- Chương 1: Một triển vọng đáng mừng
- Chương 2: Dùng thần nhãn để khám bệnh
- Chương 3: Những bí ẩn của đời người
- Chương 4: Vài loại quả báo về thể xác
- Chương 5: Quả báo của sự chế nhạo
- Chương 6: Vài suy nghĩ về luật nhân quả
- Chương 7: Quả báo không tức thì
- Chương 8: Quả báo đối với sức khỏe
- Chương 9: Kích thước mới của khoa tâm lý
- Chương 10: Những hạng người khác nhau
- Chương 11: Quả báo tâm lý
- Chương 12: Nguyên nhân của những trạng thái tâm lý lạ lùng
- Chương 13: Quả báo đối với hôn nhân
- Chương 14: Những thiếu phụ cô đơn
- Chương 15: Thắc mắc về vấn đề hôn nhân
- Chương 16: Ngoại tình và ly dị
- Chương 17: Nghiệp quả giữa cha mẹ và con cái
- Chương 18: Vài loại nghiệp quả gia đình
- Chương 19: Nhân quả đối với nghề nghiệp
- Chương 20: Phương châm trong việc chọn nghề
- Chương 21: Bí quyết đào tạo khả năng
- Chương 22: Tiềm năng của con người
- Chương 23: Những khía cạnh của luật nhân quả
- Chương 24: Một phương châm xử thế
- Chương 25: Kết luận
NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Khi hiểu nhân quả theo cách này, họ chỉ thấy được một phần của vấn đề mà không nhận hiểu được một cách toàn diện. Ngay cả đối với những người dân Ấn Độ hoặc một số nước ở phương Đông, tuy có sự tin tưởng vào luật nhân quả từ nhiều ngàn năm qua, nhưng cũng không ít người có sự nhận hiểu và thái độ sai lầm như nói trên.
Quả thật là một khi nghiệp quả đã chín muồi và được thể hiện thành một sự kiện cụ thể thì chúng ta hầu như không còn làm gì được nữa đối với quả báo xấu đó. Một người sinh ra đã bị mù do quả báo của một hành vi xấu trong quá khứ, thì hiện tại có vẻ như anh ta không làm được gì ngoài việc chấp nhận sự mù lòa đó. Tuy nhiên, cách hiểu như thế là hết sức phiến diện, vì đã cắt ngang chuỗi tiến trình nhân quả và chỉ xem xét một phần trong toàn bộ tiến trình đó. Sự thật là, nếu một hành vi trong quá khứ đã mang đến kết quả trong hiện tại, thì điều tất nhiên là mọi tư tưởng, hành vi trong hiện tại cũng tiếp tục mang đến những kết quả tương ứng trong tương lại. Hơn nữa, quả báo của một hành vi, như chúng ta sẽ thấy, không phải bao giờ cũng thuộc loại không tức thì như đã nói trong chương trước. Có rất nhiều loại quả báo có thể xảy đến ngay tức thì, hoặc ít ra cũng là ngay trong kiếp sống hiện tại, mà xưa nay người ta vẫn thường gọi là “quả báo nhãn tiền”.
Như vậy, việc ta chấp nhận một quả báo xấu theo cách nào cũng là một nhân tố góp phần tạo ra kết quả mà ta phải nhận lãnh trong tương lai gần hoặc xa. Trong ví dụ nói trên, nếu người bị mù lòa đó luôn than thân trách phận hoặc oán ghét cha mẹ đã sinh ra mình với thân phận mù lòa, thì chắc chắn anh ta phải chịu nhiều khổ đau ngay trong kiếp sống hiện tại và cũng tạo ra cái nhân đau khổ cho kiếp sống tương lai. Ngược lại, nếu anh ta nhận thức rằng sự mù lòa của mình là biểu hiện cho thấy một hành vi xấu ác đã mắc phải trong quá khứ, thì anh ta sẽ khởi lên một sự hối lỗi, sẽ cố gắng hướng đến những tư tưởng và hành vi tốt lành, giúp đỡ người khác. Với ý thức đó, anh ta sẽ chấp nhận sự mù lòa một cách thoải mái hơn, và cũng có những đóng góp tích cực hơn cho đời sống. Điều này tất yếu sẽ mang đến cho anh ta kết quả tốt đẹp hơn trong những kiếp sống tương lai.
Nếu chúng ta chấp nhận quan niệm về nhân quả, thì thái độ của chúng ta đối với mọi sự việc xảy ra trong đời sống sẽ là sự tin tưởng, chấp nhận hiện tại và nỗ lực hướng thiện để xây dựng tương lai.
Như vậy, chúng ta không khỏi đặt ra câu hỏi rằng: Chúng ta nên chấp nhận những quả báo xảy đến cho ta đến mức độ nào? Hay nói cách khác, nếu một người tin rằng căn bệnh của mình là do quả báo xấu thì liệu người ấy có nên cố gắng tìm cách chạy chữa? Hay là phải chấp nhận bệnh trạng như nó đang diễn ra?
Vấn đề này thường được nêu ra trong những trường hợp quả báo về thân xác gây nên những bệnh tật làm bệnh nhân đau khổ. Về vấn đề này, những cuộc soi kiếp của ông Cayce đều rất lý thú vì nó đem đến lời giải đáp cho những sự tranh luận về thuyết luân hồi. Những câu hỏi sau đây thường được nêu ra:
– Đối với những người đau khổ vì một chứng bệnh, nếu tin rằng đó là do quả báo thì phải điều trị như thế nào?
– Có hy vọng chữa khỏi bệnh tật hay không nếu đó là do nhân quả?
Những cuộc soi kiếp được ghi lại trong các tập hồ sơ của ông Cayce đều khuyên người ta không nên có một thái độ hoàn toàn thụ động trong việc đón nhận quả. Ông Cayce thường lặp đi lặp lại câu nói này với bệnh nhân trong trạng thái bị thôi miên của ông:
– Đó là nghiệp quả của anh (hay chị). Và bây giờ, đây là những gì mà anh (hay chị) phải cố gắng làm để thay đổi sự việc.
Trong những tập hồ sơ đó, có điều đáng chú ý là trong tất cả mọi trường hợp về bệnh tật, tuy được giải thích là do nhân quả, nhưng luôn luôn đều có những lời khuyên về cách điều trị cụ thể.
Trong nhiều trường hợp bệnh tật do quả báo, cuộc soi kiếp cho biết đều có hy vọng chữa khỏi. Trong những trường hợp mà nghiệp quả nặng nề hơn, cuộc soi kiếp nói rõ rằng tuy không có hy vọng được hoàn toàn chữa khỏi, nhưng bệnh có thể được thuyên giảm nhờ sự cố gắng tích cực đúng hướng; và kế đó là sự mô tả những phương pháp điều trị, kèm theo những yêu cầu về sự tu tâm dưỡng tánh.
Dưới đây là trường hợp lý thú của một người thợ điện ba mươi bốn tuổi, bị một chứng bệnh đau mắt cườm rất nặng, không thể chữa khỏi. Trong suốt ba năm, anh ta không làm việc gì được; mắt anh ta nhìn kém đến nỗi không thể đọc hay viết; thậm chí khi thử đi vài bước thì anh ta thường bị vấp ngã. Anh ta đã phải điều trị tại bệnh viện, trong khi vợ anh làm công trong một cửa hàng lớn để nuôi cả gia đình, với một đứa con chỉ vừa được năm tuổi.
Trong một cuộc soi kiếp của ông Cayce, anh ta được cho biết đó là một chứng bệnh do quả báo, nhưng không nên tuyệt vọng. Trong cuộc soi kiếp, ông Cayce nói:
– À! Theo chỗ chúng tôi thấy thì bệnh trạng tuy rất nặng nhưng anh chớ nên tuyệt vọng, vì sự cứu chữa đã sắp đến.
Sau đó, ông diễn tả căn bệnh bằng những danh từ y học rất chuẩn xác. Kế đó, ông Cayce tiếp tục nói về những khả năng hồi phục tiềm tàng trong người bệnh nhân; ông nói qua vài điều để chỉ rằng nguyên do chứng bệnh này là một quả báo xấu. Tiếp theo đó, ông khuyên bệnh nhân hãy thay đổi tâm tính và dẹp bỏ mọi điều oán ghét, thù hận, mọi tư tưởng xấu ác. Cuộc soi kiếp kết thúc bằng một phương pháp điều trị tỉ mỉ từng chi tiết.
Khoảng một năm sau, chính bệnh nhân ấy viết thư yêu cầu ông Cayce dành cho một cuộc soi kiếp thứ nhì. Anh ta cho biết rằng đã áp dụng cách điều trị do ông hướng dẫn một cách đúng đắn và đã thấy khá hơn. Sự thuyên giảm đó kéo dài được bốn tháng, nhưng sau đó bệnh lại tái phát và sức khỏe anh ta giảm sút.
Trong thực tế, dường như anh ta chỉ áp dụng phép điều trị về phương diện vật chất mà không chú ý đến phương diện tinh thần, vì cuộc soi kiếp lần thứ hai đã cảnh cáo anh ta một cách rõ ràng như sau:
– Tôi thấy rằng anh đã có nhiều tiến bộ về vật chất, nhưng còn có rất nhiều điều phải sửa chữa về mặt tinh thần.
Sau đó, ông đưa ra những phân tích và chỉ dẫn cụ thể. Như đã nói ở trên, ông đề nghị người bệnh phải thay đổi thái độ ứng xử trong cuộc đời, trong mọi hoàn cảnh, phải biết yêu thương và giúp đỡ đối với người đồng loại. Ông cũng giải thích, tuy bệnh có được thuyên giảm một phần nào nhờ sự áp dụng những phương pháp điều trị về thể chất, nhưng nếu người bệnh lấy đó làm tự mãn và không chịu thay đổi thái độ về mặt tinh thần; vẫn nuôi lòng thù hận, ích kỷ, độc ác bất công và ganh ghét đối với mọi người khác; hoặc nếu anh ta vẫn nuôi trong lòng những gì ngược lại với những đức tính nhẫn nhục, khoan dung, bác ái, thiện cảm, nhân từ... thì bệnh trạng của anh ta sẽ không có hy vọng chữa khỏi.
Ông phân tích: Người này thật ra muốn khỏi bệnh vì mục đích gì? Phải chăng là để thỏa mãn những dục vọng của thể xác? Hay là để làm tăng trưởng thêm lòng ích kỷ của mình? Nếu như thế, thì tốt hơn là anh ta hãy cứ giữ nguyên tình trạng bệnh tật hiện thời. Nếu anh ta có sự thay đổi bên trong tâm tính về thái độ ứng xử với mọi người, và nếu anh ta biểu lộ sự thay đổi đó trong lời nói và hành động, đồng thời áp dụng cách điều trị đúng như phương pháp đã nêu ra, thì bệnh của anh ta sẽ có thể thuyên giảm.
Nhưng ông Cayce nhấn mạnh rằng trước hết cần phải có một sự thay đổi tánh tình, tâm trạng và mục đích, quan điểm sống. Tất cả những phương thức điều trị mà anh ta đã áp dụng chỉ có thể đem đến một sự khỏi bệnh hoàn toàn khi nào chính bản thân anh ta biết nhận rõ lỗi lầm và có một quyết tâm sửa đổi, nỗ lực chuyển hóa hướng thiện, làm thay đổi triệt để ngay từ những khuynh hướng xấu đang hiện hữu trong tâm hồn. Ngoài khả năng khỏi bệnh theo hướng này, ông Cayce cũng cho biết là không còn bất cứ cách nào khác để bàn thêm. Điều đó có nghĩa là mọi việc chỉ thay đổi khi bản thân người bệnh biết tự sửa đổi. Ông đã chấm dứt cuộc khám bệnh sau khi đưa ra nhận xét cuối cùng này.
Người ta nhận thấy trong những nội dung được ghi lại trên đây rằng hy vọng được khỏi bệnh tùy thuộc hoàn toàn vào sự thay đổi trong tâm hồn và thái độ, quan điểm của bệnh nhân đối với cuộc đời. “Anh muốn khỏi bệnh với mục đích gì?” Đó là một câu hỏi rõ ràng với một sự dò xét nghiêm khắc. Phải chăng là để thỏa mãn những dục vọng của thể xác? Hay là để làm tăng trưởng lòng ích kỷ? Nếu đúng như thế thì tốt hơn anh hãy tiếp tục chịu đựng tình trạng cũ!
Trải qua trên hai mươi lăm ngàn cuộc soi kiếp, ông Cayce không một lần nào từ chối giúp đỡ ý kiến để bệnh nhân có khả năng tự điều trị, cho dầu trước đây anh ta đã phạm vào tội lỗi xấu xa nặng nề đến mức nào. Nhưng cũng giống như trong trường hợp kể trên, ông thường nhấn mạnh rằng bệnh tật hay những nỗi đau khổ có thể được xem như một cơ hội giáo dục, vì nó khiến cho người ta phải suy ngẫm về những tội lỗi của mình và quay về nẻo chính, bởi vì bao giờ cũng vậy, ông luôn nhấn mạnh rằng những hành vi, tư tưởng tội lỗi, tà vạy đã gây nên quả báo bệnh tật cần phải được sửa đổi.
Người bệnh phải cố gắng bằng nhiều cách để cải thiện tâm tính của mình; nhưng đồng thời cũng phải áp dụng nhiều phương thức thực hành tu dưỡng để rèn luyện và sửa đổi sự yếu kém bên trong tâm hồn. Những khả năng hồi phục tự nhiên và những cách điều trị của khoa học hiện đại đều có thể mang lại một sự thuyên giảm tạm thời, nhưng không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, và điều này là hợp lý khi xét từ góc độ nhân quả.
Nói tóm lại, trong hầu hết các trường hợp, sự khỏi bệnh thường xuất phát từ những chuyển biến, cải hóa về mặt tâm linh, nghĩa là phải đến từ trong nội tâm của người bệnh. Nếu chỉ dựa vào những tác động khách quan từ bên ngoài thì kết quả chắc chắn sẽ không được lâu bền.
Trường hợp sau đây của một người mù, rút trong số hàng trăm trường hợp mù lòa trong các tập hồ sơ của ông Cayce, có thể xem là tiêu biểu cho nhận xét nói trên. Đây là những gì được ghi trong biên bản cuộc khám bệnh:
“Đây là một bệnh do quả báo. Sự áp dụng các lý tưởng đạo đức tâm linh trong cách xử thế hằng ngày đã đem đến một sự thay đổi lớn trong cuộc đời bệnh nhân. Tuy lúc đầu bệnh vẫn không thấy bớt, nhưng tôi nhận thấy rõ rằng cặp mắt bệnh nhân đã dần dần thuyên giảm khi anh ta bắt đầu sửa đổi tâm tánh. Tôi cũng nhận thấy rằng sự cố gắng đầu tiên phải là thuộc về phạm vi tinh thần và bệnh nhân phải cố gắng biểu lộ lòng nhân từ trong những cử chỉ hằng ngày. Hãy tập ứng xử với sự thiện cảm, tình thân hữu, đức kiên nhẫn, dịu dàng, khoan dung, nhân hậu...”
Trong hai trường hợp kể trên, người ta thấy rằng cuộc soi kiếp nhấn mạnh trước hết ở sự thay đổi tâm tính và chuyển hóa tinh thần, và đó là điều kiện cốt yếu để sửa đổi nghiệp quả về thân xác.
Nếu chúng ta nhớ rằng ý nghĩa của sự quả báo là biểu lộ những hành vi, tư tưởng xấu ác trong quá khứ, hay sự suy thoái về mặt đạo đức, tâm linh, thì chúng ta sẽ hiểu rằng phương pháp điều trị kể trên là lẽ tự nhiên vậy. Cái gọi là tội lỗi trong luật nhân quả không hề mang ý nghĩa dị đoan cổ xưa như là làm trái ý hoặc xúc phạm quỉ thần, cũng không phải theo ý nghĩa của các nhà thần học tin vào một đấng toàn năng thưởng phạt. Tội lỗi ở đây cần được hiểu theo ý nghĩa tâm lý, bao gồm tất cả những gì trái ngược và làm hại đến sự sống trong thiên nhiên. Tội lỗi hiểu theo ý nghĩa này thường là những tư tưởng, hành vi xuất phát từ lòng ích kỷ, khuynh hướng phân biệt giữa người khác với ta, và từ đó luôn tìm cách bảo vệ, vun bồi cho cái bản ngã nhỏ hẹp của mình.
Sự chấp giữ bản ngã đó có thể biểu hiện bằng nhiều hình thức. Nó có thể là sự tàn bạo đối với kẻ khác; hoặc sự lạm dụng cơ thể của chính mình do sự vô tiết độ hay sinh hoạt cẩu thả; hoặc cũng có thể là sự kiêu căng, tự tôn tự đại.
Những lỗi lầm đó sở dĩ có đều là xuất phát từ một nhận thức sai lầm căn bản về sự tồn tại của “bản ngã”. Trong thực tế, không có bất cứ một thực thể nào có thể gọi là “bản ngã” hay “cái ta” mà mỗi người luôn gìn giữ và vun đắp. Sự hiện hữu của con người thật ra chỉ là một sự tập hợp của nhiều yếu tố nhân duyên khác nhau và sẽ tan biến khi các điều kiện thuận tiện cho sự tồn tại đó không còn nữa. Chính vì nhận thức nhận thức sai lầm về một “bản ngã” là thật có nên con người cứ mãi mê ôm giữ và tạo tác mọi tội lỗi để bảo vệ và phát triển cái “bản ngã” vốn không có thật đó.
Chỉ cần nhận biết được sai lầm căn bản này, người ta sẽ có thể thay đổi hoàn toàn mọi quan điểm ứng xử trong cuộc sống theo hướng tốt đẹp, hướng thiện. Chúng ta sẽ không còn thấy là “mất đi” khi ban phát, cho tặng những gì mình có, và cũng không thấy là “có được” khi giành lấy những thứ thuộc về người khác. Chỉ theo cách nhận thức mới này, người ta mới có thể hiểu được ý nghĩa của những tư tưởng, hành vi cao quý, vị tha, nhân ái... Khi đó, những giá trị tinh thần, những niềm vui và hạnh phúc chân thật mới có thể được nhận ra và thực hiện.
Về điểm này, những cuộc soi kiếp của ông Cayce gọi là sự thức tỉnh tinh thần hay quay về nguồn cội. Người ta thấy trong những trường hợp kể trên cũng như trong nhiều trường hợp khác về quả báo thân xác được ghi lại trong tập hồ sơ của ông Cayce rằng lời khuyên răn tối hậu để được khỏi bệnh là bệnh nhân hãy cố gắng làm thế nào để loại trừ lòng tham lam ích kỷ và bắt đầu biết quan tâm giúp đỡ người khác.
Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã dùng những lời lẽ và danh từ khác nhau để diễn đạt các ý tưởng trên. Mặc dù vậy, những ý nghĩa chính mà ông đề cập đến trong tất cả các trường hợp khác nhau đều không đi ra ngoài những điều nói trên.
Nhưng cách biểu lộ tư tưởng của ông, dầu là dưới hình thức nào, cũng không có ảnh hưởng gì đến công việc cứu khổ giúp người mà ông đang theo đuổi. Dưới đây là một thí dụ về sự khuyên răn của ông cho một người bị chứng bệnh lao tủy sống:
– Anh hãy nhớ rằng nguồn gốc bệnh trạng của anh là tự anh gây ra: Nó là một chứng bệnh do quả báo. Phương tiện tốt nhứt là anh hãy tin tưởng vào sự công bằng của luật nhân quả và đừng bao giờ oán trách số phận, phải biết tự mình thay đổi nghiệp quả bằng cách hướng về điều thiện và nỗ lực giúp đỡ, chia sẻ cùng người khác. Sự chân thành sám hối, ăn năn tội lỗi và quyết chí sửa mình sẽ mang đến những kết quả tốt lành và có thể giúp làm tiêu tan nghiệp quả.
Sự suy gẫm về những điều thiện ác và nỗ lực làm việc phụng sự người khác là những phương pháp thường được nêu ra trong các cuộc soi kiếp của ông Cayce để khuyên người bệnh sửa đổi tâm tính và tiến bộ về tinh thần. Nhưng muốn đạt được kết quả thì những phương pháp đó phải được thực hành một cách chân thành chứ không phải là một cách máy móc, gượng ép. Nếu không có một tình thương nhân loại và chúng sinh phát xuất tự đáy lòng, nếu không có một tấm lòng nhân ái, từ bi, thì những phương pháp thực hành nêu trên cũng chỉ là trống rỗng và không có ý nghĩa gì. Chỉ có những sự hồi tâm đúng đắn, một quyết tâm mạnh mẽ trong việc cải tà qui chánh, chuyển hóa tâm tính mới có thể giúp cho nghiệp quả được giảm nhẹ hoặc thay đổi.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều dễ dàng đạt đến một trình độ nhận thức đầy đủ hay phát khởi lòng tin sâu xa đủ để có thể nỗ lực tu dưỡng và đạt được tình thương yêu bao la chân thật dành cho muôn loài, muôn người. Chính tâm yêu thương chân thật đó mới có đủ sức mạnh làm tiêu tan mọi điều tai ách, nghiệp chướng do quả báo đưa đến.
Trong trường hợp người thanh niên bị chứng bệnh lao tủy sống, cuộc soi kiếp dường như cũng cho biết rõ anh ta không đủ sức thực hiện những lời khuyên nói trên. Bởi đó, với sự thẳng thắn của một vị y sĩ biết rõ tiềm lực và khả năng của bệnh nhân và không muốn anh ta hy vọng những điều quá sức mình, ông Cayce đã cho anh ta biết rõ:
– Bệnh của anh chỉ có thể giảm bớt phần nào thôi, chứ không thể dứt tuyệt.
Tuy nhiên, cuộc soi kiếp không phải đã kết thúc. Trong trường hợp này và những trường hợp khác nữa, cuộc soi kiếp tiếp tục đưa ra cho bệnh nhân những phương pháp điều trị về phần thể chất, để cho bệnh nhân có thể thực hiện những cố gắng cụ thể trong việc tự chữa trị. Sự kiên nhẫn, bền chí, can đảm và những đức tính khiêm tốn, nhân từ, khoan hậu, mà bệnh nhân cố gắng phát triển và thâu thập được trong thời kỳ đó sẽ cải thiện phần nào về mặt tinh thần, ít nhất là một cách gián tiếp, để làm thay đổi nghiệp quả.
Như vậy, thay vì có một thái độ tiêu cực, thụ động đối với vấn đề trả quả, những cuộc soi kiếp của ông Cayce luôn luôn khuyến khích bệnh nhân hãy có một thái độ tích cực tranh đấu để vượt qua những nỗi chướng ngại đau khổ của mình. Và sự nỗ lực đó luôn hướng đến việc hoàn thiện chính mình về phương diện đạo đức, tâm linh chứ không phải chỉ lo bồi đắp cho thể xác.
Dưới đây là một khía cạnh quan trọng khác của vấn đề chữa bệnh. Trong những cuộc soi kiếp, ông Cayce luôn luôn đưa ra những điều khuyên răn các bệnh nhân tùy theo trình độ nhận thức riêng của từng người. Ông không đưa ra những phương pháp điều trị nghiêng hẳn về tinh thần đối với những người không thể hiểu được hoặc đang có những định kiến chống lại những phương pháp đó.
Bác sĩ Alexis Carrel, tác giả hai quyển sách nhan đề: “Con người” và “Cuộc hành trình đến thành Lourdes”, cho biết rằng ở Lourdes có nhiều người có tinh thần tín ngưỡng rất sâu xa, đã được chữa khỏi ngay tại chỗ về bệnh ưng thư và những chứng bệnh nan y khác. Nếu như sự khỏi bệnh ấy quả có thật, thì chắc chắn là việc ấy không thể xảy đến cho những người không có một đức tin và một thái độ tinh thần giống như của những người được khỏi bệnh kể trên.
Sự nghiên cứu nhiều cuộc soi kiếp và khám bệnh của ông Cayce chỉ rõ ra rằng ông luôn luôn biết rõ giới hạn đức tin của từng bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, những cuộc soi kiếp biết rằng một vài bệnh nhân nào đó có thể được chữa khỏi bằng phương pháp dẫn dụ tinh thần. Trong những trường hợp khác cũng cùng một chứng bệnh nhưng bệnh nhân lại không thể chữa khỏi bằng phương pháp đó, hoặc do sự thiếu hiểu biết, hoặc do sự hoài nghi, hoặc vì họ quá thiên về quan niệm vật chất. Đối với những người này, tốt hơn là khuyên họ dùng những phương pháp điều trị thể xác.
Người ta còn nhớ một câu chuyện cổ điển ở Ấn Độ nói về người đệ tử của một vị đạo sĩ. Người đệ tử đã trải qua giai đoạn huấn luyện công phu để có thể chế ngự được vật chất bằng sức mạnh tinh thần. Anh ta là một đệ tử ưu tú và có nhiều khả năng tiến bộ. Khi ấy, anh ta bèn ẩn mình trong rừng sâu, và sau mười năm tập luyện mới trở lại gặp thầy. Vị thầy hỏi:
– Con đã làm gì trong suốt thời gian đó?
Người đệ tử đáp lại với một giọng hơi tự đắc:
– Con đã luyện tập chế ngự tư tưởng để có thể đi trên mặt nước và bây giờ con có thể vượt qua sông như đi trên đất bằng.
Vị thầy nói với một giọng buồn rầu:
– Con ơi! Con đã lãng phí thời giờ một cách vô ích. Con có thể qua sông mà chỉ trả có một xu cho người lái đò, sao con phải phí nhiều thời gian và công sức đến thế cho việc này?
Câu chuyện này có một ý nghĩa hết sức sâu xa để cho chúng ta suy gẫm. Lẽ dĩ nhiên, sự cố gắng để tự chữa bệnh bằng sức mạnh tinh thần là một nỗ lực đáng khen và giúp ta tự đào luyện tinh thần và ý chí. Khoa học công giáo và những phong trào tôn giáo cùng một loại đã từng phổ biến trước công chúng sự hiểu biết về những quyền năng của tư tưởng, là nguồn gốc nhiều chứng bệnh của người đời, nhưng đồng thời cũng có công năng dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, người ta cần biết rằng có những chứng bệnh mà nguyên nhân không phải là tư tưởng. Có những chứng bệnh có thể được điều trị bằng những phương tiện vật chất một cách hữu hiệu hơn là điều trị bằng tinh thần.
Những quan niệm về y học của ông Cayce còn có một khía cạnh khác là những cuộc soi kiếp ông không bao giờ xem bất cứ một phương pháp điều trị nào là có ý nghĩa tinh thần hơn một phương pháp khác. Tất cả những phương pháp điều trị do ông chỉ dẫn đều có một ý nghĩa tinh thần như nhau.
Một người phụ nữ bị chứng bệnh đau lưng rất dữ dội. Bà muốn biết xem nên theo cách điều trị thể xác hay tinh thần. Cuộc khám bệnh của ông Cayce giải đáp câu hỏi đó như sau:
– Bệnh trạng của bà phần lớn có thể chữa khỏi bằng tinh thần. Nhưng bà hãy để tự nhiên. Nếu bà thấy đau nhiều, bà hãy theo phép điều trị bằng thuốc men để ứng đáp nhu cầu của thể xác.
Thật ra hai phương pháp điều trị đều không khác gì nhau, vì cùng hướng đến một mục đích. Hai phương pháp ấy không phải tương phản nhau như vài người tưởng lầm. Một ký giả ở Pittsburg bị bệnh tê thấp đã mười năm, được khuyên nên điều trị bằng cách tắm nước nóng và dùng tia tử ngoại để làm tăng sự lưu thông máu huyết và bài tiết chất độc trong máu. Trong cuộc soi kiếp, ông Cayce nói:
– Mọi phương thức chữa bệnh đều có ý nghĩa như nhau. Ai là người chữa khỏi bệnh cho anh? Đó chính là sự hướng thiện của bản thân anh, bởi vì nếu những hành vi tội lỗi của anh trong quá khứ đã mang lại quả báo xấu này thì cũng chính những hành vi tốt đẹp của anh trong hôm nay mới giúp anh có được những kết quả tốt đẹp hơn mà thôi.
Bất cứ phương tiện nào người ta dùng để chữa bệnh, dầu cho đó là thuốc men, máy móc dụng cụ, tắm nước nóng, hay là phương tiện vật chất nào khác, thật ra cũng đều phụ thuộc vào sự chuyển biến tinh thần của người bệnh mới có thể mang lại kết quả tốt đẹp. Rất nhiều người giàu có và không thiếu bất cứ một phương tiện chăm sóc vật chất nào, nhưng vẫn phải mang bệnh suốt đời và chịu sự hành hạ khổ đau của căn bệnh đó. Đơn giản chỉ vì những hành vi và tư tưởng của họ mới là nguyên nhân chính của bệnh trạng.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG 8: QUẢ BÁO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Có nhiều người nhận hiểu rất sai lầm về luật nhân quả. Họ cho rằng theo luật nhân quả thì mọi sự đều đã được định sẵn từ trước, và điều này làm cho họ có một thái độ thụ động, lười biếng, mất cả chí tiến thủ và việc gì cũng đổ thừa cho số mạng.Khi hiểu nhân quả theo cách này, họ chỉ thấy được một phần của vấn đề mà không nhận hiểu được một cách toàn diện. Ngay cả đối với những người dân Ấn Độ hoặc một số nước ở phương Đông, tuy có sự tin tưởng vào luật nhân quả từ nhiều ngàn năm qua, nhưng cũng không ít người có sự nhận hiểu và thái độ sai lầm như nói trên.
Quả thật là một khi nghiệp quả đã chín muồi và được thể hiện thành một sự kiện cụ thể thì chúng ta hầu như không còn làm gì được nữa đối với quả báo xấu đó. Một người sinh ra đã bị mù do quả báo của một hành vi xấu trong quá khứ, thì hiện tại có vẻ như anh ta không làm được gì ngoài việc chấp nhận sự mù lòa đó. Tuy nhiên, cách hiểu như thế là hết sức phiến diện, vì đã cắt ngang chuỗi tiến trình nhân quả và chỉ xem xét một phần trong toàn bộ tiến trình đó. Sự thật là, nếu một hành vi trong quá khứ đã mang đến kết quả trong hiện tại, thì điều tất nhiên là mọi tư tưởng, hành vi trong hiện tại cũng tiếp tục mang đến những kết quả tương ứng trong tương lại. Hơn nữa, quả báo của một hành vi, như chúng ta sẽ thấy, không phải bao giờ cũng thuộc loại không tức thì như đã nói trong chương trước. Có rất nhiều loại quả báo có thể xảy đến ngay tức thì, hoặc ít ra cũng là ngay trong kiếp sống hiện tại, mà xưa nay người ta vẫn thường gọi là “quả báo nhãn tiền”.
Như vậy, việc ta chấp nhận một quả báo xấu theo cách nào cũng là một nhân tố góp phần tạo ra kết quả mà ta phải nhận lãnh trong tương lai gần hoặc xa. Trong ví dụ nói trên, nếu người bị mù lòa đó luôn than thân trách phận hoặc oán ghét cha mẹ đã sinh ra mình với thân phận mù lòa, thì chắc chắn anh ta phải chịu nhiều khổ đau ngay trong kiếp sống hiện tại và cũng tạo ra cái nhân đau khổ cho kiếp sống tương lai. Ngược lại, nếu anh ta nhận thức rằng sự mù lòa của mình là biểu hiện cho thấy một hành vi xấu ác đã mắc phải trong quá khứ, thì anh ta sẽ khởi lên một sự hối lỗi, sẽ cố gắng hướng đến những tư tưởng và hành vi tốt lành, giúp đỡ người khác. Với ý thức đó, anh ta sẽ chấp nhận sự mù lòa một cách thoải mái hơn, và cũng có những đóng góp tích cực hơn cho đời sống. Điều này tất yếu sẽ mang đến cho anh ta kết quả tốt đẹp hơn trong những kiếp sống tương lai.
Nếu chúng ta chấp nhận quan niệm về nhân quả, thì thái độ của chúng ta đối với mọi sự việc xảy ra trong đời sống sẽ là sự tin tưởng, chấp nhận hiện tại và nỗ lực hướng thiện để xây dựng tương lai.
Như vậy, chúng ta không khỏi đặt ra câu hỏi rằng: Chúng ta nên chấp nhận những quả báo xảy đến cho ta đến mức độ nào? Hay nói cách khác, nếu một người tin rằng căn bệnh của mình là do quả báo xấu thì liệu người ấy có nên cố gắng tìm cách chạy chữa? Hay là phải chấp nhận bệnh trạng như nó đang diễn ra?
Vấn đề này thường được nêu ra trong những trường hợp quả báo về thân xác gây nên những bệnh tật làm bệnh nhân đau khổ. Về vấn đề này, những cuộc soi kiếp của ông Cayce đều rất lý thú vì nó đem đến lời giải đáp cho những sự tranh luận về thuyết luân hồi. Những câu hỏi sau đây thường được nêu ra:
– Đối với những người đau khổ vì một chứng bệnh, nếu tin rằng đó là do quả báo thì phải điều trị như thế nào?
– Có hy vọng chữa khỏi bệnh tật hay không nếu đó là do nhân quả?
Những cuộc soi kiếp được ghi lại trong các tập hồ sơ của ông Cayce đều khuyên người ta không nên có một thái độ hoàn toàn thụ động trong việc đón nhận quả. Ông Cayce thường lặp đi lặp lại câu nói này với bệnh nhân trong trạng thái bị thôi miên của ông:
– Đó là nghiệp quả của anh (hay chị). Và bây giờ, đây là những gì mà anh (hay chị) phải cố gắng làm để thay đổi sự việc.
Trong những tập hồ sơ đó, có điều đáng chú ý là trong tất cả mọi trường hợp về bệnh tật, tuy được giải thích là do nhân quả, nhưng luôn luôn đều có những lời khuyên về cách điều trị cụ thể.
Trong nhiều trường hợp bệnh tật do quả báo, cuộc soi kiếp cho biết đều có hy vọng chữa khỏi. Trong những trường hợp mà nghiệp quả nặng nề hơn, cuộc soi kiếp nói rõ rằng tuy không có hy vọng được hoàn toàn chữa khỏi, nhưng bệnh có thể được thuyên giảm nhờ sự cố gắng tích cực đúng hướng; và kế đó là sự mô tả những phương pháp điều trị, kèm theo những yêu cầu về sự tu tâm dưỡng tánh.
Dưới đây là trường hợp lý thú của một người thợ điện ba mươi bốn tuổi, bị một chứng bệnh đau mắt cườm rất nặng, không thể chữa khỏi. Trong suốt ba năm, anh ta không làm việc gì được; mắt anh ta nhìn kém đến nỗi không thể đọc hay viết; thậm chí khi thử đi vài bước thì anh ta thường bị vấp ngã. Anh ta đã phải điều trị tại bệnh viện, trong khi vợ anh làm công trong một cửa hàng lớn để nuôi cả gia đình, với một đứa con chỉ vừa được năm tuổi.
Trong một cuộc soi kiếp của ông Cayce, anh ta được cho biết đó là một chứng bệnh do quả báo, nhưng không nên tuyệt vọng. Trong cuộc soi kiếp, ông Cayce nói:
– À! Theo chỗ chúng tôi thấy thì bệnh trạng tuy rất nặng nhưng anh chớ nên tuyệt vọng, vì sự cứu chữa đã sắp đến.
Sau đó, ông diễn tả căn bệnh bằng những danh từ y học rất chuẩn xác. Kế đó, ông Cayce tiếp tục nói về những khả năng hồi phục tiềm tàng trong người bệnh nhân; ông nói qua vài điều để chỉ rằng nguyên do chứng bệnh này là một quả báo xấu. Tiếp theo đó, ông khuyên bệnh nhân hãy thay đổi tâm tính và dẹp bỏ mọi điều oán ghét, thù hận, mọi tư tưởng xấu ác. Cuộc soi kiếp kết thúc bằng một phương pháp điều trị tỉ mỉ từng chi tiết.
Khoảng một năm sau, chính bệnh nhân ấy viết thư yêu cầu ông Cayce dành cho một cuộc soi kiếp thứ nhì. Anh ta cho biết rằng đã áp dụng cách điều trị do ông hướng dẫn một cách đúng đắn và đã thấy khá hơn. Sự thuyên giảm đó kéo dài được bốn tháng, nhưng sau đó bệnh lại tái phát và sức khỏe anh ta giảm sút.
Trong thực tế, dường như anh ta chỉ áp dụng phép điều trị về phương diện vật chất mà không chú ý đến phương diện tinh thần, vì cuộc soi kiếp lần thứ hai đã cảnh cáo anh ta một cách rõ ràng như sau:
– Tôi thấy rằng anh đã có nhiều tiến bộ về vật chất, nhưng còn có rất nhiều điều phải sửa chữa về mặt tinh thần.
Sau đó, ông đưa ra những phân tích và chỉ dẫn cụ thể. Như đã nói ở trên, ông đề nghị người bệnh phải thay đổi thái độ ứng xử trong cuộc đời, trong mọi hoàn cảnh, phải biết yêu thương và giúp đỡ đối với người đồng loại. Ông cũng giải thích, tuy bệnh có được thuyên giảm một phần nào nhờ sự áp dụng những phương pháp điều trị về thể chất, nhưng nếu người bệnh lấy đó làm tự mãn và không chịu thay đổi thái độ về mặt tinh thần; vẫn nuôi lòng thù hận, ích kỷ, độc ác bất công và ganh ghét đối với mọi người khác; hoặc nếu anh ta vẫn nuôi trong lòng những gì ngược lại với những đức tính nhẫn nhục, khoan dung, bác ái, thiện cảm, nhân từ... thì bệnh trạng của anh ta sẽ không có hy vọng chữa khỏi.
Ông phân tích: Người này thật ra muốn khỏi bệnh vì mục đích gì? Phải chăng là để thỏa mãn những dục vọng của thể xác? Hay là để làm tăng trưởng thêm lòng ích kỷ của mình? Nếu như thế, thì tốt hơn là anh ta hãy cứ giữ nguyên tình trạng bệnh tật hiện thời. Nếu anh ta có sự thay đổi bên trong tâm tính về thái độ ứng xử với mọi người, và nếu anh ta biểu lộ sự thay đổi đó trong lời nói và hành động, đồng thời áp dụng cách điều trị đúng như phương pháp đã nêu ra, thì bệnh của anh ta sẽ có thể thuyên giảm.
Nhưng ông Cayce nhấn mạnh rằng trước hết cần phải có một sự thay đổi tánh tình, tâm trạng và mục đích, quan điểm sống. Tất cả những phương thức điều trị mà anh ta đã áp dụng chỉ có thể đem đến một sự khỏi bệnh hoàn toàn khi nào chính bản thân anh ta biết nhận rõ lỗi lầm và có một quyết tâm sửa đổi, nỗ lực chuyển hóa hướng thiện, làm thay đổi triệt để ngay từ những khuynh hướng xấu đang hiện hữu trong tâm hồn. Ngoài khả năng khỏi bệnh theo hướng này, ông Cayce cũng cho biết là không còn bất cứ cách nào khác để bàn thêm. Điều đó có nghĩa là mọi việc chỉ thay đổi khi bản thân người bệnh biết tự sửa đổi. Ông đã chấm dứt cuộc khám bệnh sau khi đưa ra nhận xét cuối cùng này.
Người ta nhận thấy trong những nội dung được ghi lại trên đây rằng hy vọng được khỏi bệnh tùy thuộc hoàn toàn vào sự thay đổi trong tâm hồn và thái độ, quan điểm của bệnh nhân đối với cuộc đời. “Anh muốn khỏi bệnh với mục đích gì?” Đó là một câu hỏi rõ ràng với một sự dò xét nghiêm khắc. Phải chăng là để thỏa mãn những dục vọng của thể xác? Hay là để làm tăng trưởng lòng ích kỷ? Nếu đúng như thế thì tốt hơn anh hãy tiếp tục chịu đựng tình trạng cũ!
Trải qua trên hai mươi lăm ngàn cuộc soi kiếp, ông Cayce không một lần nào từ chối giúp đỡ ý kiến để bệnh nhân có khả năng tự điều trị, cho dầu trước đây anh ta đã phạm vào tội lỗi xấu xa nặng nề đến mức nào. Nhưng cũng giống như trong trường hợp kể trên, ông thường nhấn mạnh rằng bệnh tật hay những nỗi đau khổ có thể được xem như một cơ hội giáo dục, vì nó khiến cho người ta phải suy ngẫm về những tội lỗi của mình và quay về nẻo chính, bởi vì bao giờ cũng vậy, ông luôn nhấn mạnh rằng những hành vi, tư tưởng tội lỗi, tà vạy đã gây nên quả báo bệnh tật cần phải được sửa đổi.
Người bệnh phải cố gắng bằng nhiều cách để cải thiện tâm tính của mình; nhưng đồng thời cũng phải áp dụng nhiều phương thức thực hành tu dưỡng để rèn luyện và sửa đổi sự yếu kém bên trong tâm hồn. Những khả năng hồi phục tự nhiên và những cách điều trị của khoa học hiện đại đều có thể mang lại một sự thuyên giảm tạm thời, nhưng không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, và điều này là hợp lý khi xét từ góc độ nhân quả.
Nói tóm lại, trong hầu hết các trường hợp, sự khỏi bệnh thường xuất phát từ những chuyển biến, cải hóa về mặt tâm linh, nghĩa là phải đến từ trong nội tâm của người bệnh. Nếu chỉ dựa vào những tác động khách quan từ bên ngoài thì kết quả chắc chắn sẽ không được lâu bền.
Trường hợp sau đây của một người mù, rút trong số hàng trăm trường hợp mù lòa trong các tập hồ sơ của ông Cayce, có thể xem là tiêu biểu cho nhận xét nói trên. Đây là những gì được ghi trong biên bản cuộc khám bệnh:
“Đây là một bệnh do quả báo. Sự áp dụng các lý tưởng đạo đức tâm linh trong cách xử thế hằng ngày đã đem đến một sự thay đổi lớn trong cuộc đời bệnh nhân. Tuy lúc đầu bệnh vẫn không thấy bớt, nhưng tôi nhận thấy rõ rằng cặp mắt bệnh nhân đã dần dần thuyên giảm khi anh ta bắt đầu sửa đổi tâm tánh. Tôi cũng nhận thấy rằng sự cố gắng đầu tiên phải là thuộc về phạm vi tinh thần và bệnh nhân phải cố gắng biểu lộ lòng nhân từ trong những cử chỉ hằng ngày. Hãy tập ứng xử với sự thiện cảm, tình thân hữu, đức kiên nhẫn, dịu dàng, khoan dung, nhân hậu...”
Trong hai trường hợp kể trên, người ta thấy rằng cuộc soi kiếp nhấn mạnh trước hết ở sự thay đổi tâm tính và chuyển hóa tinh thần, và đó là điều kiện cốt yếu để sửa đổi nghiệp quả về thân xác.
Nếu chúng ta nhớ rằng ý nghĩa của sự quả báo là biểu lộ những hành vi, tư tưởng xấu ác trong quá khứ, hay sự suy thoái về mặt đạo đức, tâm linh, thì chúng ta sẽ hiểu rằng phương pháp điều trị kể trên là lẽ tự nhiên vậy. Cái gọi là tội lỗi trong luật nhân quả không hề mang ý nghĩa dị đoan cổ xưa như là làm trái ý hoặc xúc phạm quỉ thần, cũng không phải theo ý nghĩa của các nhà thần học tin vào một đấng toàn năng thưởng phạt. Tội lỗi ở đây cần được hiểu theo ý nghĩa tâm lý, bao gồm tất cả những gì trái ngược và làm hại đến sự sống trong thiên nhiên. Tội lỗi hiểu theo ý nghĩa này thường là những tư tưởng, hành vi xuất phát từ lòng ích kỷ, khuynh hướng phân biệt giữa người khác với ta, và từ đó luôn tìm cách bảo vệ, vun bồi cho cái bản ngã nhỏ hẹp của mình.
Sự chấp giữ bản ngã đó có thể biểu hiện bằng nhiều hình thức. Nó có thể là sự tàn bạo đối với kẻ khác; hoặc sự lạm dụng cơ thể của chính mình do sự vô tiết độ hay sinh hoạt cẩu thả; hoặc cũng có thể là sự kiêu căng, tự tôn tự đại.
Những lỗi lầm đó sở dĩ có đều là xuất phát từ một nhận thức sai lầm căn bản về sự tồn tại của “bản ngã”. Trong thực tế, không có bất cứ một thực thể nào có thể gọi là “bản ngã” hay “cái ta” mà mỗi người luôn gìn giữ và vun đắp. Sự hiện hữu của con người thật ra chỉ là một sự tập hợp của nhiều yếu tố nhân duyên khác nhau và sẽ tan biến khi các điều kiện thuận tiện cho sự tồn tại đó không còn nữa. Chính vì nhận thức nhận thức sai lầm về một “bản ngã” là thật có nên con người cứ mãi mê ôm giữ và tạo tác mọi tội lỗi để bảo vệ và phát triển cái “bản ngã” vốn không có thật đó.
Chỉ cần nhận biết được sai lầm căn bản này, người ta sẽ có thể thay đổi hoàn toàn mọi quan điểm ứng xử trong cuộc sống theo hướng tốt đẹp, hướng thiện. Chúng ta sẽ không còn thấy là “mất đi” khi ban phát, cho tặng những gì mình có, và cũng không thấy là “có được” khi giành lấy những thứ thuộc về người khác. Chỉ theo cách nhận thức mới này, người ta mới có thể hiểu được ý nghĩa của những tư tưởng, hành vi cao quý, vị tha, nhân ái... Khi đó, những giá trị tinh thần, những niềm vui và hạnh phúc chân thật mới có thể được nhận ra và thực hiện.
Về điểm này, những cuộc soi kiếp của ông Cayce gọi là sự thức tỉnh tinh thần hay quay về nguồn cội. Người ta thấy trong những trường hợp kể trên cũng như trong nhiều trường hợp khác về quả báo thân xác được ghi lại trong tập hồ sơ của ông Cayce rằng lời khuyên răn tối hậu để được khỏi bệnh là bệnh nhân hãy cố gắng làm thế nào để loại trừ lòng tham lam ích kỷ và bắt đầu biết quan tâm giúp đỡ người khác.
Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã dùng những lời lẽ và danh từ khác nhau để diễn đạt các ý tưởng trên. Mặc dù vậy, những ý nghĩa chính mà ông đề cập đến trong tất cả các trường hợp khác nhau đều không đi ra ngoài những điều nói trên.
Nhưng cách biểu lộ tư tưởng của ông, dầu là dưới hình thức nào, cũng không có ảnh hưởng gì đến công việc cứu khổ giúp người mà ông đang theo đuổi. Dưới đây là một thí dụ về sự khuyên răn của ông cho một người bị chứng bệnh lao tủy sống:
– Anh hãy nhớ rằng nguồn gốc bệnh trạng của anh là tự anh gây ra: Nó là một chứng bệnh do quả báo. Phương tiện tốt nhứt là anh hãy tin tưởng vào sự công bằng của luật nhân quả và đừng bao giờ oán trách số phận, phải biết tự mình thay đổi nghiệp quả bằng cách hướng về điều thiện và nỗ lực giúp đỡ, chia sẻ cùng người khác. Sự chân thành sám hối, ăn năn tội lỗi và quyết chí sửa mình sẽ mang đến những kết quả tốt lành và có thể giúp làm tiêu tan nghiệp quả.
Sự suy gẫm về những điều thiện ác và nỗ lực làm việc phụng sự người khác là những phương pháp thường được nêu ra trong các cuộc soi kiếp của ông Cayce để khuyên người bệnh sửa đổi tâm tính và tiến bộ về tinh thần. Nhưng muốn đạt được kết quả thì những phương pháp đó phải được thực hành một cách chân thành chứ không phải là một cách máy móc, gượng ép. Nếu không có một tình thương nhân loại và chúng sinh phát xuất tự đáy lòng, nếu không có một tấm lòng nhân ái, từ bi, thì những phương pháp thực hành nêu trên cũng chỉ là trống rỗng và không có ý nghĩa gì. Chỉ có những sự hồi tâm đúng đắn, một quyết tâm mạnh mẽ trong việc cải tà qui chánh, chuyển hóa tâm tính mới có thể giúp cho nghiệp quả được giảm nhẹ hoặc thay đổi.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều dễ dàng đạt đến một trình độ nhận thức đầy đủ hay phát khởi lòng tin sâu xa đủ để có thể nỗ lực tu dưỡng và đạt được tình thương yêu bao la chân thật dành cho muôn loài, muôn người. Chính tâm yêu thương chân thật đó mới có đủ sức mạnh làm tiêu tan mọi điều tai ách, nghiệp chướng do quả báo đưa đến.
Trong trường hợp người thanh niên bị chứng bệnh lao tủy sống, cuộc soi kiếp dường như cũng cho biết rõ anh ta không đủ sức thực hiện những lời khuyên nói trên. Bởi đó, với sự thẳng thắn của một vị y sĩ biết rõ tiềm lực và khả năng của bệnh nhân và không muốn anh ta hy vọng những điều quá sức mình, ông Cayce đã cho anh ta biết rõ:
– Bệnh của anh chỉ có thể giảm bớt phần nào thôi, chứ không thể dứt tuyệt.
Tuy nhiên, cuộc soi kiếp không phải đã kết thúc. Trong trường hợp này và những trường hợp khác nữa, cuộc soi kiếp tiếp tục đưa ra cho bệnh nhân những phương pháp điều trị về phần thể chất, để cho bệnh nhân có thể thực hiện những cố gắng cụ thể trong việc tự chữa trị. Sự kiên nhẫn, bền chí, can đảm và những đức tính khiêm tốn, nhân từ, khoan hậu, mà bệnh nhân cố gắng phát triển và thâu thập được trong thời kỳ đó sẽ cải thiện phần nào về mặt tinh thần, ít nhất là một cách gián tiếp, để làm thay đổi nghiệp quả.
Như vậy, thay vì có một thái độ tiêu cực, thụ động đối với vấn đề trả quả, những cuộc soi kiếp của ông Cayce luôn luôn khuyến khích bệnh nhân hãy có một thái độ tích cực tranh đấu để vượt qua những nỗi chướng ngại đau khổ của mình. Và sự nỗ lực đó luôn hướng đến việc hoàn thiện chính mình về phương diện đạo đức, tâm linh chứ không phải chỉ lo bồi đắp cho thể xác.
Dưới đây là một khía cạnh quan trọng khác của vấn đề chữa bệnh. Trong những cuộc soi kiếp, ông Cayce luôn luôn đưa ra những điều khuyên răn các bệnh nhân tùy theo trình độ nhận thức riêng của từng người. Ông không đưa ra những phương pháp điều trị nghiêng hẳn về tinh thần đối với những người không thể hiểu được hoặc đang có những định kiến chống lại những phương pháp đó.
Bác sĩ Alexis Carrel, tác giả hai quyển sách nhan đề: “Con người” và “Cuộc hành trình đến thành Lourdes”, cho biết rằng ở Lourdes có nhiều người có tinh thần tín ngưỡng rất sâu xa, đã được chữa khỏi ngay tại chỗ về bệnh ưng thư và những chứng bệnh nan y khác. Nếu như sự khỏi bệnh ấy quả có thật, thì chắc chắn là việc ấy không thể xảy đến cho những người không có một đức tin và một thái độ tinh thần giống như của những người được khỏi bệnh kể trên.
Sự nghiên cứu nhiều cuộc soi kiếp và khám bệnh của ông Cayce chỉ rõ ra rằng ông luôn luôn biết rõ giới hạn đức tin của từng bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, những cuộc soi kiếp biết rằng một vài bệnh nhân nào đó có thể được chữa khỏi bằng phương pháp dẫn dụ tinh thần. Trong những trường hợp khác cũng cùng một chứng bệnh nhưng bệnh nhân lại không thể chữa khỏi bằng phương pháp đó, hoặc do sự thiếu hiểu biết, hoặc do sự hoài nghi, hoặc vì họ quá thiên về quan niệm vật chất. Đối với những người này, tốt hơn là khuyên họ dùng những phương pháp điều trị thể xác.
Người ta còn nhớ một câu chuyện cổ điển ở Ấn Độ nói về người đệ tử của một vị đạo sĩ. Người đệ tử đã trải qua giai đoạn huấn luyện công phu để có thể chế ngự được vật chất bằng sức mạnh tinh thần. Anh ta là một đệ tử ưu tú và có nhiều khả năng tiến bộ. Khi ấy, anh ta bèn ẩn mình trong rừng sâu, và sau mười năm tập luyện mới trở lại gặp thầy. Vị thầy hỏi:
– Con đã làm gì trong suốt thời gian đó?
Người đệ tử đáp lại với một giọng hơi tự đắc:
– Con đã luyện tập chế ngự tư tưởng để có thể đi trên mặt nước và bây giờ con có thể vượt qua sông như đi trên đất bằng.
Vị thầy nói với một giọng buồn rầu:
– Con ơi! Con đã lãng phí thời giờ một cách vô ích. Con có thể qua sông mà chỉ trả có một xu cho người lái đò, sao con phải phí nhiều thời gian và công sức đến thế cho việc này?
Câu chuyện này có một ý nghĩa hết sức sâu xa để cho chúng ta suy gẫm. Lẽ dĩ nhiên, sự cố gắng để tự chữa bệnh bằng sức mạnh tinh thần là một nỗ lực đáng khen và giúp ta tự đào luyện tinh thần và ý chí. Khoa học công giáo và những phong trào tôn giáo cùng một loại đã từng phổ biến trước công chúng sự hiểu biết về những quyền năng của tư tưởng, là nguồn gốc nhiều chứng bệnh của người đời, nhưng đồng thời cũng có công năng dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, người ta cần biết rằng có những chứng bệnh mà nguyên nhân không phải là tư tưởng. Có những chứng bệnh có thể được điều trị bằng những phương tiện vật chất một cách hữu hiệu hơn là điều trị bằng tinh thần.
Những quan niệm về y học của ông Cayce còn có một khía cạnh khác là những cuộc soi kiếp ông không bao giờ xem bất cứ một phương pháp điều trị nào là có ý nghĩa tinh thần hơn một phương pháp khác. Tất cả những phương pháp điều trị do ông chỉ dẫn đều có một ý nghĩa tinh thần như nhau.
Một người phụ nữ bị chứng bệnh đau lưng rất dữ dội. Bà muốn biết xem nên theo cách điều trị thể xác hay tinh thần. Cuộc khám bệnh của ông Cayce giải đáp câu hỏi đó như sau:
– Bệnh trạng của bà phần lớn có thể chữa khỏi bằng tinh thần. Nhưng bà hãy để tự nhiên. Nếu bà thấy đau nhiều, bà hãy theo phép điều trị bằng thuốc men để ứng đáp nhu cầu của thể xác.
Thật ra hai phương pháp điều trị đều không khác gì nhau, vì cùng hướng đến một mục đích. Hai phương pháp ấy không phải tương phản nhau như vài người tưởng lầm. Một ký giả ở Pittsburg bị bệnh tê thấp đã mười năm, được khuyên nên điều trị bằng cách tắm nước nóng và dùng tia tử ngoại để làm tăng sự lưu thông máu huyết và bài tiết chất độc trong máu. Trong cuộc soi kiếp, ông Cayce nói:
– Mọi phương thức chữa bệnh đều có ý nghĩa như nhau. Ai là người chữa khỏi bệnh cho anh? Đó chính là sự hướng thiện của bản thân anh, bởi vì nếu những hành vi tội lỗi của anh trong quá khứ đã mang lại quả báo xấu này thì cũng chính những hành vi tốt đẹp của anh trong hôm nay mới giúp anh có được những kết quả tốt đẹp hơn mà thôi.
Bất cứ phương tiện nào người ta dùng để chữa bệnh, dầu cho đó là thuốc men, máy móc dụng cụ, tắm nước nóng, hay là phương tiện vật chất nào khác, thật ra cũng đều phụ thuộc vào sự chuyển biến tinh thần của người bệnh mới có thể mang lại kết quả tốt đẹp. Rất nhiều người giàu có và không thiếu bất cứ một phương tiện chăm sóc vật chất nào, nhưng vẫn phải mang bệnh suốt đời và chịu sự hành hạ khổ đau của căn bệnh đó. Đơn giản chỉ vì những hành vi và tư tưởng của họ mới là nguyên nhân chính của bệnh trạng.
Gửi ý kiến của bạn