Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Ðường Trung đạo của Ðức Phật và Tâm lý trị liệu pháp của phương Tây

10/05/201311:49(Xem: 3732)
Con Ðường Trung đạo của Ðức Phật và Tâm lý trị liệu pháp của phương Tây

PHẬT GIÁO & KHOA HỌC
Buddhism & Science

Việt dịch:Trần Như Mai

---oOo---

Con Ðường Trung đạo của Ðức Phật
và Tâm lý trị liệu pháp của phương Tây

( TheBuddha’s Middle Way and Western Psychotherapy )
Nguyên tác: Shanti Tayal

Mục đích của tâm lý trị liệu pháp là để chữa trị, thoa dịu và làm vơi bớt nỗi khổ đau của những người đang bị dày vò bởi nhiều vấn đề nan giải trong cuộc sống, hay những người được chẩn đoán là đang mắc bệnh tâm thần. Về điểm này, một số câu hỏi sau đây vẫn chưa có sự đồng thuận: tâm lý trị liệu pháp là gì, bệnh tâm thần là gì, kỹ thuật chữa trị ra sao, mục đích để làm gì, làm thế nào để chữa lành bệnh, hoặc phương pháp này hữu hiệu ra sao. Nói cách khác, bằng cách đặt những câu hỏi ấy, chúng ta đòi hỏi sự xác nhận vị trí của phương pháp này trong hệ thống tâm lý trị liệu của phương Tây.

Duyệt qua các định nghĩa về tâm lý trị liệu pháp ta sẽ thấy lộ rõ tính chất mơ hồ trong những nhiệm vụ mà ngành tâm lý trị liệu thường phải thực hiện. Tất cả các định nghĩa hình như chỉ đồng nhất được một điểm, đó là, tâm lý trị liệu pháp tìm cách đưa ra môt số giải pháp hay quyết định nào đó về những vấn đề xáo trộn tình cảm hay rối loạn nhân cách. Có rất nhiều ý kiến khác biệt về phương pháp, tiến trình thực hiện, mục tiêu và kết quả. Theo Whitaker và Malone (1953), tâm lý trị liệu pháp là:

Một quá trình quan hệ giữa hai cá nhân, mà trong đó một người sẽ là tác nhân thúc đẩy toàn bộ cơ cấu thích nghi của người kia bằng một phương cách nào đó để giúp cho người kia nâng cao mức độ thích nghi với cuộc sống ”.

Ðịnh nghĩa của Wolberg (1954) mang tính mô tả nhiều hơn:

“ Tâm lý trị liệu pháp là một hình thức chữa trị các chứng bệnh mang bản chất tình cảm, trong đó một chuyên gia tâm lý sẽ cố ý thiết lập quan hệ chuyên môn với bệnh nhân nhằm mục đích loại bỏ, làm thay đổi hay làm suy giảm những triệu chứng hiện có, hoặc điều hòa những kiểu ứng xử rối loạn, và khuyến khích sự nẩy sinh và phát triển nhân cách tích cực ”.

Những định nghĩa kiểu này mặc dù mang tính chất toàn diện và chuyên môn, vẫn không giúp chúng ta trả lời những câu hỏi nêu trên. Chúng đặt thêm nhiều vấn đề khác thay vì đưa ra lời giải đáp. Ðịnh nghĩa của Wolberg nói rằng nhà chuyên môn tâm lý thiết lập một mối quan hệ với người mắc bệnh tâm thần, nhưng lại hoàn toàn tránh né những câu hỏi như, phương pháp chữa trị là gì, mối quan hệ giữa nhà tâm lý và bệnh nhân là kiểu quan hệ như thế nào, tại sao mối quan hệ này lại có thể loại bỏ, làm thay đổi hay làm suy giảm những triệu chứng đau đớn. Năm 1935, sau khi đặt lại cùng những câu hỏi nêu trên về tâm lý trị liệu pháp, Geraldine Coster kết luận, “ Chúng ta kinh ngạc khi thấy rằng hình như không ai biết tại sao phân tích tâm lý lại mang tính chất trị liệu”. Và sau 35 năm - vào năm 1969 - vị bác sĩ chuyên khoa tâm thần Richard Chessick than thở về tình trạng đáng buồn của ngành tâm lý trị liệu như sau :

Tuy nhiên, khi kinh nghiệm lâm sàng được tích lũy ngày càng nhiều và kiến thức nhận được qua sách báo ngày càng sâu rộng thì nhà tâm lý trị liệu có đầu óc suy nghĩ bắt buộc phải đi đến kết luận đáng tiếc là: nói một cách đơn giản là không có sự đồng thuận nào về một số vấn đề then chốt cả”.

Ông còn nói thêm:” Chỉ vì trong tâm lý trị liêu, trường hợp chữa trị theo kiểu mò mẫm đã xảy ra nhiều hơn con số mà các nhà chuyên môn đã thừa nhận”. Toàn bộ ngành tâm lý trị liệu đầy rẫy cả chủ nghĩa truyền thống, giáo điều và những qui định cứng nhắc về mặt chuyên môn kỹ thuật.

Ðề tài về kỹ thuật và phương pháp của ngành tâm lý trị liệu quả thực là một khu rừng hoang, nơi mà các loại cây cỏ dược liệu trị bệnh mọc sát cánh với loài cỏ dại vô bổ, đôi khi còn độc hại nữa. Người ta sẽ cảm thấy lúng túng khó xử trước một loạt những phương pháp chữa trị gây ấn tượng mạnh như – phương pháp của Freud, phương pháp Freud-kiểu-mới, phương pháp của Jung, của Alder, cho đến phương pháp hiện tại nhằm huấn luyện tính nhạy cảm, phương pháp thành lập các nhóm gặp gỡ, và các cuộc chạy việt dã trần truồng. Những hệ thống chữa trị này đã phát triển một thứ ngôn từ riêng biệt của họ mang đặc tính mập mờ, khuôn sáo, và chủ trương tối nghĩa. Hình như các nhà tâm lý học trị liệu cố ý nói bằng thứ ngôn ngữ thật khó hiểu thay vì dùng thứ ngôn ngữ để giao tiếp.

Phần nhiều những gì đã được thực hiện trong ngành tâm lý trị liệu là một sinh hoạt cằn cỗi, nhằm mục đích tạo ra một bầu không khí khả kính đầy tính khoa học đối với những nhiệm vụ trước mắt. Những điều phiền toái của tinh thần khoa học ấy có khuynh hướng phô bày hình thức bề ngoài để cho mọi người thấy rằng tâm lý trị liệu pháp hiện đại có những mục đích rất rõ ràng và dứt khoát. Nhưng sự thật thì trái lại, chúng rời rạc, thô sơ và nông cạn, và đặt nền tảng trên một khái niệm hổn độn về mục đích của đời người.

Mặc dù tâm lý trị liệu pháp phương Tây rõ ràng là có tính phổ biến và thường đưa ra những lời tuyên bố cường điệu, ở phương Tây, người ta cũng chú ý đến thái độ của quần chúng ngày càng tỏ ra bất mãn và thất vọng trước những tiên đoán và kết quả của phương pháp này.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người phương Tây đang quay về với triết lý, tôn giáo và phương pháp thưc hành thiền định của Ðông phương. Họ tìm thấy một điều gì đó thật hùng hồn, đầy tính thuyết phục, một điều gì thật xác đáng trong thông điệp của Ðức Phật. Họ tìm thấy trong Phật giáo một con đường giải thoát đích thực khỏi những khổ đau hệ lụy của đời sống này. Ðức Phật đã thấy rõ việc chữa trị nỗi đau khổ của chúng sanh theo một phương pháp tâm lý độc đáo, bằng cách thông hiểu tinh thần, nội tâm và ý chí của con người. Ngài cũng đã chỉ rõ con đường diệt khổ. Con đường này, phương pháp này, kỹ thuật này được gọi là Con Ðường Trung Ðạo. Ngài đã chỉ rõ con đường mang lại lợi lạc cho đa số chúng sanh, mang lại hạnh phúc cho đa số chúng sanh, xuất phát từ lòng thương tưởng đối với thế gian này.

Trong bài thuyết pháp đầu tiên, Ðức Phật đã mô tả Con Ðường Trung Ðạo như sau:

Này các tỷ kheo, có hai cực đoan mà hàng xuất gia cần phải tránh. Thế nào là hai? Một mặt là tham đắm dục lạc, một lối sống thấp hèn và vô ích, không xứng đáng phẩm hạnh của bậc thánh, đó là con đường của thế gian; mặc khác là dấn thân theo đuổi lối tu khổ hạnh, như vậy là đau đớn và vô ích, không xứng đáng phẩm hạnh của bậc thánh.

Bằng cách từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai đã chứng ngộ con đường trung đạo, là con đường đem lạị nhãn quan, đem lại tri kiến, thắng trí, giác ngộ, Niết Bàn.”

Con Ðường Trung Ðạo là nguyên lý căn bản nhất của Phật giáo. Ðây là con đường có thể dẫn dắt con người đến mục đích tối hậu của cuộc sống – là Niết Bàn. Tri kiến sáng suốt của Ðức Phật về việc chẩn đoán và chữa trị những căn bệnh của thế gian có thể thấy rõ trong Bốn Chân Lý Cao Thượng:

- Chân lý về sự khổ

- Chân lý về nguyên nhân của khổ.

- Chân lý về phương pháp diệt khổ.

- Chân lý về con đường tu tập đưa đến chấm đứt khổ.

Bốn Chân Lý Cao Thượng của Phật giáo là phương tiện nhờ đó con người nhận thức chân lý thứ nhất là Khổ đế, hiểu rõ chân lý thứ hai là Tập đế, thực hành chân lý thứ ba là Diệt đế, và thành tưụ chân lý thứ tư là Ðạo đế, để chứng đắc Niết Bàn. Vì vậy Bốn Chân Lý Cao Thượng được gọi là Ðạo, hay Thánh Ðạo: tiếng Pali là Magga hay Ariya-magga, và tiếng Sanscrit gọi là Mărga hay Ărya-mărga (Gard, 1961).

Chân lý Cao Thượng về con đường tu tập để đưa đến khổ diệt chính là Bát Thánh Ðạo. Bát Thánh Ðạo này, đem áp dụng vào điều kiện sống đương đại, là một toa thuốc chắc chắn đem lại một cuộc sống khéo thích nghi và hạnh phúc. Những lời giáo huấn của Bát Thánh Ðạo lập thành ba nền tảng của một cuộc sống lành mạnh về tinh thần, không những cho Phật tử, mà cho tất cả mọi người.

1. GIỚI / Tác phong đạo đức:

a. Chánh ngữ

b. Chánh nghiệp

c. Chánh mạng 

2. ÐỊNH / Kỷ cương tinh thần:

a. Chánh tinh tấn

b. Chánh niệm – thân - thọ - tâm -pháp

c. Chánh định – ly dục - xả niệm thanh tịnh – xả lạc - diệt thọ.

3. TUỆ / Phát triển trí tuệ: 

a. Chánh tư duy

b. Chánh tri kiến.

Con đường này là một lối sống mà mỗi người cần tuân theo, thực hành và phát huy. Tôi xin phép được nói rằng đây là vấn đề kỷ luật tự giác, là một phương pháp tự chữa trị về thân, khẩu, ý. Ðây là một phương thức để tự trau dồi bản thân. Ðây là toa thuốc để phòng ngừa những căn bệnh mãn tính của cuộc sống. Bạn có thể có đức tin hoặc không. Bạn có thể thích hoặc không thích cầu nguyện. Không cần có thờ phụng, không cần có nghi lễ. 

Con đường này là một lối sống - một quan điểm hành động. Nó không đòi hỏi chúng ta từ bỏ thế giới này. Nó chỉ đòi hỏi chúng ta thay đổi cách tiếp cận và có một thái độ khác đối với cuộc sống và môi trường. Như vậy, qua việc rèn luyện kỷ luật tự giác chặt chẽ, đây là con đường tự nhận thức và phát triển bản thân.

Trị liệu pháp “ chỉ thành công bao lâu mà nó giúp bệnh nhân giảm bớt lòng hoài nghi về sức khỏe thể chất của họ, giúp họ loại bỏ cảm giác lo ngại bất an giữa họ với người khác, và nuôi dưỡng niềm tin của họ vào triết lý tôn giáo mang tính chất thoa dịu tâm hồn” ( Masserman. 1971).

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2013(Xem: 24033)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19638)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 18409)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
26/10/2013(Xem: 63865)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 30631)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 41681)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
16/08/2013(Xem: 8081)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
07/07/2013(Xem: 1128)
Vấn đề sinh con, theo Mai Khôi là vô minh; nhưng TT Thanh Huân cho biết - hiểu như thế là cực đoan: ... Chuyện hiện nay có những người trong giới trẻ cho rằng có con, sinh con là sự vô minh của loài người điều này theo tôi là không nên, đó là cách suy nghĩ cực đoan, không đúng đắn. Quan niệm của phật giáo thì được sinh làm người là khó, phải có nhiều phúc lành mới được sinh làm người. Thực hiện nếp sống đạo đức, không sát sinh hại vật, không trộm cắp, ăn gian nói dối, sát sinh hại vật, không tà dâm… phải chăm làm việc phúc thiện, sống cuộc đời trong sáng hiền thiện mới được làm người.
02/07/2013(Xem: 5463)
Như một kết quả của việc thực hiện lời dạy của Đạo sư và phụng sự ngài, mọi ước muốn nhất thời và tối thượng của ta được đáp ứng nhanh chóng. Việc hiến mình một cách đúng đắn cho Đạo sư củng cố cội gốc của mọi hạnh phúc trong tương lai, kể cả sự giác ngộ. Mọi sự - những công việc đối với bản thân và chúng sinh – đều thành công và chúng ta nhanh chóng đạt được giác ngộ.
29/06/2013(Xem: 939)
Trong bài này Ðaị sư Ajahn Chah, một vị sư Thái lan có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực đã thu hút được nhiều đệ tử tây phương, nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đang sắp chết. Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]