Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Đại ý kinh Dược sư

11/01/201115:24(Xem: 5860)
06. Đại ý kinh Dược sư

THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

ĐẠI Ý KINH DƯỢC SƯ

Đức Từ phụ Thích-ca Mâu-ni của chúngta xuất hiện giữa thế giới Ta bà ác trược này, hóa thân tu hành chánh đạo chứngquả Bồ-đề, kiến lập đạo tràng thanh tịnh, nói vô lượng pháp môn chánh đáng, bảnhoài của Ngài là để cứu độ chúng sinh thoát vòng sanh, lão, bệnh, tử. Chẳngnhững Thích-ca như vậy, mà đức Phật A-di-đà hiện thân vào thế giới Tây gây dựngpháp tràng, nói pháp độ chúng sinh và đức Phật Dược Sư cũng hiện thân ở thếgiới Tịnh lưu ly phương Đông nói pháp độ chúng sinh, thoát vòng khổ não, anhưởng cảnh tịnh độ trong đời sau.

Nhưng xét đến chúng ta và các chúngsinh nhiều kiếp nhẫn lại đây chịu khổ luân hồi chỉ vì sanh tử: vì sanh tử màlàm chúng sinh, vì sanh tử mà đời trước làm trời nay trở lại làm người, nayhiện làm người mà sau lại làm trời, cho đến làm chúng sinh, địa ngục, ngạ quỷ,súc sanh, cho nên chúng sinh ba cõi rất lo sợ về sanh tử và cho sanh tử là mộtsự việc lớn lao khó giải quyết nhất. Chỉ có đức Phật thoát khỏi ngoài vòng sanhtử mới biết cách giải quyết được mà thôi.

Vì mục đích giúp cho chúng sinh giảiquyết sanh tử, nên trong thời giáo của đức Thích-ca, Ngài đều tùy căn cơ củachúng sinh nói nhiều pháp khác nhau và pháp ấy được chia làm nhiều hạng loại.Ngài vì hàng Nhân thừa mà nói ngũ giới, thập thiện để đối trị tội ngũ nghịch,thập ác. Vì chư Thiên mà nói bốn Thiền, tám định, đối trị bệnh tán loạn. Vìhàng Thanh văn, Duyên giác mà nói Tứ đế, Thập nhị nhân duyên để dứt trừ tham,sân, si, giải thoát sanh tử. Vì các hàng Bồ-tát dạy tu lục độ, vạn hạnh để dứttrừ vô minh hoặc và cứu độ chúng sinh... Đó là giáo pháp Phật dạy nhưng phải tựtu, tự chứng, bởi vì chúng sinh khởi niệm điên đảo gây ra nhiều đều tội lỗi, bềtrong đầy nghiệp chướng tham sân, kiêu mạn, bề ngoài bị nhiều tai nạn: đau ốm,đói rách, hình phạt điên cuồng. Khi sống mà tội lỗi tai ương như vậy, đến khigần chết bao nhiêu tư tưởng xấu đều phát khởi, cảnh giới khổ đau hiện bà, khóăn năn kịp. Cho nên, những người muốn luôn được hưởng cảnh an lành thì một làphải tự lực tạo nhơn lành, hai là nhờ lực hộ trì mới đặng.

Mà tha lực ấy là thật.

Lâu nay phần nhiều chuyên lo về việctiếp dẫn vãng sanh trong lúc lâm chung, nên thường tụng kinh Di-đà, niệm hiệuA-di-đà và công việc gì làm xong cũng cầu nguyện khi lâm chung nhờ Phật tiếpdẫn về cõi Cực lạc phương Tây.

Còn trong lúc sống thì chúng tathường bị ngoại duyên làm não hại, không thể không nhờ Phật hộ niệm mà đặng anlành, nên xin nhắc lại đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là một đức Phậtphát nguyện cứu độ chúng sanh trong khi các chúng sinh ấy còn sống mà gặp cáctai nạn. Nói đến đức Dược Sư tức là lược nói kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Laibổn nguyện công đức vậy.

Kinh Dược Sư này là một phương phápứng dụng hiện thời cho hết thảy chúng sinh ở cõi Ta-bà này, không luận hạngngười nào, ai cũng muốn sống lâu và muốn khỏi tai nạn để vui vầy ăn ở, thì cầnphải nhờ oai tạo tâm lành, vượt vòng ác kiến ma đạo mà tránh khỏi các tai nạn.

Kinh này là phương pháp tạo thànhcảnh Tịnh độ. Các đức Phật đều phát tâm rộng lớn tu hành cầu chứng Phật quả,phát nguyện rộng lớn cứu độ chúng sinh, mà cảm thành thế giới anlạc như đứcDược Sư nói trong kinh này. Nếu chúng ta tu hành mà phát nguyện độ sanh nhưNgài, một người tu như vậy, cho đến nhiều người cũng tu hành phát nguyện nhưNgài thì chắc chắn hiện tiền trong thế giới của chúng ta đang sống bớt tai nạnbinh đao, thậm chí không còn móng khởi tâm độc ác giết hại lẫn nhau, khôngnhững ít người chết yểu mà còn sống lành mạnh, bớt bịnh tật, cho đến sống lâuvô lượng, không còn nghe tiếng rên rỉ, than van của kẻ nghèo khổ, tật nguyềnv.v. tức là thiết lập thế giới Cực lạc ở tại cõi đời này vậy.

Do đó, đức Phật Thích-ca mới nóikinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai bổn nguyện công đức này. Thuộc đời Đường, TamTạng Pháp sư Huyền Trang dịch từ Phạn ra Hoa văn, xin tóm tắt như sau:

Kinh Văn chia ra làm ba phần:

Phần duyênkhởi
Phần chánh tông.
Phần lưu thông.

A. Phần duyên khởi

Một khi Phật với các đồ chúng: Támngàn vị Tỷ-kheo, Ba mươi sáu ngàn vị đại Bồ-tát cùng các vị quốc vương, cư sĩ,trời, người, ở trong thành Quảng Nghiêm. Phật theo lời thưa thỉnh củaMạn-thủ-thất-lợi (Văn-thù Bồ-tát) mà nói kinh này.

B. Phần chánh tông

Đoạn thứ nhất Ngài Mạn-thù-thất-lợidùng sức đại trí cầu chứng Phật đạo mà thỉnh Phật nói kinh này. Như trong kinhnói:

- Thưa Thế Tôn! Xin nguyện vì chúngcon mà diễn nói chủng loại danh hiệu và bổn nguyện công đức thù thắng của đứcPhật.

Đoạn thứ hai Ngài Mạn-thù-thất-lợiphát tâm đại bi giúp ích cho vô lượng chúng sinh mà thỉnh nói kinh này, vì thếnên Phật khen: "Hay thay, hay thay! Mạn-thù-thất-lợi. Ông vì lòng đại bidứt trừ nghiệp chướng trói buộc cho chúng sinh và làm lợi ích an vui cho cácloài hữu tình trong các đời tượng pháp sau này mà khuyến thỉnh Như lai diễn nóidanh hiệu và bổn nguyện công đức chư Phật".

Nhơn bổn ý của Mạn-thù-thất-lợi thưathỉnh lên, Phật mới vì ngài Mạn- thù và vì ích lợi chúng sinh đời sau mà nói rõquốc độ, bổn nguyện công đức của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như lai.

Phương Đông cách đây mưòi hằng sacõi Phật có thế giới gọi là Tịnh lưu ly rất trang nghiêm tốt đẹp; cung điệnbáu, bảy lớp hàng cây, ao sen báu, nước tám công đức v.v. đều do bảy món báutạo thành, thường thường tiếng nước chảy, tiếng chim kêu, tiếng cây rung, gióthổi đều diễn bày các phép tu hành và cõi ấy không có đàn bà con gái, không cótên ác đạo hoặc người thọ khổ. Tóm lại cõi ấy đều đủ các thứ công đức trangnghiêm, không khác cõi Cực lạc A-di-đà, nên Phật nói: "Cũng như thế giớiCực lạc phương Tây đủ công đức trang nghiêm không sai khác".

Lại nữa, trong cõi Tịnh lưu ly cóhai vị Bồ-tát lớn: Nhật Quang và Biến Chiếu thường giúp đức Dược Sư trong lúcNgài tu tập theo hạnh Bồ- tát đã phát 12 lời nguyện mà được cảm thành:

1. Nguyện khi Ta thành đạo Bồ-đề,thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiếncác chúng sinh cũng được như Ta.

2. Nguyện khi Ta thành Phật, trongngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ởchỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị.

3. Nguyện khi Ta thành Phật, đầy đủvô lượng phương tiện trí tuệ, làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơithân tâm.

4. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu cácchúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa thì đều hướng vềNhất thừa.

5. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu cóchúng sinh theo giáp pháp của Ta mà tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạmgiới mà nghe đến tên Ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ácđạo.

6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếuchúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa, đui điếc hay câm ngọng, một phennghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan

7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu cóchúng sinh không bà con thân thuộc, nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ, mànghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạoBồ-đề.

8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữnhân thường bị khinh dể thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân,thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.

9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì cácchúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến, về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mauchứng đạo Bồ-đề.

10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếuchúng sinh bị pháp vua trừng trị, trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối, cắt xẻv.v. mà nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.

11. Nguyện khi Ta thành Phật, nhữngchúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ, nếu nghe tên Ta, chuyên niệmthọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, sau nói pháp khiến họ tuhành được hoàn toàn an vui.

12. Nguyện khi Ta thành Phật, nhữngchúng sinh nghèo không có áo mặc, muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổsở, nếu nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến đượcđầy đủ y phục hoa hương.

Đó là lược kể 12 bổn nguyện của đứcDược Sư, nhưng còn bao nhiêu công đức tu hành của Ngài thì không thể nói hết.Nên Phật nói: "Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai trong khi tu Bồ-táthạnh phát đại nguyện và công đức trang nghiêm của cõi Phật kia. Như lai dẫu hơnmột kiếp cũng không thể nói cùng được".

Vì nguyện lực như vậy, công đức tuhành như vậy, nên hễ chúng sinh ngu si, không tin việc thiện ác nhân quả tầmthường xen lẩn. Không bố thí cho ai, nếu có bố thí cho ai, nếu có bố thí chútít thì tâm thầm tiếc khổ sở như dao cắt xẻ thân... nhưng đã từng nghe danh hiệuđức Dược Sư thì dầu ở trong đuờng khổ cũng như ở sanh cõi người mà tu hành bốthí, dầu bỏ thân mạng cũng không thương tiếc.

Hoặc có người phá giới luật, oainghi, tâm kiêu mạn, bài bác Chánh pháp sẽ bị đoạ trong ba đường dữ, nếu nghetên đức Phật Dược Sư tức thì bỏ các hạnh xấu ác mà tu theo chánh pháp, cho đếnchúng sinh muốn sanh cõi trời, sanh làm chuyển luân thánh vương để đem thậpthiện dạy đời, muốn tiêu trừ bệnh tật, thọ mạng lâu dài, nếu nghe danh hiệu đứcDuợc Sư, chuyên tâm trì niệm kinh chú hoặc tạo tượng Dược Sư, dâng cúng hoahương tươi tốt tịnh tâm trì tụng kinh chú, đốt 49 ngọn đèn, hoặc để tâm chúnguyện vào trong vật uống ăn của người bệnh, tụng chú Dược Sư Quán đảnh chơnngôn 108 lần để cho họ dùng, nhất là 49 ngày ấy phải nhất tâm thọ trì 8 điềugiới trai, thân thường sạch sẽ, tâm thường vui vẻ, đối với các loài chúng sinh,khởi tâm từ giúp đỡ, khởi tâm bi cứu vớt, khởi tâm bình đẳng bố thí cho cácloài hữu tình, không làm tổn hại bất cứ chúng sinh nào và không khi nào giậnhờn... được như vậy trong tâm tự mình đã xoay đổi được tâm tàn ác độc hại, thìbao nhiêu tai chướng, những cảnh khốn khổ đều theo tâm ấy mà chuyển thành cảnhgiới toàn thiện, toàn mỹ, hằng ngày lại được các vị thiên Thần ủng hộ và nhờoai thần nguyện lực của đức Dược Sư mà cầu lành bệnh, cầu sống lâu đều được thoảnguyện.

Vì rằng đức Phật Dược Sư Lưu LyQuang Như Lai đã trải qua nhiều kiếp phát đại nguyện độ sanh, tu Bồ-tát hạnh,trong thời gian lâu xa ấy, Ngài dứt sạch những nghiệp chướng, báo chướng vàphiền não chướng, là một vị Pháp vương, không bị bất cứ một điều gì làm naonúng, những hạnh nguyện độ sanh luôn luôn cảm ứng với chúng sinh, nên tùy ýsanh vào những cảnh khổ, tối tăm làm một vị Luơng y dùng các phương tiện cứugiúp chúng sinh thoát vòng thân bệnh, nói pháp mẫu để cứu chúng sinh ra khỏivòng tâm bệnh... Do vậy, tùy theo hết thảy chúng sinh phát tâm nguyện cầsu mànguyện lực của Phật vẫn cảm ứng trùm khắp tất cả.

C. Phần lưu thông

Khi Phật nói kinh này rồi cả thínhchúng, Bồ-tát, Tỷ-kheo đều vui mừng và vâng giữ.

Chú Dược Sư quán đảnh chơn ngôn:

Nam mô, Bạt già phạt đế, bệ xát xãlũ rô-bệ lưu ly bát lạc bà - hát ra xà dã, đát tha yết đa dã - a ra hất đết,tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệt sát thệ, bệ sát xã -tam một yết đế, ta ha.

Nam-mô Dược Sư hội thượng PhậtBồ-tát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 86803)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136466)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18581)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
30/11/2017(Xem: 7298)
Định nghĩa. Vô Trước. Vô, nghĩa là không. Trước, nghĩa là dính mắc, bị dính vào, mắc vào, kẹt vào. Cụm từ Vô Trước, nói cho đủ: Không bị dính mắc, kẹt vào. Danh từ kép này, được chỉ cho những hành giả trong đạo phật trên đường tu tập, để tìm cầu cho mình cơn đường giải thoát là không để cái Tâm bị dính vào, mắc vào, kẹt vào sắc trần, nói như pháp môn thiền định “đối cảnh vô tâm. Như vậy, tâm con người thường bị dính trần hay sao, mà pháp thiền phải cảnh giác ? Đúng như vậy, tâm của kẻ phàm phu ưa dính, mắc vào, kẹt vào sắc trần vật chất, ưa trách móc, ưa chấp nê, ưa nghe lời khen ngợi
21/11/2017(Xem: 11279)
Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác--Trong tác phẩm mới xuất bản “Thiền Tông Qua Bờ Kia” tác giả Cư Sĩ Nguyên Giác kể chuyện buổi đầu ông học Thiền với Hòa Thượng Bổn Sư Thích Tịch Chiếu ở Chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, Việt Nam như sau: “Tôi nhớ lại buổi đầu gặp Hòa Thượng Tịch Chiếu, hỏi Thầy rằng con nên tập Thiền thế nào, Thầy nói rằng, “Phải Thấy Tánh đã.” Lúc đó, Thầy bảo đứa em kế tôi phải niệm Phật sáng trưa chiều tối, và quay sang đứa em gái kế sau nữa của tôi, bảo nhỏ này là con hãy về đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh tối ngày sáng đêm. Tôi hỏi, rồi con cần niệm hay đọc gì hay không, Thầy đáp, con không có một pháp nào hết.”[1]
19/11/2017(Xem: 5796)
Chris Impey là Phó Khoa Trưởng của Đại Học Khoa Học, và là một Giáo Sư Xuất Chúng của Khoa Thiên Văn Học thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ). Công trình nghiên cứu của ông đặt trọng tâm vào việc phát triển và cung cấp năng lượng của những lỗ đen khổng lồ trong các thiên hà.Ông đã viết hai cuốn sách giáo khoa, một tiểu thuyết, tám cuốn sách khoa học phổ thông, và hơn 250 bài nghiên cứu và bài báo.Khiêm Tốn TrướcHư Không(Humble Before the Void ), một cuốn sách dựa trên những khóa hội thảo được mô tả trong bài báo này, do Templeton Press xuất bản năm 2014
01/11/2017(Xem: 10453)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23158)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
21/06/2017(Xem: 8411)
* Trong vũ trụ có trùng trùng thế giới. Toàn Giác là bậc câu thông cùng vũ trụ, họ cùng một thể tánh với vũ trụ, thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ rồi “truyền thần” lại sự thấy biết đó. Để thấy rằng Đức Bổn sư không sáng tạo ra vũ trụ, không chế định ra luật nhân quả luân hồi, mà vũ trụ vốn sống động từ vô thỉ dù Phật có ra đời hay không.
16/03/2017(Xem: 9054)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]