Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Viên Ngọc Quý (sách pdf của HT Thích Thái Hòa)

02/11/202208:33(Xem: 22916)
Những Viên Ngọc Quý (sách pdf của HT Thích Thái Hòa)


Nhung vien ngoc quy-ht thai hoa
Thich_Thai_Hoa_2
MỤC LỤC

 

TÁM LÝ DO ĐỨC PHẬT THUYẾT GIẢNG GIÁO NGHĨA ĐẠI THỪA.. 1

VÔ TRƯỚC HẠNH.. 11

ĐẠO TỪ KẾT KHÓA.. 61

THIỆN VÀ ÁC DƯỚI CÁI NHÌN PHẬT GIÁO
ĐẠI THỪA.. 70

HIỂU VỀ SỰ CẦU NGUYỆN TRONG PHẬT GIÁO.. 78

Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG PHÁP HÀNH BẤT HOẠI HỒI HƯỚNG.. 83

PHÁP NGỮ.. 108

PHÁP NGỮ.. 120

PHÁP NGỮ.. 132

KINH PHẬT LÀ DO ĐỨC PHẬT NÓI 142

NIẾT BÀNTRONG PHẬT GIÁO.. 157


 

 


 

TÁM LÝ DO ĐỨC PHẬT
THUYẾT GIẢNG GIÁO NGHĨA ĐẠI THỪA

Trích Bài 7: Lịch sử tư tưởng triết học Phật giáo Đại thừa,
Hòa thượng Thích Thái Hòa giảng cho Tăng Ni sinh

học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà nội.



Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận:

"Bất ký diệc đồng hành

Bất hành diệc thành tựu

Thể, phi thể, năng trị

Văn dị bát nhân thành".

Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó là cách nói thiếu tu hành, thiếu học hỏi, thiếu nghiên cứu và vu khống, chụp mũ.

Điểm thứ nhất là: Bất ký, nghĩa là không dự báo trước. Nếu kinh điển Đại thừa, như một số người cho rằng, là do một số người về sau tạo ra sau khi Phật diệt độ để phá hoại Chánh pháp, thì tại sao trước đó đức Thế tôn không dự báo để cho người sau biết rằng đây là một sự kiện đáng kinh sợ sẽ xảy ra. Rõ ràng đức Phật biết hết, thì đáng lẽ Ngài biết kinh điển Đại thừa do đám ngoại đạo tạo ra để phá hoại Chánh pháp thì Ngài phải dự báo trước; đằng này, đức Phật không hề dự báo điều này. Cho nên rõ ràng kinh điển Đại thừa chính là do đức Phật nói chứ thiên ma ngoại đạo không thể nói và không bao giờ nói được, không thể nào nói được. Thiên ma ngoại đạo làm gì mà nói là có Phật tính, Phật mà con chưa biết thì làm sao biết được Phật tính; Phật mà chưa biết làm gì nói đến Pháp thân; Phật mà chưa biết làm gì nói đến Phật thể; Phật mà chưa biết làm gì nói đến Phật tác dụng. Cho nên ngoại đạo không thể nói; hàng Thanh văn không thể nói; hàng Duyên giác không thể nói; hàng Bồ tát cũng không thể nói. Kinh điển Đại thừa chỉ có chính Phật mới nói.

Thứ hai là: Đồng hành, nghĩa là giáo lý Đại thừa đồng hành với căn bản giáo lý được ghi lại ở trong Nguyên thủy, trong các kinh điển nền tảng, trong A-hàm, trong các văn hệ Nikāya. Chúng ta nhìn sâu vào trong các kinh điển thuộc văn hệ A-hàm, Nikāya thì sẽ thấy trong đó nội hàm kinh điển Đại thừa. Trong Thanh văn tạng hàm chứa cả Đại sĩ tạng, Mật chú tạng. Cho nên Thanh văn tạng, Đại sĩ tạng hay Bồ tát tạng, Mật tạng đều do đức Phật nói. Ngoại đạo không thể nói được các kinh điển này.

Thứ ba là: Bất hành. Những gì mà kinh điển Đại thừa nói là sâu thẳm, là rộng lớn, không phải là cảnh giới của ngoại đạo có thể tư duy đến được. Những cảnh giới mà kinh điển Đại thừa đề cập chưa từng thấy trong các kinh điển ngoại đạo và giả sử chúng ngoại đạo có đề cập đến thì cũng không phải là chỗ tin tưởng và chỗ đáng tin tưởng. Do đó, kinh điển Đại thừa chính là do Phật thuyết.

Thứ tư: Thành tựu. Nếu bảo rằng giáo nghĩa Đại thừa do đức Phật khác chứ không phải đức Phật Thích-ca, đức Phật lịch sử, thuyết là không đúng. Đại thừa vẫn là đức Phật Thích-ca thuyết vì chư Phật đồng với đức Phật Thích-ca một thể tính giác ngộ, cùng một bản nguyện độ sinh. Cho nên những gì chư Phật thuyết cũng chính là đức Phật Thích-ca-mâu-ni thuyết, và những gì là đức Phật Thích-ca-mâu-ni thuyết đồng thời cũng là chư Phật mười phương ba đời đồng thuyết. Điều này, nếu chúng ta đọc trong văn hệ A-hàm, Nikāya sẽ thấy, nhất là trong Đại bản duyên.

Thứ năm là: Thể. Đã nêu kinh điển Đại thừa thì phải có thực thể của kinh ấy. Nếu hiểu thực thể thì phải hiểu thực thể của kinh điển Đại thừa chính do Phật thuyết chứ không thể hiểu kinh điển Đại thừa ngoài thực thể Phật thuyết này. Thể của Vô thường, thể của Không, thể của Vô ngã là gì. Tất cả những điều đó đều chứa đựng ở trong kinh điển Đại thừa. Vì vậy mà nhìn vào thể tính của kinh thì biết rằng kinh điển Đại thừa ấy chính là do đức Phật thuyết chứ không thể là ngoại đạo thuyết hay những hàng Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát thuyết.

Thứ sáu là: Phi thể. Nếu không có giáo nghĩa Đại thừa thì giáo nghĩa Thanh văn không thể tồn tại vì Thanh văn do đức Phật nói. Mà đức Phật nói giáo nghĩa Thanh văn là từ nơi thực thể giác ngộ của Phật và từ nơi thực thể giác ngộ của Phật mà Phật nói về giáo nghĩa Thanh văn. Cho nên không có Phật thì không có Thanh văn. Thanh văn là học trò của Phật. Không có thầy thì làm gì có học trò. Học trò được thành là do thầy tác thành; Thanh văn là do Phật tác thành. Mà Phật nói giáo nghĩa Thanh văn, nghĩa là Ngài đã thành Phật mới nói. Ngoài Phật, không ai nói giáo nghĩa Thanh văn. Thành Phật, giáo nghĩa ca ngợi sự thành Phật và ca ngợi toàn giác, công hạnh của Bậc toàn giác, đó là giáo nghĩa Đại thừa. Chẳng lẽ ngoại đạo đi ca ngợi Phật sao, làm gì có ngoại đạo nào đi ca ngợi Phật. Cho nên bất cứ điều gì mà đức Phật dạy suốt bốn mươi chín năm theo tư liệu Bắc truyền, bốn mươi lăm năm theo tư liệu Nam truyền đều là chân lý. Các nhà Phật học phán giáo rằng thời kỳ từ năm thứ nhất sau Thế tôn thành đạo cho đến năm thứ mười hai là thời kỳ đức Phật nói về Tạng giáo hay Thỉ giáo, đó là kho tàng giáo lý Nguyên thủy. Sau này một số học giả phân tích và chia chẻ ra giáo lý Nguyên thủy là giáo lý mà từ khi Phật thành đạo đến khi Niết bàn và một trăm năm sau Phật giáo bộ phái phân hóa, phân tích này chỉ có giá trị nghiên cứu của các học giả nhưng không đúng với giáo lý đức Phật dạy, không đúng với lịch sử đức Phật thuyết pháp. Các nhà phán giáo của Phật giáo có thẩm quyền thì nói rằng những gì đức Phật nói sau khi Ngài chuyển vận Pháp luân tại vườn Nai cho đến mười hai năm thì gọi là thời kỳ Phật giáo nguyên thủy, là Tạng giáo, là Thỉ giáo. Các thầy các cô phải nhớ những điểm này để đừng bị cái đám học giả nghiên cứu bên ngoài đánh lừa, rồi đi lạc hướng, rồi bắt chước họ nói thuội. Cho nên phải học hành đâu ra đó, cái gì biết thì nói, không biết thì thôi, nghiên cứu cho kỹ lưỡng rồi nói, đừng có nói thuội người ta. Đương nhiên, người đời nghiên cứu, họ ưa nói gì thì nói, đó là chuyện của họ. Nhưng mình là người trong nhà, phải biết thấu đáo.

Thứ bảy là: Năng trị. Những ai mà y chỉ vào kinh điển Đại thừa để tu tập đều có thể chứng đắc được Trí tuệ vô phân biệt. Và pháp đó có khả năng đối trị, chuyển hóa các loại phiền não chướng và sở tri chướng. Và pháp Đại thừa không tu thì thôi, tu là có an lạc ngay trong mỗi hành động của chính mình, trong mỗi động tác của chính mình. Vì lợi ích chúng sinh mà tu, hành động vì lợi ích chúng sinh mà làm, chỉ chừng đó thôi thì mỗi hành động của người tu đã có một giá trị vượt hẳn mọi hành động của thế gian, của ngoại đạo. Vì lợi ích của chúng sinh mà tụng kinh, vì lợi ích của chúng sinh mà ngồi thiền, vì lợi ích của chúng sinh mà niệm Phật, vì lợi ích của chúng sinh mà ăn chay, vì lợi ích của chúng sinh mà xây chùa, vì lợi ích của chúng sinh mà tạc hình tượng Phật, Bồ tát, Thánh hiền, vì lợi ích của chúng sinh mà chú các đại hồng chung…, tất cả là vì lợi ích chúng sinh nên nghĩ tới những hành động đó là đã có hạnh phúc rồi. Nên pháp Đại thừa là pháp năng trị, có nghĩa là có khả năng trị liệu tất cả những loại phiền não, những sở tri chướng để đưa tới hạnh phúc, đưa tới an lạc ngay trong đời này và vô lượng kiếp về sau trong dòng chảy của đại hạnh và đại nguyện. Do đó phải tin rằng Đại thừa chính do Phật thuyết, bởi vì đức Phật nói Ngài ra đời vì lợi ích chúng sinh, vì lợi ích cho đa số. Như trong văn hệ A-hàm và Nikāya xác định sự ra đời của đức Phật: có một vị ra đời lợi ích cho đa số, an lạc cho đa số, đó là Như lai, A-la-hán, Bậc chánh biến giác. Và Ngài ra đời để làm gì, để hàn gắn lại những gì mà thế gian đã đổ vỡ, để dụng đứng lại những gì mà thế gian đã bị xiêu vẹo, bật ngọn đèn cho mọi người thấy và chỉ đường cho mọi người đi. Cho nên sự có mặt của đức Thế tôn cũng như giáo pháp do Ngài tuyên thuyết có tác dụng năng trị, tức là trị liệu những nhận thức sai lầm của chúng sinh cho chúng sinh để đưa chúng sinh tới với trí tuệ của Bậc toàn giác.

Thứ tám: Nghĩa khác văn. Ý nghĩa Đại thừa được nói trong các kinh điển thật sâu xa, thâm diệu, rộng lớn, không thể dựa vào văn từ để mà nắm bắt ý nghĩa. Nếu chúng ta phân tích văn từ để hiểu giáo pháp của Phật thì càng phân tích là càng sai vì giáo pháp, chân lý không nằm nơi ngôn ngữ. Trái mít sinh ra từ cây mít, nhưng chúng ta chẻ cây mít ra để tìm trái mít thì vĩnh viễn không bao giờ tìm thấy. Cây mít sinh ra, lớn lên từ hạt mít nhưng phân tích, chia chẻ để tìm cây mít trong hạt mít thì tìm hoài không thấy bởi vì thể tính của cây mít vốn không, đủ duyên thì nó khởi, đúng thời nó hiện ra. Cho nên nếu chúng ta chỉ hiểu ngôn ngữ, phân tích ngôn ngữ để tìm giáo nghĩa Phật dạy trong đó thì tìm mấy cũng không ra. Văn chỉ là biểu tượng để diễn tả ý tưởng. Các kinh điển thường nói "nhất thiết tu-đa-la như tiêu nguyệt chỉ", hết thảy kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng, thông qua ngón tay mà thấy mặt trăng, nhưng phân tích ngón tay để thấy mặt trăng thì vĩnh viễn không thấy. Có nhiều người tìm mặt trăng nơi ngón tay chỉ mặt trăng và tìm hoài không ra thì bắt đầu phỉ báng. Đó là lý do nhiều người phỉ báng giáo nghĩa Đại thừa, là vì do ngu mà phỉ báng, do tà kiến mà phỉ báng. Nên chỉ có ngoại đạo mới phỉ báng Đại thừa. Vì Đại thừa nói tất cả chúng sanh đều có Phật tính, đều có khả năng thành Phật và giáo nghĩa Đại thừa là làm lợi ích chúng sinh, vì chúng sinh mà làm lợi ích, mà dùng đủ mọi phương tiện để nói lên giá trị chân nghĩa này, ý nghĩa chân thật này.

Đó là tám nguyên nhân, tám lý do khiến đức Phật nói giáo nghĩa Đại thừa.



pdf icon-2

Những Viên Ngọc Quý_HT Thích Thái Hòa_2022




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 826)
Hoằng pháp là nhiệm vụ quan trọng của người tu sĩ Phật giáo. Chư Phật cũng như chư Bồ tát đều có những hạnh nguyện cao cả như thế. Ngày xưa Tổ Bồ Đề Đạt Ma vượt ngàn dặm xa xôi từ Ấn Độ sang Trung Quốc truyền giáo. Trong lịch sử đã có biết bao vị Tổ đã không quản gian lao khó nhọc để đến với những đất nước xa xôi như Tây Tạng cao ngất hay nước Nga giá rét…
08/04/2013(Xem: 889)
Từ Bi, khi nghe nói về hai tiếng Từ Bi, ôi! Sao mà ngọt ngào, sao mà dịu mát. Hai tiếng “Từ Bi” lần đầu tiên đi vào trong tâm khảm con thuở vừa mới lên mười.
08/04/2013(Xem: 884)
Cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, nhưng trong đó có bao vấn đề gay go, rắc rối, hiểm nguy đang âm ỉ hoặc đã bộc phát ra (đói rét, bịnh tật, âu lo, nghi nan, tị hiềm, chia rẽ, hận thù, khủng bố, chiến tranh…). Con người vẫn đang sống với nhau nhưng trong đó luôn hục hặc, xung đột và chưa bao giờ là thực lòng với nhau, cho đến muốn trấn áp, thủ tiêu lẫn nhau.
08/04/2013(Xem: 884)
Ngày xưa, do chịu ảnh hưởng nền giáo dục của Nho giáo nên người Việt Nam ta rất coi trọng tư tưởng tôn Sư trọng đạo, cho dù vị Thầy ấy là thầy dạy nghề hay là thầy dạy chữ thì vị trí của người Thầy cũng rất được tôn kính chỉ đứng thứ hai sau nhà Vua, trên cả Cha Mẹ theo tinh thần Quân-Sư-Phụ.
08/04/2013(Xem: 932)
Để đi vào nghiên cứu lĩnh vực ngôn ngữ của một dân tộc nào đó, nhất là để chuyển ngữ từ ngôn ngữ của dân tộc này sang ngôn ngữ của một dân tộc khác thì nhất thiết không thể thiếu được văn phạm, hoặc ngữ pháp. Bởi lẽ, nó là công cụ sử dụng, là cốt yếu để nối kết, kết cấu tạo thành câu cú, ngữ nghĩa trong ngôn ngữ cũng như trong văn chương.
08/04/2013(Xem: 966)
Sau lễ Tốt nghiệp, những “cánh y vàng” của Tăng Ni sinh khóa III -những người nhân danh “Như Lai sứ giả” lần lượt sẽ tung bay trên khắp mọi miền đất nước (cũng có thể là ở ngoài nước). Dĩ nhiên, tuỳ theo nhân duyên và hạnh nguyện, sẽ có những người ở những vai trò, vị trí khác nhau.
08/04/2013(Xem: 1292)
Lịch sử loài người là một quá trình chuyển hoá liên tục, không ngừng nghỉ. Sự chuyển hoá xảy ra trên nhiều bình diện của cuộc sống và nó gắn liền với môi trường xung quanh tạo thành một hợp thể tác động hai chiều thúc đẩy loài người cứ thế phát triển mãi không ngừng.
08/04/2013(Xem: 1268)
Con người là gì? Ðó là câu hỏi không đơn giản mà bao đời nay các nhà triết học và khoa học khác nhau ra công tìm lời giải đáp và đã gây ra không ít sự tranh cãi vì bất đồng quan điểm. Sách triết học Mác-Lê nin có ghi:’Câu trả lời chỉ là chơn thật khi con người có khả năng bước ra khỏi bản thân mình với tư cách là hệ thống trong quá trình vận động sanh thành’
08/04/2013(Xem: 829)
Từ thuở xa xưa cho đến bây giờ khi trí thức của con người đã được nẩy nở, đứng trước vũ trụ bao la, người ta bắt đầu bàng hoàng đánh dấu hỏi: Vũ trụ là gì ? Nhân sinh do đâu mà có ? Và chung kết của nhân sinh như thế nào ? Đó là những vấn đề đã làm cho tất cả các tôn giáo, các thánh nhân, hiền triết từ xưa đến nay, phải dùng hết tâm tư để tìm tòi nghiên cứu
08/04/2013(Xem: 696)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên. Tiếng binh reo, ngựa hý, gươm khua không bao giờ ngớt trên đất mẹ Việt Nam thân yêu trong suốt 200 năm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]