Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Brockwood Park, 11 tháng mười một 1971

10/07/201114:34(Xem: 3431)
2. Brockwood Park, 11 tháng mười một 1971

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

Brockwood Park, 11 tháng mười một 1971

Muốn tìm ra bất kỳ điều gì về tình cảm của con người, chúng ta không phải khởi sự bằng một chất lượng nào đó của tự do hay sao? Nếu chúng ta muốn tìm hiểu một vấn đề phức tạp như tình yêu, chúng ta phải tiếp cận sự tìm hiểu đó bằng một tự do khỏi tất cả những thành kiến, những cá tánh, và những khuynh hướng của chúng ta, những mong ước của chúng ta về tình yêu nên là gì – hoặc thuộc thời Victoria hoặc hiện đại. Chúng ta nên gạt bỏ tất cả điều đó, nếu chúng ta có thể, cho mục đích tìm hiểu; nếu không chúng ta sẽ bị rối loạn, chúng ta sẽ lãng phí năng lượng của chúng ta trong khẳng định hay phủ định tùy theo tình trạng bị quy định riêng của chúng ta. Khi nói về vấn đề của tình yêu là gì này, liệu chúng ta có thể thấy sự quan trọng của tìm ra trọn vẹn ý nghĩa và nghĩa lý và chiều sâu của từ ngữ đó chuyển tải hay không chuyển tải điều gì? Trước tiên chúng ta không nên thấy liệu chúng ta có thể làm tự do cái trí khỏi những kết luận khác nhau mà nó có về từ ngữ đó hay sao? Liệu có thể giải thoát cái trí, làm tự do cái trí, khỏi những thành kiến, những khuynh hướng, những kết luận đã bám rễ sâu? Bởi vì muốn cùng nhau nói về vấn đề của tình yêu là gì này, đối với tôi dường như chúng ta phải có một cái trí rất mẫn cảm; và người ta không thể có một cái trí minh bạch, tốt lành như thế nếu người ta có những ý kiến, những đánh giá, nói rằng đây là tình yêu nên là hay không nên là. Muốn rà soát cái trí, toàn tìm hiểu của chúng ta phải khởi sự bằng ý thức của tự do – không phải tự do khỏi cái gì đó, nhưng chất lượng của tự do mà có thể quan sát, nhìn ngắm, thấy sự thật là gì. Bạn có thể trở lại những thành kiến của bạn, những ảo tưởng và những kết luận của bạn sau đó, nhưng liệu chúng ta có thể gạt bỏ tất cả điều đó trong chốc lát và duy trì sự tự do này trong tìm hiểu?

Có nhiều sự việc được bao hàm: tình dục, ghen tuông, cô độc, ý thức của quyến luyến, tình bằng hữu, nhiều vui thú, và thế là cũng cả sợ hãi. Tất cả điều đó không được bao hàm trong một từ ngữ duy nhất đó hay sao? Chúng ta có thể bắt đầu bằng vấn đề của vui thú này, bởi vì nó đảm trách một vai trò quan trọng trong tình yêu? Hầu hết những tôn giáo đã khước từ tình dục bởi vì họ nói rằng một người bị trói buộc trong những vui thú giác quan không thể hiểu rõ sự thật là gì, Thượng đế là gì, tình yêu là gì, cái sự việc tối thượng, không thể đo lường được là gì. Đây là một quy định phổ biến trong Thiên chúa giáo, trong Ấn độ, và cũng trong Phật giáo. Khi chúng ta sắp sửa tìm hiểu vấn đề của tình yêu là gì này, chúng ta phải ý thức được tình trạng bị quy định đã thừa kế, thuộc truyền thống của chúng ta mà tạo ra vô số hình thức của cấm đoán – thuộc Victoria hay hiện đại – hoặc sự hưởng thụ buông thả của tình dục.

Vui thú đảm trách một vai trò lạ thường trong sống của chúng ta. Nếu bạn đã nói chuyện với những người tạm gọi là tôn giáo, có trí năng, có kỷ luật cao – tôi sẽ không gọi họ là tôn giáo, nhưng họ được gọi là tôn giáo – bạn biết sự trong trắng đó là một trong những vấn đề nghiêm túc của họ. Bạn có lẽ nghĩ tất cả điều này đều không liên quan, sự trong trắng đó không có nơi chỗ trong thế giới hiện đại, và gạt nó đi. Tôi nghĩ đó sẽ là một đáng tiếc bởi vì biết sự trong trắng là gì, là một trong những vấn đề. Muốn tìm hiểu vấn đề của tình yêu là gì này, người ta phải có một cái trí thâm sâu, bao quát để tìm ra, không phải chỉ đưa ra những khẳng định bằng từ ngữ. Tại sao vui thú lại đảm trách một vai trò quan trọng như thế trong sống của chúng ta? Tôi không nói nó đúng hay sai, chúng ta đang tìm hiểu; không có khẳng định rằng nên hay không nên có tình dục hay vui thú. Tại sao vui thú đảm trách một vai trò quan trọng như thế trong mọi hoạt động thuộc sống của chúng ta? Nó là một trong những thôi thúc căn bản của chúng ta, nhưng tại sao nó đã đảm trách sự quan trọng lạ kỳ như thế, không chỉ ở thế giới phương Tây, nơi nó quá lộ liễu, quá thô tục, nhưng còn cả ở phương Đông? Nó là một trong những vấn đề chính của chúng ta. Tại sao? Những tôn giáo – tạm gọi là những tôn giáo – những giáo sĩ, đã công khai chỉ trích. Họ nói, nếu bạn muốn tìm kiếm Thượng đế, bạn phải giữ lời thề sống độc thân. Tôi biết một thầy tu ở Ấn độ, một người rất, rất nghiêm túc, trí tuệ, uyên bác. Vào lúc mười năm hay mười sáu tuổi, anh ấy từ bỏ thế giới và giữ lời thề sống độc thân. Khi anh ấy lớn lên – tôi đã gặp anh ấy khi anh ấy khoảng bốn mươi tuổi – anh ấy đã từ bỏ những lời thề đó và lập gia đình. Anh ấy đã phải trải qua một thời gian khốn khổ bởi vì văn hóa Ấn độ nói rằng một người đã giữ lời thề sống độc thân mà thất hứa sẽ bị tai họa khủng khiếp. Anh ấy bị ruồng bỏ; anh ấy đã sống trong khốn cùng. Và đó là tinh thần của hầu hết mọi người. Tại sao tình dục đã đảm trách sự quan trọng kỳ lạ như thế?

Có toàn vấn đề của khiêu dâm, cho phép hoàn toàn tự do để đọc, in ấn, trưng bày bất kỳ cái gì bạn thích, được tự do khỏi mọi cấm đoán. Bạn biết tất cả việc đó đang xảy ra trong thế giới. Tình yêu phải có liên quan gì với những việc đó? Tất cả những việc đó có nghĩa gì – tình yêu, tình dục, vui thú, và trong trắng? Làm ơn đừng quên từ ngữ đó hay ý nghĩa của từ ngữ đó mà con người đã trao sự quan trọng lạ kỳ như thế – sống một cuộc sống trong trắng. Chúng ta hãy tìm ra tại sao qua những thời đại con người đã trao cho tình dục một vị trí nổi bật như thế, và tại sao có sự kháng cự nó như thế. Tôi không biết chúng ta sẽ trả lời nó như thế nào.

Không phải một trong những nhân tố rằng trong hoạt động tình dục có được sự tự do tuyệt đối hay sao? Thuộc trí năng chúng ta bắt chước, thuộc trí năng chúng ta không sáng tạo, thuộc trí năng chúng ta là người nhai lại lần thứ nhất, hoặc nhai lại lần thứ hai; chúng ta nhai lại – nhai lại điều gì những người khác đã nói, những suy nghĩ nhỏ nhen của chúng ta. Ở đó chúng ta không năng động, sáng tạo, sinh động, tự do; và thuộc cảm xúc chúng ta không có đam mê, chúng ta không có những quan tâm sâu sắc. Chúng ta có lẽ đầy nhiệt huyết, nhưng nhiệt huyết đó chẳng mấy chốc phai lạt; không có một đam mê được duy trì, và sống của chúng ta hầu như là máy móc, một thói quen hàng ngày. Bởi vì nó là một cuộc sống của những phản ứng lặp lại mà máy móc, thuộc trí năng, thuộc công nghệ, và hầu như thuộc cảm xúc, theo tự nhiên một hoạt động khác này trở nên quan trọng cực kỳ. Nếu có sự tự do thuộc trí năng và người ta có đam mê sâu thẳm, hừng hực, vậy thì tình dục có vị trí riêng của nó và trở nên không quan trọng lắm. Chúng ta sẽ không trao tặng nó ý nghĩa to tát, cố gắng tìm được hạnh phúc tột đỉnh qua tình dục, hay nghĩ rằng qua tình dục chúng ta sẽ đạt được sự hợp nhất hoàn toàn với con người. Chúng ta biết tất cả những sự việc mà chúng ta hy vọng tìm được qua nó!

Vậy là liệu những cái trí của chúng ta có thể tìm được sự tự do? Liệu những cái trí của chúng ta có thể sinh động và rõ ràng, nhạy bén lạ thường? – không phải sự nhạy bén mà chúng ta đã thâu lượm được từ những người khác, từ những triết gia, những nhà tâm lý học, và những người tạm gọi là vị thầy tinh thần, mà không là tinh thần gì cả. Khi có một chất lượng của tự do đầy đam mê, sâu thẳm, lúc đó tình dục có vị trí riêng của nó. Lúc đó trong trắng là gì? Trong trắng có bất kỳ vị trí nào trong sống riêng của chúng ta hay không? Ý nghĩa của từ ngữ trong trắng đó là gì, không phải chỉ là nghĩa lý trong tự điển, nhưng ý nghĩa sâu thẳm của nó? Có một cái trí hoàn toàn trong trắng có nghĩa gì? Tôi nghĩ chúng ta nên tìm hiểu câu hỏi đó. Có lẽ nó quan trọng nhiều hơn.

Nếu người ta ý thức được toàn hoạt động của cái trí – mà không có một phân chia như người quan sát đang nhìn ngắm cái trí và vì vậy tạo ra một xung đột giữa người quan sát và vật được quan sát – người ta không thấy sự định hình liên tục của những hình ảnh, và những hồi tưởng của vô số vui thú, bất hạnh, tai nạn, lăng nhục, và tất cả nhũng ấn tượng, những ảnh hưởng, và những áp lực khác nhau, hay sao? Những điều này nhồi nhét vào những cái trí của chúng ta. Tư tưởng suy nghĩ về một hành động ái ân, dựng lên hình ảnh về nó, tưởng tượng nó, duy trì những cảm xúc kích thích, trở nên hứng khởi. Một cái trí như thế không là một cái trí trong trắng. Chính một cái trí không hình ảnh, không tưởng tượng, mới là một cái trí trong trắng. Lúc đó cái trí hoàn toàn hồn nhiên. Từ ngữ hồn nhiên có nghĩa một cái trí không thâu nhận những tổn thương – hay đưa ra những tổn thương; nó không thể gây tổn thương và cũng không thể bị tổn thương, nhưng lại hoàn toàn nhạy cảm. Một cái trí như thế là một cái trí trong trắng. Nhưng những người đã giữ những lời thề của trong trắng không trong trắng gì cả; họ luôn luôn đang đấu tranh trong chính họ. Tôi biết vô số những thầy tu ở phương Tây và ở phương Đông, và những hành hạ nào họ đã trải qua, tất cả đều vì mục đích tìm được Thượng đế. Những cái trí của họ bị biến dạng, bị tra tấn.

Tất cả điều này được bao hàm trong vui thú. Vui thú ở đâu trong liên hệ với tình yêu? Sự liên hệ giữa theo đuổi vui thú và tình yêu là gì? Rõ ràng, cả hai theo cùng nhau. Những đức hạnh của chúng ta được đặt nền tảng trên vui thú, luân lý của chúng ta được đặt nền tảng trên vui thú. Chúng ta nói rằng bạn có lẽ đến được nó qua sự hy sinh – mà cho bạn vui thú! – hay qua sự kháng cự, mà có lẽ cho bạn vui thú của đạt được cái gì đó. Vậy là có một đường gạch, liệu có một sự việc như thế, giữa vui thú và tình yêu? Vui thú và tình yêu có thể theo cùng nhau, có thể được gắn bó lẫn nhau? Hay chúng luôn luôn tách lìa? Con người đã nói, “Tình yêu Thượng đế, và tình yêu đó không liên quan gì đến tình yêu trần tục”. Bạn biết điều này đã trở thành một vấn đề, không phải suốt những thế kỷ thuộc lịch sử, nhưng ngay từ khởi đầu của thời gian. Vì vậy nơi nào là đường gạch phân chia vui thú và tình yêu, hay không có đường gạch nào cả? Cái này không là cái kia, và nếu chúng ta đang theo đuổi vui thú, vì hầu hết chúng ta đều như vậy – nhân danh Thượng đế, nhân danh hòa bình, nhân danh đổi mới xã hội – vậy thì tình yêu có vị trí nào trong sự theo đuổi này?

Vậy là người ta phải tìm hiểu những câu hỏi này: Vui thú là gì và thưởng thức là gì và hân hoan là gì? Hạnh phúc có liên quan đến vui thú? Đừng nói không hay có, chúng ta hãy tìm ra. Nhìn ngắm một cái cây đẹp, một đám mây, ánh sáng trên dòng nước, một hoàng hôn, một bao la của bầu trời, hay khuôn mặt đẹp đẽ của một người đàn ông hay một phụ nữ hay một đứa trẻ. Trong niềm vui khi thấy cái gì đó rất đẹp, có sự thưởng thức vô cùng, một ý thức thực sự của trân trọng cái gì đó lạ thường, cao quý, trong sáng, dễ thương. Và khi bạn khước từ vui thú, bạn khước từ toàn sự trực nhận của vẻ đẹp. Và những tôn giáo đã khước từ nó. Tôi đã được người ta kể lại rằng, chỉ mới đây tranh vẽ phong cảnh mới trở thành những tranh vẽ tôn giáo ở thế giới phương Tây, mặc dù ở Trung quốc và phương Đông tranh vẽ phong cảnh và cây cối được trân trọng là cao quý và tôn giáo.

Tại sao cái trí theo đuổi vui thú? Không phải nó đúng hay sai, nhưng hệ thống máy móc của nguyên tắc vui thú này là gì? Nếu bạn nói đồng ý hay không đồng ý, vậy thì chúng ta bị lạc hướng, nhưng nếu cùng nhau chúng ta thực sự tìm ra điều gì là nguyên tắc, hệ thống máy móc của toàn chuyển động của vui thú này, vậy thì có lẽ chúng ta sẽ hiểu rõ sự thưởng thức thực sự là gì. Vậy thì điều gì là hân hoan và hạnh phúc tột đỉnh, trong đó được bao hàm ngây ngất? Ngây ngất có liên quan đến vui thú? Hân hoan có thể trở thành vui thú?

Hệ thống máy móc của vui thú là gì? Tại sao cái trí theo đuổi nó liên tục như thế? Bạn không thể ngăn cản sự nhận biết – thấy một ngôi nhà đẹp, hay một bãi cỏ xanh xinh xinh và ánh mặt trời trên nó, hay sa mạc bao la không một cọng cỏ nào trên chúng, và sự mênh mông của bầu trời. Bạn không thể ngăn cản thấy nó, và chính đang thấy đó là vui thú, là một hài lòng, phải không? Khi bạn thấy một khuôn mặt dễ thương – không chỉ một khuôn mặt cân đối, nhưng khuôn mặt có chiều sâu trong nó, vẻ đẹp, một chất lượng đằng sau nó, thông minh, đầy sức sống – thấy một khuôn mặt như thế là một kinh ngạc và trong sự nhận biết đó có một hài lòng. Bây giờ, khi nào hài lòng đó trở thành vui thú? Bạn thấy một bức tượng xinh xinh được chạm khắc bởi Michelangelo, và bạn nhìn ngắm nó; nó là cái vật lạ thường nhất, không phải bức tượng, nhưng chất lượng của nó. Trong sự nhận biết về nó, có vui thú lớn lao, hài lòng vô cùng. Bạn đi khỏi và cái trí vương vấn nó, tư tưởng bắt đầu. Bạn nói đó là bức tượng đẹp làm sao. Trong thấy, có sự cảm thấy cực độ, một chất lượng của nhận biết về cái gì đó tuyệt vời; sau đó tư tưởng hồi tưởng lại nó, nhớ lại nó, và nhớ lại vui thú mà bạn đã trải qua khi bạn đã thấy bức tượng đó. Vậy là tư tưởng tạo tác vui thú đó; nó cho sức sống, sự tiếp tục, đến sự kiện đó mà đã xảy ra khi bạn thấy bức tượng đó. Vậy là tư tưởng chịu trách nhỉệm cho hành động theo đuổi vui thú. Đây không phải sáng chế của tôi, bạn có thể quan sát nó. Bạn trông thấy một hoàng hôn đẹp, rồi sau đó bạn nói, “Tôi ước tôi có thể quay lại đó và thấy lại nó”. Ngay khoảnh khắc thấy hoàng hôn đó, không có vui thú. Bạn đã thấy cái gì đó lạ thường, đầy ánh sáng và màu sắc và chiều sâu. Khi bạn đi khỏi và quay trở lại sống của bạn, cái trí của bạn nói, “Đó là một cảnh đẹp lạ thường, tôi ước rằng tôi có thể bắt gặp nó lại”. Vậy là tư tưởng tiếp tục sự việc đó như vui thú. Đó là hệ thống máy móc phải không? Sau đó điều gì xảy ra? Bạn không bao giờ thấy hoàng hôn như ban đầu – không bao giờ! – bởi vì kỷ niệm của hoàng hôn đầu tiên đó vẫn còn, và bạn luôn luôn so sánh những hoàng hôn sau với nó. Vậy là bạn không bao giờ thấy cái gì đó hoàn toàn mới mẻ như ban đầu.

Vì vậy người ta hỏi: Liệu bạn có thể thấy hoàng hôn đó, hay khuôn mặt xinh đẹp, hay trải nghiệm ái ân của bạn, hay bất kỳ cái gì, thấy nó và kết thúc nó, không mang nó theo – dù cái đó đẹp đẽ vô cùng hay phiền muộn vô cùng hay đau đớn thân thể hoặc đau khổ tâm lý vô cùng? Liệu bạn có thể thấy vẻ đẹp của nó và kết thúc, hoàn toàn chấm dứt, không mang nó theo và cất giữ nó cho ngày hôm sau, tháng kế tiếp, tương lai? Nếu bạn có cất giữ nó, vậy thì tư tưởng đùa giỡn với nó. Tư tưởng là hành động cất giữ biến cố đó hay đau đớn đó hay đau khổ đó hay sự việc gây thích thú đó. Vì vậy làm thế nào người ta không ngăn cản, nhưng tỉnh thức được toàn tiến hành này và không cho phép tư tưởng vận hành?

Tôi muốn thấy hoàng hôn, tôi muốn thấy cây cối, tràn đầy vẻ đẹp của quả đất. Nó không là quả đất của tôi hay quả đất của bạn, nó là quả đất của chúng ta; nó không là quả đất của người Anh hay của người Nga hay của người Ấn độ, nó là quả đất của chúng ta để sống trên đó, không có tất cả những biên giới, không có tất cả những chiến tranh đầy thú tính, hung bạo, và sự bất hòa của con người. Tôi muốn quan sát tất cả những điều này. Bạn có khi nào thấy những cây cọ dừa trên một quả đồi đơn côi? Nó thật là một cảnh tuyệt vời! Hay một cái cây đơn chiếc trong một cánh đồng? Tôi muốn nhìn ngắm nó, tôi muốn thưởng thức nó, nhưng tôi không muốn giảm giá trị nó thành một vui thú nhỏ nhen, xấu xa. Và tư tưởng sẽ giảm giá trị nó.

Làm thế nào tư tưởng có thể vận hành khi cần thiết và không vận hành gì cả trong những phương hướng khác? Nó có thể được chỉ khi nào có tỉnh thức thực sự, tỉnh thức được toàn hệ thống máy móc của tư tưởng, cấu trúc và bản chất của tư tưởng, nơi nó phải vận hành – tuyệt đối hợp lý, lành mạnh, không loạn thần kinh hay cá nhân – và nơi nào nó không có vị trí. Vì vậy vẻ đẹp và tư tưởng là gì? Liệu trí năng có thể nhận biết vẻ đẹp? Nó có lẽ diễn tả, nó có lẽ bắt chước, nó có lẽ sao chép, nó có lẽ làm nhiều thứ, nhưng sự diễn tả không là vật được diễn tả. Chúng ta có thể tiếp tục và tiếp tục vào việc này vô tận.

Vậy là khi người ta hiểu rõ bản chất của vui thú và nguyên tắc của vui thú, tiếp theo tình yêu là gì? Tình yêu là ghen tuông? Tình yêu là chiếm hữu? Tình yêu là thống trị, quyến luyến? Bạn biết tất cả những sự việc xảy ra trong sống – người phụ nữ thống trị người đàn ông hay người đàn ông thống trị người phụ nữ. Người đàn ông làm điều gì đó bởi vì anh ấy muốn theo đuổi nó; anh ấy tham vọng, tham lam, ganh tị; anh ấy muốn một vị trí, thanh danh. Người vợ của anh ấy nói, “Vì Chúa, hãy ngừng tất cả những việc ngu xuẩn đó và sống một loại sống khác”. Vậy là có một phân chia giữa hai người – mặc dù họ có lẽ ngủ chung với nhau. Liệu có thể có tình yêu khi có tham vọng, khi mỗi người đang theo đuổi những vui thú riêng tư đặc biệt của họ?

Vậy thì tình yêu là gì? Chắc chắn nó chỉ có thể xảy ra khi không còn tất cả những việc mà không là tình yêu, như tham vọng, ganh đua, muốn trở thành người nào đó. Đó là sống của chúng ta: Chúng ta muốn là người nào đó nổi tiếng, muốn thành công, trở thành một nhà văn, một họa sĩ, người nào đó quan trọng hơn. Tất cả điều đó là cái gì chúng ta muốn. Liệu một người đàn ông hay người phụ nữ như thế có thể biết tình yêu là gì? Điều đó có nghĩa, liệu có thể có tình yêu cho một con người mà đang làm việc cho chính người ấy, không chỉ trong một phương hướng nhỏ nhoi, mà còn cả trong sự đồng hóa người ấy với chính thể, với Thượng đế, với hoạt động xã hội, với quốc gia, với một loạt những niềm tin? Chắc chắn là không. Và vẫn vậy đó là cái bẫy mà chúng ta bị trói buộc. Liệu chúng ta có thể tỉnh thức được cái bẫy đó, thực sự tỉnh thức – không phải bởi vì người nào đó giải thích nó – tỉnh thức được cái bẫy mà chúng ta bị trói buộc và phá sập nó? Đó là nơi cách mạng thực sự hiện diện, không phải sự điên rồ của những cách mạng bom đạn và những thay đổi xã hội. Mặc dù những thay đổi xã hội là rất cần thiết, những bom đạn lại không cần.

Vậy là người ta phát giác hay bất chợt bắt gặp mà không biết, mà không mời mọc, sự việc được gọi là tình yêu này khi những sự việc khác không còn. Nó xảy ra khi chúng ta thực sự đã hiểu rõ bản chất của vui thú và làm thế nào tư tưởng hủy diệt cái sự việc mà đã là một hân hoan vô cùng. Hân hoan không thể được biến thành vui thú. Hân hoan đến tự nhiên; nó xảy ra; giống như hạnh phúc, nó đến. Nhưng khoảnh khắc bạn nói, “Ồ, tôi hạnh phúc quá”, bạn không còn hạnh phúc nữa.

Vậy thì tình yêu trong sự liên hệ của con người là gì? Nơi chỗ của tình yêu trong sự liên hệ của con người là gì? Nó có bất kỳ vai trò nào không? Tuy nhiên chúng ta phải sống cùng nhau, chúng ta phải hợp tác cùng nhau, chúng ta phải có con cái cùng nhau. Liệu cái người mà thương yêu có thể gởi người con trai của họ ra chiến trường? Đó là vấn đề của bạn. Bạn có con cái, và sự giáo dục của bạn đang chuẩn bị những đứa trẻ cho chiến tranh, để giết chóc. Hãy tìm ra! Vậy là tình yêu đó là gì, và sự liên hệ của nó với sự tồn tại của con người chúng ta là gì? Tôi nghĩ câu hỏi đó chỉ có thể được giải đáp – thực sự, không bằng từ ngữ hay trí năng – khi toàn nguyên tắc của vui thú, và tư tưởng, và đang trở thành này, được hiểu rõ. Lúc đó bạn sẽ tìm được một loại liên hệ hoàn toàn khác hẳn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2011(Xem: 9400)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 37216)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52887)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 5787)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
24/12/2010(Xem: 7345)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
11/12/2010(Xem: 12873)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
03/12/2010(Xem: 5821)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
27/11/2010(Xem: 2023)
Thay vì tiến hành bằng cách giải thích chỉ ra nguyên nhân tương sinh, tương ẩn như diệt, trong cách khởi đầu kệ tụng mang tính quán sát vạn hữu động trong DUY THỨC của Thế Thân được ngài Huyền Tráng dịch luận - cách giải luận về huyền học của tâm - thì đại sư Pháp Hưng (法興) đặt ngay vấn đề mang tính thế trí về hiện tượng vật lý: căn, trần, thức, là gì?
21/11/2010(Xem: 4897)
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
19/11/2010(Xem: 8594)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]