Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 6926)
Chương 4: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương IV

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Lo việc nhà mình, không lo việc nhà người

Ngay thời đại mạt pháp này, chúng ta nên ghi nhớ lời khai thị của Đại sư Ấn Quang: ”Chỉ lo việc nhà mình, không nên lo việc nhà người. Chỉ xem điều tốt, không nên xem điều xấu. Coi tất cả người đều là Bồ-tát, chỉ một mình ta là phàm phu”. Từ trong tâm hết sức cẩn thận, quán chiếu từng lời nói, hành động của chính mình, tuỳ lúc tuỳ chỗ tu sửa hành vi và thói quen xấu của chính mình. Người xung quanh ta có sai sót, lỡ lầm gì, đều coi là Bồ-tát thị hiện, giống như tấm gương soi rọi, nhắc nhở chúng ta không nên đi vào chỗ đã sai lầm từ trước.

2. Kiểm điểm chính mình

Nếu một ngày từ sáng đến chiều chuyên phê phán và xét đoán người khác, trái lại không bằng khéo léo kiểm điểm chính bản thân mình. Đem điều thực tiễn đối với người, yêu cầu thực tế đối với chính mình. Cách này đối với việc tu hành của chính mình mới có sự giúp đỡ chân thật.

3. Cái vỏ không (nói hay làm dở)

Nói được một thước không bằng làm được một tấc. Người học Phật ngày nay có khuyết điểm lớn, chính là lý luận và học vấn rành rẽ, rõ ràng. Đó là một lẽ, nhưng hành vi thực tiễn của bản thân họ lại là việc khác. Đây đều là rơi vào lý thuyết, trống rỗng mà thôi. Giống như đếm của báu cho người khác, còn việc tu hành của chính mình thì không có chút lợi ích chân thật nào cả.

4. Ăn thịt phạm giới sát sinh

Làm một đệ tử chân chánh của Phật, nhất định cần phải ăn chay trường, vì ăn thịt đồng với việc sát sinh. Mỗi ngày phạm vào giới sát là mỗi ngày chúng ta làm trái ngược với giáo lý nhà Phật đà; giống như học sinh mỗi ngày phạm vào quy định của nhà trường, chắc chắn không chấp nhận chúng ta là đệ tử của chân chánh Phật.

5. Khuyên nhắc mình ăn chay

Đối với một số người nghiệp chướng nặng, căn duyên chưa được tế độ, không thể hoàn toàn dứt thói quen xấu ăn thịt. Dù sao cũng nhớ khuyên dăn họ ăn Tam tịnh nhục. Ăn chay buổi sáng, 6 ngày chay, 10 ngày chay là khác rồi. Nên cần sớm thúc dục mình sớm hoàn toàn ăn chay. Nhân chỉ vì ăn thịt là tạo nghiệp sát sinh, lại trốn không khỏi nhân quả báo ứng. Tất cả công đức chỉ là công đức hữu lậu.

6. Người có trí tuệ

Trí tuệ có khả năng phân biệt được thiện ác, phải trái. Một người có khả năng giác ngộ thì các việc sai lầm trong qúa khứ của chính mình sẽ nhân đây buông bỏ được, tiến tới sửa đổi những thói xấu của mình. Đây chính là người có trí tuệ.

7. Giác ngộ sẽ biết được sai lầm

Học Phật là học giác ngộ. Giác ngộ chính là biết được sai lầm. Biết được việc sai lầm đã qua của chính mình mà sửa đổi cho tốt, vứt bỏ đi những khuyết điểm và thói quen xấu. Đây chính là giác ngộ, là buông bỏ, cũng chính là học Phật, có khả năng hoàn toàn giác ngộ, buông bỏ tất cả. Đó chính là cảnh giới của Phật

8. Tro tàn

Tro tuy đã tàn nhưng hơi nóng vẫn còn ngấm ngầm bên trong, chỉ cần một làn gió thoảng qua cũng làm nó loé sáng lên, rồi sau đó trở lại nguội như trước. Tâm của người tu hành cũng nên tập như đống tro tàn, không sinh thêm chuyện phiền phức, khởi tâm phân biệt phải trái. Chỉ cần một câu A-di-đà Phật giữ vững đến cùng!

9. Tâm cung kính chính là sự thành thật

Tâm tinh chuyên và thành thật đến cùng thì vật cứng nhắc như vàng đá cũng phải vỡ tung. Mỗi việc trên thế gian dù khó đến mấy, chỉ cần thành tâm thành ý, phát tâm lâu dài để nguyện làm, thì chưa có việc gì chẳng thành công. Vì thế, Đại sư Ấn Quang dạy: ”Dốc lòng chí kính cần phải không có lòng tà vạy, giữ lại sự thành thật”. Người học Phật phải luôn giữ tâm cung kính và sự thành thật. Phát tâm chân thật để làm ắt sẽ cảm tới Phật Bồ-tát bảo hộ.

10. Cẩn thận từ lúc ban đầu

Phàm làm việc gì nên cẩn thận từ lúc ban đầu, bởi khi đã gieo nhân tất phải có quả. Gieo nhân thiện sẽ gặt quả thiện, gieo nhân ác sẽ gặt quả ác. Do đó, người học Phật phải cẩn thận về nhân quả. Tất cả sự dạy bảo của Phật đà đều không rời khỏi hai chữ “nhân quả”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2010(Xem: 4294)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
28/08/2010(Xem: 61318)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 58054)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
18/07/2010(Xem: 13967)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14396)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
16/06/2010(Xem: 7539)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu. Nhưng Vô Ngã lại là vấn đề quan trọng trong giáo lý của Đạo Phật. Tại sao Đạo Phật lại chủ trương "Vô Ngã"?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]