Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5-9. Túc Mạng Trí Thông, Thiên Nhãn Phổ Kiến, Thiên Nhĩ Phổ Văn, Tha Tâm Tất Tri, Thần Túc Vô Ngại, Đại Nguyện thứ 5,6,7,8,9 của Phật A Di Đà

01/02/202119:34(Xem: 18830)
5-9. Túc Mạng Trí Thông, Thiên Nhãn Phổ Kiến, Thiên Nhĩ Phổ Văn, Tha Tâm Tất Tri, Thần Túc Vô Ngại, Đại Nguyện thứ 5,6,7,8,9 của Phật A Di Đà



Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ hôm nay chúng con được học năm Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, con kính xin phép con ghi đại ý tổng quát của bài giảng đại nguyện thứ 5,6,7,8,9.

Sư Phụ giải nghĩa mỗi đại nguyện như sau:

- Đại nguyện thứ 5, Túc Mạng Trí Thông : khi tôi thành Phật, thiên nhân trong nước tôi nếu không biết túc mạng vô số kiếp về trước thì tôi không ở ngôi Chánh giác.
- Đại nguyện thứ 6, Thiên Nhãn Phổ Kiến, khi tôi thành Phật, thiên nhân trong xứ tôi nếu không thấy các cõi nước Phật thì tôi không ở ngôi chánh giác.
- Đại nguyện thứ 7, Thiên Nhĩ Phổ Văn, khi tôi thành Phật, thiên nhân trong xứ tôi nghe thuyết pháp ở các cõi nước Phật.
- Đại nguyện thứ 8, Tha Tâm Tất Trí, khi tôi thành Phật, thiên nhân nơi xứ tôi biết tâm niệm của chúng sanh ở các cõi nước.
- Đại nguyện thứ 9, Thần Túc Vô Ngại, khi tôi thành Phật, thiên nhân trong xứ tôi trong một niệm là qua các cõi nước mười phương Phật, biết vận mạng của chính mình và của tất cả chúng sanh trong quá khứ.


Sư Phụ cho biết là thiên nhân ở cõi Phật chỉ đạt ngũ thông, còn Lậu Tận Thông thì hành giả phải tận trừ hết các lậu hoặc để chứng quả A La Hán.

Sư phụ có nhắc lại lời cảnh báo của Phật rằng "thần thông sẽ không thắng được nghiệp báo", bằng chứng là Tôn giả Mục Kiền Liên không cứu được Mẹ ngài và cuối đời bản thân ngài cũng phải trả nghiệp lần sau cùng mà thần thông không can thiệp gì được. Sư phụ cũng kể câu chuyện thảm sát dòng họ Thích Ca của Vua Lưu Ly, Đức Thế Tôn đã ba lần can gián Vua Lưu Ly không đem quân tấn công nước Thích Ca nhưng vẫn không giải quyết được.

Sư phụ cũng nhắc lại câu chuyện "đứt thần thông" của ngài Uất Đầu Lam Phất (Uddaka Ramaputta) ông vốn là vị Thầy thứ 2 của Bồ tát Tất Đạt Đa, vị đạo sĩ này tu tập đạt đến Phi Phi Tưởng Xứ định, có thần thông diệu dụng. Mỗi ngày ông dùng thần thông bay tới cung vua Tần Bà Sa La ở thành Vương Xá để hóa duyên và thọ trai. Một ngày kia, khi ở cung vua, ông nhìn thấy thân thể kiều diễm của các cung nữ mà dục tâm của ông khởi lên, thần thông có được từ trước đã bị mất sạch. Thọ trai xong, ông không thể bay được mà phải đi bộ về núi. Sau khi về núi, ông sám hối lỗi lầm, tinh tấn tu tập và đắc định trở lại, sau khi mạng chung ông được thác sanh lên cõi trời Phi Phi Tưởng Xứ. Nhưng Đức Thế Tôn dùng thiên nhãn thông nhìn thấy khi thọ mạng ở cõi trời cao nhất hết thì ông sẽ bị đọa xuống làm loài chồn bay để trả nghiệp sân hàng tỷ năm về trước, nguyên do là lúc xưa ông ngồi thiền bên bờ suối có tiếng cá lội ồn áo làm náo loạn tâm ông, ông tức giận và đe doạ loài cá: “Sau này ta sẽ làm con chồn bay để ăn sạch hết bọn bay"

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ giải thích về ngũ thông rất rõ ràng, là chỉ giúp sự tu đạt đến những thần thông giới hạn. Điều quan trọng là phải tận trừ 10 tập nhân thì mới tự tại giải thoát khổ luân hồi sanh tử.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).

TT Thích Nguyên Tạng, Đại Nguyện Thứ  5 đến 9, Túc Mạng Trí Thông

 Ngũ Thông chưa đủ .....
 cần đoạn tận 10 căn bản phiền não 
để có Lậu Tận Thông mới giải thoát ! 


Kính dâng Thầy bài trình pháp về 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà 
(Đại Nguyện Thứ 5, 6, 7, 8, 9 : Túc Trí Mạng Thông, Thiên Nhãn Phổ Kiến, Thiên Nhĩ Phổ Văn, Tha Tâm Tất Tri, Thần Túc Vô Ngại)
Kính đa tạ và Tri ân Thầy, Bài pháp thoại đã giúp chúng đệ tử hiểu về Sự và Lý xuyên suốt 48 đại nguyện .
Kính chúc sức khỏe Thầy, HH

5.- Túc mạng Trí Thông : Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

6- Thiên Nhãn Phổ Kiến: Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

7.-Thiên Nhĩ Phổ Văn :Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

8.-Tha Tâm Tất Trí : Giả sư khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

9.- Thần Túc Vô Ngại :Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Ngũ Thông được nhắc trong đại nguyện 5,6,7,8 và chín, 

Đó chính là điều ai chẳng ước mong

Riêng ngoại đạo hết sức tu luyện cố công 

Nhưng, thực sự .....

thần thông không hoá giải  gì cho nghiệp lực! 



Đa tạ Giảng Sư... 

Hai thí dụ minh chứng trong kinh ...rất thực 

Chuyện  thảm sát dòng họ Thích Ca do Tỳ Lưu Ly 

Mục Kiền Liên đệ nhất thần thông ....giúp được gì ? 

Phật còn phải nhức đầu trong cuối đời ..... chỉ một lần hoan hỷ 



Và câu chuyện xuống địa ngục thăm Mẹ ...khó nghĩ 

Được Phật chỉ dạy... nhờ Phước Đức thập phương Tăng, 

Trả hiếu được cho mẹ ...dâng bát cơm ăn 

Do vậy cần đoạn  tận 10 tập nhân gốc phiền não! 



Đó là Lý ...để sanh về Cực Lạc đất đai bằng thất bảo 

Vì thuận tiện tu tập dần  khi diệt trừ chúng xong 

Giải  thoát, Giác ngộ kèm theo  Lậu Tận Thông 

Sẽ an trú trong cõi giới Di Đà Hải Hội ! 



Vĩnh viễn không còn trôi lăn trong sinh tử luân hồi .



Nam Mô A Di Đà Phật .



Huệ Hương 







***

l
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 747)
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng xã hội. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống Văn hoá- Lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông qua ngôn ngữ, con người đã thông tư tưởng với nhau, hiểu được các ý chỉ muốn trình bày.
08/04/2013(Xem: 883)
Chuyện kể rằng: Có một người phụ nữ ôm xác con đến tìm Phật, mong người cứu sống. Phật bảo: Bà hãy đi xin một hạt cải của nhà nào không có người chết đến đây ta sẽ giúp bà. (Điều dĩ nhiên mà ai cũng hiểu đã có sinh ắt có tử, thì gia đình nào mà không có người đã chết hoặc già, hoặc trẻ).
08/04/2013(Xem: 846)
Đạo Phật được truyền vàoViệt Nam từ thế kỷ đầu Kỷ nguyên Dương lịch, nhưng Phật Giáo thật sự hội nhập vào cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III. Trải qua thời gian hội nhập và ổn định, đến thế kỷ X-XIV Phật Giáo phát triển cực thịnh. Cùng với sự thăng tiến của đất nước qua các thành quả dựng nước và giữ nước, Phật Giáo Việt Nam đã phát triển rực rỡ và đóng vai trò chủ đạo trong mọi sinh hoạt của Đại Việt lúc bấy giờ.
08/04/2013(Xem: 628)
Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa tiếp xúc rộng rãi với thế giới bên ngoài. Hòa trong không khí ấy, Giáo hội phật giáo Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, từng bước phát triển trong lòng dân tộc và mở rộng quan hệ ngoại giao với Giáo hội Phật giáo các nước trên Thế giới.
08/04/2013(Xem: 2478)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên.
08/04/2013(Xem: 865)
Học thuyết Duyên Khởi (Paỉiccasamuppàda) của đạo Phật cho thấy rằng, tất cả các pháp trong vũ trụ vạn hữu luôn luôn có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ, hết sức mật thiết. Từ cái mong manh, nhỏ bé như hạt sương mai đọng trên cỏ nội hoa ngàn, cho đến cái bao la rộng lớn như giải ngân hà giữa cõi vô biên, tất cả đều tương quan, cùng tác động lẫn nhau trong quá trình sinh thành và hoại diệt.
08/04/2013(Xem: 712)
Đại trí và đại bi là hai mặt của tâm Bồ Đề. Đó là chất liệu duy nhất để hoàn thành công hạnh tu tập của mọi hành giả. Điều đó đã được chỉ dạy trong “Phát Bồ đề tâm văn”:
08/04/2013(Xem: 869)
Trong thế giới chúng ta, con người không chỉ là vốn quý nhất của xã hội, mà còn là sản phẩm đẹp nhất của tự nhiên. Trong quá trình vận động phát triển, con người biết tạo ra văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần mang lại nét tươi sáng cho cuộc đời này.
08/04/2013(Xem: 894)
Đạo Phật truyền đến nước ta khoảng những năm đầu Công nguyên, đã trở thành một trong những hệ tư tưởng Tôn giáo có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng Dân tộc trong mọi thời đại lịch sử. Chính vì vậy, văn hóa Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống hằng ngày của người Việt.
08/04/2013(Xem: 737)
Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời vì một đại sự nhân duyên “KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN CHO CHÚNG SANH” – Ngọn đuốc trí tuệ đó Đức Phật đã thắp lên từ hơn 25 thế kỷ qua vẫn tiếp tục soi sáng cho chúng ta ngày nay. Để tiếp nối hạnh nguyện cao cả của Đức Phật, các Thiền sư thời Lý – Trần đã sống và hành động theo lời dạy của Đức Phật:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]