Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Saanen, 18 tháng bảy 1978

10/07/201114:34(Xem: 3151)
14. Saanen, 18 tháng bảy 1978

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

Saanen, 18 tháng bảy 1978

Làm ơn, chúng ta đang tìm hiểu điều gì đó mà có lẽ khá khó khăn. Tôi không biết nó sẽ dẫn dắt chúng ta đến đâu. Nó có lẽ trở nên hơi hơi phức tạp, vì vậy làm ơn hãy chú ý thêm chút nữa.

Bạn biết, khi bạn có một em bé, bạn lắng nghe những tiếng khóc của em, bạn lắng nghe những từ ngữ của em, tiếng u ơ của em. Bạn quá lo lắng đến độ bạn phải lắng nghe; bạn có lẽ thiếp ngủ, nhưng khoảnh khắc em bé òa khóc bạn liền thức dậy. Bạn luôn luôn chú ý bởi vì em bé là của bạn, bạn phải chăm sóc em, bạn phải thương yêu em, bạn phải ôm chặt em. Bạn chú ý vô cùng đến nỗi thậm chí nếu bạn thiếp đi, bạn thức dậy lập tức. Bây giờ, bằng cùng chất lượng của chú ý, thương yêu, chăm sóc đó mà bạn trao cho mọi chuyển động của em bé, liệu bạn có thể nhìn ngắm cái gương mà là chính bạn? Không phải tôi, bạn không đang lắng nghe tôi; bằng sự chăm sóc và thương yêu chăm chú lạ thường đó bạn đang lắng nghe cái gương mà là chính bạn và lắng nghe điều gì nó đang kể cho bạn. Bạn sẽ thực hiện việc đó chứ?

Chúng ta đang hỏi tại sao những con người đã trở nên máy móc như thế. Rõ ràng thói quen máy móc tạo ra sự vô trật tự bởi vì năng lượng vận hành luôn luôn trong một giới hạn chật hẹp đang đấu tranh để phá vỡ, mà là bản thể của xung đột. Bạn hiểu rõ điều gì cái gương đang nói chứ? – không phải tôi, không có người nói ở đây. Bằng sự ân cần, bằng sự chú ý, bằng một cảm thấy của thương yêu vô cùng, bạn có thể nhìn ngắm điều gì bạn đang lắng nghe chứ.

Chúng ta đang nói về sự vô trật tự. Chúng ta sống trong một vô trật tự của những thói quen, của những niềm tin, của những kết luận, của những quan điểm. Đây là khuôn mẫu mà chúng ta sống trong nó, mà theo tự nhiên, đang bị giới hạn, phải tạo ra xung đột. Bây giờ, khi người ta ở trong vô trật tự, tìm kiếm trật tự là sai lầm, bởi vì cái trí bị rối loạn, không rõ ràng, trong tìm kiếm cái gì là trật tự cũng sẽ bị rối loạn, cũng sẽ bị hoang mang. Điều đó rõ ràng. Nhưng trái lại, nếu bạn nhìn vào vô trật tự, nếu bạn hiểu rõ vô trật tự trong đó bạn sống và những nguyên nhân thuộc chuyển động của vô trật tự, trong chính hiểu rõ nó, trật tự tự nhiên hiện diện – dễ dàng, vui vẻ, không mọi ép buộc, không mọi kiểm soát. Cái gương đang bảo bạn rằng bạn có thể khám phá ngay tức khắc những nguyên nhân – không bằng từ ngữ, trí năng, hay cảm giác – thuộc chuyển động của vô trật tự trong chính bạn và tại sao nó xảy ra, nếu bạn trao sự chú ý, bằng sự chú ý mà bạn trao cho một em bé không phòng vệ, nhỏ xíu. Đó là đang có một thấu triệt vào vô trật tự.

Gốc rễ của vô trật tự là gì? Có nhiều nguyên nhân của vô trật tự: so sánh, so sánh người ta với một người khác, so sánh người ta với điều gì người ta “nên là”, bắt chước một mẫu mực, vị thánh nào đó; tuân phục, điều chỉnh đến cái gì đó mà bạn nghĩ vượt khỏi cái là. Luôn luôn có xung đột giữa “cái gì là” và “cái gì nên là”. So sánh là chuyển động của tư tưởng: tôi đã là điều này, hay tôi đã có hạnh phúc và ngày nào đó tôi sẽ có hạnh phúc lại. Sự đo lường liên tục này giữa “cái gì đã là” hay “cái gì là” hay “cái gì nên là”, sự đánh giá liên tục này tạo ra xung đột. Đó là một trong những lý do cơ bản của vô trật tự.

Một nguyên nhân khác của vô trật tự là đang vận hành từ quá khứ. Bây giờ, tình yêu là một chuyển động của thời gian, của tư tưởng, của hồi tưởng? Bạn hiểu rõ câu hỏi mà cái gương trong đó bạn đang nhìn đang hỏi bạn? Điều gì mà chúng ta gọi là tình yêu không tạo ra vô trật tự lạ kỳ trong những liên hệ của con người hay sao? Bạn hãy tự quan sát nó.

Gốc rễ của vô trật tự là gì? Bạn có thể thấy những nguyên nhân và chúng ta có thể thêm vào nhiều hơn nữa; việc đó không liên quan. Trong tìm hiểu gốc rễ của nó là gì, đừng phân tích. Chỉ quan sát. Nếu bạn có một quan sát không phân tích, bạn có một thấu triiệt tức khắc vào nó. Nếu bạn nói, “Tôi sẽ tìm hiểu, tôi sẽ suy luận”, hay phân tích nó từ phía bên ngoài qua sự qui nạp và sự suy diễn, nó vẫn còn là chuyển động của tư tưởng. Trái lại nếu bạn có thể quan sát bằng ân cần, bằng chú ý sâu thẳm mà trong đó được bao gồm nhiều hòa nhã, thương yêu, vậy là bạn có một thấu triệt. Hãy thực hiện đi, hãy tìm ra.

Gốc rễ của vô trật tự của chúng ta là gì – vô trật tự bên trong và do đó vô trật tự bên ngoài? Trong thế giới bạn có thể thấy vô trật tự khủng khiếp, vô trật tự gây khốn khổ ra sao; con người đang giết chóc lẫn nhau, những người chống đối đang bị đưa vào nhà tù và bị tra tấn. Chúng ta dung thứ những điều đó bởi vì những cái trí của chúng ta chấp nhận những sự việc như thế, hay cố gắng thay đổi nó một chút ít ở nơi này hoặc nơi kia. Muốn thấy gốc rễ của vô trật tự, bạn phải tìm hiểu nghi vấn: Ý thức của chúng ta là gì? Khi bạn tự nhìn bạn trong một cái gương không bị biến dạng đó, ý thức của bạn là gì? Điều đó có lẽ là bản thể của vô trật tự. Chúng ta phải cùng nhau tìm hiểu ý thức của chúng ta là gì.

Ý thức của chúng ta là một vật đang sống, một vật đang chuyển động; nó là năng động, không phải cái gì đó đứng yên, khép kín, khóa chặt. Nó là cái gì đó đang thay đổi liên tục, nhưng đang thay đổi trong một biên giới nhỏ hẹp, bị giới hạn. Nó giống như một con người suy nghĩ rằng anh ấy đang thay đổi khi anh ấy thay đổi một chút xíu trong một cái góc và không chịu thay đổi phần còn lại của cánh đồng. Chúng ta phải hiểu rõ bản chất và cấu trúc của ý thức. Chúng ta đang thực hiện việc đó để tìm ra liệu nó có là gốc rễ của vô trật tự của chúng ta. Nó có lẽ không phải. Chúng ta sẽ tìm ra. Ý thức của chúng ta là gì. Nó là mọi thứ mà tư tưởng đã sắp xếp vào chung: hình dáng, thân thể, danh tánh, những giác quan mà tư tưởng đã tự gắn kết, những niềm tin, những đau khổ, những hành hạ, những phiền muộn, những bất an, những ngã lòng, những phấn chấn, những ghen tuông, những lo âu, những sợ hãi, những vui thú, quốc gia của tôi và quốc gia của bạn, tin tưởng Thượng đế và không tin tưởng Thượng đế, nói Chúa Jesus là quan trọng nhất, Krishna là quan trọng hơn, và vân vân, và vân vân, và vân vân. Tất cả việc đó không là ý thức của bạn hay sao? Bạn có thể thêm nhiều hơn nữa vào nó: tôi là người da màu, tôi ước có màu da sáng hơn; tôi là người da đen nhưng màu đen đẹp, và vân vân, và vân vân. Quá khứ, di truyền, thần thoại, toàn truyền thống của nhân loại, được đặt nền tảng trên điều này. Tất cả điều đó là nội dung, và chừng nào người ta còn không ý thức được nội dung của ý thức và hành động, vậy thì hành động đó phải bị giới hạn và vì vậy tạo ra vô trật tự. Tư tưởng trong chuyển động của nó phải tạo ra vô trật tự nếu tư tưởng không nhận ra vị trí thích hợp của nó. Hiểu biết bị giới hạn và vì vậy nó có vị trí thích hợp của nó. Điều đó rõ ràng.

Tư tưởng được sinh ra của ngày hôm qua, hay mười ngàn triệu ngày hôm qua, bị giới hạn, và vì vậy nội dung của ý thức của chúng ta bị giới hạn. Dù bằng bất kỳ cách nào tư tưởng có lẽ nói rằng ý thức này không bị giới hạn, hay rằng có một ý thức cao hơn, nó vẫn còn là một hình thức của ý thức. Vì vậy tư tưởng mà đã không nhận ra vị trí thích hợp của nó là chính bản thể của vô trật tự. Đây không là điều gì đó lãng mạn, mơ hồ, vô lý; bạn có thể tự thấy nó, nếu bạn hợp lý, thông minh, rõ ràng, rằng tư tưởng, bởi vì bị giới hạn, phải tạo ra vô trật tự. Một con người mà nói, “Tôi là một người Do thái”, hay “Tôi là một người Ả rập”, bị giới hạn và vì vậy đang tự khép kín anh ấy, đang kháng cự; thế là những chiến tranh và tất cả những đau khổ bắt đầu. Bạn thực sự thấy sự kiện này, không như một ý tưởng, không như điều gì đó mà người nào đó đang bảo bạn, nhưng tự thấy nó cho chính bạn, giống như bạn nghe tiếng khóc của em bé? Vậy là bạn hành động. Bạn đứng dậy.

Thành phần lối sống máy móc của chúng ta được sinh ra từ ý thức bị giới hạn này. Liệu có thể không bành trướng ý thức, không mở rộng nó, không thêm nhiều thứ vào nó, nhiều hiểu biết hơn, nhiều trải nghiệm hơn, nhiều chuyển động từ một góc này đến một góc khác hơn? Có những trường phái đang cố gắng bành trướng ý thức, bằng luyện tập, bằng kỷ luật, kiểm soát. Khi bạn đang cố gắng bành trướng ý thức, có một trung tâm của đo lường. Khi bạn đang cố gắng mở rộng bất kỳ thứ gì – mở rộng một ngôi nhà từ một nền tảng nhỏ đến một nền tảng lớn hơn – có một trung tâm từ đó bạn mở rộng. Tương tự như vậy có một trung tâm mà từ đó có một bành trướng, mà là đo lường. Hãy quan sát chính bạn. Bạn không đang cố gắng bành trướng ý thức của bạn hay sao? Bạn có lẽ không sử dụng từ ngữ đó. Bạn có lẽ nói, “Ồ, tôi đang cố gắng tốt lành hơn”, “Tôi đang cố gắng nhiều hơn điều này hay điều kia, hay để thành tựu”. Chừng nào còn có một trung tâm từ đó bạn hành động, phải có vô trật tự.

Tiếp theo vấn đề nảy sinh: Liệu có thể hành động, vận hành tự nhiên, hạnh phúc không có một trung tâm, không có một trung tâm của ý thức? Chúng ta đang đặt ra những câu hỏi cơ bản. Bạn có lẽ không quen thuộc với nó. Hầu hết chúng ta đều đặt ra những câu hỏi rất hờ hững, hay thờ ơ, và lảng tránh. Nhưng chúng ta đang đặt ra những câu hỏi mà bạn phải trả lời, phải tự tìm hiểu để khám phá những đáp án cho chính bạn. Liệu có thể hành động, sống cuộc sống hàng ngày, mà không có một trung tâm? Trung tâm là bản thể của vô trật tự. Trong liên hệ với một người khác của chúng ta, dù nó có lẽ thân mật đến chừng nào, nếu bạn luôn luôn quan tâm đến chính bạn, những tham vọng của bạn, cá nhân của bạn, sắc đẹp của bạn, những thói quen của bạn, và những người khác cũng như vậy, tự nhiên có xung đột, mà là vô trật tự.

Liệu có thể không hành động từ trung tâm, mà là ý thức này cùng nội dung của nó, tất cả những sự việc mà tư tưởng đã sắp xếp vào chung, với những cảm giác của nó, với những ham muốn của nó, với những sợ hãi của nó và vân vân. Hành động không mâu thuẫn, không hối tiếc, không phần thưởng hay hình phạt, và vì vậy là một hành động tổng thể, là gì? Chúng ta sẽ tìm ra. Không phải rằng tôi sẽ tìm ra và bảo cho bạn, nhưng cùng nhau chúng ta sẽ tìm ra, đang nhớ rằng không có người nói nhưng chỉ có cái gương mà bạn đang nhìn trong nó. Muốn hiểu rõ nó chúng ta phải tìm hiểu câu hỏi của tình yêu là gì. Bởi vì nếu chúng ta có thể tìm ra sự thật của tình yêu là gì, nó sẽ hoàn toàn triệt tiêu cái trung tâm, hoàn toàn mang lại một hành động tổng thể. Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu nó rất, rất cẩn thận – nếu bạn sẵn lòng muốn lắng nghe. Bạn có những quan điểm của bạn về tình yêu. Bạn có những kết luận của bạn về tình yêu. Bạn nói tình yêu không thể tồn tại nếu không có ghen tuông, tình yêu tồn tại chỉ khi nào có tình dục, tình yêu tồn tại chỉ khi nào bạn thương yêu tất cả những người hàng xóm của bạn, thương yêu thú vật. Bạn có môt khái niệm, một ý tưởng, một kết luận về tình yêu nên là gì. Nếu bạn có những điều này vậy thì bạn không thể tìm hiểu. Nếu bạn nói sẵn, “Đây là như thế”, bạn chấm dứt. Nó giống như một trong những đạo sư mà nói rằng, “Tôi biết, tôi đã đạt được sự khai sáng”, và bạn, vì nhẹ dạ, tuân theo người ấy. Bạn không bao giờ nghi ngờ người ấy.

Ở đây không có uy quyền, không có người nói, nhưng chúng ta đang đưa ra một câu hỏi rất, rất nghiêm túc mà có lẽ giải quyết sự xung đột, trận chiến liên tục giữa mình và một người khác. Muốn tìm ra điều đó, chúng ta phải thâm nhập rất sâu vào câu hỏi của tình yêu là gì này. Chúng ta chỉ đang nói về điều gì mà những con người gọi là tình yêu: tình yêu động vật của họ, những vật nuôi của họ, tình yêu ngôi vườn của họ, tình yêu ngôi nhà của họ, tình yêu đồ đạc của họ, tình yêu người con gái hay con trai của họ, tình yêu những thần thánh của họ, tình yêu tổ quốc của họ – điều này được gọi là tình yêu, mà đã bị chất đầy, mà đã bị chà đạp. Chúng ta sẽ tìm ra nó là gì.

Em bé đang khóc, vì vậy làm ơn hãy chú ý một tí. Bạn biết khi em bé khóc, bạn đang lắng nghe bằng tất cả cái trí của bạn. Có một nghệ thuật lắng nghe. Từ ngữ nghệ thuật hàm ý đặt mọi thứ trong vị trí đúng của nó. Nếu bạn hiểu rõ nghĩa lý của từ ngữ đó, nghệ thuật thực sự không phải là vẽ những bức tranh, nhưng là nghệ thuật đặt sống của bạn trong vị trí thích hợp của nó, mà có nghĩa là sống hòa hợp. Khi bạn đã tự đặt mọi thứ trong chính bạn trong vị trí đúng của nó, bạn được tự do. Đặt mọi thứ trong vị trí đúng của nó là thành phần của thông minh. Tôi muốn nói chúng ta đang trao một ý nghĩa mới cho từ ngữ thông minh đó. Người ta phải. Thông minh hàm ý đọc giữa hai hàng, giữa những từ ngữ, giữa hai yên lặng, giữa câu nói, luôn luôn đang lắng nghe bằng cái trí của bạn tỉnh táo để lắng nghe. Bạn nghe không những bằng tai, mà còn cả không có tai.

Chúng ta đang hỏi: Ý nghĩa và vẻ đẹp – nếu có vẻ đẹp – của tình yêu là gì? Bạn có khi nào suy nghĩ vẻ đẹp là gì chưa? Vẻ đẹp có nghĩa gì? Nó có liên quan đến ham muốn? Đừng phủ nhận nó, hãy quan sát nó, lắng nghe cẩn thận và tìm ra. Vẻ đẹp là thành phần của ham muốn? Vẻ đẹp là thành phần của những giác quan? Bạn thấy một tòa nhà tuyệt đẹp, Parthenon, hay một trong những thánh đường, những cao ốc vòi vọi; những giác quan của bạn bị đánh thức bởi vẻ đẹp của nó. Vì vậy vẻ đẹp là thành phần của điều này? Vẻ đẹp trong màu sắc, hình dáng, những hình thể của khuôn mặt, sự trong sáng trong đôi mắt, và màu da và mái tóc, trong sự thể hiện của người đàn ông hay người phụ nữ? Hay có một chất lượng khác của vẻ đẹp mà có lẽ vượt khỏi tất cả vẻ đẹp này; và khi nó là thành phần của sống này, vậy thì hình dáng, khuôn mặt, mọi thứ có vị trí của nó? Nếu điều đó không được thấu suốt, nếu điều đó không được hiểu rõ, sự thể hiện bên ngoài trở thành quan trọng nhất. Chúng ta sẽ tìm ra vẻ đẹp đó là gì nếu bạn hứng thú.

Bạn biết khi bạn thấy cái gì đó giống như hòn núi tuyệt vời tương phản bầu trời xanh, tuyết trắng xóa, rõ ràng, rực rỡ, chói lọi, vẻ hoành tráng của nó xóa tan tất cả những vấn đề của bạn, những lo âu của bạn, những suy nghĩ của bạn. Bạn đã nhận thấy điều đó chứ? Bạn nói, “ Ồ, đẹp quá”, và có lẽ trong hai giây, hay thậm chí trong một phút, bạn hoàn toàn bặt tăm. Trong giây phút đó vẻ hoành tráng của nó xóa sạch sự nhỏ nhen của chúng ta. Vậy là sự mênh mông đó đã kiểm soát chúng ta. Giống như một em bé mê mải một món đồ chơi phức tạp trong một tiếng đồng hồ; em sẽ không nói chuyện, em sẽ không gây ồn ào, em hoàn toàn chăm chú trong đó. Món đồ chơi đã cuốn hút em. Vì vậy hòn núi cuốn hút bạn và thế là trong một giây, hay trong một phút, bạn hoàn toàn bặt tăm, mà có nghĩa không còn cái tôi. Bây giờ, nếu không bị cuốn hút bởi cái gì đó – hoặc một đồ chơi, một hòn núi, một khuôn mặt, hoặc một ý tưởng – hoàn toàn không có cái tôi trong chính mình, là bản thể của vẻ đẹp.

Chúng ta sẽ tìm ra tình yêu là gì. Nếu chúng ta có thể, sống của chúng ta có lẽ hoàn toàn khác hẳn; người ta có lẽ sống không còn xung đột, không còn kiểm soát, không còn mọi dạng nỗ lực. Chúng ta sẽ tìm ra.

Ngoài hành động tích cực ra, có hành động mà là không-hành động. Hành động được coi là tích cực đang làm cái gì đó về cái gì đó, đang kiểm soát, đang đè nén, đang nỗ lực, đang thống trị, đang lẩn tránh, đang giải thích, đang lý luận, đang phân tích. Chúng ta đang nói có không-hành động, mà không liên quan đến hành động tích cực, không là đối nghịch của nó, mà là quan sát không-hành động. Vậy thì chính quan sát đó tạo ra một thay đổi cơ bản trong điều đang được quan sát, mà là không-hành động. Chúng ta quá quen thuộc với hành động tích cực: “Tôi phải”, “Tôi không được”, “Điều này đúng”, “Điều này sai”, “Điều này chính xác”, “Điều này nên là”, “Điều này không phải”, “Tôi sẽ cấm đoán nó”, “Tôi sẽ chế ngự nó”. Tất cả việc này đang đấu tranh với cái “tôi”, mà là bản thể của vô trật tự, mà là bản thể của xung đột. Nếu bạn thấy điều đó, không bằng từ ngữ hay trí năng, hay thị giác, nhưng thực sự thấy sự thật của nó, lúc đó có không-hành động, trong đó không có nỗ lực. Thuần túy quan sát tự nó thay đổi điều đang được quan sát.

Chúng ta đang hỏi: Tình yêu là gì? Chúng ta đã nói rằng chúng ta có nhiều quan điểm về nó, những quan điểm của những chuyên gia, những quan điểm của những đạo sư, những quan điểm của những giáo sĩ; người vợ của tôi nói hay con gái của tôi nói, “Đây là tình yêu”, hay bạn nói, “Đó là tình yêu”, hay bạn nói nó liên quan đến tình dục, và vân vân. Đúng chứ? Nó liên quan đến những giác quan? Từ những giác quan nảy sinh ham muốn. Rõ ràng, chuyển động của những giác quan là ham muốn. Tôi trông thấy một vật đẹp, những giác quan được đánh thức, và tôi muốn nó. Bạn hãy tự nhìn nó. Chúng ta đang nói rằng khi có toàn chuyển động của những giác quan – tất cả những giác quan, không phải một giác quan đặc biệt – vậy thì ham muốn không hiện diện. Bạn hãy suy nghĩ ra nó.

Tình yêu là chuyển động của những giác quan cùng ham muốn? Nói cách khác, tình yêu là ham muốn? Luôn luôn những giác quan đang vận hành theo dục tính: hồi tưởng, những bức tranh, những hình ảnh, những cảm giác. Chuyển động của tất cả những điều đó được hiểu là tình yêu. Tình yêu, như người ta có thể quan sát, là thành phần của ham muốn. Hãy theo chầm chậm. Chúng ta sắp sửa bàn về nó. Tình yêu là quyến luyến? Tôi quyến luyến người con gái hay cậu trai của tôi. Tôi sở hữu. Quyến luyến là tình yêu? Toàn sống của tôi được đặt nền tảng trên quyến luyến, quyến luyến tài sản, quyến luyến một con người, quyến luyến một niềm tin, một giáo điều, Christ, Buddha. Đó là tình yêu? Trong quyến luyến có đau khổ, có sợ hãi, có ghen tuông, lo âu. Nơi nào có quyến luyến có tình yêu à? Khi bạn quan sát nó và bạn hoàn toàn quan tâm, rất sâu sắc để tìm được tình yêu là gì, vậy thì quyến luyến trở nên không quan trọng, nó không có giá trị, bởi vì đó không là tình yêu.

Nó không là ham muốn. Nó không là hồi tưởng. Nó không là quyến luyến. Nó không là điều gì tôi đang bảo cho bạn và bạn chấp nhận. Nó là như thế. Tình yêu là vui thú? Nó không có nghĩa bạn không thể cầm tay một người khác. Bạn thấy, ham muốn là kết quả của cảm giác. Ham muốn quyến luyến tư tưởng, tư tưởng quyến luyến cảm giác, và từ cảm giác đó có ham muốn, và ham muốn đó muốn mãn nguyện, và chúng ta gọi đó là tình yêu. Đó là tình yêu? Quyến luyến là tình yêu? Trong quyến luyến có xung đột, có không chắc chắn, và càng có không chắc chắn nhiều bao nhiêu, càng có sợ hãi cô độc nhiều bấy nhiêu, bạn càng trở nên quyến luyến, sở hữu, thống trị, quyết đoán, đòi hỏi, và vì vậy xung đột trong liên hệ. Và xung đột này bạn nghĩ là tình yêu. Chúng ta đang hỏi: Đó là tình yêu?

Vui thú là tình yêu? Vui thú là chuyển động của một hồi tưởng. Đừng thuộc lòng cụm từ, chỉ lắng nghe nó. Tôi nhớ bạn đẹp quá, dễ chịu quá, tế nhị quá, âu yếm quá, gợi tình quá, và tôi nói, “Em yêu, anh yêu em”. Đó là tình yêu? Nhưng vui thú phải bị khước từ hay sao? Bạn phải đặt ra tất cả những câu hỏi này? Bạn phải hỏi, tìm ra. Nó không tặng bạn vui thú khi nhìn ngắm những dòng nước của một con suối hay sao? Có gì sai trái với vui thú đó? Nó không tặng bạn vui thú khi nhìn ngắm một cái cây cô đơn trong một cánh đồng hay sao? Nó không tặng bạn vui thú khi nhìn ngắm mặt trăng trên những hòn núi lúc bạn có lẽ trông thấy nó đêm qua hay sao? Một hài lòng vô cùng, phải không? Có gì sai trái với nó? Nhưng rắc rối bắt đầu khi tư tưởng nói, “Nó đẹp quá, tôi phải giữ nó, tôi phải nhớ nó, tôi phải tôn thờ nó, tôi hy vọng thấy nó nhiều hơn”. Vậy thì toàn chuyển động của vui thú vận hành. Và vui thú đó chúng ta gọi là tình yêu.

Người mẹ bế em bé của bà ấy tràn đầy lòng thương yêu dịu dàng, cảm giác ôm chặt đó. Đó là tình yêu? Hay đó là thành phần thuộc di truyền của bạn? Bạn đã từng trông thấy những con khỉ ôm ấp những đứa con của chúng, hay con voi chăm sóc dịu dàng đứa con nhỏ xíu? Có lẽ vì rằng chúng ta đã thừa hưởng phản ứng thuộc bản năng này với một em bé – và sau đó, “Nó là đứa con ‘của tôi’. Nó sinh ra từ dòng máu của tôi, xương cốt của tôi, da thịt của tôi, tôi yêu nó”. Và nếu bạn thực sự thương yêu em bé của bạn thật nhiều, bạn sẽ muốn thấy rằng em được giáo dục đúng cách, bạn sẽ muốn thấy rằng em không bao giờ hung bạo, em không bao giờ bị giết chết hay giết chết một người khác. Bạn không chỉ chăm sóc em bé nhỏ xíu đó cho đến khi nó năm hay sáu tuổi, rồi quẳng nó cho những con sói.

Vậy là tất cả điều này là tình yêu? Bây giờ, hành động tích cực là nói, “Không, tôi sẽ không còn có tình dục nữa”, “Tôi sẽ được tự do khỏi quyến luyến”, “Luôn luôn tôi sẽ cảnh giác sự quyến luyến”. Trái lại hành động tiêu cực là thấy nó trong nguyên vẹn của nó và thế là có một thấu triệt vào nó. Vậy là bạn sẽ thấy rằng tình yêu không là bất kỳ những sự việc này, nhưng bởi vì có tình yêu, từ tình yêu đó tất cả liên hệ thay đổi. Bạn biết những người tu khổ hạnh, những khất sĩ ở Ấn độ, những thầy tu ở Châu âu và khắp thế giới đã nói, “Không ham muốn, không tình dục, đừng nhìn một người phụ nữ đẹp.
Nếu bạn lỡ nhìn, hãy nghĩ về cô ấy như người chị của bạn hay người mẹ của bạn. Hay, nếu bạn lỡ nhìn, hãy tập trung vào những điều thiêng liêng”. Họ đang cháy bỏng bên trong! Bên ngoài họ phủ nhận, nhưng bên trong họ đang cháy bỏng. Và đó là điều gì họ gọi là một cuộc sống tôn giáo; mà có nghĩa họ không có tình yêu. Họ có một ý tưởng về tình yêu là gì. Ý tưởng không là tình yêu. Ý tưởng, từ ngữ không là tình yêu. Nhưng chỉ khi nào bạn đã thấy toàn chuyển động của ham muốn, quyến luyến, vui thú, vậy là từ chiều sâu của trực nhận đó hiện diện bông hoa kỳ diệu này cùng hương thơm lạ thường của nó. Đó là tình yêu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2020(Xem: 14756)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 9211)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 24672)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 13527)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 10952)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
23/03/2020(Xem: 12271)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
06/01/2020(Xem: 13097)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
04/01/2020(Xem: 9492)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 27984)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 30339)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]