Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lòng bi mẫn căn cứ trên sinh học và lý luận

03/10/201208:09(Xem: 5848)
Lòng bi mẫn căn cứ trên sinh học và lý luận


LÒNG BI MẪN CĂN CỨ TRÊN SINH HỌC VÀ LÝ LUẬN
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Prague, Cộng hòa Séc, 11 tháng Mười 2006
Alexander Berzin sao chép và hiệu đính sơ

Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.

Thí dụ, ta hãy xem xét lòng bi mẫn. Nó có ba loại:

  • Loại thứ nhất trực tiếp hướng về thân quyến và người thương. Nhưng dựa vào tâm chấp thủ, phạm vi của nó có giới hạn. Ở trường hợp không đáng kể nhất, nó có thể nhanh chóng biến thành lòng sân hận và thậm chí thù oán.
  • Loại thứ hai là bi tâm trực tiếp hướng về những chúng sinh đang đau khổ, dựa vào lòng thương hại đối với họ. Với loại bi tâm này, ta xem họ ở vị trí thấp hơn mình và hoàn cảnh của mình tốt đẹp hơn. Hai loại bi tâm này sinh khởi từ những phiền não và vì vậy, chúng mang lại vấn đề.
  • Loại thứ ba là tâm bi không thiên vị. Nó căn cứ trên sự thấu hiểu và tôn trọng. Với tâm bi này, ta nhận ra rằng người khác cũng giống như ta: họ đều có quyền được hưởng hạnh phúc và không muốn đau khổ như ta. Nhờ sự thấu hiểu này, ta mới phát tâm từ bi và cảm tình đối với họ. Loại thứ ba này là loại bi tâm vững bền. Nó được phát triển nhờ sự rèn luyện, giáo dục và lý luận. Loại bi tâm này càng vững vàng bao nhiêu thì nó càng tạo ra lợi lạc bấy nhiêu.

Ba loại bi tâm này thuộc vào hai thể loại nói chung. Hai loại đầu là những cảm xúc sinh khởi một cách tự phát, dựa vào sự rối loạn tinh thần nào đó. Loại thứ ba là cảm xúc sinh khởi dựa trên lý luận.

Lòng bi mẫn căn cứ trên lý luận và không có bất cứ thành kiến nào sẽ được tăng trưởng do bản tính tự nhiên. Vào lúc sinh ra, dù là con người, động vật có vú hay chim chóc - tôi không biết rùa biển và bươm bướm thì sao - nhưng tất cả chúng ta tự động có một tình yêu không thiên vị đối với mẹ của mình, mặc dù ta không biết bà. Chúng ta đều cảm thấy một hấp lực, sự gần gũi và trìu mến tự nhiên đối với mẹ của mình. Bà mẹ cũng thế, tự động cảm thấy một sự gần gũi và trìu mến tự nhiên đối với đứa con mà bà mới sinh ra. Vì vậy mà bà chăm sóc và nuôi dưỡng đứa bé. Sự chăm sóc tràn đầy tình thương này là nền tảng cho sự phát triển lành mạnh của đứa bé.

Từ điều này, ta có thể thấy rằng sự gần gũi và thương yêu dựa trên nền tảng sinh học là những hạt giống của tâm bi. Chúng là những tặng phẩm lớn nhất mà chúng ta có thể tiếp nhận, và chúng bắt nguồn từ các bà mẹ của chúng ta. Khi chúng ta nuôi dưỡng những hạt giống này bằng sự lý luận và giáo dục, chúng sẽ nảy nở thành lòng bi mẫn thật sự, không thiên vị và hướng về mọi người một cách đồng đều, dựa trên sự thấu hiểu về tính chất bình đẳng của chúng ta.

Đối với đứa bé, tình thương không căn cứ trên tôn giáo, luật lệ, hay sự bắt buộc của cảnh sát. Nó chỉ đến một cách tự nhiên. Vì vậy, mặc dù tâm bi mà tôn giáo giảng dạy là điều tốt đẹp, nhưng hạt giống thật sự, căn bản thật sự của tâm bi là yếu tố sinh học. Đó là cơ sở của những gì tôi gọi là "đạo đức thế tục." Tôn giáo chỉ cần củng cố hạt giống này.

Một số người nghĩ rằng luân lý đạo đức phải đặt nền tảng riêng biệt vào đức tin tôn giáo. Những người khác nghĩ rằng ý thức về đạo đức có thể được phát triển bằng sự rèn luyện. Một số nghĩ rằng "thế tục" nghĩa là một sự phủ nhận về tôn giáo. Những người khác nghĩ rằng "thế tục" ngụ ý việc tôn trọng tất cả tôn giáo một cách không thiên vị, kể cả sự tôn trọng đối với những người không có đức tin, theo như hiến pháp của Ấn Độ. Loại đạo đức sau cùng này bắt nguồn từ bản năng, đặc biệt là khi nó căn cứ trên tâm bi. Còn trong trường hợp của bà mẹ và đứa bé mới sinh ra, tất cả phát sinh một cách tự động vì nhu cầu của sự sống còn. Nhờ vào căn bản sinh học ấy, chúng tồn tại một cách vững vàng hơn.

Khi trẻ con nô đùa, chúng không nghĩ đến tôn giáo, chủng tộc, chính trị, hay bối cảnh gia đình. Chúng cảm kích nụ cười của bạn bè, bất kể những đứa trẻ kia là ai, và đáp lại bằng sự tử tế. Tâm thức và trái tim của chúng mở rộng. Trái lại, người lớn thường xem trọng những yếu tố khác, như sự khác biệt chủng tộc và chính trị, v.v... Vì vậy mà tâm thức và trái tim của họ hẹp hòi hơn.

Hãy xem xét sự khác biệt giữa hai điều này. Khi giàu lòng bi mẫn hơn, tâm thức và trái tim ta cởi mở hơn, và ta giao tiếp với người khác một cách dễ dàng hơn nhiều. Khi ta chỉ nghĩ đến bản thân, tâm thức và trái tim của ta khép kín và ta sẽ khó mà giao tiếp với người xung quanh. Sự sân hận làm hệ thống miễn nhiễm yếu đi, trong khi tâm bi và lòng tốt cải thiện hệ thống miễn nhiễm của ta. Với tâm sân hận và sợ hãi, ta không thể ngủ và thậm chí khi đi vào giấc ngủ, ta sẽ có những cơn ác mộng. Nếu tâm ta bình an thì ta sẽ ngủ ngon. Ta không cần một thứ thuốc an thần nào cả, vì năng lượng của ta đã được quân bình. Khi gặp áp lực, năng lượng của ta phân tán khắp nơi và ta cảm thấy bồn chồn lo lắng.

Ta cần có một tâm trí tĩnh lặng để nhìn và thấu hiểu sự việc một cách rõ ràng. Nếu như bị khích động, ta không thể thấy được thực tại. Vì vậy, hầu hết những rắc rối, ngay cả trên mức độ toàn cầu, là những vấn nạn do con người gây ra. Chúng phát sinh bởi vì chúng ta đã xử sự một cách tồi tệ, vì ta không thấy được thực tại. Hành vi của ta căn cứ trên sự sợ hãi, sân hận và áp lực. Có quá nhiều sự căng thẳng. Ta không có sự khách quan vì tâm ta bị mê muội. Những cảm xúc tiêu cực này đưa đến tâm thức hẹp hòi, điều này dẫn đến việc tạo ra những rắc rối, và nó không bao giờ đem lại những kết quả như ý.

Trái lại, lòng bi mẫn đem lại một tâm tư cởi mở và an tĩnh. Với tâm thức này, ta sẽ thấy được thực tại và những phương pháp nào hữu hiệu để chấm dứt những gì mà không ai muốn và mang lại những gì mọi người mong muốn. Đây là một điểm quan trọng và lợi ích lớn lao của tâm bi dựa trên lý luận. Vì vậy, để thúc đẩy những giá trị nhân bản căn cứ trên sinh học và được lý luận hỗ trợ, những bà mẹ, cùng với bản năng thương yêu và tình cảm giữa mẹ và con, đóng một vai trò quan trọng.

(Viện Lưu Trữ Phật Pháp Berzin)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 18988)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 15233)
Trimsika là luận văn cuối cùng của Bồ tát Vasubandhu. Bộ luận nầy gồm có ba mươi bài tụng, nên được dịch sang tiếng Trung Hoa là "Tam Thập Tụng", đây chính là nghĩa của Trimsika. Ngài Huyền Trang Pháp sư khi dịch nó ra Hán văn có thêm vào hai chữ "Duy Thức", gọi là "Duy Thức Tam Thập Tụng"; vì trong ba mươi bài tụng ấy Bồ tát Vasubandhu đã tóm thâu toàn vẹn tinh ba của Duy Thức Học.
08/04/2013(Xem: 17380)
Theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy thì Tạng Vi Diệu Pháp (A tỳ Ðàm) được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo lợi (Tàvatimsa) với tác ý trả hiếu cho thân mẫu.
08/04/2013(Xem: 10478)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 14432)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
04/04/2013(Xem: 4126)
Khổ khổ là một trong tam khổ [1]luôn xảy ra trong cõi Ta Bà này. Khổ là sự bất an, sự đau đớn, sự thống thiết, sự kêu gào, sự chịu đựng, sự bấn loạn, sự cay điếng, sự tan nát, sự chấn động, sự đả thương …
01/04/2013(Xem: 6719)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6503)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 5826)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
01/03/2013(Xem: 6494)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]