Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô Thường

10/05/201205:36(Xem: 3614)
Vô Thường

VÔTHƯỜNG

HòaThượng Thích Thiện Siêu

Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vìđó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Lai là hào quang chân lý,giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu làgiác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tanmàn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ. Cho nên trong kinh Pháp Cúcó dạy: "Vì sợ hãi bất an mà đến quy y thần núi, quy y thần cây, quy ymiếu thờ thổ thần nhưng đó chẳng phải là chỗ nương dựa yên ổn, là chỗ quy y tốithượng. Ai quy y như thế khổ não vẫn còn nguyên. Trái lại quy y Phật, quy yPháp, quy y Tăng, phát trí tuệ chân chính, hiểu thấu bốn lẽ mầu: biết khổ, biếtkhổ nhân, biết khổ diệt và biết tám chi Thánh đạo diệt trừ khổ não; đó là chỗquy y an ổn, là chỗ quy y tối thượng. Ai quy y như vậy, giải thoát hết đaukhổ".

Vìkhông nhận chân đúng lời Phật dạy, nên chúng sanh sống trong cảnh vọng tưởng màkhởi tà kiến: vô thường chấp là thường, vô ngã chấp là ngã, không thanh tịnhchấp là thanh tịnh, khổ đau chấp là an lạc, nên bị luân hồi và đau khổ triềnmiên.

Tấtcả mọi sự vật trong thế gian này đều phải biến chuyển không ngừng: chúng luônluôn sanh, trụ, dị, diệt hoặc thành, trụ, hoại, không. Thế giới không một vậtnào tồn tại vĩnh viễn và có thể đứng yên một chỗ; tất cả đều vô thường, khôngnhững vô thường trong từng năm, tháng, ngày, giờ mà còn vô thường trong từng sát-nasanh diệt.

Đốivới con người cũng vậy, hôm nay tóc còn đen nhánh, ngày mai soi gương lại đãthấy bạc đầu. Hôm nay làn da còn tươi láng, ngày mai đã thấy nếp nhăn nheo.

Vũtrụ, sơn hà, đại địa, dù rất to lớn khiến chúng ta tưởng lầm nó là kiên cố,nhưng thật ra nó cũng chịu sự biến hoại vô thường không kém. Hòn núi kia khichúng ta chưa sanh nó đã có, đến khi chúng ta nhắm mắt nó vẫn còn. Chúng tatưởng hòn núi đó là thường; cho đến của cải vật chất, nhà cửa chúng ta cũngtưởng lầm như thế. Vì tưởng lầm nên chúng ta quay cuồng trong vòng điên đảo,đem cái tâm tham, sân, si để giành giựt lấy những gì chúng ta cho là quý, làthường, là chân thật, nên mới gây ra biết bao đau khổ xấu xa, thậm chí đôi lúccòn giành giựt nhau từng đồng bạc, từng chút địa vị, từng lời ăn tiếng nói,từng bước đi, từng cử chỉ... Đến như cái thân của chúng ta do tứ đại (đất,nước, gió, lửa) hợp thành, do năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) cấu tạonên, từ khi cha mẹ sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa đời, không biết bao nhiêulần biến chuyển đổi thay cho đến các tế bào trong cơ thể chúng ta cũng thay đổitrong từng giờ, từng khắc mà chúng ta không hay, không biết.

Thânthể của mọi người đều vô thường như thế - Đôi lúc chúng ta cũng biết như thế,nhưng chính chúng ta vẫn cứ mong thân của chúng ta tồn tại mãi mãi, tại vì lòngtham, chấp ngã, nên chúng ta thấy "ta" là quý hơn tất cả mọi người,chỉ có "ta" mới đáng được trọng vọng, khen ngợi, còn người khác thìkhông nên trọng vọng, khen ngợi. Chính là vì lòng chấp ngã, ích kỷ, ganh tthamlam của chúng ta mà ra.

Vảlại trong ta có những lúc tham, lúc giận, lúc si, nhưng cũng có những lúc từbi, hỷ xả, tâm muốn bố thí giúp ích mọi người. Vậy nếu nói lúc tham là ta vàlúc giận, lúc si, lúc bố thí, lúc từ bi, hỷ xả cũng là ta; thế thì, chính trongmột bản thân ta hóa ra có không biết bao nhiêu cái ta. Thử hỏi trong những cáita đó cái nào đích thực là ta? Khi ta tham lam thì cái tham đó thật là ta; khita giận, cái giận đó thật là ta, hay khi ta kiêu mạn, tật đố cái kiêu mạn, tậtđố đó là ta? Nếu nói tham là ta thì ta sẽ là con người tham mãi không bao giờthay đổi được! Nếu nói kiêu mạn, tật đố là ta, thì kiêu mạn tật đố không baogiờ thay đổi được! Nhưng không, dù có kiêu mạn, tật đố nhưng khi biết tu hành,phá trừ kiêu mạn, sống một cách khiêm tốn, thì có thể thay đổi được. Dù thamlam nhưng nếu hiểu được đạo lý thì cũng có thể chuyển đổi được lòng tham lam ralòng bố thí.

Rõràng, tâm của chúng ta luôn luôn thay đổi, thân thể của chúng ta cũng thay đổikhông ngừng, không có lúc nào thật là ta cả. Ngay trong giờ phút ta tự nghĩ tađây là ta, thì lời nói ta đó cũng đã sai đi rồi. Bởi vì trong lúc ta nói tađây, thì chính ảnh tượng mà ta tưởng là ta đó cũng đổi khác đi rồi. Tâm hồn tagiờ này không còn như giờ phút trước. Cho nên, vừa mới mở miệng nhắc đến cái tathì cái ta đó đã bay đi mất. Thế mà vì không hiểu, cho nên cứ đinh ninh rằng:"Ta đây, ta quý hơn tất cả, muốn được tất cả mọi người tôn trọng, khenngợi, và tuyệt đối không ai được chê ta hết. Nhưng ngược lại ta cũng không muốntôn trọng và khen ngợi ai cả". Cái ta nó làm cho con người điên đảo, hẹphòi như vậy đó.

Chonên, chúng sanh đau khổ là vì vô ngã mà chấp là ngã, không ta mà chấp thật làta. Ai biết nhìn kỹ thân thể của mình, qua pháp môn "Bất tịnh quán"như đức Phật đã dạy thì sẽ thấy toàn thân chất chứa những đồ bất tịnh, nếu bỏlớp da ngoài thì ai cũng dơ bẩn như ai. Cái bất tịnh ấy đã có từ trong bàothai, và khi lọt lòng mẹ cũng đã bất tịnh rồi. Dù được trang điểm bao nhiêucũng chỉ là cái thân bất tịnh, cho đến khi nhắm mắt tắt thở, nó cũng là bấttịnh. Đối với cái thân bất tịnh này rõ ràng như vậy mà chúng ta không nhậnthấy; ngược lại còn chấp cái thân này là tịnh, nên nâng niu, chiều chuộng, trauchuốt nó quá đáng. Vì mù quáng đối với thân vô thường, lại cho là thường nên conngười luôn luôn đau khổ vì nó.

Ngàyxưa có nàng Liên Hoa Sắc, khi nghe đức Phật dạy về đạo lý vô thường, rằng thânthể bất tịnh, chúng sanh bất tịnh, hữu tình bất tịnh, thì cô ta liền phát tâmmuốn đi tu. Nhưng trên bước đường đi tu ngang qua một dòng sông, cô xuống sôngrửa mặt, nhìn thấy bóng mình dưới nước có gương mặt quá đẹp, cô nghĩ thầm:"Mình đẹp như thế này mà đi tu thì uổng quá!" Cô bèn quay trở lại.Bạn bè gặp cô trở về bèn hỏi: "Tại sao trước kia chị phát tâm dõng mãnh,muốn đến đức Phật để cầu xin xuất gia, tu hành, bây giờ chị lại thối chí trởlui là thế nào?" Cô ta trả lời rằng: "Ôi! Tôi đẹp quá như thế này màđi tu làm gì cho uổng!" Họ hỏi: "Vậy chị đẹp như thế nào?" Cô tatrả lời: "Tôi soi mặt dưới nước thấy cái bóng của tôi phản chiếu dưới đó,hết sức là đẹp".

Quacâu chuyện trên, chúng ta thấy rằng: Cái đẹp của cô ta chỉ là cái đẹp phảnchiếu lại lòng tham đắm xác thân chứ đối với người khác chưa chắc đã đẹp, vàđôi với loài cá dưới nước khi thấy bóng cô ta thì phải chạy trốn xa. Cô ta thấycái bóng mình dưới nước cho là đẹp, vì nghĩ lầm cái thân là đẹp, không ngờ nóđang xấu, đang hủy hoại từ từ mà cô ta không biết không hay!

Chonên trong kinh Xà Dụ, đức Phật dạy:

"Nàycác Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường? Bạch Thế Tôn, vô thường. Cái gì vôthường là khổ hay lạc? Bạch Thế Tôn, khổ... Do vậy này các Tỷ-kheo, cái gìkhông phải của các ngươi, hãy từ bỏ thì sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc lâu dài chocác ngươi. Trong bốn sự thật mà đức Phật dạy, sự thật đầu tiên là khổ (dukkha).Ngài nói cuộc đời dù có vui mấy cũng chỉ là cái vui mong manh, rốt cuộc khôngthoát ly sự khổ được. Ngài dạy: Chúng sanh mang không biết bao nhiêu cái khổtrong người: sanh, già, bệnh, chết là khổ. Đó là cái khổ thường tình ai cũngnhận thấy, cái khổ tự nhiên ai cũng mắc phải, hoặc ít hoặc nhiều không ai tránhkhỏi. Nếu một em bé sanh ra không khổ thì nó đã không cất ba tiếng khóc oa oaoa khi mới lọt lòng. Nếu một người bịnh không khổ thì họ đã không rên xiết.Người già không khổ thì đã không than phiền mắt mờ tai điếc, và một người chếtkhông khổ thì đã không ai khóc. Thế mới biết sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chếtkhổ là một sự thật hiển nhiên mà đức Phật đã từng tuyên bố. Ngoài cái khổ đócòn những cái khổ khác như: Những điều mình ưa, những người mình thích, những đồvật mình ham muốn tưởng rằng đó là của mình, mình là cái đó, nó sẽ gắn liền vớimình không bao giờ rời xa được. Nhưng vì hoàn cảnh, vì luật vô thường, nhữngthứ đó nó rời khỏi tầm tay, không cách gì cầm giữ lại được. Đó chính là ái biệtly khổ.

Đốivới những người, những vật mình ghét, muốn tránh cho khuất mắt mà không thểtránh được; mình muốn lờ đi nhưng nó cứ hiện ra trước mặt. Trên một con đường,ai cũng muốn đi trên con đường sạch sẽ, có hoa thơm, cỏ lạ, không ai muốn đitrên con đường lầy lội, đầy gai góc hiểm độc ấy, muốn tránh nhưng bước đâuvướng đó, muốn né nhưng đi đâu vấp đó. Đối với sự vật bên ngoài đã vậy, còn đốivới người xung quanh, có người ta ưa thích, nhưng cũng có người ta ghét, takhông ưa vì lẽ này hay lẽ khác. Nhưng ở giữa hai cái ưa và không ưa đó cũng tạonên một cảnh ghét mà phải gặp là khổ, cho nên tục ngữ ta có câu: "Ghét củanào trời trao của ấy". Bên này oán bên kia và bên kia oán bên này. Một khiđã oán nhau như vậy thì vũ trụ bao la trở thành thu hẹp lại một góc. Gặp một ngườioán ghét ta muốn tránh, nhưng tránh hoài đến nỗi hết muốn gặp mà cũng không saotránh được. Vũ trụ bao la trong giờ phút này trở nên chật hẹp đến nỗi ta tưởngnó không còn một chỗ an toàn cho ta dung thân. Đó là cảnh oán tắng hội khổ.Cảnh này nếu nằm trong gia đình, trong thân tộc, trong bản thân của mỗi ngườithì lại càng khổ hơn nữa.

Chúngsanh luôn luôn nuôi dưỡng lòng tham muốn và mong cầu, đối với cuộc đời này họchưa một lần biết đủ, cảm thấy mình như một người thiếu thốn, họ tìm đủ mọicách để ôm trọn thế gian này. Nhưng tiếc thay! Sự sống con người thật ngắnngủi, một trăm năm không đủ bề dày thời gian để làm thỏa mãn lòng tham của họ,vì vậy họ chịu khổ đau suốt đời vì ham muốn nhiều mà nhận chẳng được bao nhiêu,gọi là cầu bất đắc khổ.

Dẫucó người cho rằng đời còn có nhiều thú vui chứ đâu phải khổ hết. Coi xi-nê, coihát, bài bạc, rượu chè cũng vui, trúng số độc đắc hay làm quan cũng vui. ĐứcPhật không phủ nhận điều đó, nhưng Ngài nói: Cái vui đó là cái vui mong manhtrong đau khổ, cái vui còn vướng trong vô minh nghiệp chướng đưa đến khổ đaucàng sâu dày thêm. Cho nên có một nhà thơ Việt Nam viết:

"Bểkhổ mênh mông nước ngập trời
Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi,
Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió,
Ngẫm lại cùng trong bể khổ thôi".

Ngượcgió hay xuôi gió, chiếc thuyền cũng ở trong biển mà thôi, không thể vượt lêntrên biển được. Cho nên cái vui của con người trong cảnh trầm luân này là cáivui trong đau khổ của thế gian, chưa phải là cái vui giải thoát. Do thế, đứcPhật nói đời là đau khổ, mặc dù chúng sanh cho đời là vui, rồi say đắm theođời, không giờ phút nào rời khỏi, cho đến một ngày nào đó phải nhắm mắt tắtthở, bấy giờ mới hoảng hốt, khổ đau!

Nếubiết đem toàn tâm lực an trú trong Chánh pháp thì sẽ nhận rõ lời đó của đứcPhật: tất cả sự vật là vô thường, chúng sanh là vô ngã, thân thể là bất tịnh,mọi sự lãnh thọ đều là khổ: dù là thọ khổ hay thọ vui, cũng đều ở trong vòngtương đối. Đã ở trong vòng tương đối thì có sanh diệt, có sanh diệt tất nhiênlòng chúng ta không thỏa mãn, nên sanh ra đau khổ. Đức Phật vì đại sự nhânduyên đó mà ra đời, để chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh. Mục đích tu hành củangười tu Phật là để chuyển nghiệp. Ngài dạy rằng: "Nghiệp dắt thế giantới, nghiệp kéo thế gian đi, thế gian chuyển theo nghiệp, như bánh xe lăn theochân con vật kéo xe". Con vật kéo xe đi vào trong con đường tối tăm mù mịtthì bánh xe cũng phải lăn theo. Chúng sanh lăn theo nghiệp cũng tương tự nhưthế. Mỗi người đều có những nghiệp riêng, nghiệp tốt thì làm cho con người tốt,nghiệp xấu thì làm cho con người xấu, nghiệp cao thượng thì trở thành con ngườicao thượng, và nghiệp thấp hèn thì trở thành con người thấp hèn. Tất cả đều donghiệp. Nghiệp là bào thai, nghiệp là sở hữu, cho nên khi sanh ra, khi chết đi,ta cũng chỉ một mình đi theo nghiệp chớ không có ai đi theo ta hết. Không aithay thế ta để đi theo trong khi ta sanh, già, bịnh, chết với cái nghiệp của tamà thôi. Cái nghiệp luôn luôn đi theo ta như bóng theo hình. Những người tạonghiệp lành thì có những người bạn lành cùng đi theo. Những người tạo nghiệp dữthì có những kẻ oan gia thù hận đi theo. Người tạo nghiệp lành thì như mangbình cam lồ đi đây đi đó. Người tạo nghiệp ác thì như mang một bồ rắn độc bênmình, luôn luôn nơm nớp sợ hãi, đau khổ. Theo lời Phật dạy, con người là donghiệp định đoạt tất cả. Vì vậy: "Con thiên nga chỉ bay được giữa hưkhông, người có thần thông chỉ bay được khỏi mặt đất; chỉ có bậc đại trí, đạihạnh dứt sạch nghiệp luân hồi mới bay được khỏi thế gian này" (Pháp Cú175).

Baykhỏi thế gian này tức giải thoát, tự tại. Nên con người tu hành là để chuyểnnghiệp. Chuyển nghiệp xấu thành tốt, vô minh ra giác ngộ, trầm luân ra giảithoát. Tóm lại, chuyển cái nghiệp của chúng sanh ra cái nghiệp của chư Phật,Thánh, Hiền. Khi chuyển nghiệp được rồi thì chính cái nghiệp đó nó trở thànhmột tòa lâu đài để nâng đỡ chúng sanh, giúp cho chúng sanh được an vui, giảithoát...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 81398)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 11065)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
04/09/2018(Xem: 7218)
Tu Tứ Đế Pháp, Bốn Chân Lý Chắc Thật, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi Chứng Đạo dẹp tan sự quấy nhiễu của ma quân ở cõi Trời Tha hóa thứ sáu vào nửa đêm ngày mùng 8 tháng 2 năm Tân-Mùi. Việt lịch Năm 2256 HBK*. Tr.BC.596. Sau Thời Hoa Nghiêm Phật đến vườn Lộc Dã Uyển truyền dạy Bốn Pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị từng theo Phật cùng tu thuở trước, thành bậc Tỳ Khưu đắc đạo. Năm vị đó là: 1/. A Nhã Kiều Trần Như, 2/. A-Thấp Bà, (Mã-thắng) , 3/ .Bạt-Đề, 4/. Ma-Ha-Nam, 5/. Thập-Lực-Ca-Diếp. Năm Vị nghe pháp Tứ Đế rồi, tu tập chứng A La Hớn Quả. Tứ Đế Pháp: 1. Khổ Đế. 2. Tập Đế. 3. Diệt Đế. 4. Đạo Đế. -Khổ Đế, là Ác quả của Tập Đế. -Tập Đế, là tạo Nhân xấu của Khổ Đế. -Diệt Đế, là Thiện quả của Đạo đế. -Đạo Đế, là Nhân tu của Diệt Đế.
03/06/2018(Xem: 21514)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 10435)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
14/03/2018(Xem: 10162)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 11249)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
05/03/2018(Xem: 5294)
Chân Thường Cuộc Sống Con Người! Thanh Quang Mỗi Con Người đều có Một Cuộc Sống- Cuộc Sống để Làm Người, nếu Con Người không có Ý Tâm- Cuộc Sống, Con người không thể Sống! Cuộc Sống Con Người, người ta thường phân ra Cuộc Sống Tinh thần Ý Tâm- Tâm Ý và Cuộc Sống Vật chất. Hai cuộc sống đó không thể tách rời nhau! Cái Thân Con Người ai cũng biết là duyên sinh giả hợp, tùy duyên theo luật sống Vô Thường-Sinh, Lão, Bệnh, Tử, không ai có thể sống hoài, sống mãi, vấn đề là Sống Với ai? Sống để làm gì? Sống như thế nào? Đời này và mai sau….
05/03/2018(Xem: 5584)
Giọt móc cỏ đầu phơi Tâm vô sắc tướng, có tạm bất an nhưng sẽ trở lại tự tánh không. Sắc thân, sinh diệt vô thường như mộng như ảo ảnh. An nhiên quán tự tại trong hiện tại không sợ hãi thất bại, đau khổ hay tham cầu mong thành công, hạnh phúc. Để tự nó đến đi tự nhiên rồi thì sẽ có đầy đủ cả hai. Để rồi đau khổ trong khoái lạc hay khoái lạc trong khổ đau? Vạn vật, có không,vô thường như sương ban mai đọng trên đầu những ngọn cỏ trước vô môn quan chỉ hiện hữu thoáng qua như những dòng chảytrong tâm tưởng. Tóm lại, AI (không có chủ từ ở những câu trên) đang bận tâm đây?
05/03/2018(Xem: 6950)
Khoa học kỷ thuật hiện đại đang dùng “Tâm ta” để sáng tạo robots với Artificial Intelligence (AI) trong những robots máy kia. Dĩ nhiên với suy nghĩ và hành động đơn phương độc đạo như người. Đây có thể là nhược điểm của nhân sinh mà chúng ta đã biết nhưng vẫn chưa cải tiến được. Điều mà chưa ai nghĩ tới đó là những bồ tát robots này chưa biết vô minh là gì cho nên chưa thật sự được con người viết super program và quantum software làm cho robots trở thành vô minh với tham sân si như là người phàm phu thật sự. Vì con người chưa đủ kiến thức, chưa đạt tới trình độ để biết language của vô minh, tham sân si và nhất là Tâm là cái gì để có thể nắm bắt rồi bỏ tất cả chúng nó vào não robots như là “AI” đó đã cố tâm hay vô tình, lầm lỡ bỏ những cái nghiệp quả báo hại đó vào thân xác của ta, rồi làm cho ta cứ ngỡ nhầm đó là “tâm ta ở trong thân ta.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567