rõ ràng nếu chúng tôi cùng lúc nhìn mặt trăng và một đám mây chúng tôi thấy mặt trăng đang chuyển động và không phải những đám mây.

KRISHNAMURTI: Thưa bạn, chúng ta đang nói về một từ ngữ, ý nghĩa của từ ngữ đó, ý nghĩa gốc của nó.

Người hỏi: Nhiều chi tiết hơn.

Người hỏi: Tôi nghĩ nó có một liên hệ nào đó với ánh sáng, thưa ông, thấy.

KRISHNAMURTI: Làm ơn chỉ chờ một tí thôi trước khi chúng ta nói bất kỳ điều gì khác. Chúng ta có ý gì qua từ ngữ “rõ ràng”? Tôi thấy bạn rõ ràng, tôi thấy cây cối, những vì sao của một buổi tối, rất rõ ràng.

Người hỏi: Mà không có chướng ngại.

KRISHNAMURTI: Không có chướng ngại. Khi đôi mắt có thể thấy mọi thứ rất, rất rõ ràng. Thấy, đó là điều gì chúng ta có ý nói, khi không có chướng ngại, không có rào chắn, không có bức màn, không có sương mù, và nếu mắt của bạn bị cận thị bạn đeo kính vào để nhìn rõ ràng hơn khoảng cách xa và vân vân. Rõ ràng – đúng chứ – điều đó rõ ràng phải không? Tôi nghĩ rằng chúng ta rõ ràng về ý nghĩa của từ ngữ đó.
Vậy thì chúng ta có ý gì qua từ ngữ suy nghĩ?

Người hỏi: Lý luận.

KRISHNAMURTI: Suy nghĩ thưa bạn, nó có ý nghĩa gì?
Người hỏi: (Không nghe rõ)

KRISHNAMURTI: Thưa bạn, hãy nhìn kìa. Người nói đang đưa ra cho bạn một câu hỏi. Suy nghĩ là gì?
(Ngắt ngang từ khán giả)

KRISHNAMURTI: Người nói đang đưa ra cho bạn một câu hỏi: Suy nghĩ là gì?
(Nhiều lời ngắt ngang hơn)

KRISHNAMURTI: Người nói đang hỏi bạn: suy nghĩ là gì? Và thậm chí bạn không thèm dành ra không gian và thời gian để tìm ra suy nghĩ là gì. Một câu hỏi đang đặt ra cho bạn, nó là một thách thức cho bạn. Và bạn lầm bầm qua chuyện khác! Bạn không nói: “Bây giờ làm thế nào tôi tìm ra được suy nghĩ là gì? Suy nghĩ xảy ra như thế nào? Khởi nguồn hay sự bắt đầu của suy nghĩ là gì?” Nó là một thách thức và bạn phải đáp lại nó. Và muốn đáp lại nó bạn phải (nếu bạn muốn đáp lại nó trọn vẹn) bạn phải tìm hiểu suy nghĩ là gì, làm thế nào nó xảy ra được. Người nói hỏi bạn – suy nghĩ là gì? Và cái trí làm gì khi nó nhận được thách thức này? Bạn có tìm kiếm không?

Người hỏi: Chúng ta đang làm gì bây giờ.

KRISHNAMURTI: Làm ơn hãy lắng nghe một tí. Bạn sẽ có cơ hội của bạn, thưa bạn. Hãy cho người nói tội nghiệp này một cơ hội. Khi câu hỏi đó được đặt ra cho bạn sự vận hành mà cái trí của bạn trải qua là gì? Bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi đó ở đâu?

Người hỏi: Cái trí.

KRISHNAMURTI: Thưa bạn, hãy quan sát nó, hãy nghĩ ra nó, hãy tìm hiểu nó – tôi hỏi bạn nơi bạn sống hay tên của bạn là gì – câu trả lời của bạn là ngay lập tức, phải vậy không? Tại sao nó là ngay lập tức? Bởi vì bạn đã lặp lại tên của bạn đến hàng trăm lần, hàng ngàn lần, và bạn biết bạn sống ở đâu. Vì vậy giữa câu hỏi và câu trả lời không có không gian ở khoảng giữa – đúng chứ? Nó là ngay tức khắc. Tôi hỏi bạn khoảng cách giữa Madras và Delhi hay New York là bao nhiêu, và có một khoảng ngần ngừ – đúng chứ? Lúc đó bạn lùng sục trong ký ức, trong cái gì bạn đã học hay bạn đã đọc và bạn nói rằng, “Ồ khoảng cách nhiều dặm lắm”. Vì vậy bạn đã mất thời gian giữa câu hỏi và câu trả lời, có một khoảng trống của thời gian – đúng chứ, thưa các bạn?
Bây giờ điều gì xảy ra khi có câu hỏi, “Suy nghĩ là gì?” Làm thế nào bạn tìm ra được điều đó?

Người hỏi: Cái trí của người ta phải vận dụng để mang ra tất cả những câu trả lời.

KRISHNAMURTI: Bạn làm gì, thưa bạn?

Người hỏi: (Không nghe rõ)

KRISHNAMURTI: Bạn lục lọi vào ký ức và bạn nhận được cái gì từ nó? Câu trả lời là gì?

Người hỏi: Chúng ta lục lọi nó thêm tí nữa và thêm tí nữa và rồi cố gắng tập hợp những trả lời này vào cùng nhau.

KRISHNAMURTI: Thưa bạn hãy nhìn. Tôi đang hỏi bạn lúc này, sáng hôm nay, đừng chờ đến ngày mốt cho đến khi bạn và tôi đã đi rồi hay đã chết rồi, nhưng tôi đang hỏi bạn lúc này – suy nghĩ là gì? Và bạn – hoặc bạn tìm ra hoặc bạn không biết – đúng chứ? Nó là gì?
Người hỏi: Nó là qui trình của một cái trí đang cho một câu trả lời.

KRISHNAMURTI: Bạn có ý gì qua từ ngữ qui trình của cái trí?

Người hỏi: Thưa ông, ông đang nhằm vào điều gì? – tôi không hiểu?

KRISHNAMURTI: Tôi đang nhằm vào điều gì? Hãy chờ một tí thưa bạn, bạn đã đặt ra một câu hỏi. Tôi đang nhằm vào điều gì? Điều gì tôi đang nhằm vào rất đơn giản. Tôi muốn biết, khi câu hỏi đó được đặt ra, “Suy nghĩ là gì?”, tôi muốn tìm ra nó là gì (Những lời ngắt ngang từ khán giả.) Thưa bạn hãy cho người khác một cơ hội, đừng trả lời vội như thế. Tôi muốn tìm ra suy nghĩ là gì – làm thế nào nó xảy ra được, sự bắt đầu của nó là gì? Đúng chứ? Rất đơn giản, thưa bạn. Bây giờ nó là gì, làm thế nào nó xảy ra được? Đó là, bạn đã đặt cho tôi một câu hỏi – nói rằng, “Suy nghĩ là gì?” – và tôi thực sự không biết – đúng chứ? Hay tôi biết, tôi biết toàn qui trình của nó – nó vận hành như thế nào, nó bắt đầu như thế nào, hệ thống máy móc của nó là gì – đúng chứ? Không à?

Người hỏi: Người ta cảm thấy nó vận hành như thế nào nhưng tôi không thể giải thích được.

KRISHNAMURTI: Người ta cảm thấy nó vận hành như thế nào nhưng người ta không có thể giải thích được. Nhìn, hãy dùng một sự việc rất đơn giản, thưa bạn. Tôi hỏi bạn tên bạn là gì. Bạn nghe những từ ngữ và sau đó điều gì xảy ra?

Người hỏi: Thật ra bạn chỉ trả lời.
(Nhiều lời bình phẩm khác – không nghe rõ.)

KRISHNAMURTI: Bạn trả lời, phải không? Nói tên của bạn là như thế và như thế. Điều gì đã xảy ra ở đó?

Người hỏi: Tôi dựa dẫm vào ký ức của tôi và ký ức của tôi đáp lại.

KRISHNAMURTI: Điều đó đúng, thưa bạn, đó là tất cả. Cái câu hỏi – đối với câu hỏi đó ký ức của bạn đáp lại và trả lời – đúng không? Bây giờ tôi hỏi bạn – suy nghĩ là gì? – và tại sao ký ức của bạn không đáp lại?

Người hỏi: Bởi vì . . . (không nghe rõ).

KRISHNAMURTI: Nó có lẽ, thưa bạn, hãy tìm hiểu nó, hãy tìm ra – tại sao bạn không trả lời suy nghĩ là gì? Dù bạn biết hay bạn không biết. Nếu bạn biết, bạn sẽ nói, nếu bạn không biết bạn sẽ nói rằng, “Xin lỗi tôi không biết”. Nó là gì vậy?

Người hỏi: Tôi không biết.

KRISHNAMURTI: Quý ông này không biết. Chúng ta đang cố gắng trả lời câu hỏi, “Suy nghĩ rõ ràng là gì?” Trong chừng mực nào đó chúng ta đã hiểu rõ ý nghĩa của những từ ngữ tánh minh bạch, trạng thái rõ ràng, không còn ngờ vực. Và chúng ta đang phát giác rằng khá khó khăn để tìm ra suy nghĩ là gì. Chúng ta nói nó là sự đáp lại của ký ức với một thách thức – đúng không? Và đáp lại đó đến từ những ký ức, hiểu biết, trải nghiệm được tích lũy. Điều này rất đơn giản, thưa bạn. Bạn học một ngôn ngữ sau khi đã nghe nó từ thời niên thiếu, bạn có thể lặp lại nó bởi vì bạn đã lưu trữ những từ ngữ, ý nghĩa của từ ngữ đó, từ ngữ đó liên hệ đến sự việc và vân vân, và bạn có thể nói được bởi vì bạn đã lưu trữ từ vựng, những từ ngữ, cấu trúc và vân vân. Ký ức đáp lại và sự đáp lại của ký ức là suy nghĩ. Bây giờ nguồn gốc của suy nghĩ, bắt đầu của suy nghĩ là gì? Chúng ta biết rằng sau khi tích lũy ký ức, chúng ta đáp lại và sự đáp lại là suy nghĩ. Bây giờ tôi cũng muốn tìm ra – đó là, với mục đích để tìm ra suy nghĩ rõ ràng là gì – tôi muốn tìm ra sự bắt đầu của ký ức là gì? Điều đó khó khăn quá hay không, trừu tượng quá hay không?

Người hỏi: Nó là tình trạng bị quy định của chúng ta.

KRISHNAMURTI: Không, tôi e rằng tôi đang trình bày quá nhanh. Xin lỗi. Được rồi, thưa các bạn. Tôi sẽ không tìm hiểu nó. Suy nghĩ là gì – chúng ta biết ngay bây giờ đây! Vậy là khi bạn đáp lại, khi tư tưởng là sự đáp lại của ký ức và ký ức là quá khứ (trải nghiệm, hiểu biết, truyền thống được tích lũy, và vân vân) đáp lại đó là điều gì mà chúng ta gọi là suy nghĩ, dù nó hợp lý, không hợp lý, cân bằng, không cân bằng, sáng suốt, lành mạnh, nó vẫn còn là suy nghĩ. Bây giờ làm ơn theo sát điều kế tiếp, suy nghĩ có thể được rõ ràng hay không?

Người hỏi: Không, nó luôn luôn bị quy định.

KRISHNAMURTI: Không, làm ơn hãy tìm cho ra. Suy nghĩ có thể được rõ ràng hay không?

Người hỏi: (Không nghe rõ)

KRISHNAMURTI: Bạn thấy rằng bạn chỉ đang giả thuyết. Bạn sống dựa vào sự trừu tượng và đó là lý do tại sao bạn không thể thực tế được. Bạn sống dựa vào những khái niệm, những ý tưởng, những lý thuyết và khi bạn chuyển động khỏi lãnh vực đó bạn hoàn toàn bị mất phương hướng: khi bạn phải trả lời một điều gì đó trực tiếp, của chính bạn, bạn bị rối loạn. Chúng ta đã hỏi, “Liệu suy nghĩ, mà là kết quả của ký ức (ký ức luôn luôn là quá khứ, không có ký ức đang sống) liệu suy nghĩ, mà là của quá khứ, có thể được rõ ràng hay không?” Đây là một câu hỏi rất lý thú, thưa các bạn. Quá khứ có thể sinh ra hành động rõ ràng hay không? Bởi vì hành động là suy nghĩ – đúng chứ?

Người hỏi: Vâng, đó là một sự thật.

KRISHNAMURTI: Thưa các bạn, chúng ta đã hiểu rõ câu hỏi hay chưa? Trong chừng mực nào đó chúng ta đã phân tích từ ngữ “rõ ràng”, và trong chừng mực nào đó chúng ta đã phân tích suy nghĩ là gì? Vì vậy việc kế tiếp chúng ta đang hỏi là, liệu quá khứ có thể (mà là kết quả của một quá khứ lâu dài, mà không là đang sống, và vì vậy luôn luôn cũ kỹ) liệu sự việc cũ kỹ đó, quá khứ, có thể được rõ ràng hay không? Bạn hiểu chứ, thưa bạn? Nếu tôi làm bất kỳ điều gì từ truyền thống, (mà là quá khứ, dù cao quí, đê tiện, hay ngu xuẩn đến chừng nào) – nếu tôi làm bất kỳ điều gì từ truyền thống, hành động đó có thể được rõ ràng hay không?

Người hỏi: Nó không thể bởi vì ký ức và truyền thống lệ thuộc vào quá khứ . . .

KRISHNAMURTI: Tôi đang hỏi, thưa bạn, liệu hành động được sinh ra từ quá khứ, việc đang làm, mà luôn ở trong hiện tại, việc đang làm, không phải “đã làm” hay “tôi sẽ làm”, nhưng việc đang làm thực sự – nó có thể được rõ ràng hay không.

Người hỏi: Từ ngữ hành động và từ ngữ rõ ràng không liên quan gì với nhau. “Rõ ràng” ứng dụng vào thấy mọi thứ.

KRISHNAMURTI: Được rồi. Liệu hành động đó có thể được trong sáng, mới mẻ, trực tiếp, trực tiếp như khi bạn gặp ngọn lửa và bạn tránh ngay. Vì vậy tôi đang hỏi, “Khi chúng ta sống và vận hành trong hình bóng của quá khứ, liệu có bất kỳ sự rõ ràng nào hay không?” Hãy bỏ cái hành động đi bởi vì điều đó gây bối rối cho bạn – tôi biết tại sao nó gây bối rối cho bạn – bởi vì bạn không bao giờ quen thuộc với hành động, bạn quen thuộc với suy nghĩ thuộc khái niệm. Và khi bạn bị đối diện với hành động, bạn bị rối loạn, bởi vì cuộc sống của bạn bị rối loạn, và đó là công việc của bạn.
Vì vậy, khi bạn hành động từ quá khứ, từ truyền thống, liệu nó là hành động, nó là cái gì đó đang sống?

Người hỏi: Tại sao phải có bất kỳ sự khác biệt nào giữa rõ ràng và hành động?

KRISHNAMURTI: Ồ! Chúng ta có thể bàn luận luận điều này đến khi nào chán nản. Nhưng tôi chỉ đang hỏi, thưa bạn. Tất cả các bạn đều chất đầy truyền thống, phải vậy không? – những người theo chủ nghĩa truyền thống. Bạn nói điều này hay điều kia là thiêng liêng, hay lặp lại một sloka nào đó, hay, nếu bạn không làm bất kỳ điều gì như thế, bạn có truyền thống riêng của bạn, trải nghiệm riêng của bạn, mà bạn liên tục lặp lại. Bây giờ sự lặp lại này có tạo ra hiểu rõ, minh bạch, trong sáng, mới mẻ hay không?

Người hỏi: Nó là một trợ giúp cho sự hiểu rõ hoàn cảnh hiện tại.
KRISHNAMURTI: Quá khứ là một trợ giúp cho sự hiểu rõ hiện tại hay sao?

Người hỏi: Những sự việc tách rời.

KRISHNAMURTI: Hãy chờ tí thưa bạn, hãy chờ tí thưa bạn. Hãy quan sát nó. Quá khứ giúp đỡ bạn hiểu rõ hiện tại hay sao?

Người hỏi: Quá khứ là . . .
KRISHNAMURTI: Chỉ lắng nghe, thưa bạn, điều gì bà ấy đã nói. Bạn có hàng ngàn và hàng ngàn cuộc chiến tranh, nó giúp bạn ngăn ngừa tất cả những cuộc chiến tranh phải không? Bạn có sự phân chia giai cấp – người Brahmin hay không-Brahmin và tất cả hận thù liên quan – hiện nay quá khứ giúp bạn được tự do khỏi tất cả mọi giai cấp phải không?

Người hỏi: Nó nên.

KRISHNAMURTI: Nó nên như vậy – vậy thì chúng ta bị lạc lối rồi! Khi bạn nói, “Nó nên” nó là một ý tưởng, nó không là một hành động. Bạn sẽ vẫn còn là người Brahmin, bạn sẽ vẫn còn mê tín, bạn sẽ vẫn còn bạo lực.

Người hỏi: Người ta không muốn được tự do khỏi quá khứ.

KRISHNAMURTI: Không thành vấn đề liệu bạn được tự do hay không – đừng được tự do khỏi nó, hãy sống trong đau khổ của bạn. Nhưng nếu bạn muốn hiểu rõ vấn đề được gọi là suy nghĩ rõ ràng này và vượt khỏi nó, bạn phải đối diện những sự việc nào đó. Nếu bạn nói rằng, “Ồ, tôi không muốn thay đổi những truyền thống của tôi” . . .

Người hỏi: Ông không thể giúp đỡ chúng tôi để ít ra tạo ra một…?

KRISHNAMURTI: Chúng ta đang làm việc đó, thưa bạn, chúng ta đang làm việc đó. Hãy nhìn thưa bạn, nếu quá khứ là một trợ giúp, nếu truyền thống là một trợ giúp, nếu văn hóa là một trợ giúp, để sống ngay lúc này, trọn vẹn, rõ ràng, hạnh phúc, thông minh và nở hoa trong tốt lành, vậy thì có một giá trị – nhưng có không? Bạn, cùng tất cả truyền thống của bạn, có sống hạnh phúc hay không?

Người hỏi: Quá khứ giống như đang quan sát qua một miếng kính bị ám khói.

KRISHNAMURTI: Đúng rồi. Vậy là quá khứ không thực sự giúp đỡ bạn.

Người hỏi: Một chút xíu.

KRISHNAMURTI: Đừng nói “Không”, bởi vì bạn chỉ đang nói về một ý tưởng khác; nếu bạn không làm nó, tự cắt đứt chính bạn khỏi quá khứ, bạn không thể nói, “Vâng, điều đó không tốt”.

Người hỏi: Chúng tôi có cơ hội hiểu rõ ông bởi vì chúng tôi đã lắng nghe ông trong nhiều năm. Một đứa trẻ không có cơ hội như thế.

KRISHNAMURTI: “Chúng tôi có cơ hội hiểu rõ ông bởi vì chúng tôi đã lắng nghe ông trong bốn mươi năm – một đứa trẻ không có cơ hội – và mọi chuyện như thế!” Tại sao bạn bận tâm về việc lắng nghe người nói? Thậm chí trong một ngày hay, tồi tệ hơn, trong suốt bốn mươi năm? Tất cả việc đó là một thảm kịch! Tôi không biết bạn, con người sống ở đâu.
Và vì vậy chúng ta hãy quay lại vấn đề. Khi tôi luôn luôn đang bận tâm đến quá khứ, tôi không thấy bất kỳ điều gì rõ ràng trong hiện tại, chắc chắn như thế. Tôi cần đôi mắt để thấy, nhưng nếu tôi luôn luôn đang bận tâm đến quá khứ, tôi không thể thấy hiện tại. Điều gì tôi cần làm là thấy hiện tại, và tôi không thể thấy hiện tại bởi vì tôi bị chất đầy quá khứ, chất đầy truyền thống của tôi. Truyền thống nói với tôi “Thật khủng khiếp khi có một người vợ đã ly dị”; hay tánh kính trọng của tôi nói với tôi rằng “Con người đó hư đốn lắm bởi vì anh ấy không có đạo đức”, (dù việc đó có nghĩa gì chăng nữa). Tất cả chúng ta làm việc này. Vì vậy điều gì xảy ra cho tình cảm của tôi, cho sự tử tế của tôi với con người đó? Thành kiến của tôi, mà là truyền thống, ngăn cản tôi không tử tế hay thương yêu con người đó?
Quá khứ có lẽ giúp đỡ trong lãnh vực công nghệ, nhưng nó không giúp đỡ trong lãnh vực của sống. Tôi biết hiện nay điều này là lý thuyết, và bạn sẽ lặp lại điều này mãi không chán rồi tưởng rằng bạn đã hiểu rõ nó. Vậy là câu hỏi nảy sinh: vì tư tưởng thuộc quá khứ và tôi phải sống trọn vẹn trong hiện tại để hiểu rõ hiện tại, bằng cách nào quá khứ được xóa sạch và tuy nhiên vẫn hữu dụng? Đó là ý nghĩa của câu hỏi của bạn. Bạn đã hiểu câu hỏi của tôi chứ? Tôi phải sống, phải sống trong thế giới này, và tôi cần hiểu biết công nghệ để đi làm việc – bạn biết tất cả mọi việc được bao hàm trong nó, khoa học, hệ thống văn phòng; đây là trường hợp nếu bạn là một giáo sư hay thậm chí nếu bạn là một lao công. Và tôi cũng thấy – tôi đã hiểu rõ cái gì đó sáng nay – rằng muốn sống trọn vẹn, tổng thể, quá khứ không được chen vào; vậy là tôi tự nói với mình, “Làm sao điều này có thể được? Làm sao tôi có thể sống trong thế giới công nghệ đầy hiệu quả, hợp lý, với càng lúc càng nhiều công nghệ, và tuy nhiên sống ở một mức độ khác, hay thậm chí ở cùng mức độ, mà không có sự can thiệp của quá khứ?” Trong lãnh vực công nghệ tôi phải có quá khứ, trong lãnh vực khác của cuộc sống – không quá khứ. Chúng ta có hiểu được điều này không?

Người hỏi: Vâng, bây giờ chúng tôi có một hiểu rõ.

KRISHNAMURTI: A, tốt! Và tôi tự hỏi mình (đừng cười, thưa bạn) – lúc này tôi tự hỏi mình làm thế nào có thể thực hiện được điều này?

Người hỏi: Sống hai mặt có thể được hay sao?

KRISHNAMURTI: Không, bạn thấy, điều gì bạn đang sống là “sống hai mặt”. Bạn đi đến đền chùa, mặc vào những miếng vải thô, bạn biết cách thực hiện nghi lễ, tiếng reng của những cái chuông và tất cả tiếng leng keng. Và cùng lúc bạn sống tại mức độ công nghệ. Bạn đang sống cuộc sống hai mặt, và bạn nói rằng, “Có thể được hay không?” Dĩ nhiên nó có thể được vì bạn đang sống với nó. Chúng ta đang nói về cuộc sống hai mặt. Hãy tìm hiểu sự phức tạp của vấn đề này, rằng một người phải có hiểu biết công nghệ và rằng phải có sự tự do khỏi hiểu biết, khỏi quá khứ. Bây giờ, làm thế nào điều này có thể xảy ra được? Cuộc sống hai mặt mà bạn đang sống bây giờ đang tồn tại, và vì vậy bạn đang tạo ra một đống hỗn loạn của cuộc sống, bạn đi đến đền chùa và cùng lúc vận hành một cái máy. Bạn mặc vào những miếng vải thô khi này, hay bất kỳ việc gì bạn làm, và đi đến văn phòng khi khác. Đó là một hình thức của không thông minh. Bây giờ, làm thế nào điều này có thể xảy ra được? Bạn đã hiểu rõ câu hỏi của tôi chứ, thưa các bạn? Các bạn bảo cho tôi biết làm thế nào nó có thể được? Các bạn nói nó không là một cuộc sống hai mặt hay sao?

Người hỏi: Sử dụng hiểu biết công nghệ chỉ khi nó cần thiết và không sử dụng trong những hướng khác.

KRISHNAMURTI: Nhưng bạn phải luôn luôn sử dụng hiểu biết như thế – đi đến nơi làm việc, đi đến ngôi nhà của bạn, đi theo con đường, khi bạn nhìn một cái cây, khi bạn thực hiện những công việc văn phòng, và vân vân; quá trình thuộc trí năng luôn luôn đang vận hành. Người ta không thấy điều này. Bạn không thể tách rời nó, đúng không? Hãy tìm hiểu chầm chậm, hãy tìm hiểu chầm chậm. Bạn không thể phân chia sống thành cuộc sống công nghệ và cuộc sống không-công nghệ. Đó là điều gì bạn đã làm và vì vậy bạn đang sống một cuộc sống hai mặt. Vậy là chúng ta đang hỏi, “Liệu có thể sống trọn vẹn đến mức độ bộ phận được bao gồm trong tổng thể hay không? Đúng chứ? Bạn đang nắm được điều này chứ? Hiện nay chúng ta sống cuộc sống hai mặt, bộ phận, chúng ta giữ nó tách rời, đi đến văn phòng, học một công nghệ, tất cả việc đó, và đi đến nhà thờ hay đền chùa và rung những cái chuông. Vì vậy bạn đã phân chia sống và vì vậy có xung đột trong sống của bạn giữa bộ phận và tổng thể. Và chúng ta đang yêu cầu một sự việc hoàn toàn khác hẳn, sống để cho không còn phân chia nào cả. Tôi không biết liệu bạn có thấy điều này?

Người hỏi: Ông muốn chúng tôi . . .

KRISHNAMURTI: Không, không, tôi không muốn bạn làm bất kỳ việc gì cả.

Người hỏi: (Không nghe rõ)

KRISHNAMURTI: Ồ không, thưa bạn. Bạn không đang gặp gỡ câu hỏi này – làm ơn hiểu rõ điều gì người nói đang cố gắng chuyển tải. Đừng quay lại điều gì đó ông ta đã nói về ký ức tâm lý và những sự việc như thế. Đó là một bộ của những từ ngữ mà bạn đã học hỏi. Hãy tìm ra điều gì người nói đang cố gắng giải thích ngay lúc này. Liệu tôi có thể sống một cuộc sống trong đó không có phân chia gì cả (ái ân, Chúa, công nghệ, tức giận) – bạn theo kịp không? Một cuộc sống trong đó không phân chia, không những mảnh vỡ?

Người hỏi: Khoảnh khắc có một kết thúc đến những sự việc này...

KRISHNAMURTI: Thưa bạn – làm ơn thưa bạn, đừng chỉ tuôn ra những từ ngữ. Bây giờ hãy tiếp tục: Làm thế nào tôi, mà sống trong những mảnh vỡ, nhiều mảnh vỡ chứ không chỉ là hai (toàn cuộc sống của tôi như tôi sống hiện nay là sự tồn tại theo mảnh vỡ, mà là kết quả của quá khứ, mà là kết quả của câu nói của tôi, “Điều này đúng, điều kia sai”, “Đây là thiêng liêng, đó không là thiêng liêng” hay “Công nghệ và tất cả mọi chuyện như thế không đặt thành vấn đề, người ta phải kiếm sống, nhưng đi đến một đền chùa nào đó lại quan trọng vô cùng”) – làm thế nào tôi có thể sống không còn phân chia? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi chứ, thưa bạn, ngay lúc này?
Làm thế nào? (Không phải “theo phương pháp gì”, bởi vì khoảnh khắc bạn đưa ra một phương pháp bạn đã giới thiệu sự phân chia). “Làm thế nào tôi sẽ thực hiện được nó?” là câu hỏi, nhưng ngay lập tức bạn nói rằng, “Hãy chỉ cho tôi phương pháp” và “phương pháp” có nghĩa rằng: một phương pháp bạn luyện tập bị phản kháng với cái gì khác và vì vậy toàn sự việc này lại quay về nơi chúng ta đã bắt đầu. Vì vậy không có phương pháp. Nhưng câu hỏi “Làm thế nào” chỉ là đang hỏi, đang tìm ra, không phải đang tìm kiếm một phương pháp. Bây giờ, làm thế nào sống đến độ không còn phân chia gì cả? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi không, thưa bạn? Điều đó có nghĩa không phân chia gì cả ở bất kỳ mức độ nào của thân tâm của tôi, của sự tồn tại của tôi.

Người hỏi: Thân tâm là gì, thưa Ông?

KRISHNAMURTI: Thân tâm là gì à? – tôi xin lỗi chúng ta không đang bàn luận điều đó, thưa bạn. Bạn thấy rằng thậm chí bạn chẳng chú ý gì cả. Bạn nhặt ra một từ ngữ như “thân tâm” hay một cụm từ như “mục đích của sống là gì”, và thế là bạn trôi giạt theo từ ngữ đó. Nhưng đó không là điều gì chúng ta đang nói. Hãy nhìn kìa, thưa bạn, làm thế nào tôi sống để cho không có sự phân chia gì cả? Tôi không nói rằng, “Ồ, tôi sẽ tham thiền” – mà trở thành một phân chia khác, hay “Tôi không được tức giận”, “tôi phải là cái này hay cái kia”; tất cả những câu nói này đều bao hàm sự phân chia. Liệu tôi có thể sống không còn bất kỳ mảnh vỡ nào, không bị xé rời ra? Đúng chứ, thưa bạn? Bạn đã hiểu rõ câu hỏi chưa?
Bây giờ, ai sẽ trả lời cho bạn? Bạn sẽ quay lại với ký ức à? Điều gì kinh Gita đã nói, điều gì kinh Upanishads đã nói, điều gì Freud đã nói, hay người nào khác đã nói? Nếu bạn quay trở lại và cố gắng tìm ra điều gì họ đã nói về cách sống không phân chia, vậy thì việc đó sẽ là một phân chia khác, phải không?

Người hỏi: Tại sao lại quan trọng khi con người không tìm kiếm sự trợ giúp của những thứ như thế?

KRISHNAMURTI: Nếu bạn không tìm kiếm sự trợ giúp của những thứ như thế, vậy thì bạn ở đâu? Làm thế nào bạn tìm ra được điều này? Làm thế nào bạn tìm ra phương cách sống đến độ không còn phân chia gì cả? Ồ, thưa các bạn, các bạn không thấy được vẻ đẹp của việc này.

Người hỏi: Bằng sự hòa nhập.

KRISHNAMURTI: Tôi đã biết bạn đưa ra câu trả lời đó. (Tiếng cười) Người hỏi nói rằng, “Bằng sự hòa nhập” – hòa nhập cùng cái gì? Hòa nhập cùng tất cả những mảnh vỡ? Hay xếp đặt tất cả những mảnh vỡ lại cùng nhau? Và cái thực thể mà đang xếp đặt tất cả những mảnh vỡ lại cùng nhau là ai? Nó là Đại ngã hay Vũ trụ hay Thượng đế hay Linh hồn hay Jesus Christ hay Krishna? Tất cả điều đó là phân chia – bạn theo kịp không? Vì vậy bạn có thách thức này, và làm thế nào bạn đáp lại nó, đó là quan trọng nhất – bạn hiểu rõ không? Bạn bị thách thức, làm thế nào bạn đáp lại nó?

Người hỏi: Bạn vận dụng nó trong cuộc sống để cho bạn trở nên hòa hợp.

KRISHNAMURTI: A, đáng yêu thật! Khi nào? (Tiếng cười).

Người hỏi: Mỗi ngày.

KRISHNAMURTI: Không có ngày, mỗi ngày.

Người hỏi: Mỗi buổi sáng.

KRISHNAMURTI: Bây giờ, hãy thấy điều gì bạn đang làm. Bạn chỉ đang điều chỉnh chính bạn đến thách thức đó. Bạn không đang trả lời nó. (Tiếng cười) Bạn đáp lại điều này như thế nào, thưa bạn?

Người hỏi: Nó không là vấn đề của đáp lại gì cả bởi vì chúng tôi đang cố gắng gặp gỡ ông bằng từ ngữ.

KRISHNAMURTI: Hãy tìm ra, thưa bạn, bạn đang làm gì. Hãy tìm ra. Đây là một thách thức và bạn không thể quay lại bất kỳ quyển sách nào – đúng không? Bạn không thể quay lại cái uy quyền của bạn, kinh Gita và tất cả rác rưởi đó. Vì vậy bạn sẽ làm gì đây? Bạn thấy rằng tôi có thể tiếp tục giải thích, thưa bạn, nhưng bạn sẽ chỉ chấp nhận nó, vì bạn đã chấp nhận quá nhiều sự việc, và tiếp tục. Vì vậy chúng ta hãy quan sát nó.
Đây là một thách thức mới. Thách thức là tôi đã sống trong những mảnh vỡ suốt cuộc đời tôi (quá khứ, hiện tại và tương lai, Chúa và quỉ dữ, xấu xa và tốt lành, hạnh phúc và không hạnh phúc, tham vọng và không tham vọng, bạo lực và không-bạo lực, thù hận, tình yêu và ganh tị) đây là tất cả những mảnh vỡ; tất cả sống của tôi, tôi đã sống theo lối đó.

Người hỏi: (Không nghe rõ)

KRISHNAMURTI: Chúng ta đã trải qua tất cả việc đó, thưa bạn. Hãy dành cho người nói hai phút nữa, bạn sẽ vui lòng chứ?
Bây giờ câu trả lời là gì? Tôi đã sống một cuộc sống phân chia, hủy hoại, vỡ vụn và bây giờ tôi phải sống – bây giờ thách thức được đưa ra cho tôi là: “Làm thế nào tôi có thể sống mà không còn bất kỳ phân chia nào?” Đó là thách thức của tôi. Bây giờ làm thế nào tôi đáp lại nó? Tôi đáp lại nó bằng cách nói rằng, “Tôi thực sự không biết” – đúng chứ? Tôi thực sự không biết. Tôi không giả vờ biết. Tôi không giả vờ nói “Vâng, đây là câu trả lời”. Khi một thách thức được đưa ra cho bạn, một thách thức mới, đáp lại theo bản năng – tôi không có ý nói bản năng – sự đáp lại đúng đắn là khiêm tốn: “Tôi không biết.” Đúng chứ? Nhưng bạn không nói điều đó. Bạn không thể chân thật nói rằng bạn không biết? Bạn có thể, tốt. Vậy thì bạn có ý gì qua cảm giác đó, “Tôi không biết”?

Người hỏi: (Nghe không rõ)

KRISHNAMURTI: Đừng trả lời nó vội quá, hãy tìm ra. Hãy sử dụng những tế bào não của bạn.

Người hỏi: Sự công nhận sự kiện, thưa ông.

KRISHNAMURTI: Tôi đã công nhận sự kiện, nếu không thậm chí tôi sẽ không trả lời nó.

Người hỏi: Tôi không có phương tiện để tìm ra. Tôi không biết và tôi không biết phương tiện để tìm ra.

KRISHNAMURTI: Bây giờ hãy đợi. Tôi không biết – đúng chứ? Lúc này trạng thái của cái trí là gì – làm ơn theo sát nó, lắng nghe thật yên lặng – trạng thái của cái trí mà nói “tôi thực sự không biết là gì”?
Người hỏi: Không có . . . ?

KRISHNAMURTI: Ồ, Chúng ta đó kìa! Các bạn, con người quá khờ khạo.

Người hỏi: Tôi không biết.
(Những lời bình phẩm khác – không nghe rõ)

KRISHNAMURTI: Ồ, các bạn quá thiếu chín chắn, giống như trẻ em trong lớp học! Đây là một câu hỏi rất nghiêm túc mà chúng ta đang đặt ra và bạn chỉ tuôn ra nhiều từ ngữ, thậm chí các bạn không có sự khiêm tốn để lắng nghe và tìm ra cho chính mình.

Người hỏi: Nó không dễ dàng, tôi không biết.

KRISHNAMURTI: Khi chúng ta nói, khi bạn nói, khi người đàn ông đó vừa nói lúc nãy, anh ấy không biết, trạng thái của cái trí là gì mà đã trả lời “Tôi không biết”?

Người hỏi: Đang chờ đợi.

KRISHNAMURTI: Bạn đang chờ đợi à – thưa bạn, bạn bao nhiêu tuổi rồi?

Người hỏi: (Không nghe rõ)

KRISHNAMURTI: Ồ, thưa bạn. Khi tôi nói “Tôi không biết”, tôi thực sự không biết. Nhưng có phải tôi đang chờ đợi để tìm ra, hay mong đợi một ai đó nói cho tôi biết – đúng chứ? Tôi đang chờ đợi. Vì vậy khi tôi nói “Tôi không biết”, nó không là một sự kiện thực sự rằng tôi không biết, bởi vì tôi hy vọng một ai đó bảo cho tôi biết, hay tôi sẽ tìm ra. Bạn có theo sát điều này không? Đúng chứ. Vậy thì bạn đang chờ đợi, phải không? Tại sao bạn đang chờ đợi? Ai sẽ bảo cho bạn? Ký ức của bạn phải không? Nếu ký ức của bạn sẽ bảo cho bạn, bạn quay lại trong cái khe rãnh cũ kỹ. Vậy là bạn đang chờ đợi cái gì? Vậy là bạn nói rằng “Tôi sẽ không chờ đợi” – bạn theo kịp không thưa bạn? – không có chờ đợi. Không “trong khi chờ đợi” – bạn theo sát điều này chứ? Tôi không hiểu liệu bạn có theo sát không. Vì vậy khi bạn nói rằng “Tôi không biết”, nó có nghĩa là không một ai biết – đúng chứ? Bởi vì nếu bất kỳ ai bảo cho tôi, anh ấy sẽ bảo cho tôi từ sự phân chia – không à? Vì vậy tôi không biết, vì vậy không có đang chờ đợi, không có câu trả lời – đúng chứ? Vì vậy tôi không biết. Vậy thì tôi tìm ra cái gì là trạng thái của cái trí mà nói rằng “Tôi không biết” – bạn đang theo sát nó chứ? Nó không đang chờ, không đang mong đợi một câu trả lời, không đang hướng về một ký ức, một uy quyền nào đó, nó ngừng lại – tất cả việc đó đã kết thúc. Đúng chứ? Vì vậy cái trí – hãy theo sát điều này từng bước một – vì vậy cái trí yên lặng trong sự đối diện một thách thức mới. Nó yên lặng bởi vì nó không thể đáp lại thách thức mới. Tôi không biết liệu bạn có đang gặp gỡ điểm này không; đúng chứ, thưa các bạn? (Không. Không. Bạn không hiểu à?)
Bạn biết rằng khi bạn thấy một hòn núi tuyệt vời, vẻ đẹp, chiều cao của nó, sự cao quí, sự tinh khiết của nó, nó bắt buộc bạn yên lặng, phải bặt tăm không? – điều này có lẽ kéo dài một giây nhưng vẻ đẹp hùng vĩ của nó làm cho bạn bặt tăm. Và một giây sau tất cả phản ứng bắt đầu. Bây giờ nếu bạn thấy sự thách thức trong cùng cách như vậy – nhưng bạn không thấy bởi vì cái trí của bạn đang huyên thuyên – vì vậy bạn không thấy được sự quan trọng hay vô hạn của câu hỏi này, đó là: liệu tôi có thể sống (sống có nghĩa ngay lúc này, không phải ngày mai hay ngày hôm qua, hay một giây sau, hay một giây trước) liệu tôi có thể sống mà không có phân chia hay không? Nó là một câu hỏi vô hạn – đúng chứ? Tại sao bạn không yên lặng?
Người hỏi: Bởi vì tôi muốn sống không phân chia.

KRISHNAMURTI: À – mà có nghĩa gì?

Người hỏi: Tôi muốn thoát khỏi nó.

KRISHNAMURTI: Mà có nghĩa gì? Hãy tìm hiểu nó. Bạn không thấy được sự vô hạn của câu hỏi. Tất cả mọi điều mà bạn muốn làm là vào một trạng thái khác, vì vậy bạn không thấy được mấu chốt của câu hỏi. Tại sao bạn không? Bám theo nó đi. Bạn có thấy nó, khi bạn thấy hòn núi tuyệt vời, lấp lánh tuyết trong bầu trời xanh trong sáng cùng những cái bóng sâu, to lớn, và sự tĩnh lặng tuyệt đối. Tại sao bạn không thấy điều này trong cùng cách như vậy? Bởi vì bạn muốn sống trong lối cũ kỹ. Bạn không quan tâm đến việc thấy trọn vẹn ý nghĩa của câu hỏi đó, nhưng bạn lại nói, “Vì Chúa hãy mau lẹ bảo cho tôi làm thế nào đến được đó”.

Người hỏi: Tôi đang tìm kiếm giải pháp làm thế nào đến được đó rồi.

KRISHNAMURTI: Điều đó đúng. Vì vậy bạn càng quan tâm với giải pháp hơn là với câu hỏi. Mà có nghĩa gì?

Người hỏi: Tôi sẽ không nhận được nó.

KRISHNAMURTI: Không. Mà có nghĩa gì? Hãy thấy nó, thấy nó, đừng trả lời vội – mà có nghĩa gì?

Người hỏi: (Không nghe rõ)

KRISHNAMURTI: Không, thưa bà, hãy bám chặt nó.

Người hỏi: (Không nghe rõ)
KRISHNAMURTI: Bạn đã hiểu câu hỏi chưa? Bạn không thấy được sự vô hạn của câu hỏi này bởi vì bạn muốn đạt được nó, đến được nó, bạn quá tham lam. Vì vậy sự tham lam của bạn ngăn cản bạn không thấy được sự vô hạn của nó. Vì vậy điều gì là quan trọng? (Hãy theo sát nó từng bước một.) Không phải sự vô hạn nhưng sự tham lam của bạn. Tại sao bạn tham lam – về điều gì đó mà bạn không hiểu gì cả? (Thưa bạn, nếu bạn không phiền, sự theo đuổi của tôi giống như theo đuổi điều gì người con gái của bạn nói?)

Người hỏi: Sự thỏa mãn!

KRISHNAMURTI: Bây giờ, hãy thấy tại sao. Tại sao bạn tham lam, khi thậm chí bạn không hiểu rõ điều gì được bao hàm trong nó? Vì vậy bạn nói, “ Tôi ngu xuẩn làm sao khi tham lam cái gì đó mà tôi không biết nó có nghĩa gì” – đúng không? Vì vậy điều gì tôi phải làm là không, không tham lam nhưng tìm ra những hàm ý, vẻ đẹp, sự thật, mỹ miều của sự việc đó. Tại sao bạn không làm điều đó, thay vì nói rằng “Tôi phải đạt được nó”?
Vì vậy bạn đáp lại một câu hỏi mới, một thách thức mới, luôn luôn từ cái cũ kỹ. Tham lam là từ cái cũ kỹ. Vì vậy liệu không thể cắt đứt trọn vẹn quá khứ hay sao? Bạn hiểu rõ chứ? Chính quá khứ mà gây tách rời, mà tạo ra sự phân chia, làm vỡ vụn cuộc sống. Vì vậy câu hỏi của tôi là: liệu có thể được tự do trọn vẹn khỏi quá khứ, để cho tôi có thể sống một cách công nghệ hay không? Tôi không biết liệu bạn có theo sát được việc này không? Liệu tôi có thể được tự do khỏi quá khứ, liệu tôi có thể được tự do khỏi là một người Ấn độ giáo, người Phật giáo, người Hồi giáo, người Thiên chúa giáo, hay bất kỳ điều gì khác? Không phải là “liệu tôi có thể”; tôi phải như vậy. Thật ngu xuẩn cho tôi khi lệ thuộc vào bất kỳ giai cấp nào, bất kỳ tôn giáo nào, bất kỳ phe nhóm nào. Nó đi khỏi rồi. Không có thời gian để suy nghĩ về nó như bạn đã gợi ý. Nó đã đi mất rồi – bạn theo kịp không? Vậy là liệu có thể cắt đứt trọn vẹn khỏi quá khứ; nếu bạn có thể thực hiện được điều đó trong một phương hướng bạn có thể thực hiện nó tổng thể. Đúng chứ? (Ồ, không, bạn không thấy.)
Liệu bạn có thể, từ khoảnh khắc này, được tự do trọn vẹn khỏi quốc tịch của bạn, truyền thống của bạn, văn hóa của bạn, quá khứ của bạn hay không? Nếu bạn không thể, bạn sống trong phân chia, và thế là mãi mãi cuộc sống trở thành một bãi chiến trường. Và không ai sẽ giúp đỡ bạn trong việc này. Không vị đạo sư, không người Cộng sản, không bất kỳ ai sẽ giúp đỡ bạn làm nó. Và trong tâm điểm của những quả tim của các bạn, các bạn biết điều này rất rõ. Ồ, thưa các bạn? Vì vậy tư tưởng luôn luôn cũ kỹ – đúng không? Hãy khám phá điều này cho chính mình, đừng lặp lại theo tôi – hãy tự khám phá nó. Và bạn thấy rằng bạn đã khám phá ra một sự việc lạ lùng như thế nào. Vậy là nếu bạn khám phá ra điều này – rằng tư tưởng thực sự là cũ kỹ – vậy là tất cả quá khứ – những Shankara, những Buddha, Christ, toàn bộ quá khứ đều biến mất. Không à? Nhưng bạn không khám phá nó mà. Bạn sẽ không cố gắng khám phá nó; bạn không muốn khám phá nó.

Người hỏi: Không thưa ông, có sự sợ hãi của bị lạc lối.

KRISHNAMURTI: Ồ, bị lạc lối, dù sao chăng nữa bạn cũng bị lạc lối rồi!

Người hỏi: Không bị lạc lối hoàn toàn.

KRISHNAMURTI: Nhưng bạn đã bị lạc lối, thưa các bạn. Bạn đang nói gì vậy? Bạn đã bị lạc lối quá rõ ràng. Chỉ một con người bị lạc lối mới mãi mãi ở trong xung đột. Bạn bị lạc lối nhưng bạn không công nhận rằng bạn bị lạc lối. Vì vậy tư tưởng luôn luôn cũ kỹ; vậy thì, nó là gì – điều đó quá khó khăn để tìm hiểu lúc này – tôi chỉ đặt nó ra trước cho bạn và các bạn sẽ thấy cho chính các bạn – vậy thì cái gì mà thấy điều gì đó mới mẻ? Các bạn hiểu không, thưa các bạn? Tư tưởng luôn luôn cũ kỹ – hãy theo sát điều này cẩn thận – khi Adi Shankara, con chim cổ xưa đó, đã nói một điều gì đó, tư tưởng của ông ấy đã cũ kỹ rồi – bạn hiểu rõ chứ? Vì vậy điều gì ông ấy đã nói đã không bao giờ mới mẻ, trong hệ thống từ ngữ được sáng chế riêng của ông ấy, ông ấy đã lặp lại điều gì đó mà ông ấy đã nghe lúc trước, rồi bạn nhai lại những tư tưởng của ông ấy. Vì vậy tư tưởng không bao giờ mới mẻ và có thể không bao giờ mới mẻ, và đang sống lúc này, hàng ngày, là cái gì đó hiện tại năng động; nó luôn luôn năng động, trong hiện tại. Vì vậy khi bạn cố gắng hiểu rõ hoạt động trong hiện tại, bằng quá khứ, mà là tư tưởng, vậy thì bạn không hiểu gì cả; vậy thì có sự phân chia, và cuộc sống trở thành một xung đột. Vì vậy liệu bạn có thể sống trọn vẹn đến độ chỉ có hiện tại năng động ngay lúc này hay không? Và bạn không thể sống theo lối đó nếu bạn không hiểu rõ và do đó tự cắt đứt trọn vẹn chính bạn khỏi quá khứ, bởi vì chính bạn là quá khứ. Bạn thấy rằng, bất hạnh thay bạn sẽ tiếp tục chỉ lắng nghe – nếu tôi tình cờ đến đây năm tới bạn sẽ lặp lại cùng một mớ từ ngữ cũ kỹ.

Người hỏi: Thưa ông, nếu chúng ta không ở trong quá khứ, nhưng ở trong hiện tại, việc đó cũng không trở thành quá khứ và tương lai – làm thế nào chúng ta biết rằng chúng ta đúng?

KRISHNAMURTI: Bạn không phải chắc chắn rằng bạn đúng – sai lầm! Tại sao bạn lại sợ hãi về đúng hay sai? Nhưng câu hỏi của bạn không có giá trị gì cả bởi vì bạn chỉ đang nói chuyện, bạn chỉ đang lý thuyết hóa. Bạn đang nói, “Nếu điều này xảy ra, điều kia sẽ xảy ra”. Nhưng nếu bạn đưa nó vào hành động, lúc đó bạn sẽ biết rằng không có sự việc như là “đi lạc lối”.

Người hỏi: Thưa ông, khi chúng ta trở về nhà chúng ta thấy con cái của chúng ta và cái quá khứ chen vào.

Người hỏi: Shankara có lẽ không còn nữa.

KRISHNAMURTI: Tôi hy vọng điều đó đã qua rồi. Shankara có lẽ không còn hiện diện nhưng những đứa trẻ vẫn còn. (Tiếng cười) Những đứa trẻ là quá khứ hay sao? Các em là quá khứ trong một ý nghĩa. Và bởi vì các em là những con người đang sống, liệu bạn có thể giáo dục các em sống trọn vẹn, trong cách chúng ta đang nói không?

Người hỏi: Được thôi thưa ông, ông đã trả lời nó, xin lỗi.

KRISHNAMURTI: Điều đó có nghĩa rằng tôi phải giúp chúng thông minh, tôi phải giúp chúng nhạy cảm, bởi vì tánh nhạy cảm, tánh nhạy cảm cao độ là thông minh cực kỳ. Vì vậy nếu không có những trường học quanh bạn, bạn phải giúp đỡ các em ở nhà để nhạy cảm, để nhìn ngắm cây cối, nhìn ngắm những bông hoa, lắng nghe chim chóc, trồng một cái cây nếu bạn có một cái vườn nhỏ – hay nếu bạn không có vườn, hãy trồng một cái cây trong chậu và nhìn ngắm nó, ấp ủ nó, tưới nước nó, không xé những chiếc lá của nó. Và bởi vì những trường học không muốn các em được nhạy cảm, được giáo dục, được thông minh (những trường học chỉ tồn tại để đậu những kỳ thi và kiếm được một việc làm) bạn phải giúp đỡ các em ở nhà, giúp đỡ các em bàn luận cùng bạn, tại sao bạn đến một đền chùa, tại sao bạn thực hiện nghi lễ này, tại sao bạn đọc kinh Bible, kinh Gita – bạn theo kịp không? – để cho các em luôn luôn đang bày tỏ sự nghi ngờ về bạn, để cho bạn hay bất kỳ người nào khác không trở thành một uy quyền. Nhưng tôi sợ rằng bạn sẽ không làm bất kỳ việc này bởi vì khí hậu, lương thực, truyền thống quá đè nặng bạn, vì vậy bạn luồn lách đi và sống một cuộc sống xấu xa khủng khiếp. Nhưng tôi nghĩ, nếu bạn có năng lượng, động cơ, đam mê, đó là cách duy nhất để sống.

MADRAS
Ngày 12 tháng giêng năm 1968

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 21512)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
18/05/2011(Xem: 6647)
From the 6th to 16th of June 2007, His Holiness the Dalai Lama will visit Australia. This is his fifth trip here to teach the Buddha-Dharma. Everyone here is anxiously waiting for His arrival. His first four visits occurred in 1982, 1992, 1996 and 2002. In 2002, there were approximately 110,000 people (from cities like Geelong, Melbourne, Sydney and Canberra) who came to listen to his preaching, in order to change and develop their spiritual lives. It can be said that His Holiness the Dalai Lama is the greatest Buddhist preacher in the modern age and has written many books on Buddhism, These have attracted many western readers to read about Buddhism.
12/05/2011(Xem: 6941)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/05/2011(Xem: 5313)
Trong cuộc sống thường nhật của con người, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng trọng yếu. Không có ngôn ngữ con người không thể diễn đạt được bất cứ điều gì, từ những cảm quan thường nghiệm đến những tư duy siêu việt.
25/04/2011(Xem: 12492)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
20/03/2011(Xem: 4942)
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề. Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục, v.v.?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hoà mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên. Như vậy người huynh đệ tự hỏi: chánh kiến là hành thiện, hay không thiện, không ác?Và đi xa hơn một chút, thế nào là định nghĩa đúng của chữ hành thiện (vì có rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm: biết bao nhiêu kẻ quá khích lại tưởng mình hành thiện)? Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.
06/03/2011(Xem: 10876)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩa và nguyên nhân của sự đau khổ...
29/01/2011(Xem: 11160)
Cảm xúc, trong tâm lý nhà Phật gọi là Vedana. Theo chữHán, chúng ta có thể dịch Vedana theo nghĩa như chữ “thọ”, có bản dịch là chữ “giác”, tức cảm giác. Còn trong tiếng Việt, Vedana, có ba nghĩa để dùng là cảm thọ, cảm giác và cảm xúc.
17/01/2011(Xem: 6122)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
16/01/2011(Xem: 7162)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]