Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vận dụng Logic học Phật giáo để Trợ giúp Việc làm

15/04/202305:50(Xem: 2475)
Vận dụng Logic học Phật giáo để Trợ giúp Việc làm


phat giang phap-2

Vận dụng Logic học Phật giáo để Trợ giúp Việc làm

 (以佛教邏輯來協助工作)

 

Đức Phật thuyết rằng đừng vội tiếp thu những điều gì Ngài dạy, chỉ dựa vào tín ngưỡng, thay vào đó, hãy nghiệm chứng nó bằng logic học và xác thực, giống như việc kiểm nghiệm vàng.

 

Có hai loại hình thức logic học (Nhân minh luận, khoa học luận lý) được sử dụng trong Phật giáo. Một là chứng minh hay thiết lập một luận đề (tôn) liên quan đến việc có hay không có một tính chất nào đó, áp dụng điều gì, bằng cách dựa vào các dòng lý luận. Chẳng hạn như luận đề: dự án mà tôi đang làm việc thì vô thường (sẽ thay đổi), bởi vì nó chịu sự ảnh hưởng của nhân duyên, giống như cơ thể của tôi. Phương pháp khác là phủ nhận luận điểm về việc một tính chất nào đó có áp dụng cho điều gì hay không, bằng cách nêu ra những kết luận vô lý, nếu nó xảy ra. Chẳng hạn như luận đề: dự án tôi đang làm việc thì thường hằng (cố định, sẽ không bao giờ thay đổi). Mục tiêu của cả hai loại  logic học là để khắc phuc sự thất bại và đảm bảo thành công, thông qua việc sử dụng các chiến lược thực tế, dựa trên tính hợp lý.  

 

Thứ nhất: dự án của tôi đang làm việc thì vô thường (sẽ thay đổi), bởi vì nó chịu ảnh hưởng của nhân duyên, giống như cơ thể của tôi. Có ba hạng đặc trưng của nguyên do hợp lý, để chứng minh luận đề phải được hoàn thành. Lý do ở đây là “bởi vì nó chịu sự ảnh hưởng của nhân duyên, giống như cơ thể của tôi.”.

 

* Lý do phải áp dụng cho đề tài của luận đề - Vấn đề của tôi trong công việc có chịu ảnh hưởng vì nhân duyên hay không? Có, nếu tình hình tài chính thay đổi, nếu một số nhân viên trong dự án bị bệnh, nếu tôi bị bệnh, thì sẽ ảnh hưởng đến dự án.

 

* Lý do phải áp dụng cho những trường hợp tương tự của tất cả các hiện tượng có chung  tính chất phải được chứng minh – Đúng, tất cả các hiện tượng thay đổi đều bị ảnh hưởng bởi nhân duyên, giống như cơ thể của tôi. Cơ thể của tôi là một ví dụ tương tự. Vậy thì bạn cũng nghĩ đế những ví dụ khác, chẳng hạn như mối quan hệ của tôi với người bạn đời, với cha mẹ tôi, với con cái – tất cả đều thay đổi, và tất cả đều chịu sự ảnh hưởng của nhân duyên, chẳng hạn như việc lão hóa. Rồi thì bạn phải bài trừ việc có bất cứ trường hợp ngoại lệ nào.

 

* Lý do không được áp dụng cho trường hợp đối nghịch của tất cả các hiện tượng không có tính chất phải được chứng minh – Đúng, tất cả các hiện tượng thường hằng và không bao giờ thay đổi đều không chịu sự ảnh hưởng của nhân duyên, giống như sự kiện rằng ở đây, trên trái đất, thì chỉ có 24 giờ trong một ngày. Những sự kiện này là những ví dụ đối nghịch, và chúng không bị ảnh hưởng vì bất cứ điều gì – cho dù mình có thuê bao nhiêu nhân viên đi nữa, thì vẫn có 24 giờ trong một ngày, để hoàn thành công việc.

 

Dựa vào tính hữu hiệu của dòng luận lý này, thì có thể kết luận rằng dự án mà tôi đang làm việc là vô thường, vì nó chịu sự ảnh hưởng của nhân duyên, nên sẽ thay đổi. Điều này cho mình một sách lược. Khi trợ duyên thay đổi, chẳng hạn như việc thử nghiệm người dùng (user testing) cho thấy có điều gì không hữu hiệu, sẽ ảnh hưởng đến dự án, nên chúng ta có thể sửa đổi nó, để cho nó phù hợp với nhu cầu.

Với hai loại logic học (Nhân minh luận, khoa học luậ̂n lý) trong đạo Phật, thì ta nêu ra những kết luận vô lý sẽ xảy ra, nếu dự án tôi đang làm việc là thường hằng – nó cố định và không bao giờ có thể thay đổi. Nếu như thế, thì nó đã không thể phát sinh ngay từ đầu, bởi nếu nó không chịu sự ảnh hưởng của nhân duyên, thì không cần thiết để được thiết kế, để hoàn thành. Hơn nữa, bất kể điều gì phát sinh, chẳng hạn như nhân viên nghỉ việc và phải thay thế nhân viên khác, thì việc này sẽ không ảnh hưởng gì đến dự án. Việc phân tích như thế sẽ giúp mình buông bỏ ý tưởng vu vơ rằng dự án của mình là cố định, và không thể nhanh lẹ, linh hoạt và thích ứng với các điều kiện, khi chúng thay đổi, là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

 

Tác giả: Tiến sĩ Alexander Berzin

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: Study Buddhism

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 566)
Học thuyết Duyên Khởi (Paỉiccasamuppàda) của đạo Phật cho thấy rằng, tất cả các pháp trong vũ trụ vạn hữu luôn luôn có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ, hết sức mật thiết. Từ cái mong manh, nhỏ bé như hạt sương mai đọng trên cỏ nội hoa ngàn, cho đến cái bao la rộng lớn như giải ngân hà giữa cõi vô biên, tất cả đều tương quan, cùng tác động lẫn nhau trong quá trình sinh thành và hoại diệt.
08/04/2013(Xem: 464)
Đại trí và đại bi là hai mặt của tâm Bồ Đề. Đó là chất liệu duy nhất để hoàn thành công hạnh tu tập của mọi hành giả. Điều đó đã được chỉ dạy trong “Phát Bồ đề tâm văn”:
08/04/2013(Xem: 553)
Trong thế giới chúng ta, con người không chỉ là vốn quý nhất của xã hội, mà còn là sản phẩm đẹp nhất của tự nhiên. Trong quá trình vận động phát triển, con người biết tạo ra văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần mang lại nét tươi sáng cho cuộc đời này.
08/04/2013(Xem: 551)
Đạo Phật truyền đến nước ta khoảng những năm đầu Công nguyên, đã trở thành một trong những hệ tư tưởng Tôn giáo có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng Dân tộc trong mọi thời đại lịch sử. Chính vì vậy, văn hóa Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống hằng ngày của người Việt.
08/04/2013(Xem: 485)
Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời vì một đại sự nhân duyên “KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN CHO CHÚNG SANH” – Ngọn đuốc trí tuệ đó Đức Phật đã thắp lên từ hơn 25 thế kỷ qua vẫn tiếp tục soi sáng cho chúng ta ngày nay. Để tiếp nối hạnh nguyện cao cả của Đức Phật, các Thiền sư thời Lý – Trần đã sống và hành động theo lời dạy của Đức Phật:
08/04/2013(Xem: 533)
Từ khi con người xuất hiện trên trái đất, họ đã biết cách tìm thức ăn để sinh sống. Từ việc hái lượm đơn giản dần dần đến việc săn bắn, rồi biết tạo ra các công cụ để phục vụ cho việc sản xuất. Đó là một quá trình tiến bộ do có sự học hỏi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bên cạnh đó, họ cũng có những sáng tạo để dạy cho nhau cách đối phó với những ác thú, thiên tai, thời tiết…
08/04/2013(Xem: 592)
“Đoạn trường tân thanh” hay chúng ta quen gọi là truyện Kiều, là tác phẩm đã đưa tên tuổi Nguyễn Du lên hàng đại văn hào thế giới. Giá trị về tư tưởng, nghệ thuật của “Đoạn trường tân thanh” là điều khơng cĩ gì phải bàn cãi. Bao nhiêu những khảo luận, phê bình, nghiên cứu của rất nhiều học giả uyên bác, thuộc hàng đại thụ trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam suốt gần hai thế kỷ qua đã phần nào chứng minh điều đĩ.
08/04/2013(Xem: 574)
Chúng ta hãy ngược dòng thời gian nhìn lại những trang sử hào hùng của lịch sử dân tộc Đại Việt hay những triều Đại mà Phật giáo nước nhà phát triển mạnh, nhất là thời đại nhà Trần. Trong quá trình phát triển lịch sử Phật giáo Việt Nam, dưới triều Đại nhà Trần đã thể hiện rõ sức sống tự lực, tự cường với tinh thần độc lập của dân tộc, không giùn chân, không khiếp sợ trước uy quyền hay một thế lực ngoại ban nào cả, mà thể hiện rõ tính dân tộc của người Việt.
08/04/2013(Xem: 16043)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 4295)
Việt Nam, xứ sở của sự giao thoa các trào lưu tư tưởng nhưng vẫn khẳng định một nền văn minh mang tính đặc thù dân tộc. Đạo Phật Việt Nam chung hưởng hai suối nguồn Phật giáo lớn là Ấn Độ và Trung Hoa. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, Phật giáo đã tồn tại trong hai quốc gia chịu nhiều tang thương chinh chiến, chung chịu biết bao cảnh thăng trầm, vinh nhục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567