Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyển hóa tâm ( sách)

08/04/201319:11(Xem: 814)
Chuyển hóa tâm ( sách)

CHUYỂN HÓA TÂM
Nguyên tác Tây tạng: Shamar Rinpoche
Dịch sang tiếng Anh: Anila Rinchen Palmo
Việt dịch:Lục Thạch
Hiệu đính:Lê Trung Hưng

---o0o---


GIỚI THIỆU

Giáo lý này đã được Shamar Rinpoche giảng ở tỉnh Dordogne Pháp, vào mùa hè năm 1982 trong chuyến viếng thăm Tây phương lần đầu tiên của ngài. Shamar Rinpoche là một trong những vị Lama hóa thân có nhiệm vụ giữ cho sự truyền thừa của dòng Kagyu (Mũ Đen) không gián đoạn giữa các lần tái sanh liên tiếp của Đức Karmapa trưởng dòng.

Văn bản được làm căn bản cho bài giảng này, là một luận thư về cách phân biệt tâm thức bình thường với trí huệ nguyên thủy của Rangjung Dorje, Đức Karmapa thứ ba. Tác phẩm này chứa những điểm chính yếu về sự vận hành của tâm lúc còn vô minh cũng như lúc có ý thức trọn vẹn.

Hai phần đầu của bài giảng này bình luận về luận thư của Rangjung Dorje và đã được Shamar Rinpoche trình bày trong chương trình thuyết pháp của ngài năm 1982. Phần thứ ba tập hợp những tài liệu được thực hiện vào tháng tư 1990 và tháng bảy 1991 cùng với một phần bài giảng về quyển "Tia sáng trăng đại ấn" mà Shamar Rinpoche đã thuyết trình trước công chúng ở Dordogne, tháng tư 1990.

Hai phần đầu có tính cách triết lý còn phần thứ ba là lối tiếp cận thực tế tới sự vận hành của tâm bằng thiền quán.

DẪN NHẬP

Nói chung tất cả những điều chúng ta biết tới có thể được chia làm ba loại: Thế giới vật chất bất động, thế giới không vật chất bất động, và thế giới tri thức. Vì tất cả những hạnh phúc lẫnđau khổ mà chúng sanh kinh nghiệm, đều liên quan đến tri thức nên đây là điều chúng ta quan tâm tới nhất.

Tri thức hoạt động theo hai cách: có vô minh (rối loạn) hay không có vô minh. "Tri thức vụn vặt" vô minh là tri thức của người bình thường. "Tri thức nguyên thủy" của chư Phật thì không có vô minh, rối loạn hay sai lầm. Giống như một khuôn mặt có thể biểu lộ qua hai nét mặt, hai nét này chỉ là một bộ mặt dưới hai phương diện khác nhau: Tri thức vụn vặt giống như nét mặt nhăn nhó tức giận, còn tri thức nguyên thủy thì giống nét mặt tươi cười an lạc. Trước sau chỉ có một bộ mặt, duy nét mặt là thay đổi. Bỏ nét mặt nhăn nhó của vô minh thì nụ cười tươi tắn không vô minh sẽ tự nhiên xuất hiện.

Điều quan trọng là phải có khả năng phân biệt rõ ràng, tri thức vụn vặt vô minh có tính cách sai lầm và do đó là nguyên nhân của tất cả những vấn đề rắc rối của chúng ta, với tri thức nguyên thủy không vô minh, nguồn gốc của mọi phẩm tinh tốt.

Quyển sách này có ba phần: Phần thứ nhất bàn về tri thức vụn vặt hoạt động trong con người bình thường, phần thứ hai nói về tri thức nguyên thủy của một vị Phật và phần thứ ba nói về cách thực hiện tri thức nguyên thủy bằng thiền quán.

---o0o---



Sưu tầm và đánh máy: Thanh-Sơn

Source :http://www.buddhismtoday.com

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 15239)
Trimsika là luận văn cuối cùng của Bồ tát Vasubandhu. Bộ luận nầy gồm có ba mươi bài tụng, nên được dịch sang tiếng Trung Hoa là "Tam Thập Tụng", đây chính là nghĩa của Trimsika. Ngài Huyền Trang Pháp sư khi dịch nó ra Hán văn có thêm vào hai chữ "Duy Thức", gọi là "Duy Thức Tam Thập Tụng"; vì trong ba mươi bài tụng ấy Bồ tát Vasubandhu đã tóm thâu toàn vẹn tinh ba của Duy Thức Học.
08/04/2013(Xem: 17388)
Theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy thì Tạng Vi Diệu Pháp (A tỳ Ðàm) được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo lợi (Tàvatimsa) với tác ý trả hiếu cho thân mẫu.
08/04/2013(Xem: 10501)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 14441)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
04/04/2013(Xem: 4129)
Khổ khổ là một trong tam khổ [1]luôn xảy ra trong cõi Ta Bà này. Khổ là sự bất an, sự đau đớn, sự thống thiết, sự kêu gào, sự chịu đựng, sự bấn loạn, sự cay điếng, sự tan nát, sự chấn động, sự đả thương …
01/04/2013(Xem: 6729)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6507)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 5830)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
01/03/2013(Xem: 6501)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
19/02/2013(Xem: 6304)
Một câu hỏi lớn nằm dưới kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng ta nghĩ về nó một cách ý thức hay không: mục đích của cuộc sống là gì? Tôi đã cân nhắc câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với hy vọng rằng chúng có thể có lợi ích trực tiếp và thực tế đối với những ai suy nghĩ về chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]