Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Hữu lậu và Vô lậu

03/05/201318:35(Xem: 9196)
9. Hữu lậu và Vô lậu

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Phần 9

HỮU LẬU VÀ VÔ LẬU

Xưa nay ta thường nghe nói hữu lậu và vô lậu. Vậy ý nghĩa nó ra sao? Chữ lậu xưa họ nói là rỉ chảy. Lậu có 2 nghĩa: 1. Tiết lậu, 2. Lậu lạc. Tiết lậu là gì? Là nó thấm, nó rỉ vào trong tâm, làm cho tâm mình biến hoại thiện căn. Đó là tiết lậu, hai nữa là nó rỉ ra, tươm ra nơi lục căn. Khi con mắt nhìn sắc nếu có phiền não tươm ra thì con mắt đó cũng nhìn tầm bậy. Tai nghe tiếng mà có phiền não nó tươm ra nơi đó thì tai đó cũng tai nghe tầm bậy. Nó như cái mụt ghẻ mà chảy nước ra nên dùng nghĩa là lậu. Nghĩa thứ hai của lậu lạc là gì? Vì nó làm cho chúng sinh phải rơi lại, phải rớt lại trong tam giới chứ không thoát ra được, không vượt lên được, cứ sa đọa mãi nên gọi là lậu lạc. Nói tóm lại, chữ lậu có nghĩa như vậy.

Còn kinh tạng Pàli thì cắt nghĩa chữ lậu có nghĩa là gì. Trong Nikàya thường hay kèm theo chữ hoặcđể cho rõ nghĩa. Hoặc tức là sư mê lầm. Lậu có nghĩa là tươm chảy, rỉ chảy và có cái nghĩa lậu lạc đó cho nên ghép chúng lại gọi là lậu hoặc. Do vậy chúng ta thấy chữ lậu hoặc này có nghĩa như vậy. Chữ lậu có nghĩa chỉ về cái dụng của nó, còn chữ hoặc là chỉ về cái thể của nó. Nếu theo Lục ly hiệp thích có thể gọi là Hữu tài thích. Đó là một thứ hoặc nó mang tính chất tiết lậu nơi đó nên gọi là lậu hoặc. Nhưng trong Hán văn phần nhiều dịch là: có cái lậu hoặc đó là hữu lậu. Tâm mình có cái lậu hoặc đó gọi là hữu lậu nhơn. Người nào thọ cái quả theo cái lậu hoặc đó gọi là hữu lậu quả. Cái lậu đó nói cho đủ theo Nikàya là lậu hoặc, nghĩa là hữau lậu nhơn hoặc hữu lậu quả. Cho nên trong bài sám có câu: Tích thành hữu lậu chi nhơn (chứa thành cái nhơn hữu lậu). Chứa thành cái nhơn mà còn bị phiền não, còn lọt trong tam giới thành cái nhơn hữu lậu. Như vậy đó là pháp hữu lậu. Còn ngược lại pháp vô lậu tức nhiên là không có tính cách đó, nghĩa là không có phiền não. Cái tâm không có phiền não gọi là tâm vô lậu. Con người không có phiền não là con người vô lậu. Nhơn không phiền não đó gọi là nghiệp nhơn vô lậu, quả không phiền não là quả vô lậu.

Nhưng khi nói vô lậu hữu lậu đó thì nó còn có một cái mặt khác nữa. Thế thì những cái gì thuộc về hữu lậu, cái gì thuộc về vô lậu? Trong này cái gì còn đang là pháp hữu vi thì cái pháp đó nhất định còn trong hữu lậu chứ không vô lậu được. Pháp còn thuộc về hữu vi thì pháp nhất định là hữu lậu chứ không vô lậu được. Cái gì vô lậu thì cái đó vừa là hữu vi vừa là vô vi. Nói rõ hơn ở trong Tứ đế, phân tách trong Tứ đế thì thấy ở trong Tứ đế cái gì hữu lậu, cái gì vô lậu, cái gì hữu vi cái gì vô vi? Một là có pháp vừa hữu vi vừa là hữu lậu, pháp đó tức là Khổ đế và Tập đế. Có pháp vừa vô vi vừa vô lậu, đó là Diệt đế. Có pháp vừa vô lậu nhưng hữu vi đó là Đạo đế. Có 3 loại đó: Hữu lậu hữu vi, vô lậu hữu vi, vô lậu vô vi.

Thế là chúng đã biết lậu là cái gì? Lậu là cái hoặc lậu. Lậu hoặc chỉ cho phiền não: Nếu lậu hoặc chỉ cho phiền não thì tại sao mà lục trần cũng gọi là hữu lậu, Khổ đế thế gian cũng gọi là hữu lậu? Đó là pháp hữu lậu hữu vi. Vì sao như thế? Trong các nhà luận sư cho rằng nó có 2 thuyết. Một thuyết cho rằng: bởi vì cái pháp đó nó làm sinh ra phiền não, nghĩa là sinh ra lậu hoặc cho nên pháp đó gọi là hữu lậu. Cái sắc đó hễ ta nhìn vào thì nó sinh ra phiền não, sinh ra tham cho nên ta nói cái sắc đó là hữu lậu. Cái tiếng đó hễ ta nghe nó thì nó sinh ra ái cho nên ta nói cái tiếng đó là hữu lậu, đó gọi là hữu lậu pháp chứ không phải hữu lậu tâm. Nhưng theo một số ngài trong Hữu bộ, và chính ngay ngài Thế Thân, ngài cũng không thừa nhận thuyết đó. Ngài nói rằng: Ư bỉ lậu tùy tăng là đối với cái pháp đó mà cái lậu hoặc nó tăng trưởng lên thì pháp đó gọi là hữu lậu, chứ không phải vì sanh lậu hoặc mà gọi là hữu lậu. Vì lẽ nhìn tới Đức Phật cũng có người phiền. Nhìn tới Đức Phật cũng có người đắm. Nếu tùy sanh thì nhìn tới Đức Phật, vì nhìn Đức Phật mà nảy sanh cái tham đắm của người ta thì gọi Phật là hữu lậu sao? Hay bây giờ nói việc tu đạo. Tu mà bây giờ cứ bắt ngồi thiền mãi thì cũng sinh chán, cũng phiền não, như vậy Đạo đế cũng gọi là hữu lậu? Cho nên ngài Thế Thân và nhiều vị khác không thừa nhận và cho cái nghĩa tùy sanh nó không xác đáng, nên họ đổi lại tùy tăng. Cái pháp gì mà người ta nhìn vào đó sanh phiền não và cứ tăng trưởng lên mãi thì cái đo gọi hữu lậu. Còn đối với pháp đó dầu có nhìn tới nó sanh phiền não, nhưng sanh rồi nó diệt, nó không tăng trưởng thì không gọi cái đó là hữu lậu. Cho nên dầu có nhìn đối với Đức Phật mà sinh phiền não, anh sinh một lúc rồi anh cũng mỏi chứ không thêm lên được, nên không gọi là hữu lậu. Chữ tùy tăng trong này là ý nói như vậy. Vậy thì các pháp hữu vi, cái nào nếu đối với nó làm cho cái phiền não của ta cứ tăng lên mãi, cái đó gọi là pháp hữu lậu chứ không phải pháp đó làm sinh phiền não mà cho là hữu lậu pháp. Như vậy nó có 2 nghĩa, một nghĩa tùy sanh và một nghĩa khác là tùy tăng. Nghĩa tùy tăng xác đáng hơn vì cắt nghĩa được trọn vẹn hơn, chứ tùy sanh thì như trường hợp Đạo đế, người tu họ cũng phiền thì nói Đạo đế cũng hữu lậu à? Và với Đức Phật khi ta nhìn tới Ngài ta sinh tham đắm, rồi nói Đức Phật cũng là hữu lậu pháp à? Không được. Cái đó trong này nói ư bỉ. Bỉ là gì? Là chỉ cho pháp hữu vi hữu lậu. Bỉ là chỉ cho các pháp đó, nơi cái đó ta nhìn vào lậu hoặc nó tăng lên cho nên gọi là ư bỉ lậu tùy tăng. Ư bỉ, chứ không phải ư bỉ lậu (nghe không) Ư bỉ là đối với cái pháp đó mà cái lậu hoặc cứ tăng lên mãi, ta gọi pháp đó là hữu lậu pháp. Do vậy cho nên cái pháp hữu lậu đó chỉ để nói, chỉ để chỉ cái gì thuộc trong Khổ đế, cái gì thuộc trong Tập đế, thì cái pháp đó gọi là hữu lậu. Ngược lại không thể gọi Đạo đế và Diệt đế là pháp hữu lậu được, vì Đạo đế không làm tùy tăng, Diệt đế không là tùy tăng, mặc dầu Đạo đế, Diệt đế có tùy sanh nhưng không tùy tăng, không làm phiền não tăng thêm. Nó có sanh lên rồi nó cũng diệt đi thôi, cho nên không gọi là hữu lậu pháp. Mà hữu lậu pháp chỉ cho cái gì thuộc trong Khổ đế, thuộc trong Tập đế, còn Đạo đế và Diệt đế không có cái đó. Cho nên Đạo đế và Diệt đế không gọi là hữu lậu pháp mà thuộc về vô lậu pháp. Tuy vậy giữa Diệt đế và Đạo đế có sai khác. Diệt đế vô lậu mà vô vi, còn Đạo đế vô lậu mà hữu vi. Nhưng tùy tăng này có 2 nghĩa: Khi phiền não tương ưng với tâm, tâm sở tùy thuận tăng trưởng thì gọi là tương ưng tùy tăng. Khi phiền não nó tăng như vậy tức nhiên nó phải dựa vào 2 phía: một phía tâm và một phía cảnh, chứ không phải chỉ dựa vào tâm mà không tăng, không được, mà phía cảnh không tăng cũng không được. Cho nên phiền não nó dựa vào hai phía. Thế khi nó dựa vào tâm, tâm sở nó tăng trưởng thì gọi là tương ưng tùy tăng, mà nó dựa vào cảnh vật mà tăng trưởng thì gọi là sở duyên tùy tăng.

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 822)
Giáo lý này đã được Shamar Rinpoche giảng ở tỉnh Dordogne Pháp, vào mùa hè năm 1982 trong chuyến viếng thăm Tây phương lần đầu tiên của ngài.
08/04/2013(Xem: 772)
Mọi người hẳn sẽ nhất trí với lời phát biểu rằng đạo đức là giá trị cao quý nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại, đặc biệt là thế giới ngày nay. Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi ý chí, . . .
08/04/2013(Xem: 10077)
Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết nghĩ, tâm lý học phải là nghành nghiên cứu về kinh nghiệm của ý thức. Công việc của chúng ta là phân tích các cảm giác, các cảm thọ và các ý niệm, đi vào những phần căn bản (nền tảng) nhất của chúng, . . .
08/04/2013(Xem: 4636)
Có thể nói rằng Duy thức học là một trong những môn học khó hiểu nhất trong các bộ môn Phật học. Vì đó chính là môn học đi sâu phần tâm thức hay còn gọi là tâm lý học. Trong ba Tạng thánh điển của Phật giáo, hầu hết đều đề cập đến các vấn đề tâm thức của con người.
08/04/2013(Xem: 782)
Bạn có lo âu không? Bạn có cảm thấy khốn khổ không? Nếu có, hãy chăm chú đọc quyển sách nhỏ nầy. Những dòng chữ sau đây đã được viết ra cho bạn và cho những ai còn mãi lo âu về những điều không đáng lo - lo suốt đời, lo đến chết!
08/04/2013(Xem: 895)
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
08/04/2013(Xem: 831)
Nhu yếu làm đẹp lòng nhau đã khiến cho người ta ngày một cách xa hơn với sự thật. Những màn trình diễn luôn được xảy ra trong những mối quan hệ sơ giao, những lần gặp gỡ vội, khiên cho đối tượng tiếp xúc luôn có một ấn tượng tốt về mình. Tất nhiên khi ta mặc một bộ đồ tươm tất để đi gặp một nhân vật quan trọng thì đó là thái độ biết tôn trọng kẻ khác.
08/04/2013(Xem: 1026)
Giải quyết vấn đề thoát khổ, Đạo Phật lấy tâm thức của con người làm trọng tâm, bất cứ hệ tư tưởng Phật giáo nào nếu tách rời tâm thức của con người thì Phật giáo không còn đất đứng. Đạo Phật chú trọng vào yếu tố tâm thức của con người bởi lẻ: một là con người là chủ nhân của chính nó, chứ nó không phải là sản phẩm sáng tạo của thượng đế.
08/04/2013(Xem: 11570)
Sau khi Đại lão Hòa thượng thượng Thiện hạ Siêu - Bổn sư của chúng tôi viên tịch, hàng môn đồ pháp quyến đã cố gắng sưu tập các bài giảng, bài viết của Hòa thượng được tìm thấy rải rác trong các báo, trong các di cảo lẻ tẻ còn sót lại và trong cuộn băng từ mà Hòa thượng đã giảng cho Tăng Ni Phật tử khắp ba miền đất nước từ trước tới nay. “Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký” là tác phẩm tiếp theo trong loạt các tác phẩm mà chúng tôi đã sưu tập và xuất bản trong gần 5 năm qua như: Cương yếu Giới luật (2002), Chữ nghiệp trong đạo Phật (2002), Thức biến (2002), Lược giảng kinh Pháp hoa (2003), Phật ở trong lòng (2003), Hư tâm học đạo (2003), Giới thiệu Kinh Thủ Lăng Nghiêm (2004).
08/04/2013(Xem: 1013)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”. Thực ra tâm lý kh6ng chỉ là ý muốn nhu cầu,. . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]