Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh phúc hay khổ đau nằm trong tay bạn

12/06/201115:05(Xem: 4773)
Hạnh phúc hay khổ đau nằm trong tay bạn
hoa cuc (16)
HẠNH PHÚC HAY KHỔ ĐAU
NẰM TRONG TAY BẠN

Sunday, 23 January 2011 20:30 News in 2011
Nguồn/ Source: Good Life, Bad Life, The Choice Is Yours


Không nằm ngoài quy luật vạn pháp vô thường, Đại đàn Quán đỉnh cũng đã sắp đến hồi kết thúc. Một mặt, điều này rất tuyệt, bởi vì khóa lễ thực hành cầu nguyện đã diễn ra vô cùng viên mãn. Vậy là một hoạt động thiện lành trong đời sống được hoàn tất. Nhưng mặt khác, tôi lại bắt đầu thấy nhớ Thượng sư, người bác kính yêu của mình cũng như nhớ tới tất cả những Pháp hữu khác. Sau đại lễ này, chúng tôi mỗi người sẽ đi con đường riêng của mình. Chúng ta ai cũng có số phận riêng của mình, có con đường đi riêng và sống những cuộc đời khác nhau. Mặc dù chúng ta muốn ở bên nhau nhưng chúng ta không có sự lựa chọn nào khác. Đó là một đặc tính rất điển hình của luân hồi.

Tuy vậy, tôi hoan hỷ xin được chia sẻ đôi dòng. Rất nhiều Phật tử Hồng Kông đến đây tới hai lần chỉ trong vòng một tuần lễ, lần đầu vào lúc bắt đầu khai đàn, và lần sau vào lúc tạ đàn. Nhiều người trong số họ đang nỗ lực hết sức tìm cách tách mình khỏi công việc, khỏi cấp trên quản lý của mình, mặc dù các bạn hẳn đều biết là nghỉ phép là điều khó khăn thế nào, thế nhưng họ đã thực sự cố gắng. Đó chính là thiện duyên!

Như mọi khi, tôi rất tin tưởng vào Drukpa Hồng Kông, những đạo hữu, những huynh đệ kim cương tại đây. Một lần nữa, họ đã bày tỏ được tâm chí thành dâng hiến đối với đạo pháp bằng sự hiện diện của mình tại buổi lễ vô cùng trân quý và hy hữu này. Bạn có tin hay không, hầu như đã không có một Phật tử nước ngoài nào tới tham dự, ngoại trừ Drukpa Hồng Kông. Điều này chứng tỏ họ có tâm chí thành chân thực. Những người khác cũng cố gắng hết sức mình, nhưng hầu hết đều không vượt qua được. Song thậm chí cũng có những người còn không cố gắng thử sức. Nên tôi chẳng biết bày tỏ gì hơn là lòng tri ân chân thành tới Phật tử Hồng Kông.

Không chỉ có vậy, vì tấm lòng tri ân của tôi thực ra chỉ là một phần rất bé nhỏ không đáng kể, điều quan trọng nhất là có thể tham dự một đại lễ quán đỉnh lớn và hy hữu như vậy là một đại nhân duyên mà tôi có thể nói đó là một đại nhân duyên của cả một đời người. Được tham dự là một phúc duyên lớn lao. Tôi cảm thấy rất tiếc cho những ai không thể đến và đón nhận đại lễ quán đỉnh này. Bởi duyên do nào đó, họ đã không tích lũy đủ phúc đức thiện nghiệp, nên hãy cùng cầu nguyện để lần sau trong vị lai họ sẽ không bỏ lỡ một đại nhân duyên như vậy nữa.

Một số người thậm chí còn bạch lại với tôi rằng: ‘Thông tin đến muộn quá nên chúng con không kịp sắp xếp thời gian vì chúng con còn bận việc nọ việc kia.’ Vân vân và vân vân. Chúng ta viện rất nhiều lý do khi đến lúc đón nhận giáo pháp hay sự gia trì trí tuệ thanh tịnh chân thực. Nhưng nếu liên quan đến đi nghỉ, thức ăn ngon, nghỉ ngơi thư giãn hay đi chơi với bạn, chúng ta chẳng bao giờ lấy làm phiền nếu đó là những việc xảy ra sát nút hay đột ngột. Rất vui mừng phấn chấn, chúng ta vội chộp ngay lấy những cơ hội ấy. Nhưng nếu liên quan đến việc đem lại an lạc cho chính bạn thân mình, tạo nhân hạnh phúc chân thực, thì những cái cớ như ‘giờ sát nút’ hay ‘tổ chức quá đột xuất không có kế hoạch’, đủ thứ lý do tương tự đổ xuống và phong tỏa toàn bộ tâm trí của bạn. Cho nên, hẵng khoan nói đến chuyện giúp đỡ tha nhân, ngay cả bản thân bạn thậm chí còn chưa đủ thiện duyên để giúp đỡ và đem lại an lạc cho chính mình.

Chúng ta luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi? Theo nghĩa này, tôi luôn khuyên nhủ đạo hữu và đệ tử rằng họ cần phải thông tuệ, cần phải biết nắm lấy cơ duyên và đừng bao giờ cho phép mình vì bất kỳ lý do gì đánh mất những cơ duyên hy hữu ấy. Như thế là rất máy móc và độn trí. Trên thế gian này tôi luôn nhận thấy có rất nhiều người như vậy, đôi khi tôi thấy mình cũng bao gồm trong đó, cứ mỗi khi có cơ duyên tới, chúng ta lại chẳng chịu nắm bắt. Thay vì nắm bắt lấy chúng, ta lại vờ làm như mình đang bận rộn với những việc không đâu để rồi để uống phí mọi cơ may. Cho nên, đối với những Phật tử từ Hồng Kông đến tham dự đại đàn quán đỉnh và những ai đang đọc thông điệp ngay lúc này, tôi thực sự rất khâm phục sự nỗ lực của các bạn đã không quản trần lao, thu xếp công việc, gia đình, rất nhiều bộn bề lo toan để tới đây. Các bạn rất cừ khôi.

Vì thế, cho dù bạn buồn lo hay hạnh phúc, có cuộc sống hạnh phúc hay bất hạnh, bạn thực sự vẫn luôn có sự lựa chọn. Đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác khi bạn phải chịu đựng khổ đau hay có một cuộc sống bất như ý. Cứng nhắc, không biết vươn lên, sợ hãi không dám vượt qua ngưỡng chịu đựng cùng thói quen viện đủ những lý do ngớ ngẩn, đó chính là những nguyên nhân dẫn tới bất hạnh và thất bại. Tâm nguyện của tôi là giúp đỡ những hữu tình hữu duyên với mình thoát khỏi những ý niệm giả tạo và đạt đến tự do giải thoát chân thực. Bạn không thể đem lại hạnh phúc cho người khác nếu bạn không hạnh phúc. Mà bạn có hạnh phúc hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Bạn là chủ nhân ông của chính mình!

Tôi rất lấy làm tiếc là không có bức hình nào để chia sẻ với tất cả các bạn. Nếu ai đó gửi email tới văn phòng của tôi tấm hình nào tôi sẽ đăng lên mạng để các bạn cùng xem. Nhưng ngay lúc này thì tôi vẫn đang ân hưởng đại ân phúc gia trì từ lễ quán đỉnh hy hữu và trân quý này. Cho nên vì bận tập trung vào thiền định, tôi không theo dõi được khâu tổ chức người quay camera, lúc này thậm chí tôi còn không nhớ nổi là để máy di động và những vật dụng khác ở đâu nữa. Nhưng có một điều tôi biết chắc chắn rằng tôi đang sống một cuộc đời tràn đầy ý nghĩa!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2011(Xem: 9906)
Cảm xúc, trong tâm lý nhà Phật gọi là Vedana. Theo chữHán, chúng ta có thể dịch Vedana theo nghĩa như chữ “thọ”, có bản dịch là chữ “giác”, tức cảm giác. Còn trong tiếng Việt, Vedana, có ba nghĩa để dùng là cảm thọ, cảm giác và cảm xúc.
17/01/2011(Xem: 5359)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
16/01/2011(Xem: 6400)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
11/01/2011(Xem: 8588)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 32385)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 43083)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 4441)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
24/12/2010(Xem: 6316)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
11/12/2010(Xem: 11094)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
03/12/2010(Xem: 3633)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567