Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Ojai, 28 tháng tám 1949

10/07/201114:34(Xem: 2980)
5. Ojai, 28 tháng tám 1949

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

Ojai, 28 tháng tám 1949

Người hỏi: Những ý tưởng có gây tách rời, nhưng những ý tưởng cũng mang con người lại cùng nhau. Đây không là sự biểu lộ của tình yêu mà làm cho cuộc sống cộng đồng có thể tồn tại hay sao?

Krishnamurti: Tôi tự hỏi, khi bạn đưa ra một câu hỏi như thế, liệu bạn có nhận ra rằng những ý tưởng, những niềm tin, những quan điểm, gây tách rời con người; rằng những học thuyết gây vỡ vụn; những ý tưởng chắc chắn gây phân chia? Những ý tưởng không kéo con người lại cùng nhau – mặc dù bạn có lẽ cố gắng mang con người lại cùng nhau tùy theo những học thuyết đối nghịch và khác biệt. Những ý tưởng không bao giờ có thể kéo con người lại gần nhau, bởi vì những ý tưởng có thể luôn luôn bị đối nghịch và bị triệt tiêu qua xung đột. Rốt cuộc, những ý tưởng là những hình ảnh, những cảm xúc, những từ ngữ. Liệu những từ ngữ, những cảm xúc, những tư tưởng, có thể kéo con người lại cùng nhau? Hay người ta cần đến một sự việc hoàn toàn khác hẳn để kéo con người lại cùng nhau? Người ta thấy rằng thù hận, sợ hãi, và chủ nghĩa quốc gia mang con người lại cùng nhau. Sợ hãi mang con người lại cùng nhau. Một hận thù chung thỉnh thoảng mang những con người đối nghịch lại cùng nhau, giống như chủ nghĩa quốc gia mang những con người của những nhóm đối nghịch lại cùng nhau. Chắc chắn, đây là những ý tưởng. Và tình yêu là một ý tưởng hay sao? Bạn có thể suy nghĩ về tình yêu à? Bạn có thể suy nghĩ về một người mà bạn thương yêu, hay nhóm người mà bạn thương yêu. Nhưng đó là tình yêu? Khi có suy nghĩ về tình yêu, đó là tình yêu à? Tư tưởng là tình yêu? Và chắc chắn, chỉ có tình yêu mới kéo con người lại cùng nhau, không phải tư tưởng – không phải một nhóm đối nghịch một nhóm khác. Nơi nào tình yêu hiện diện, không có nhóm người, không giai cấp, không quốc tịch. Vậy là người ta phải tìm ra chúng ta có ý gì qua từ ngữ tình yêu.

Chúng ta biết chúng ta có ý gì qua nhũng từ ngữ những ý tưởng, những quan điểm, những niềm tin. Vì vậy chúng ta có ý gì qua từ ngữ tình yêu? Nó là một sự việc của cái trí? Nó là một sự việc của cái trí, khi những sự việc của cái trí lấp đầy tâm hồn. Và với hầu hết chúng ta, nó là như thế. Chúng ta đã lấp đầy tâm hồn của chúng ta bằng những sự việc của cái trí, mà là những quan điểm, những ý tưởng, những cảm xúc, những niềm tin; và quanh đó và trong đó chúng ta sống và thương yêu. Nhưng đó là tình yêu? Chúng ta có thể suy nghĩ về tình yêu? Khi bạn thương yêu, tư tưởng đang vận hành à? Tình yêu và tư tưởng không đối nghịch; làm ơn chúng ta đừng phân chia chúng như những đối nghịch. Khi bạn thương yêu, liệu có một ý thức của tách lìa, của kéo con người lại cùng nhau, của chia cách họ, xô đẩy họ? Chắc chắn trạng thái tình yêu đó có thể được trải nghiệm chỉ khi nào qui trình của tư tưởng không đang vận hành – mà không có nghĩa rằng người ta phải trở nên điên dại, mất thăng bằng, Trái lại nó cần đến hình thức tột đỉnh của tư tưởng để vượt khỏi.

Vậy là tình yêu không là một việc của cái trí. Chỉ khi nào cái trí thực sự yên lặng, khi nó không còn đang nài nỉ, đang đòi hỏi, đang tìm kiếm, đang sở hữu, đang ghen tuông, sợ hãi, lo âu – khi cái trí thực sự yên lặng, chỉ đến lúc đó tình yêu có thể hiện diện. Khi cái trí không còn đang tự chiếu rọi chính nó, không còn đang theo đuổi những sợ hãi giấu giếm, những thôi thúc, những đòi hỏi, những cảm xúc riêng của nó, không còn đang tìm kiếm sự tự-mãn nguyện hay đang bị trói buộc trong sự giới hạn của niềm tin – chỉ đến lúc đó tình yêu có thể hiện diện. Nhưng hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng tình yêu có thể theo cùng ghen tuông, cùng tham vọng, cùng sự theo đuổi những ham muốn và những tham vọng cá nhân. Chắc chắn, khi những sự việc này tồn tại, tình yêu không hiện diện.

Vì vậy chúng ta không phải quan tâm đến tình yêu, mà hiện diện một cách tự phát, mà không có sự tìm kiếm riêng của chúng ta, nhưng chúng ta phải quan tâm đến những sự việc đang cản trở tình yêu, đến những sự việc của cái trí mà tự chiếu rọi chính nó và tạo ra một rào chắn. Và đó là lý do tại sao rất quan trọng, trước khi chúng ta có thể biết tình yêu là gì, phải biết cái gì là qui trình của cái trí, mà là chỗ ngồi của cái tôi. Và đó là lý do tại sao rất quan trọng phải mãi mãi thâm nhập thăm thẳm vào nghi vấn của hiểu rõ về chính mình – không chỉ nói rằng, “Tôi phải thương yêu”, hay “Tình yêu mang con người lại cùng nhau”, hay “Những ý tưởng gây đổ vỡ”, mà sẽ là một lặp lại thuần túy của điều gì bạn đã nghe, vì vậy hoàn toàn vô ích. Những từ ngữ gây chướng ngại. Nhưng nếu người ta có thể hiểu rõ toàn ý nghĩa của những phương cách thuộc tư tưởng của người ta, những phương cách thuộc những ham muốn của chúng ta và những theo đuổi lẫn tham vọng của chúng, vậy là có thể có được hay hiểu rõ cái đó mà là tình yêu. Nhưng việc đó cần đến một hiểu rõ lạ thường về chính người ta.

Khi có tự-từ bỏ, khi có tự-quên mình – không cố ý, nhưng tự phát, một tự-quên mình, tự-phủ nhận không là kết quả của những luyện tập hay những kỷ luật mà chỉ gây giới hạn – vậy thì tình yêu có thể hiện diện. Tự-phủ nhận đó hiện diện khi toàn tiến hành của cái tôi được hiểu rõ, có ý thức cũng như không ý thức, trong những tiếng đồng hồ thức giấc cũng như trong đang nằm mơ. Vậy là toàn tiến hành của cái trí được hiểu rõ khi nó đang thực sự xảy ra trong liên hệ, trong mọi biến cố, trong mọi đáp trả đến mọi thách thức mà người ta có. Trong hiểu rõ cái trí và vì vậy làm tự do cái trí khỏi sự tiến hành tự-giới hạn, tự-sửa đổi riêng của nó, tình yêu có thể hiện diện.

Tình yêu không là ủy mị, không là lãng mạn, không phụ thuộc cái gì đó, và trạng thái đó cực kỳ gian nan lẫn khó khăn để hiểu rõ, hay để ở trong – bởi vì những cái trí của chúng ta luôn luôn đang can thiệp, đang giới hạn, đang xâm lấn vào đang vận hành của nó. Vì vậy đầu tiên rất quan trọng phải hiểu rõ cái trí và những phương cách của nó; nếu không chúng ta sẽ bị trói buộc trong những ảo tưởng, bị trói buộc trong những từ ngữ và những cảm xúc mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Với hầu hết mọi người, những ý tưởng chỉ hành động như một lánh nạn, như một tẩu thoát; những ý tưởng mà đã trở thành những niềm tin tự nhiên ngăn cản đang sống trọn vẹn, hành động trọn vẹn, đang suy nghĩ đúng đắn. Có thể suy nghĩ đúng đắn, sống tự do và thông minh, chỉ khi nào mãi mãi có hiểu rõ về chính mình thăm thẳm hơn và tổng thể hơn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/02/2019(Xem: 6006)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 7674)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
04/01/2019(Xem: 82963)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 11254)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
04/09/2018(Xem: 7312)
Tu Tứ Đế Pháp, Bốn Chân Lý Chắc Thật, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi Chứng Đạo dẹp tan sự quấy nhiễu của ma quân ở cõi Trời Tha hóa thứ sáu vào nửa đêm ngày mùng 8 tháng 2 năm Tân-Mùi. Việt lịch Năm 2256 HBK*. Tr.BC.596. Sau Thời Hoa Nghiêm Phật đến vườn Lộc Dã Uyển truyền dạy Bốn Pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị từng theo Phật cùng tu thuở trước, thành bậc Tỳ Khưu đắc đạo. Năm vị đó là: 1/. A Nhã Kiều Trần Như, 2/. A-Thấp Bà, (Mã-thắng) , 3/ .Bạt-Đề, 4/. Ma-Ha-Nam, 5/. Thập-Lực-Ca-Diếp. Năm Vị nghe pháp Tứ Đế rồi, tu tập chứng A La Hớn Quả. Tứ Đế Pháp: 1. Khổ Đế. 2. Tập Đế. 3. Diệt Đế. 4. Đạo Đế. -Khổ Đế, là Ác quả của Tập Đế. -Tập Đế, là tạo Nhân xấu của Khổ Đế. -Diệt Đế, là Thiện quả của Đạo đế. -Đạo Đế, là Nhân tu của Diệt Đế.
03/06/2018(Xem: 21810)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 10571)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
14/03/2018(Xem: 10282)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 11413)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
05/03/2018(Xem: 5346)
Chân Thường Cuộc Sống Con Người! Thanh Quang Mỗi Con Người đều có Một Cuộc Sống- Cuộc Sống để Làm Người, nếu Con Người không có Ý Tâm- Cuộc Sống, Con người không thể Sống! Cuộc Sống Con Người, người ta thường phân ra Cuộc Sống Tinh thần Ý Tâm- Tâm Ý và Cuộc Sống Vật chất. Hai cuộc sống đó không thể tách rời nhau! Cái Thân Con Người ai cũng biết là duyên sinh giả hợp, tùy duyên theo luật sống Vô Thường-Sinh, Lão, Bệnh, Tử, không ai có thể sống hoài, sống mãi, vấn đề là Sống Với ai? Sống để làm gì? Sống như thế nào? Đời này và mai sau….
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567