Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 21: Bí quyết đào tạo khả năng

06/03/201118:30(Xem: 6365)
Chương 21: Bí quyết đào tạo khả năng

NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG 21: BÍ QUYẾT ĐÀO TẠO KHẢ NĂNG

Những tiết lộ của ông Cayce về khả năng của con người và sự phát triển khả năng một cách liên tục từ kiếp này sang kiếp khác có ảnh hưởng rất sâu xa về phương diện thực tế. Trước hết, điều này cho ta thấy được những triển vọng vô hạn về sự nỗ lực vươn lên của con người và vai trò chủ động của mỗi cá nhân trong sự hoàn thiện chính mình.

Theo cách nhận thức này thì điều tất nhiên là năng lực và đức tánh của mỗi người đều hoàn toàn tùy thuộc vào những cố gắng mà người ấy đã thực hiện trong quá khứ và đã tích lũy trong kho tàng tâm thức. Nhưng điều này cũng đúng với những khả năng của mỗi người trong tương lai. Vì cũng như những khả năng của chúng ta bây giờ là do sự cố gắng tích lũy từ quá khứ, thì những khả năng mà ta sẽ có trong tương lai cũng phải là do những cố gắng trau giồi, tu dưỡng của ta trong hiện tại.

Vì thế, những công sức, thời gian và sự khó nhọc mà chúng ta đang bỏ ra hôm nay sẽ không bao giờ mất đi, mà chắc chắn sẽ mang lại kết quả tương xứng cho ta trong những kiếp tương lai.

Trên thế gian này luôn có hàng trăm nghìn người dành suốt cuộc đời để âm thầm cố gắng theo đuổi một chí hướng nào đó, mặc dầu biết chắc rằng không thực hiện được. Xét theo lối thường tình thì đó thật là một việc đáng buồn và vô ích. Nhưng sự cố gắng của họ thật ra không phải là hoài công vô ích nếu ta nhìn vấn đề từ góc độ của thuyết nhân quả luân hồi.

Một ông lão cố gắng vun trồng những khóm hoa trong vườn nhà, có lẽ không mong ước chiếm giải quán quân về một cuộc thi trồng hoa đẹp; hoặc sẽ được khen tặng và biểu dương trên những tạp chí nông nghiệp. Tuy nhiên trong lúc hiện tại, ông ta đang xây đắp mầm mống cho sự hiểu biết về ngành thực vật học, để rồi trong một kiếp tương lai, nó sẽ đâm chồi nẩy lộc thành những kiến thức sâu rộng về ngành này và giúp ông ta trở thành một nhà trồng trọt trứ danh hay một nhà thực vật học uyên bác.

Những cố gắng thô thiển và vụng về của một người đàn bà đứng tuổi đang tập vẽ tranh, không chỉ là đề tài chế giễu của bạn bè thân quyến trong gia đình như người ta nhìn thấy, mà chính là những bước đầu tiên trên con đường hướng đến một trình độ nghệ thuật cao hơn và chắc chắn sẽ giúp cô trở thành một họa sĩ tài danh vào một kiếp nào đó trong tương lai.

Ông giáo sư âm nhạc trải qua nhiều năm tận tụy với nghề dạy đàn dương cầm, vẫn cố gắng hành nghề một cách âm thầm, không tên tuổi. Với thời gian trôi qua, năm tàn tháng lụn, ông không còn nuôi hy vọng trở thành một nhạc sĩ tài danh nữa, nhưng có lẽ ông ta sẽ tự an ủi nếu biết rằng mình đang dấn bước trên con đường sự nghiệp vẻ vang trong những kiếp tương lai.

Nói tóm lại, theo thuyết luân hồi nhân quả thì không có một sự cố gắng nào là mất đi. Nếu luật nhân quả luôn tác động một cách khách quan và chính xác để hình thành những quả báo tương xứng cho những hành vi bất chính, thì nó cũng mang lại phần thưởng xứng đáng cho những ai biết nỗ lực xây dựng.

Nếu chúng ta thật sự tin tưởng nơi điều rất quan trọng này thì chúng ta sẽ không bao giờ bị thất vọng trên đường đời. Mỗi giờ phút trôi qua, chúng ta đều đang tạo dựng tương lai của chính mình. Cái tương lai đó được tốt đẹp hay không là tùy nơi những cố gắng tốt lành của ta trong hiện tại, và nếu chúng ta lãng phí thời giờ vô ích để tìm những thú vui vật chất phù du giả tạm của cuộc đời trần thế thì chắc chắn ta sẽ không thể mong đợi có một tương lai huy hoàn xán lạn.

Hiểu như thế, người ta sẽ không còn cho rằng giai đoạn cuối cùng của đời người là một giai đoạn bất lực và vô dụng, chỉ có thể nghỉ ngơi, an phận và không làm được gì cả. “Tuổi già” hiểu như thế là một sự bi quan và tiêu cực.

Theo các cuộc soi kiếp của ông Cayce, ở xứ cổ Ai Cập cách đây độ mười ngàn năm, đời sống trung bình của con người là trên một trăm tuổi. Sự ăn uống tiết độ, đúng phép vệ sinh, và bí quyết giữ cho tư tưởng được lành mạnh trong sạch giúp cho con người sống rất lâu, và thậm chí khi tuổi già họ cũng không đến nỗi run rẩy lụm cụm.

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh điều này. Khoa Tâm bệnh học (Psychosomatique) cũng khám phá rằng sự già nua một phần lớn do bởi một bệnh trạng tâm lý của đương sự, theo đó người ta tự nghĩ rằng mình đã là một người vô ích, vô dụng cho xã hội, và đã đến lúc cần phải được thay thế bởi những người trẻ. Sở dĩ họ có thái độ đó là bởi vì họ quan niệm theo “chiều ngang” về cuộc đời, tức là một thói quen hay so sánh mình với những kẻ khác trên cùng bình diện thời gian và không gian.

Nhưng theo thuyết luân hồi nhân quả thì quan niệm đúng thật về cuộc đời phải là một quan niệm theo “chiều dọc”. Tự so sánh mình với những người trẻ tuổi hơn không những là một điều vô lý, mà còn là vô ích vì chúng ta chỉ hoạt động để tự vươn mình và hoàn thiện chính mình, sự tiến bộ của chúng ta không phải là sự tương đối so với kẻ khác, mà là sự so sánh với chính bản thân mình qua từng thời điểm.

Hiểu như thế, ta sẽ không còn thắc mắc ganh tị với những người ở vào một hoàn cảnh tốt lành và thuận tiện hơn hoàn cảnh của ta trong hiện tại. Sự ganh tỵ chỉ là một ảo tưởng vật chất. Trên phương diện tâm linh, ta không ganh tỵ với ai cả. Mỗi người đều tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm và không liên quan gì đến sự tốt đẹp hay xấu xa của người khác.

Dầu sao, nói một cách tích cực thì người già không bao giờ nên tự xem mình như một phế nhân bên lề xã hội. Trái lại, chính trong sự lắng đọng và tĩnh lặng của độ tuổi xế chiều mà ta càng nên dành tất cả thời gian còn lại để trau dồi và tu dưỡng tâm tính, như sự chuẩn bị tích cực nhất trước khi bước sang một đời sống khác, và nỗ lực học hỏi những điều cao cả trong đời sống mà trước kia vì bận rộn công việc hoặc vì bổn phận gia đình mà ta đã không có thời gian để theo đuổi một cách tận tâm và trọn vẹn.

Nếu một người già có thể ý thức và thực hiện được như vậy, người ấy sẽ xây đắp nền tảng cho sự tiến bộ tâm linh của mình trong kiếp sau, thay vì chỉ sống những tháng ngày tẻ nhạt và vô vị cuối cùng trước khi chấm dứt đời sống. Chỉ xét riêng về điểm này không thôi, rõ ràng quan điểm luân hồi nhân quả đã có thể mang lại cho ta một sức sống mới và một niềm vui sống vô biên trong lúc tuổi già mà những ai có cái nhìn giới hạn đời sống trong một kiếp này thôi sẽ không có được.

Những cuộc soi kiếp của ông Cayce thường nói rằng, chúng ta nên sống một cách tích cực và nỗ lực xây dựng cho đến giây phút cuối cùng của đời ta. Dưới đây là một vài đoạn rất có ý nghĩa đã được ghi lại:

– Anh hãy sống điều độ trong tất cả mọi việc, không nên làm bất cứ điều gì thái quá. Được như vậy, anh sẽ sống đến trăm tuổi một cách dễ dàng. Nhưng điều quan trọng hơn là anh sẽ phải sống cách nào để xứng đáng với tuổi thọ đó. Anh làm được những gì cho người khác? Nếu anh không làm được gì để giúp đỡ người khác, thì sự sống của anh chẳng có ý nghĩa gì khác hơn là chỉ làm chật đất!

Hỏi: Tôi phải làm sao để tự chuẩn bị cho lúc tuổi già?

Đáp: Cô hãy tự chuẩn bị ngay từ lúc này, rồi tuổi già sẽ giúp cho cô khôn ngoan già dặn hơn nữa. Hãy tỏ ra dịu dàng, khả ái và biết thương yêu mọi người. Như thế, tâm hồn cô sẽ được trẻ trung mãi mãi...

Hỏi: Tôi phải làm gì để không cảm thấy cô đơn khi tuổi già sắp đến?

Đáp: Anh hãy bắt tay ngay vào một việc gì đó để giúp đỡ người khác. Hãy làm cho người khác được vui vẻ hạnh phúc, và hãy tự quên mình để giúp đỡ mọi người quanh ta. Mối liên hệ được tạo ra giữa cá nhân và cộng đồng sẽ giúp anh không còn sợ sệt lo âu về những gì có thể xảy đến cho mình và sẽ không cảm thấy buồn chán, cô đơn.

Hỏi: Tôi phải làm gì để được yên ổn trong lòng và tìm thấy sự an tịnh?

Đáp: Anh hãy tận tình giúp đỡ người khác. Hãy quyết định mỗi ngày phải làm một điều thiện nào đó, cho dù rất nhỏ, hoặc nâng đỡ cho những ai cần đến mình, cho dù đó là người chưa quen biết. Chẳng hạn, anh có thể viếng thăm một người bệnh và trò chuyện an ủi họ. Sự quan tâm thực sự đến người khác sẽ giúp anh thấy trong lòng yên ổn, không có gì cần phải thắc mắc, nghĩ ngợi, lo âu.

Như vậy đời sống của chúng ta mới trở nên thực sự có ý nghĩa và bất cứ lúc nào ta cũng biết chắc rằng mình đang tích lũy được một điều gì đó tốt đẹp hơn cho những kiếp sống tương lai. Hiểu được chân lý đó, người ta sẽ không còn có sự ganh tị đối với kẻ khác, vì sự ganh tị là một điều vô ích, không mang đến cho ta bất cứ kết quả tốt đẹp nào.

Triết gia Emerson nói: “Sẽ có lúc người ta nhận định rằng thói ganh tị là do sự ngu dốt mà ra.”

Điều ấy rất đúng, nhưng nó chỉ được hiểu rõ nhất khi ta hiểu và tin vào luật nhân quả. Những kẻ ganh tị là những người không biết rằng bất cứ điều gì người khác làm được ta cũng có thể làm được; tất cả những gì người khác có được, như sắc đẹp, tài năng, danh vọng, giàu sang, đức hạnh, v.v... ta cũng có thể có được, chỉ cần ta thực sự cố gắng làm những việc tốt lành để gieo nhân mà thôi. Kết quả tốt đẹp chắc chắn sẽ tự nó tìm đến.

Một thái độ xử thế thích nghi về điểm này đã được diễn tả trong cuộc đời của nhạc sĩ trứ danh Paganini. Người ta thuật lại rằng nhạc sĩ này có lần bị hai năm tù vì mắc nợ không trả được. Trong khi bị giam, hằng ngày ông vẫn chơi một cây đàn vĩ cầm cũ, chỉ có ba dây. Sau khi được ra tù, ông trình diễn đàn vĩ cầm trước công chúng với một ngón đàn tuyệt diệu hơn trước, làm cho cử tọa phải ngạc nhiên về tài nghệ xuất chúng của ông.

Ngón đàn đặc biệt của ông là mỗi khi đến những đoạn nhạc khó khăn nhất thì ông bèn cắt đứt sợi dây dưới của cây đàn vĩ cầm và tiếp tục kéo đàn chỉ có ba dây! Ngón đàn tuyệt luân này, ông đã học được trong thời gian hai năm ngồi tù. Việc bị giam cầm là một điều chướng ngại khó khăn và là một nghịch cảnh, nhưng Paganini đã phản ứng một cách tích cực chứ không thối chí hay thất vọng.

Ngày nào con người còn sống giữa thế gian thì chắc chắn vẫn còn có những nghịch cảnh do quả báo đưa đến. Nhưng chúng ta không nên để cho nghịch cảnh đè bẹp hoặc làm cho ta điêu đứng khổ sở; mà trái lại, ngay trong những nghịch cảnh chúng ta cũng vẫn có thể vui sống với một niềm hy vọng và lạc quan.

Khi nghịch cảnh xảy đến không thể tránh khỏi, chúng ta có thể chấp nhận nó một cách kiên nhẫn, can đảm và vui vẻ; và như thế chính là ta đang xây đắp nền tảng cho sự thành công vẻ vang trong tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 820)
Giáo lý này đã được Shamar Rinpoche giảng ở tỉnh Dordogne Pháp, vào mùa hè năm 1982 trong chuyến viếng thăm Tây phương lần đầu tiên của ngài.
08/04/2013(Xem: 765)
Mọi người hẳn sẽ nhất trí với lời phát biểu rằng đạo đức là giá trị cao quý nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại, đặc biệt là thế giới ngày nay. Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi ý chí, . . .
08/04/2013(Xem: 10071)
Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết nghĩ, tâm lý học phải là nghành nghiên cứu về kinh nghiệm của ý thức. Công việc của chúng ta là phân tích các cảm giác, các cảm thọ và các ý niệm, đi vào những phần căn bản (nền tảng) nhất của chúng, . . .
08/04/2013(Xem: 4635)
Có thể nói rằng Duy thức học là một trong những môn học khó hiểu nhất trong các bộ môn Phật học. Vì đó chính là môn học đi sâu phần tâm thức hay còn gọi là tâm lý học. Trong ba Tạng thánh điển của Phật giáo, hầu hết đều đề cập đến các vấn đề tâm thức của con người.
08/04/2013(Xem: 781)
Bạn có lo âu không? Bạn có cảm thấy khốn khổ không? Nếu có, hãy chăm chú đọc quyển sách nhỏ nầy. Những dòng chữ sau đây đã được viết ra cho bạn và cho những ai còn mãi lo âu về những điều không đáng lo - lo suốt đời, lo đến chết!
08/04/2013(Xem: 895)
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
08/04/2013(Xem: 824)
Nhu yếu làm đẹp lòng nhau đã khiến cho người ta ngày một cách xa hơn với sự thật. Những màn trình diễn luôn được xảy ra trong những mối quan hệ sơ giao, những lần gặp gỡ vội, khiên cho đối tượng tiếp xúc luôn có một ấn tượng tốt về mình. Tất nhiên khi ta mặc một bộ đồ tươm tất để đi gặp một nhân vật quan trọng thì đó là thái độ biết tôn trọng kẻ khác.
08/04/2013(Xem: 1024)
Giải quyết vấn đề thoát khổ, Đạo Phật lấy tâm thức của con người làm trọng tâm, bất cứ hệ tư tưởng Phật giáo nào nếu tách rời tâm thức của con người thì Phật giáo không còn đất đứng. Đạo Phật chú trọng vào yếu tố tâm thức của con người bởi lẻ: một là con người là chủ nhân của chính nó, chứ nó không phải là sản phẩm sáng tạo của thượng đế.
08/04/2013(Xem: 11556)
Sau khi Đại lão Hòa thượng thượng Thiện hạ Siêu - Bổn sư của chúng tôi viên tịch, hàng môn đồ pháp quyến đã cố gắng sưu tập các bài giảng, bài viết của Hòa thượng được tìm thấy rải rác trong các báo, trong các di cảo lẻ tẻ còn sót lại và trong cuộn băng từ mà Hòa thượng đã giảng cho Tăng Ni Phật tử khắp ba miền đất nước từ trước tới nay. “Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký” là tác phẩm tiếp theo trong loạt các tác phẩm mà chúng tôi đã sưu tập và xuất bản trong gần 5 năm qua như: Cương yếu Giới luật (2002), Chữ nghiệp trong đạo Phật (2002), Thức biến (2002), Lược giảng kinh Pháp hoa (2003), Phật ở trong lòng (2003), Hư tâm học đạo (2003), Giới thiệu Kinh Thủ Lăng Nghiêm (2004).
08/04/2013(Xem: 1011)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”. Thực ra tâm lý kh6ng chỉ là ý muốn nhu cầu,. . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]