Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Cương Về Luận Câu Xá

11/11/201017:36(Xem: 20212)
Đại Cương Về Luận Câu Xá


ĐẠI CƯƠNGVỀ LUẬN CÂU XÁ

Hòathượng Thích Thiện Siêu
Họcviện Phật giáo Việt Nam tại Huế, PL. 2543 - TL. 1999

TỰA

Toànbộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mêkhai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui.Mê thì khổ, ngộ thì vui. Mê thì thành chúng sanh luân hồisanh tử, ngộ thì thành chư Phật giải thoát Niết-bàn. Nhưngmê là tâm mà ngộ cũng là tâm. Chuyển mê khai ngộ tức làchuyển đổi tâm mê lầm thành tâm giác ngộ. Như vậy đạoPhật chính là đạo nói về tâm (Phật ngữ tâm tông, nhấtthế Phật ngữ tâm). Tùy theo trình độ căn cơ của chúngsanh mà mỗi kinh nói về tâm mỗi khác. Khi thì nói về tâmtánh, khi thì nói về tâm tướng, khi thì nói về tâm dụng.Thậm chí có khi đề cập vấn đề thế giới sắc trần,sự vật chuyển biến nhưng cũng cốt để chỉ rõ tâm hầudễ thực hành chuyển mê khai ngộ.

KinhPháp Cú nói: "Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác mọisự". "Ham muốn sinh lo, ham muốn sinh sợ, không còn ham muốncó lo sợ gì !" Đó là nói tâm.

KinhA-hàm nói: "Tứ đế, Thập nhị Nhơn duyên, Vô thường, Vôngã, Giới, Định, Tuệ...". Đó là nói tâm.

KinhBát-nhã nói: "Bát nhã tâm, vô sở đắc, vô trụ, nhất thiếtkhông, vô trú sinh tâm, vô tướng vô tự tánh...". Đó là nóitâm.

KinhHoa Nghiêm nói: "Tam giới thượng hạ pháp, duy thị nhất tâmtắc. Tâm như công họa sư, họa chủng chủng thế gian. Ưngquán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo...". Đó là nóitâm.vô tướng vô tự tánh...". Đó là nói tâm.

KinhLăng Già nói: "Năm pháp, ba Tự tánh, tám thức, hai Vô ngã.Thánh trí tự giác ...". Đó là nói tâm.

KinhLăng Nghiêm nói: "Bảy chỗ gạn tâm, mười phen chỉ tánh thấy.Thức tinh nguyên minh, tánh tịnh minh thể, tri kiến lập tri,tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến, tư tức Niết-bàn...".Đó là nói tâm.

KinhPháp Hoa nói: "Phật tri kiến, nhất thừa đạo, chúng sanh đềuthành Phật...". Đó là nói tâm.

KinhNiết-bàn nói: "Phật tánh thường trú, thường lạc ngã tịnh...".Đó là nói tâm.

KinhViên Giác nói: "Huyễn tùng giác sanh, huyễn diệt giác viên,giác tâm bất động...". Đó là nói tâm.

Thiềntông nói: ''Bản lai diện mục, vô vị chân nhân. Thuyền khôngđáy, đàn không giây...". Đó là nói tâm.

Nhưngtrong kinh, đức Phật nói tâm một cách vắn tắt cô đọng.Các vị Tổ sư, Luận sư mới dựa theo để suy tầm tu chứngphát hiện ra nhiều ý nghĩa ẩn khuất trong đó, mới tạoluận để giải thích, dần dần mới phát sinh nhiều ý nghĩamới lạ độc đáo giúp cho hành giả có thêm sự hiểu biếthết sức phong phú. Từ lý Tứ đế, ngài Long Thọ đã kháiquát thành hai đế là tục đế và chơn đế, hay thế tụcđế, thắng nghĩa đế. Ngài Hộ Pháp lại khai triển ra thànhbốn lớp hai đế (Tứ trùng Nhị đế) là thế gian thế tụcđế, đạo lýï thế tục đế, chứng đắc thế tục đế,thắng nghĩa thế tục đế, thế gian thắng nghĩa đế, đạolý thắng nghĩa đế, chứng đắc thắng nghĩa đế, thắngnghĩa thắng nghĩa đế. Chữ vô minh trong kinh cũng được trongluận chia ra làm phát nghiệp vô minh, nhuận sanh vô minh, nhiễmô vô tri, bất nhiễm ô vô tri, kiến hoặc, tư hoặc, trầnsa hoặc, vô minh hoặc, năm trụ địa vô minh. Luận Du-giàcuốn hai còn nói đến mười lăm thứ vô minh. Ngay luận Câu-xánày cũng đã hệ thống năm uẩn, mười hai xứ, mười támgiới thành ba khoa và phân tích một cách tỉ mỉ theo hai mươihai phương diện (hai mươi hai môn phân biệt) và đặt chúngthành một vấn đề tranh cải giữa các bộ phái Tiểu thừavề tính hư thật của chúng. Những gì thuộc về tâm mê nhưnăm cái, mười triền mười hoặc...và những gì thuộc vềtâm ngộ như giới, định, tuệ, biến tri, biến đoạn, tậntrí, vô sanh trí...đều được gom lại sắp đặt có hệ thốngđể luận giải làm cho rõ ràng từng ly từng tí quá trìnhdiễn biến trong khi mê, cũng như tuần tự tu chứng trên bướcđường ngộ.

Đâylà những hiểu biết sâu sắc, rộng rãi và cần thiết đểxác định rõ ràng từng bước chuyển mê khai ngộ mà luậntạng đã cung cấp cho chúng ta. Tuy nhiên bên cạnh cái hay đó,luận tạng đã không tránh khỏi nhược điểm vì đôi khiphân tách quá tỉ mỉ làm cho vấn đề bị văm vún, lại cókhi còn nêu những việc tầm thường như vì sao có hai mắt,thấy với một mắt hay với hai mắt?...khiến cho người đọcbị chán nản, khó tập trung nghiên cứu các vấn đề thâmáo hơn. Vì lẽ đó ở tập Đại Cương Luận Câu Xá này chúngtôi đã lờ đi những gì tỉ mỉ rườm rà, mà chọn lấyphần rất cương yếu hầu giúp cho Tăng Ni sinh và những aikhông ở vào hạng căn cơ "nhất đao triệt đoạn, nhất cúliễu nhiên siêu bách ức" muốn biết được phần giáo lý"chuyển mê khai ngộ" cơ bản của luận Câu Xá, trước khinghiên cứu sâu xa vào những chi tiết đầy đủ.

Đọcluận Câu Xá và các luận thư A-tỳ-đạt-ma khác, còn cho thấylịch sử chuyển biến về tư tưởng Phật giáo từ sau ngàyphân chia hai bộ Thượng tọa và Đại chúng với sự hăngsay sôi nổi tranh biện về giáo lý giữa các bộ phái suốtmột thời gian dài trên 400 năm sau kỳ kết tập kinh điểnlần thứ hai tại Tỳ-xá-ly.

Riêngluận Câu-xá còn có vị trí rất quan trọng đối với Hữubộ, cũng như luận Thắng Pháp Tập Yếu của ngài A-nậu-lâu-đàcó một vị trí rất quan trọng đối với Tân Thượng tọabộ. Và có thể nói môn tâm lý học, đạo đức học Phậtgiáo cũng đã được các luận này trình bày khá đầy đủ.

TừĐàm, ngày 28 tháng 11 năm 1991
Soạnthuật
-ooOoo-

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2023(Xem: 12171)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
21/04/2023(Xem: 3992)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80). Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng đã thuận theo định luật vô thường mà lão hóa. Năm ấy Ngài ở tại rừng cây Sala tại Kushinagar (Kusinara, Câu-thi-na), nơi Đức Phật nhập diệt. Trước khi rời bỏ xác thân tứ đại giả hợp, Ngài gọi tôn giả A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Đức Ngài đến và phán rằng:
20/04/2023(Xem: 13910)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
15/04/2023(Xem: 3483)
Đức Phật thuyết rằng đừng vội tiếp thu những điều gì Ngài dạy, chỉ dựa vào tín ngưỡng, thay vào đó, hãy nghiệm chứng nó bằng logic học và xác thực, giống như việc kiểm nghiệm vàng
15/04/2023(Xem: 4130)
Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’
12/04/2023(Xem: 5723)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 5492)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 9235)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5443)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 8247)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]