Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Seattle, 6 tháng tám 1950

10/07/201114:34(Xem: 3314)
8. Seattle, 6 tháng tám 1950

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

Seattle, 6 tháng tám 1950

Người hỏi: Làm thế nào tôi có thể khuất phục sự cô độc?

Krishnamurti:Bạn có thể khuất phục sự cô độc? Bất kỳ cái gì bạn chinh phục phải được chinh phục lại, đúng chứ? Điều gì bạn hiểu rõ đến một kết thúc, nhưng điều bạn chinh phụ không bao giờ có thể đến một kết thúc. Qui trình đấu tranh chỉ nuôi dưỡng và củng cố điều mà bạn đấu tranh.

Bây giờ, sự cô độc này mà hầu hết chúng ta ý thức được là gì? Chúng ta biết nó, và chúng ta chạy trốn khỏi nó, phải không? Chúng ta chuyển động khỏi nó để vào mọi hình thức của hoạt động. Chúng ta bị trống rỗng, cô độc, và chúng ta sợ hãi nó, vì vậy chúng ta cố gắng che đậy nó bằng phương tiện này hay kia – tham thiền, tìm kiếm Thượng đế, hoạt động xã hội, nghe đài, nhậu nhẹt, hay việc gì bạn muốn – chúng ta muốn làm bất kỳ việc gì khác hơn là đối diện nó, ở cùng nó, hiểu rõ nó. Chạy trốn đều giống nhau, dù bạn thực hiện nó qua ý tưởng của Thượng đế, hay qua nhậu nhẹt. Chừng nào người ta còn đang tẩu thoát khỏi sự cô độc, không có sự khác biệt căn bản giữa sự tôn thờ Thượng đế và nghiện rượu. Theo xã hội, có lẽ có một khác biệt; nhưng theo tâm lý, con người chạy trốn khỏi anh ấy, khỏi sự trỗng rỗng của anh ấy, sự tẩu thoát của anh ấy là sự tìm kiếm Thượng đế của anh ấy, cũng ở cùng mức độ như người nhậu nhẹt.

Vậy thì điều gì quan trọng không phải khuất phục sự cô độc, nhưng hiểu rõ nó, và chúng ta không thể hiểu rõ nó nếu chúng ta không đối diện nó, nếu chúng ta không quan sát nó trực tiếp, nếu chúng ta luôn luôn đang chạy trốn nó. Và toàn sống của chúng ta là một tiến hành của chạy trốn sự cô độc, đúng chứ? Trong liên hệ chúng ta sử dụng những người khác để che đậy sự cô độc; sự theo đuổi hiểu biết của chúng ta, sự thâu lượm trải nghiệm của chúng ta, mọi thứ chúng ta làm, là một lẩn tránh, một tẩu thoát khỏi sự trống rỗng đó. Vì vậy những lẩn tránh và tẩu thoát này chắc chắn phải đến một kết thúc. Nếu chúng ta muốn hiểu rõ cái gì đó, chúng ta phải trao toàn chú ý của chúng ta cho nó. Và làm thế nào chúng ta có thể trao toàn chú ý của chúng ta cho sự cô độc nếu chúng ta sợ hãi nó, nếu chúng ta chạy trốn nó qua lẩn tránh nào đó? Vì vậy khi chúng ta thực sự muốn hiểu rõ sự cô độc, khi ý định của chúng ta là thâm nhập vào nó đầy đủ, trọn vẹn, bởi vì chúng ta thấy rằng không thể có sáng tạo nếu chúng ta không hiểu rõ sự thiếu hụt bên trong đó mà là nguyên nhân căn bản của sự sợ hãi – khi chúng ta đến được mấu chốt đó, vậy thì mọi hình thức của lẩn tránh đó kết thúc, phải không? Nhiều người cười cợt sự cô độc và nói, “Ồ, việc đó chỉ dành cho những người giàu sang; vì Chúa, hãy bận rộn với cái gì đó và quên nó đi”. Nhưng sự trống rỗng không thể bị quên lãng, nó không thể bị gạt đi.

Vì vậy nếu người ta muốn hiểu rõ sự việc căn bản này mà chúng ta gọi là sự cô độc, mọi tẩu thoát phải chấm dứt; nhưng tẩu thoát không chấm dứt qua lo âu, qua tìm kiếm một kết quả, hay qua bất kỳ hành động ham muốn nào. Người ta phải thấy rằng nếu không hiểu rõ sự cô độc, mọi hình thức của hành động là một lẩn tránh, một tẩu thoát, một tiến hành của tự-cô lập, mà chỉ tạo thêm xung đột nhiều hơn, đau khổ nhiều hơn. Thấy sự kiện đó là cốt lõi, vì chỉ đến lúc đó người ta có thể đối diện sự cô độc.

Vậy thì, nếu chúng ta vẫn còn thâm nhập vào nó sâu thẳm thêm nữa, vấn đề nảy sinh là liệu điều gì chúng ta gọi là sự cô độc là một thực tế, hay chỉ là một từ ngữ. Sự cô độc là một thực tế, hay chỉ là một từ ngữ dùng để che đậy cái gì đó mà có lẽ không là cái gì chúng ta nghĩ nó là? Sự cô độc không là một tư tưởng, một kết quả của sự suy nghĩ hay sao? Đó là, sự suy nghĩ là sự giải thích bằng từ ngữ được đặt nền tảng trên ký ức; bởi sự giải thích bằng từ ngữ đó, bởi suy nghĩ đó, bởi ký ức đó, chúng ta không quan sát trạng thái mà chúng ta gọi là cô độc hay sao? Vậy là chính việc đặt danh tánh cho trạng thái đó có lẽ là nguyên nhân của sự sợ hãi mà ngăn cản chúng ta không quan sát nó kỹ càng hơn; và nếu chúng ta không cho nó một cái tên, mà được bịa đặt bởi cái trí, vậy thì trạng thái đó là cô độc hay sao?

Chắc chắn có một khác biệt giữa cô độc và cô đơn. Cô độc là trạng thái tột đỉnh trong tiến trình của tự-cô lập. Bạn càng ý thức được về chính bạn nhiều bao nhiêu, bạn càng bị cô lập nhiều bấy nhiêu, và trạng thái ý thức được về chính mình là tiến trình của cô lập. Nhưng trạng thái cô đơn không là cô lập. Có cô đơn chỉ khi nào cô độc đã đến một kết thúc. Cô đơn là một trạng thái trong đó tất cả mọi ảnh hưởng đã hoàn toàn kết thúc, cả ảnh hưởng từ bên ngoài, lẫn ảnh hưởng bên trong của ký ức; và chỉ khi nào cái trí ở trong trạng thái cô đơn đó nó mới có thể biết cái không thể phân rã. Nhưng muốn đến cái đó, chúng ta phải hiểu rõ cô độc, tiến trình của cô lập này, mà là cái tôi và hoạt động của nó. Vậy là sự hiểu rõ cái tôi là sự khởi đầu của kết thúc cô lập, và vậy là kết thúc cô độc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2013(Xem: 23482)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19242)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 17920)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
26/10/2013(Xem: 62400)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 29925)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 40947)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
16/08/2013(Xem: 7773)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
07/07/2013(Xem: 1099)
Vấn đề sinh con, theo Mai Khôi là vô minh; nhưng TT Thanh Huân cho biết - hiểu như thế là cực đoan: ... Chuyện hiện nay có những người trong giới trẻ cho rằng có con, sinh con là sự vô minh của loài người điều này theo tôi là không nên, đó là cách suy nghĩ cực đoan, không đúng đắn. Quan niệm của phật giáo thì được sinh làm người là khó, phải có nhiều phúc lành mới được sinh làm người. Thực hiện nếp sống đạo đức, không sát sinh hại vật, không trộm cắp, ăn gian nói dối, sát sinh hại vật, không tà dâm… phải chăm làm việc phúc thiện, sống cuộc đời trong sáng hiền thiện mới được làm người.
02/07/2013(Xem: 5361)
Như một kết quả của việc thực hiện lời dạy của Đạo sư và phụng sự ngài, mọi ước muốn nhất thời và tối thượng của ta được đáp ứng nhanh chóng. Việc hiến mình một cách đúng đắn cho Đạo sư củng cố cội gốc của mọi hạnh phúc trong tương lai, kể cả sự giác ngộ. Mọi sự - những công việc đối với bản thân và chúng sinh – đều thành công và chúng ta nhanh chóng đạt được giác ngộ.
29/06/2013(Xem: 898)
Trong bài này Ðaị sư Ajahn Chah, một vị sư Thái lan có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực đã thu hút được nhiều đệ tử tây phương, nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đang sắp chết. Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]