Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Madras, 16 tháng mười hai 1972

10/07/201114:34(Xem: 3392)
1. Madras, 16 tháng mười hai 1972

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

Madras, 16 tháng mười hai 1972

Khi cùng nhau bàn về những vấn đề này, mà là những vấn đề hàng ngày của sống. Tôi nghĩ chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng chúng ta đang tìm hiểu cùng nhau; cùng nhau chúng ta đang thực hiện một chuyến hành trình vào những vấn đề khá phức tạp của sống, và muốn tìm hiểu cùng nhau phải có một chất lượng của mãnh liệt, một chất lượng của cái trí không bị trói buộc trong bất kỳ kết luận hay niềm tin đặc biệt nào, nhưng sẵn lòng thâm nhập thật sâu, không phải trong khoảng cách của thời gian, nhưng trong chiều sâu.

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề liệu chúng ta có thể tạo ra trật tự trong cuộc sống của liên hệ hàng ngày của chúng ta. Bởi vì liên hệ là xã hội. Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản. Và khi không có trật tự trong liên hệ đó, như hiện nay không có trật tự, vậy thì mọi hành động không những phải mâu thuẫn, mà còn phải tạo ra nhiều đau khổ, bất hòa, hỗn loạn, và xung đột. Làm ơn, đừng chỉ mặc kệ cho tôi nói, nhưng hãy cùng nhau chia sẻ nó, bởi vì chúng ta đang cùng nhau thực hiện một chuyến hành trình, có lẽ tay trong tay, bằng thương yêu, bằng ân cần. Nếu bạn chỉ ngồi đó và được chỉ bảo, được thuyết giảng, vậy thì tôi e rằng bạn và tôi không thể cùng nhau tay trong tay thực hiện chuyến hành trình. Vì vậy, làm ơn hãy quan sát cái trí riêng của bạn, sự liên hệ riêng của bạn – không đặt thành vấn đề liên hệ với ai, người vợ của bạn, con cái của bạn, người láng giềng của bạn, hay chính phủ của bạn – và xem thử liệu có trật tự trong sự liên hệ đó; bởi vì trật tự là cốt lõi, sự chính xác là cốt lõi. Trật tự là đạo đức, trật tự rất toán học, rất rõ ràng, hoàn hảo, và chúng ta sẽ tìm ra liệu có trật tự như thế. Không một ai có thể sống mà không có liên hệ. Bạn có lẽ rút vào núi non, trở thành một thầy tu, một khất sĩ, một mình lang thang vào sa mạc, nhưng bạn có liên hệ. Bạn không thể tẩu thoát khỏi sự thật rành rành đó. Bạn không thể tồn tại trong cô lập. Cái trí của bạn có lẽ nghĩ nó tồn tại trong cô lập, hay tạo ra một trạng thái cô lập, nhưng ngay cả trong cô lập đó bạn vẫn có liên hệ. Sống là liên hệ, đang sống là liên hệ. Chúng ta không thể sống nếu bạn và tôi đã dựng lên một bức tường quanh chúng ta và thỉnh thoảng lén lút nhìn qua bức tường đó. Sâu thẳm, không ý thức được, sau bức tường, chúng ta có liên hệ. Tôi không nghĩ chúng ta đã chú ý nhiều đến vấn đề của liên hệ này. Những quyển sách của bạn không nói về liên hệ; họ nói về Thượng đế, luyện tập, những phương pháp, hít thở như thế nào, về không làm việc này hay việc kia, nhưng tôi được các bạn kể lại rằng sự liên hệ không bao giờ được người ta đề cập đến.

Liên hệ hàm ý trách nhiệm, giống như tự do. Liên hệ là sống; đó là sự sống; đó là tồn tại. Và nếu có vô trật tự trong liên hệ đó, toàn xã hội, văn hóa của chúng ta, biến thành từng mảnh vỡ, mà là điều gì đang xảy ra bây giờ.

Vậy thì trật tự là gì, tự do là gì, và liên hệ là gì? Trật tự là gì? Bởi vì thăm thẳm, bên trong, khi cái trí thực sự hiểu rõ điều gì tạo ra vô trật tự, vậy thì từ thấu triệt đó, từ tỉnh thức đó, từ quan sát đó, trật tự tự nhiên đến. Nó không là một bản thiết kế của trật tự nên là gì; đó là điều gì chúng ta được nuôi dưỡng – một khuôn mẫu đã được sắp đặt bởi những tôn giáo, bởi văn hóa, của trật tự nên là gì, hay trật tự là gì. Cái trí đã cố gắng tuân phục đến trật tự đó, dù nó là trật tự thuộc văn hóa, trật tự thuộc xã hội, trật tự thuộc luật pháp, hay trật tự thuộc tôn giáo, nó đã cố gắng tuân phục đến khuôn mẫu được thiết lập bởi hoạt động xã hội, bởi những người lãnh đạo, những vị thầy nào đó. Đối với tôi đó không là trật tự bởi vì trong đó được hàm ý sự tuân phục, và nơi nào có tuân phục, có vô trật tự. Nơi nào có sự chấp nhận của uy quyền, có vô trật tự. Nơi nào có sự tồn tại tương đối – đó là, đo lường bạn với người nào đó, so sánh bạn với người nào đó – có vô trật tự. Tôi sẽ giải thích cho bạn tại sao.

Tại sao cái trí của bạn tuân phục? Bạn có khi nào đã hỏi? Bạn có ý thức rằng bạn đang tuân phục đến một khuôn mẫu? Không đặt thành vấn đề khuôn mẫu đó là gì, hoặc bạn đã tự thiết lập khuôn mẫu đó cho bạn, hoặc nó đã được thiết lập cho bạn. Tại sao chúng ta luôn luôn đang tuân phục? Nơi nào có sự tuân phục chắc chắn không thể có tự do. Tuy nhiên cái trí lại luôn luôn đang tìm kiếm tự do – cái trí càng tỉnh táo, càng tỉnh thức, càng thông minh nhiều bao nhiêu, sự đòi hỏi cho tự do càng nhiều bấy nhiêu. Cái trí tuân phục, bắt chước, bởi vì có an toàn nhiều hơn trong sự tuân phục, trong tuân theo một khuôn mẫu. Đó là một sự thật hiển nhiên. Bạn làm tất cả mọi loại sự việc của xã hội bởi vì nó tốt đẹp hơn khi tuân phục. Bạn có lẽ được giáo dục ở nước ngoài, bạn có lẽ là một chính trị gia, một nhà khoa học lỗi lạc, nhưng bạn có một sợ hãi lén lút rằng nếu bạn không đi đến đền chùa hay làm những công việc thông thường mà bạn đã được người ta bảo phải làm, một cái gì đó xui xẻo có lẽ xảy ra, vì vậy bạn tuân phục. Điều gì xảy đến cho cái trí mà tuân phục? Hãy tìm hiểu nó, làm ơn. Điều gì xảy đến cho cái trí của bạn khi bạn tuân phục? Đầu tiên, có một khước từ hoàn toàn của tự do, khước từ hoàn toàn của trực nhận, khước từ hoàn toàn của sự tìm hiểu độc lập. Khi bạn tuân phục có sợ hãi. Đúng chứ? Từ thời niên thiếu cái trí đã được rèn luyện để bắt chước, tuân phục đến một khuôn mẫu mà xã hội đã thiết lập – đậu những kỳ thi, kiếm được một mảnh bằng, nếu bạn may mắn có một việc làm, lập gia đình, chấm dứt. Bạn chấp nhận khuôn mẫu đó, và bạn sợ hãi khi không tuân theo khuôn mẫu đó.

Vậy là phía bên trong bạn khước từ tự do, phía bên trong bạn sợ hãi, phía bên trong bạn có một ý thức của không được tự do để tìm ra, tìm hiểu, tìm kiếm, hỏi han. Vậy là việc đó sinh ra vô trật tự trong sự liên hệ của chúng ta. Bạn và tôi đang cố gắng thâm nhập vấn đề này rất sâu thẳm, có sự thấu triệt thực sự, thấy sự thật của nó. Và chính nhờ sự trực nhận của sự thật mới làm tự do cái trí, không phải sự luyện tập nào đó, hoặc hoạt động của tìm hiểu, nhưng sự trực nhận thực sự của “cái gì là”.

Chúng ta tạo ra vô trật tự trong liên hệ, cả bên trong lẫn bên ngoài, qua sợ hãi, qua tuân phục, qua đo lường, mà là so sánh. Liên hệ của chúng ta ở trong vô trật tự, không những lẫn nhau, dù nó có lẽ thân mật đến chừng nào, mà còn cả phía bên ngoài. Nếu chúng ta thấy vô trật tự đó rõ ràng, không phải ở đằng kia nhưng trong đây, thăm thẳm trong chúng ta, thấy tất cả những hàm ý của nó, vậy thì từ trực nhận đó trật tự đến. Vậy thì chúng ta không phải sống phụ thuộc vào một trật tự áp đặt. Trật tự không có khuôn mẫu, không là một bản thiết kế; nó đến từ sự hiểu rõ vô trật tự là gì. Bạn càng hiểu rõ vô trật tự trong liên hệ nhiều bao nhiêu, trật tự càng thâm sâu bấy nhiêu. Vì vậy chúng ta phải tìm ra sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta là gì.

Sự liên hệ của bạn với một người khác là gì? Bạn có bất kỳ liên hệ nào không; hay liên hệ của bạn là với quá khứ? Quá khứ, cùng những hình ảnh, trải nghiệm, hiểu biết của nó, tạo ra điều gì chúng ta gọi là liên hệ. Nhưng hiểu biết trong liên hệ gây ra vô trật tự. Tôi có liên hệ với bạn. Tôi là người con của bạn, người cha của bạn, người vợ của bạn, người chồng của bạn. Chúng ta đã sống chung với nhau; bạn đã gây tổn thương cho tôi và tôi đã gây tổn thương cho bạn. Bạn đã càu nhàu tôi, bạn đã dọa nạt tôi, bạn đã đánh đập tôi, bạn đã nói những điều xấu xa sau lưng tôi và trước mặt tôi. Vậy là tôi đã sống chung với bạn được mười năm hay hai ngày, và những kỷ niệm này vẫn còn, những tổn thương, những khiêu khích, những vui thú tình dục, những bực dọc, những từ ngữ thô bỉ, và vân vân. Những điều đó được ghi lại trong những tế bào não mà chứa đựng ký ức. Vậy là liên hệ của tôi với bạn được đặt nền tảng trên quá khứ. Quá khứ là sống của tôi. Nếu bạn đã quan sát, bạn sẽ thấy cái trí, sống của bạn, hoạt động của bạn, bị bám rễ trong quá khứ như thế nào. Sự liên hệ bị bám rễ trong quá khứ phải tạo ra vô trật tự. Đó là, hiểu biết trong liên hệ gây ra vô trật tự. Nếu bạn đã gây tổn thương cho tôi, tôi ghi nhớ việc đó; bạn đã gây tổn thương cho tôi ngày hôm qua, hay cách đây một tuần, việc đó vẫn còn trong cái trí của tôi, đó là hiểu biết mà tôi có về bạn. Hiểu biết đó ngăn cản liên hệ; hiểu biết đó trong liên hệ nuôi dưỡng vô trật tự. Vì vậy câu hỏi là: Khi bạn gây tổn thương cho tôi, nịnh nọt tôi, khi bạn bêu xấu tôi, liệu cái trí có thể xóa sạch tại ngay khoảnh khắc đó mà không ghi lại? Bạn đã từng thử điều này chưa?

Mặt trăng đó dễ thương làm sao, phải không, khi nhìn qua những chiếc lá, và tiếng kêu của những con quạ đó, và ánh hoàng hôn kỳ diệu! Mặt trăng lạ thường đó nhìn qua những chiếc lá là một hiện tượng không thể diễn tả. Hãy nhìn ngắm nó, hãy tận hưởng nó.

Giả dụ, ngày hôm qua người nào đó đã nói những điều thô bỉ với tôi, mà không đúng thực. Điều gì anh ấy đã nói được ghi lại, và cái trí nhận dạng người đó bằng sự ghi lại đó và hành động theo sự ghi lại đó. Nơi nào cái trí đang hành động trong liên hệ bằng hiểu biết của lăng nhục đó, những lời lẽ thô bỉ đó, điều không đúng thật đó, vậy thì hiểu biết đó trong liên hệ gây ra vô trật tự. Đúng chứ? Bây giờ làm thế nào cái trí có thể không ghi lại tại ngay khoảnh khắc của lăng nhục, hay tại ngay khoảnh khắc của nịnh nọt? Bởi vì đối với tôi việc quan trọng nhất trong sống là sự liên hệ. Nếu không có liên hệ phải có vô trật tự. Một cái trí sống trong trật tự, trật tự tổng thể, mà là hình thức tột đỉnh của trật tự toán học, không thể trong một giây phút nào cho phép cái bóng của vô trật tự ập vào nó. Và vô trật tự đó hiện diện khi cái trí hành động trên nền tảng của hiểu biết quá khứ trong liên hệ. Vì vậy làm thế nào cái trí có thể không ghi lại sự lăng nhục, nhưng biết sự lăng nhục đã được thốt ra, cũng như là sự nịnh nọt? Cái trí có thể biết sự lăng nhục đã được thốt ra, nhưng tuy nhiên không ghi lại nó, vậy là cái trí luôn luôn sạch sẽ, lành mạnh, tổng thể trong liên hệ?

Bạn có hứng thú về vấn đề này không? Bạn biết, nếu bạn thực sự hứng thú nó, nó là vấn đề quan trọng nhất trong sống: làm thế nào để sống một cuộc sống trong liên hệ, trong đó cái trí không bao giờ bị tổn thương, không bao giờ bị biến dạng. Bây giờ, liệu có thể được? Chúng ta đã đưa ra một câu hỏi không thể trả lời được, và chúng ta phải tìm ra câu trả lời không thể trả lời được. Bởi vì cái gì có thể được là tầm thường, hoàn toàn chấm dứt, xong rồi; nhưng nếu bạn đưa ra câu hỏi không thể trả lời được, cái trí phải tìm ra câu trả lời. Cái trí có thể thực hiện việc đó không? Đây là tình yêu. Cái trí mà không ghi lại sự lăng nhục, sự nịnh nọt, biết tình yêu là gì.

Liệu cái trí có thể không bao giờ ghi lại, không bao giờ, tuyệt đối không bao giờ ghi lại sự lăng nhục hay sự nịnh nọt? Điều đó có thể được hay không? Nếu cái trí có thể tìm được câu trả lời cho nó, người ta có thể đã giải đáp xong vấn đề của liên hệ. Chúng ta sống trong liên hệ. Liên hệ không là một trừu tượng, nó là một sự kiện hàng ngày, mỗi ngày. Dù bạn đi làm, về nhà và ngủ cùng người vợ của bạn, hay cãi cọ, bạn luôn luôn trong liên hệ. Và nếu không có trật tự trong liên hệ đó giữa bạn và một người khác, hay giữa bạn và nhiều người hay một người, bạn sẽ tạo ra một văn hóa mà cuối cùng sẽ sinh ra vô trật tự, như đang được thực hiện lúc này. Vì vậy trật tự là cốt lõi. Để tìm ra điều đó, liệu cái trí, mà đã bị sỉ nhục, bị gây tổn thương, bị cư xử tồi tệ, bị nói hành nói tỏi, có thể không bao giờ lưu lại việc đó trong một giây? Khoảnh khắc bạn lưu lại nó, nó được ghi lại rồi, nó đã để lại một tì vết trong những tế bào não. Hãy thấy sự khó khăn của câu hỏi. Liệu cái trí có thể làm việc này để cho cái trí vẫn còn hoàn toàn hồn nhiên? Một cái trí hồn nhiên có nghĩa một cái trí không thể bị tổn thương. Bởi vì nó không thể bị tổn thương, nó không gây tổn thương một người khác. Bây giờ, liệu điều đó có thể được? Mọi hình thức của ảnh hưởng, mọi hình thức của phiền muộn, mọi hình thức của tổn hại, ngờ vực, được quẳng vào cái trí. Liệu cái trí không bao giờ ghi lại và vì vậy vẫn còn rất hồn nhiên, rất rõ ràng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra?

Chúng ta sẽ tiếp cận nó bằng cách đặt câu hỏi tình yêu là gì? Tình yêu là sản phẩm của tư tưởng? Tình yêu ở trong lãnh vực của thời gian? Tình yêu là cái gì đó có thể được vun đắp, luyện tập, sắp xếp vào chung bởi tư tưởng? Khi tìm hiểu vấn đề này, người ta phải thâm nhập vào câu hỏi: Tình yêu là vui thú – ái ân hay bất kỳ loại vui thú nào khác? Cái trí của chúng ta luôn luôn đang theo đuổi vui thú: ngày hôm qua tôi đã có một bữa ăn ngon, vui thú của bữa ăn đó được ghi lại và tôi muốn nữa, một bữa ăn ngon hơn hay ngon bằng như thế vào ngày mai. Tôi đã nhận được nhiều thanh thản trong cảnh hoàng hôn, hay nhìn ngắm mặt trăng qua những chiếc lá, hay trông thấy một con sóng xa xa ngoài biển. Vẻ đẹp đó trao tặng sự thanh thản vô cùng, và đó là vui thú lớn lao. Cái trí ghi lại nó và muốn nó được lặp lại. Tư tưởng suy nghĩ về tình dục, suy nghĩ, nghiền ngẫm nó, mong muốn nó được lặp lại; và việc đó bạn gọi là tình yêu. Đúng chứ? Đừng rụt rè khi chúng ta bàn về tình dục, đó là bộ phận trong sống của chúng ta. Bạn đã biến nó thành ghê tởm bởi vì bạn đã khước từ mọi loại tự do ngoại trừ một tự do duy nhất đó.

Vì vậy tình yêu là vui thú? Tình yêu được sắp xếp bởi tư tưởng, giống như vui thú được sắp xếp bởi tư tưởng? Tình yêu là ganh tị? Liệu bất kỳ ai có thể thương yêu cái người ganh tị, tham lam, tham vọng, hung bạo, tuân phục, vâng lời, hoàn toàn trong vô trật tự? Vì vậy tình yêu là gì? Dĩ nhiên nó không là bất kỳ những điều này. Nó không là vui thú. Làm ơn hãy hiểu rõ sự quan trọng của vui thú. Vui thú được duy trì bởi tư tưởng; vì vậy tư tưởng không là tình yêu. Tư tưởng không thể vun quén tình yêu. Nó có thể và vẫn vun đắp sự theo đuổi của vui thú, như nó thực hiện với sợ hãi, nhưng tư tưởng không thể tạo ra tình yêu, hay sắp xếp nó vào chung. Hãy thấy sự thật. Thấy nó và bạn sẽ gạt bỏ tham vọng của bạn, tham lam của bạn, hoàn toàn. Vậy là qua tiêu cực bạn thâm nhập sự việc lạ thường nhất được gọi là tình yêu, mà là tích cực nhất.

Vô trật tự trong liên hệ có nghĩa không có tình yêu, và vô trật tự đó hiện diện khi có sự tuân phục. Vì vậy một cái trí tuân phục vào một khuôn mẫu của vui thú, hay điều gì nó suy nghĩ là tình yêu, không bao giờ có thể biết tình yêu là gì. Một cái trí đã hiểu rõ toàn sự chín mùi của vô trật tự thâm nhập một trật tự mà là đạo đức, vì vậy là tình yêu. Nó không là sống của bạn, nó không là sống của tôi. Nếu bạn không sống theo lối đó, bạn sẽ bị bất hạnh nhất, bị trói buộc trong vô trật tự của xã hội, và bị kéo lê mãi mãi trong con suối đó. Chỉ có con người bước ra khỏi con suối đó mới biết tình yêu là gì, trật tự là gì.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2012(Xem: 18301)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
31/01/2012(Xem: 4974)
Chúng ta đối phó với những cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đấy là một chủ đề quan trọng - là điều sẽ đưa lên câu hỏi về tích cực là gì và tiêu cực là gì. Có bất cứ điều gì tuyệt đối là tích cực hay tuyệt đối là tiêu cực hay không?
17/01/2012(Xem: 8789)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
11/01/2012(Xem: 8890)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
03/01/2012(Xem: 5255)
Có thể loại trừ những cảm xúc rắc rối một cách hoàn toàn, hay có thể chỉ có đè nén chúng mà thôi? Theo tuệ giác căn bản của Đạo Phật, tâm một cách cốt yếu là sáng rở và tri nhận. Do thế, những rắc rối cảm xúc không thể lưu trú trong bản chất của tâm; những thái độ chướng ngại ẩn tàng là tạm thời và nông cạn, và có thể bị loại trừ.
30/12/2011(Xem: 7501)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
11/12/2011(Xem: 10301)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
25/10/2011(Xem: 8053)
Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo?
23/10/2011(Xem: 918)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
21/09/2011(Xem: 17342)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]