Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phương pháp hành trì tứ chánh cần của người con Phật

08/04/201318:33(Xem: 468)
Phương pháp hành trì tứ chánh cần của người con Phật

Luận văn tốt nghiệp

PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ
GIÁO LÝ TỨ CHÁNH CẦN CỦA NGƯỜI CON PHẬT

Thích Nữ Liên Lương

Phần dẫn nhập

1. Lý do chọn đề tài:

Thế giới con người là một hỗn hộp của các bản chất không giống nhau có kẻ thích thụ hưởng, có kẻ đam mê vật chất tiền tài, danh lợi, nên có những hạnh nghiệp khác nhau tùy sở thích của mỗi chúng sanh, Đạo Phật gọi là Thiện – Ác.

Thiện – Ác là hai thái cực luôn luôn chóng trái nhau, nhưng khi gặp nhau chúng không tác động qua lại như hai thái cực thường hút nhau, mà Thiện – Ác thường để lại dấu vết thật sự khó phai và được in dấu mãi mãi qua nhiều đời kiếp.

Thiện - Ác chỉ là hai khái niệm về hai vấn đề mà hầu như ai cũng biết nó là cái có thể đưa con người đến Chân –Thiện – Mỹ, nó là như vậy, như vậy… Nhưng để hiểu biết chúng một cách tường tận, như thật, thường thì rất khó.

Xã hội loài người nói chung, Dân tộc Việt Nam nói riêng bản chất vui vẽ, dễ hoà đồng, thân thiện v.v… những bản chất nầy gọi chung là “Thiện” như Khổng tử nói “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện” nghĩa là con người sanh ra vốn là thiện, chữ “Thiện” hình như ai cũng biết, cũng hiểu, nhưng mức độ hiểu biết mỗi người một khác, có người dừng lại ở “không làm ác” nhưng chưa hẳn hoàn toàn thiện, có người dừng lại ở giúp đỡ người khác, phóng sanh, có người dừng lại ở bố thí cúng dường v.v… Dù dừng lại ở bất cứ nơi đâu thì khái niệm “Thiện” vẫn như những cái rễ cộc chỉ có thể ăn sâu, và sâu mãi mãi vào lòng đất sâu thẫm của tâm linh, bên cạnh đó cũng không ít thói hư tật xấu (Ác) đã và đang tồn tại như một cái gì đó hiển nhiên, được sinh ra và lớn lên đồng thời với vạn vật cũng như con người.

Xã hội ngày nay là thời đại của siêu điện tử, sức mạnh của điện tử tỉ lệ thuận với dục vọng, với khác khao vô tận, con người không phải tốn nhiều năng lực để lao động chân tay, nữa mà chỉ sử dụng năng lực sẵn có từ thiên nhiên nó không đi đôi với cái “thiện”, nghĩa là vật chất càng đầy đủ, phương tiện thông tin càng tiên tiến, thì dục vọng càng nâng cao, tức tinh thần bị giảm dần. Minh chứng cho ý kiến nầy chúng ta thấy khắp nơi, hàng loạt doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tầm cỡ, về điện thoại máy móc, xe hơi, vi tính với những kiểu dáng tối tân, chỉ vì đáp ứng những nhu cầu cần thiết và bức bách để có thể sánh ngang tầm với các nước tiên tiến, mà thị hiếu của tham vọng là tiện, lợi mà vật chất phải được bảo đảm thì qui luật cung - cầu mới được thỏa mãn. Song song đó xuất hiện không ít chất trắng độc hại, vô tình giết người giết mầm xanh chỉ với tuổi thanh thiếu niên, ở khắp nơi và hàng ngày khói bụi động cơ nhả vào không gian hàng tấn khí độc, con người bị đe dọa không những ở môi trường, sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, hiện tại như vậy tương lai sẽ ra sao?

Rải rác khắp nơi các mô hình nghệ thuật không lành mạnh cũng đã và đang, hình thành góp một phần không nhỏ vào việc giáo dục con em hướng chúng đến một tương lai xuống dóc, như những trò chơi trên vi tính (Xếp vào hạng đồ trụỵ), những phim ảnh khiêu dâm, nhan nhản trước mắt chúng những tội phạm ở mọi hình thức, lường gạt, cướp giật, chém giết nhau, thanh toán nhau bằng mọi phương tiện khác nhau, mà báo chí hàng ngày đề cập thông tin nóng bỏng nầy.

Chính nền khoa học ngày càng phát triển song song với nghệ thuật như vậy, nhân đây cái thiện bị lãng quên, minh chứng cho ý kiến nầy, chúng ta không thấy một mẫu quảng cáo nào nói về từ thiện, mà từ thiện xuất phát từ các nhà hảo tâm đống góp một phần công sức không đáng kể nhằm san sẻ phần đau khổ, mất mát trong nỗi đau chung, mà các nhà hảo tâm nầy là những doanh nghiệp tư nhân, những chi nhánh đầu tư ở các ban ngành thuộc liên doanh quốc tế nhưng số nầy rất nhỏ, đa phần thể hiện trọn vẹn, hòa nhập với đau đớn cùng cực trong tiếng khóc tuổi hờn, trong tiếng van xin khẩn cấp, trong sự chờ đợi tuyệt vọng chung với nỗi đau riêng mình là Tôn giáo, những người luôn đặt lợi ích chung lên trên hạnh phúc riêng mình.

Đến một lúc nào đó con người bất chợt nhận ra rằng mình đã bấy lâu nay, vô tình bỏ quên chính mình, muốn tìm lại phút giây ấy có lẽ rất khó, vì dục vọng tuy vô hình nhưng có một sức mạnh tuyệt vời xiết chặt hơn đam mê, khác khao của con người, đưa con người ngày càng lún sâu hơn vào đọa lạc. Đức Phật thường ví chúng như những khúc xương, bó củi khô, hố than hừng, vừa có vị ngọt, vừa có sự nguy hiểm nên nó dễ bốc cháy và khó ra, nguy hiểm từ thể xác đến tinh thần càng ngày con người càng chấp nhận no, tức chấp nhận cho mình cái khổ cái sanh, già, đau, chết, hình như con người vẫn biết như vậy nhưng không chấp nhận có sự dừng lại chỉ ở mức độ tối thiểu của sự mong muốn nên vẫn chạy theo những nhận thức mà mình cảm thọ, không muốn mình khổ, không muốn mình chịu đựng nhưng vẫn luyến tiếc những đoanh vây vô bổ ấy.

Dưới mắt thế gian Đạo Phật được xem là yếm ly, là tuyệt vọng, là tiêu cực, thế gian có câu “Mái chùa nơi chôn vùi tuổi trẻ, áo nâu sồng chôn lấp mộng xuân xanh”, vì đạo Phật xuất hiẹân giữa những đoanh vây, dục vọng để từ đây bước lên những bước cao hơn “Đường chen lộn ngàn đường tội lỗi, ta bước lên những bước thanh cao”, nhằm chế ngự dục vọng, chế ngự cả những ham muốn ích kỷ nhỏ nhen, chính vì vậy đạo Phật thường khác hẳn thế gian, thế gian tranh đua, hận thù, ích kỷ trong từng lời nói ở cay độc, nhiếc móc, ở ánh mắt dọc ngang, ở đôi môi cong cớn, ở tay chân dùng dằn… Những cái mà theo Đấng Giác Ngộ nó không những chôn vùi con người ngày càng xuống tận nơi đen tối nhất của cuộc đời là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanhv.v… mà cả ngàn kiếp sau nữa.

“Thiện” - “Ác” như thế đó mấy ai nhìn nhận một cách tận tường, trong hệ thống giáo lý Đức Phật bàng bạc khắp nơi kêu gọi “Hành thiện” “xả ly ác pháp” hơn thế nữa trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo có phẩm “Tứ Chánh Cần” đề cập bốn cái tinh tấn rất lợi ích vì tính Thiện - Ác tồn tại không giới hạn tu hay tục nó chế ngự trong phẩm chất mỗi loài hữu tình.

Từ những bức bách về mặt tâm lý trên, từ một xã hội không phân biệt như đề cập ở phía trên và những hiện tượng hay tượng, những lối sống tính toán, độc đoán cho riêng mình ở xung quanh, tác giả thực sự thao thức, trăn trở lý giải, làm sao vấn đề được sáng tỏ, rõ ràng, biết đâu vô tình sẽ có sự ủng hộ cao độ để giáo lý “Tứ Chánh Cần” tức Thiện - Ác được tu tập một cách mạnh mẽ,õ và đây cũng là lý do để tác giả chọn nó làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu:

Tứ Chánh Cần là bốn phẩm trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, thuộc phần Đạo Thánh Đế, con đường đưa đến đoạn tận khổ đau, con đuờng duy nhất đưa đến quả giác ngộ hoàn toàn được Đức Phật thuyết lần đầu tiên gọi là sơ chuyển pháp luân, độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như và kết quả là cả năm đều chứng quả A la hán, bài pháp được thuyết tại vườn Lộc Uyển còn gọi là vườn Nai tại thành Ba La Nại, nội dung bài pháp nầy trình bày bốn vấn đề chắc thật về Nhân sinh quan, hay trình bày về khổ (Khổ thánh đế) là quả thế gian.

“Do nhân ái dục đấm phù hoa

Do nhân ái dục mê đời sống

Ái dục triền miên bể ái hà”

Vô minh tham ái (Tập Thánh Đế) mà khổ nầy được Đức Phật ví “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển” chỉ hai hình ảnh “nước mắt” và “nước biển” thôi cũng đã diễn tả đầy đủ, trọn vẹn khổ đau ở trần gian. Và nếu bất cứ ai nương vào ba mươi bảy phẩm Trợ Đạo (Đạo Thánh Đế) gồm bốn niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Như Ý, Năm Căn, Năm Lực, Bảy phần Bồ Đề và Tám Thánh Đạo, con đường diệt khổ một cách rốt ráo là nhân xuất thế gian và sẽ đạt kết quả là, hoàn toàn giải thoát đó là Alahán, Chánh Đẳng Giác (quả xuất thế gian). Tứ Chánh Cần là: 

1 - Tinh tấn ngăn ngừa điều ác chưa phát sanh.

2 - Tinh tấn dứt trừ điều ác đã phát sanh.

3 - Tinh tấn làm tăng trưởng điều thiện đã phát sanh.

4 - Tinh tấn tăng trưởng điều thiện chưa phát sanh được phát sanh.

3. Phương pháp thực hiện

Giới hạn ở ngăn ngừa và phát triển hai khái niệm “Thiện” và “Ác” mới nghe qua tưởng chừng rất gần gũi, đơn giản, và trong phẩm nầy Đức Phật đề cập rất ít trong toàn bộ hệ thống Giáo Lý của Đức Phật “Thiện” “Ác” hay Tứ Chánh Cần xuất hiện khắp nơi từ Kinh, Luật, Luận tạng, lý giải rất nhiều và nhiều hơn nữa tùy theo căn cơ “Thiện” được giải thích ở góc độ thế nầy, với chúng sanh khác “Thiện” lại trình bày ở góc độ khác, “Ác” cũng vậy. Dựa vào tất cả các tài liệu “Thiện, Ác” sẽ được mổ xẻ, chia chẻ và bình để phù hợp giữa lý thuyết lẫn những kết quả ở ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai.

4. Phạm vi đề tài:

Mặt dù “Thiện, Aùc” mang nghĩa rộng rãi, có mặt xuyên suốt trong cả Đại, Tiểu thừa nhưng với giới hạn của Đề tài, ở đây chỉ đề cập đến “Thiện, Ác” trong một giới hạn nhất định trong những bài Kinh mà tác giả đã học, đọc và nghiên cứu có tính chất học đường.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Tứ Chánh cần là bốn pháp tinh taấn chơn chánh

“Ở đây nầy các Tỷ Kheo, Tỷ Kheo đối với các ác pháp bất thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm không cho sanh khởi, đối với các pháp bất thiện đã sanh khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm khiến chúng đoạn tận, đối với các pháp thiện chưa sanh khởi lên ý muốn cố gắng tinh tấn, sách tâm, trì tâm khiến chúng sanh khởi, đối với các pháp thiện đã sanh, khởi lên ý muốn cố gắng cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm, khiến chúng được duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được thỏa mãn, nầy các Tỷ kheo, để thắng tri tham bốn pháp nầy cần được tu tập”[301,3]

Hoặc Tứ Chánh Cần còn được định nghĩa như sau:

1.1. Tinh tấn ngăn ngừa điều ác chưa phát sanh.

1.2. Tinh tấn dứt trừ điều ác đã phát sanh.

1.3. Tinh tấn tăng trưởng điều thiện đã phát sanh.

1.4. Tinh tấn làm cho điều thiện chưa phát sanh được phát sanh.

Chương 2: Ba nghiệp Thân - Khẩu - ý với những liên hệ thiện, ác nghiệp

2.1 - Những ác nghiệp liên hệ đến thân, khẩu, ý.

“Ngẫm thay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân,

Bắt phong trần phải phong trần,

Cho thanh cao mới được phần thanh cao…”

[tryện Kiều,7]

Đây là một vài dòng kết luận trong tác phẩm nổi tiếng, và được xem như bất hủ trên thế giới mà tác giả thiên tài Nguyễn Du đã được giới văn nghệ sĩ tôn trọng và ngưỡng mộ, trong toàn bộ tác phẩm ông đề cập thuyết nhân quả cũng nhiều, thuyết nầy cũng là thuyết nhân quả của nhà Phật nhưng kết thúc tác phẩm ông lại thiên về Thiên mệnh “Trời kia đã bắt làm người có thân” thật ra “Trời” không bắt ai cả, có thể Nguyễn Du lúc ấy vừa thất vọng vừa chán chê xã hội thời ấy vừa thương thân phận nhân vật của ông, và cuối cùng quá tuyệt vọng ông lại đổ thừa cho “Trời” bắt thế nầy thế no,ỉ và cũng là tiếng thét của ông.

Đức Phật, Bâẻc Thiên Nhân Sư Ngài nói “…Ta Tuệ tri rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp dẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đếu do nghiệp của họ, những chúng sanh làm ác nghiệp về thân, ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo ác nghiệp theo tà kiến, những người nầy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào ác thú, đoạ xứ, địa ngục”[112,2] cũng vậy “…Nầy Long Vương! Nhà ngươi có thấy trong hội nầy và các loài trong đại hải, hình sắc chủng loại, mỗi mỗi khác nhau không? Tất cả như thế ấy đều do tâm tạo thiện hây bất thiện nơi thân, khẩu, ý nghiệp mà gây ra” [227,18] qua hai đoạn Kinh thân hình có khác nhau do nghiệp tạo tác khác nhau.

Ví dụ: Tâm sân sẽ thọ quả Atula trong tương lai, tâm tham sẽ không đủ lục cănv.v… cũng vậy theo tâm tưởng, có người hạ liệt có người thô sấu. Kiều cũng vậy có tướng tốt trang nghiêm, nhưng về quả ác ở quá khứ, phải bị đoạ đày bằng cách, mười lăm năm lưu lạc vào nơi “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, có phải chăng “Do ác hạnh về thân, về lời và về ý” hoặc do “Thiện hay bất thiện” về thân, khẩu, ý tạo ra. Đức Phật dạy thân có ba điều đó là sát sanh, trộm cấp và tà dâm mà sát sanh là gì?

2.1.1 Ác nghiệp của thân do:

- Sát sanh:

“Thú kia nó cũng là thân

Cũng xương, cũng thịt có phần như ta

Đánh đau chúng nó kêu ca

Tiếng kêu đứt ruột tiếng la sé lòng

Ta người muôn vật cũng đồng

Xuống tay bao nỡ đành lòng sau đang…”

[Sát ssanh,13]

Thật đúng như thế, hễ là loài hữu tình đều tham sống sợ chết, ai đã từng chứng kiến một chú chó Bi khi bị đòn bởi chủ, nó chạy đến sát tường, nơi không còn chỗ để chạy nữa, để tự vệ cho mạng sống, long nó dựng đứng lên, mắt long lên vẽ đối đầu, miệng gầm gừ với đối phương là chủ của nó, và cuối cùng chủ của nó phải buông roi, hình ảnh cho ta thấy, bất cứ loài thú nào cũng bảo vệ tự thân, vậy lý do nào, chúng ta giết nó chỉ vì lợi dưỡng cho mình. Câu kệ trên miêu tả với từ ngữ thật sát và đúng “Tiếng kêu đứt ruột, tiếng la xé lòng”. Thử tưởng tượng xem chỉ cần vô tình bị đứt nhẹ nơi đầu ngón tay, hình như ta nghe đau cả trong tim, huống chi con vật bị chặt đầu, cứa cổ, nỗi đau đến dường nào. Chính nỗi đau nầy là duyên cho hận thù trong tương lai, hành động sát sanh là hành động vô đạo đức, là hành động tạo ác nghiệp trong hiện tại, là cử chỉ không văn hoá, không giáo dục theo Đạo Phật, bắt nguồn từ tâm sân và tham tâm với hai tướng trạng đó là là sân hận từ nơi sâu thẩm của tâm, đã mang tập khí sát, muốn sát, và do ngoại cảnh tác động như thiếu thốn, khát khao hoặc do tham ái dục lạc mà giết tất cả không ngoài động lực bất thiện nơi thân - khẩu – ý mà kết quả sẽ sanh vào ác thú trong tương lai:

“Đống xương dồn dập bấy lâu

Chắc cũng có Ông Bà cha mẹ,

Hoặn thân ta hoặc kẻ sanh ta

Luân hồi sanh tử, tử sanh,

Lục thân đời trươc bây giờ còn đây”

(Kinh Báo Hiếu)

Với tuệ quán như thật về sự luân hồi do nhân quả hay do luyến ái, Đức Phật thuyết rất rõ khi đời nầy ta là bà của nó, khi trở lại là con cháu hay nô lệ chúng, chính vì vậy trong các loài thú biết đâu có thân ta, có cả lục thân từ nhiều kiếp, chúng ta giết nó khác nào giết tiền thân ta, giết bà, con lục thân ta.

Ở một Tôn Giáo kia họ cho rằng Trời sinh ra con vật là để nuôi con người. Chúng ta thử quan sát một con vật nuôi trong nhà xem sao, khi vắng chủ nó cũng buồn rủ rượi, khi chủ nó đau nó cũng biết an ủi bằng ngôn ngữ riêng của nó… vậy cuộc sống của chúng là một nữa cuộc sống của con người, nên không một lý do nào chứng minh rằng chúng sinh nhỏ bé kia sinh ra là để phục vụ cho con người, chúng ta không một lý do nào xâm phạm vào cuộc sống của chúng mà đoản mạng chúng sanh, chúng nó vì vô minh, vì si mê nên phải mang lông đội sừng, phải giữ nhà, phải kéo cày đền tội tại sao chúng ta không san sẻ lại còn hành hạ chúng thêm biết đâu trong số chúng sanh ấy có lục thân chúng ta.

- Trộm cắp:

Nghĩa là lấy của không cho, trong luật có răn: “Vật nhỏ như cây kim ngọn cỏ, người ta không cho thì không được lấy” nếu cố lòng lấy tức là trộm cắp, như vậy trộm cắp là việc làm tổn hại cho người, đây cũng là ác nghiệp. Lộ trình đưa đến hành động trộm là cả một quá trình đấu tranh với chính mình và người. Có hai hình tướng trộm, do tự thân và ngoại cảnh thúc giục.

Tự thân là quá trình nhân duyên xúc, thọ, ái, thủ, và hữu. Khi các căn mắt tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với vật chất (Sắc trần) là sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp gọi là xúc gây cho chúng ta cảm giác thích thú (thọ), vì chúng êm ái, dịu ngọt sinh luyến ái, muốn sở hữu của mình là ái (ái thủ), bằng mọi phương tiện, mọi thủ đoạn cuối cùng nó thuộc về mình là hữu “Lòng tham là do vật ngoài quyến rũ, dục vọng là do ở mình mà ra, người quân tử thích hiền tài nhưng phải đạo mới lấy người quân tử lo đạo không lo nghèo”[Sách Cảnh Lục,17]. Thật đúng như thế những người được xem là quân tử họ thường xem thường vật chất mang tính ràng buộc họ, ngay cả công danh họ còn xả ly.

Ngoại cảnh là những vật chất, hay những đối tượng khiến họ trộm cắp như lời xúi giục, vật quí báu trước cảnh tượng như thế lòng tham khó kiềm chế.

Tại sao nói trộm cắp là tổn hại? Khi chúng ta bị mất vật chúng ta tức tối, nóng nảy, nếu vật ấy đáng giá thì sự nóng nảy ấy càng tăng thêm, có khi quá nóng người ta gây ác nghiệp bằng cách văng tục, hơn nữa là nguyền rủa với những lời ác khẩu, và thất vọng đến tội nghiệp. Như vậy trộm cắp là một việc làm bất thiện gây tổn hại không nhỏ cho người xung quanh và chính bản thân mình cũng bị tổn hại nặng nề. Hành động trộm cắp bắt nguồn từ lòng tham lam, ích kỷ, chấp thủ. Hay tà kiến và không biết đủ, vì không biết đủ nên cứ vơ vét cho đầy túi tham, mặc ai đau khổ cứ thản nhiên.

Nguyên nhân dẫn đến trộm cắp là do sự buông lung theo vật chất cám dỗ và ngoại duyên tác động vào lục căn, lục căn không có cơ sở kiểm soát khích khao nên sắc dễ bề chế ngự tâm ý quên đi việc làm xấu xa. Trong Luật có trích dẫn câu chuyện “Một chú tiểu ăn trộm của chúng Tăng một cục đường phèn liền phải bị đoạ trong nhiều kiếp”.

Người trộm cắp luôn luôn có thái độ không bình thường, sợ hãi khi nghe ngưởi đề cập đến tên mình và tự mình phiền não, nghi ngờ chính mình và người, vì nghi ngờ, không tự quyết đoán bất cứ chuyện gì cho chính mình.

Hình tướng trộm cắp không chỉ giới hạn ở lấy của không cho, mà những tứớng như, buôn lậu, tham nhũng, lừa đảo, lật lọng trong buôn bán để tìm lời bất chánh hoặc lợi dụng chiếm đoạt của công… “Ăn một miếng không cần ăn, tức đoạt phần ăn đó của người khác”[Thánh Ganhdhi]. Hoặc“ Kẻ nào gian dối trong việc nhỏ sẽ gian dối trong việc lớn”. Thông thường người thế gian hiểu một cách đơn giản là lấy của không cho mà vật lớn, quí mới gọi là trộm, nên người đời thường tranh đua làm giàu, trong gian lận, trong trốn thuế, lậu đò.v.v…Tất cả những hành vi nầy thuộc về ác hạnh, sức tổn hại thật vi tế đều phải bị chi phối bởi nhân quả là phải chịu thác sanh vào ác thú đoạ xứ cõi đời nầy.

Trộm cấp có rất nhiều hình thức nó tồn tại ở nhiều hình vi, vi phạm nhưng bất cứ hành vi nào đem lại lợi ích cho, mình hoặc tiền của vật chất mà không gây tổn hại nhiều, ít thì đều là trộm cắp, liền bị chi phối bởi quả báo tương xứng với thân, khẩu, ý ấy.

- Tà dâm:

Theo từ điển Phật học “Dâm tức dâm dục, sa ngã vào việc sắc dục, thoả các sở dục về xác thịt” Dâm cũng có nghĩa là: “Tham dục; như dâm nộ si” (tức tham, sân, si). Theo từ điển của cụ Đào Duy Anh Dâm dục là lòng tà dâm; theo hai định nghĩa nầy dâm dục xuất phát từ ái, từ yêu, từ tiếc, tiếc mới thoả mãn nhục dục.

Theo tinh thần NiKaya Ái là nguyên nhân của khổ Đế là Đế thứ hai (Tập Đế) trong bốn Thánh Đế là sự khát ái nên mới khổ vì thương yêu xa lìa khổ, vì oán ghét gặp gỡ khổ, vì cầu không được toại nguyện, Ái là chi phần thứ tám trong mười hai chi phần nhân duyên dần đến sầu, bi, khổ, ưu, não, và sanh, lão, tử. Ái là đầu mối của sự sanh khởi năm thủ uẩn. Nói khác hơn, Ái là lòng dâm dục là tà dâm hay mặt trái của tham, sân, si.

Với hàng tại gia Đức Phật chỉ giới hạn ở tà dâm hay tà hạnh có nghĩa là bất cứ vợ hoặc chồng mà còn quyến rủ, dụ dỗ vợ, chồng người khác, cô gái khác, chàng trai khác đưa đến việc thông dâm đều thuộc về tà hạnh tại sao vậy? Vì chính tà hạnh là nguyên nhân dẫn đến gia đình tan nát, cha mẹ, con cái chia lìa, vì bất cứ vợ hoặc chồng nào cũng vậy họ không muốn chia sẽ tình cảm của mình cho vợ hoặc chồng cho người thứ ba, nếu việc nầy thật sự xảy ra cả ba người đều bị tổn hại mà mức độ đau khổ không kém nhau, đáng tiếc thay cho kẻ vô tội mà bị ảnh hưởng trực tiếp đóù là những mái đầu xanh chính là con họ, không chỉ ở hiện tại mà tương lai của chúng sẽ bất ổn trong việc học tập, tâm lý, có khi nỗi buồn chán cực độ chúng lao vào những trò chơi bất chính, như cướp phá, hút chích, chúng bắt đầu trở thàh mối nguy hiểm cho xã hội. Nên nhà Phật khi đề cập tới giới tại gia Đức Phật chỉ cấm tà dâm, Hoặc “Khi tôi từ núi Gijjihakùta bước xuống thấy một phụ nữ bị lột da đang đi giữa hư không, những con chim kên, những con quạ, những con chim ưng đuổi theo để cắn mổ, rứt xé người ấy và người ấy kêu lên những tiếng kêu đau đớn” Đức Phật bèn bảo “ Người phụ nữ ấy nầy các tỳ kheo là một người gian phụ ở Rajjagaha nầy” [453,6] trên đây là những quả báo của sự thông dâm, gian dâm đối với người thế gian.

Với người xuất gia, mệnh danh là xuất thế tục gia, thì không thể là tà dâm, mà phải đoạn hẳn dâm dục, việc dâm dục sẽ làm chướng ngại quả Thánh. Ái dục được ví như trạng thái đói khát, thèm thuồng, người đói khát luôn tìm kiếm khắp nơi, chỗ nầy chỗ nọ, sự hỷ lạc của thức ăn, cũng là sự hỷ lạc của ái dục. Tức “Tập Đế”

Mà Tập Đế là gì? “Ái nầy đưa đến tái sanh câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ nầy, chỗ nọ” [425,2] theo định nghĩa nầy nguyên nhân để ái phát sanh chính là tham và hỷ lạc đối với những phù du trong cuộc đời, sự tập khởi của ái cũng chímh là sự tập khởi của năm thủ uẩn, năm thủ uẩn càng phát triển là điều kiện trở lại nuôi dưỡng ái dục, đoạn diệt ái dục, vì lẽ này chính ái dục ngăn che cũng như làm muội dần ánh sáng của thiền quán mà nó chỉ phát huy hôn trầm, trạo hối và cuối cùng là ái dục cứ hiện hành và càng mạnh mẽ hơn.

Nơi đâu còn ngũ thủ uẩn, nơi đó vẫn còn tham dục cũng như ái dục. Báo “Hạnh Phúc Gia Đình” ra ngày 10-1-03 có đoạn “Nền văn minh ngày nay chỉ có thể được nhờ xây trên nền móng dục vọng, không biết mõi của con người… Và chính ái dục đủ mạnh làm nên nền văn minh của con người, thì cũng quá đà để xây nên những thanh lâu, những quán “Hương đồng, cỏ nội”, và còn mạnh hơn, khi muốn phá tường những tổ ấm để chui ra ngoài…”. Thật đúng như thế, ái dục là cội gốc để thế giới tồn tại, và phát triển, ái dục là nguyên nhân là động cơ cho các nhà khoa học nghiên cứu để cung cấp vừa và đủ những thị hiếu, nói khác hơn phục vụ ái dục, chỉ khi nào ái dục được giải quyết một cách thích hợp, kịp thời thì lúc ấy con người mới thấy vừa và đủ. Cũng như thế những khổ đau, những sầu, bi, khổ, ưu, não, phát triển đến một lúc nào đó con người mới, thật sự nhận chân được sự nguy hiểm cũng như tai hại do vị ngọt mà sắc, thinh, hương, vị, súc, pháp, hay sắc, thọ, tưởng, hành thức mang đến cho họ, nguyên nhhân để con người tiếp nhận một cách hoan hỷ, hân hoan là dno vô minh, do vô minh mới có hành, duyên hành nên mới có thức, và như vậy tạo nên thế giới hỗn loạn, chấp nhận sinh, lão, tử v.v… trong vòng vô minh luân hồi. Đề cập đến khát ái lòng trong ấy là đề cập đến sân và si vì sân là bề trái của khát ái hay dâm dục, mà khát ái là bản chất của si tại sao vậy? Nếu chúng ta chấp nhận tướng đẹp nghĩa là chối bỏ tướng xấu hay nói khác hơn ta không chấp nhận tướng xấu, sự không chấp nhận tướng xấu là đồng thời với

2.1.2 - Ác nghiệp của khẩu do:

Thế gian có câu ví von nhưng rất đúng “Con ếch chết vì cái miệng” Tại sao vậy? Những người soi ếch họ rất khó để tìm thấy nó, mà người ta chỉ cần lần theo tiếng ộp oạp sau con mưa, thế là những chú ếch lần lần bị bắt vào giỏ nên “Cái miệng kiện cái thân” là như thế.

Cũng vậy nếu hàng ngày vênh vang với nhũng lời vô bổ thì cũng như những chú ếch kia vậy, thế nào là lời vô bổ? Lời nói không ích lợi cho mình cho người, cho cả hai nghĩa là lời nói không dựa trên chân lý. Đức Phật liệt kê những lời vô ích có bốn: 1- Nói dối, 2- Nói ác khẩu, 3- Nói ỷ ngữ, 4- Nói lưỡng thiệt; Bốn cách nói nầy là bốn loại ác khẩu xuất phát từ tâm tham, tâm sân và tâm si, với khẩu bất thiện kèm theo nó là quả báo dữ trong tương lai “Thuốc hay đắng miệng, nhưng lợi cho người bịnh, lời hay trái tai nhưng lợi cho công việc” [ Tiêu Ha,17ụ] Thật thế lời ôn tồn chân thật là niềm tin là nụ cười của mọi người và ngược lại ác khẩu luôn luôn bị trách mắng, xa lánh, chê cười và ghét bỏ. Thế gian tồn tại trong lịch sử, trong thơ văn hai loại ngôn ngữ ác và thiện, những lời hay, ý đẹp, những lời rút từ kinh nghiệm sống đó là danh ngôn, những lời liên quan đến tự hại, hại người là lời dùng để làm gương chung.

- Nói dối: là nói lời không chân thật, việc có nói không, việc không nói có, là lời nói khiến người khác đau buồn, là lời nói đem lợi lạc cho mình. Có hình ảnh về chậu nước. Hình ảnh đầu tiên “Trong chậu nước chỉ có ít nước còn lại “Đức Thế Tôn dụ cho hạnh Sa môn “cũng ít vậy của những người nào biết mà nói dối, không có tàm quí; Hình ảnh thứ hai “Thế Tôn đổ ít nước còn lại đi Ngài ví như, hạnh Sa môn cũng bị đổ đi” của nhũng người nào biết mà nói láo, không có tàm quí; Hình ảnh thứ ba “Thế Tôn lật úp chậu nước ấy lại được ví như “Hạnh Sa Môn, cũng bị lật úp vậy của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quí” Thế Tôn lật ngữa trở lại chậu nước được ví như “Hạnh Sa Môn cũng trống không vậy của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quí”. Rồi Thế Tôn kết luận “Nầy Rahula, đối với ai biết mà nói láo, không có tàm quí, thời Ta nói rằng người ấy không việc ác gì mà không làm. Do vậy nầy Rahula Ta quyết không nói láo dầu nói để mà chơi,nầy Rahula, ông phải học tập như vậy”.[171.2]

Nói dối có nhiều hình tướng, cố ý và không cố ý, với vô ý cũng có quả vô tình, cuộc sống hàng ngày, người ta xem lời nói nhẹ nhàng, thoảng qua, nên người ta tự do muốn nói chi cũng được mà không cần biết hậu quả của nó ra sao.

“Nạn tai vì miệng mà nên

Bịnh căn vì miệng mà truyền vào thân”

[Khẩu,13]

Khi trẻ biếng ăn bà mẹ nói “Ăn ngoan đi mẹ sẽ cho đi chơi” nhưng sau đó không đi, khi trẻ lớn thêm một tí, người mẹ lại nói “Con đi học cho ngoan, mẹ sẽ cho con nhiều bánh, nhiều đồ chơi”. Dù những lời nói ấy với mục đích tốt cho trẻ, nhưng vô tình để lại cho trẻ một ấn tượng xấu là, muốn làm gì thì nói dối không sao cả, nói chỉ vì lợi cho mình mà không hại ai nó trở lại dối mình. Lời nói dối nầy là hại cho cả hai “Rảnh rang phải cẩn thận lời nói, chớ xem thường nói không hại gì mà sẽ gặp hại đó”[ông Thiệu Khang Tiết]. Thực tế như thế cũng vì không hại gì người cứ nói cho thỏa mãn, nhưng tai hại vô cùng những lời nói tưởng chừng như vô hại, lại có một hậu quả không lường, có một tình huống xảy ra, nói “Cám ơn! Tôi ăn cơm rồi” Hoặc “Tôi no rồi” thực tế vị ấy đang đói, dù lịch sự nhưng vẫn không nên nói, vì nó là nền tảng, là nấc thang đầu tiên cho các nấc thang còn lại để hình thành cách nói dối lớn hơn, mà không có cơ hội dừng lại, ví như tên trộm đầu tiên chỉ là cắp vặt, sau đó là những vụ đâm thuê chém mướn, về sau nữa sẽ trở thành trùm trong các tay trùm, mà tiểu sử của trùm Năm Cam đăng nhan nhãn trên các báo đài, từ công an cho đến toà án.

Như trên đã đề cập bài Kinh Giáo Giới La Hầu La, “nói láo không có tàm quí, thời ta nói rằng, người ấy không việc ác gì mà không làm”. Có lời nói dối xuất phát từ tự ngã, khi nói tới tự ngã người ta nghĩ ngay đến những gì liên quan tới ngã, ngã sở, như danh lợi, chấp ngã, lợi dưỡng, với người có ý thức, họ rất lấy làm ân hận, xấu hổ (Tàm quí) với lời nói dối của mình, với người không ý thức họ cứ tiếp tục nói dối vì họ không nhận thấy rằng, xung quanh họ những mối quan hệ thưa dần, có khi lại sợ hãi, chính vì thế Đức Phật ví thái độ của người nói dối không tàm quí là hạnh “của chậu nước có nước dơ chỉ một ít, đổ đi, lật úp, trống không” nghĩa là hạnh Sa Môn không có.

- Thế nào là nói lời đôi chiều? :

Tức đến người nầy nói xấu người kia, đến người kia nói xấu người nầy mục đích là chia rẽ nhằm đứng giữa hưởng lợi mà hai bên đau khổ mình lại vô can “Đem chuyện chỗ nầy đi chỗ khác nói, là hạng đức bỏ đi” [Khổng Tử] nói như vậy sẽ có người hỏi “Lỗi nhẹ vậy mà sao nói “ Đức bỏ đi”, nghĩa là lời nói đôi chiều không phù hợp với đạo đức, nói đến cái đức là đề cập đến những việc làm mà việc đó có lợi lạc cho số đông liên quan đến sự tu dưỡng, những đức tính tốt như hiếu thảo, chân thật, thương người muốn giúp đỡ, nên những gì liên quan đến đạo đức “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” [Bác Hồ] và “Đức trọng quỉ thần kính, đức bạc quỉ thần khinh” [Minh Đăng Quang]. Vậy người không có đức chính la người hay nói lưỡi đôi chiều, huống chi huynh đệ đồng song nghĩ thế nào về việc làm của mình? Tuy họ không trực tiếp nặng nhẹ, nhưng sau lưng là cả một nỗi kinh hoàng và đề phòng. Khi người ấy biết việc làm của mình, nếu chúng ta ở ngay nơi hoàn cảnh đó chúng ta có tàm quí với chính chúng ta không? “Không sợ máy móc bên ngoài mà chỉ sợ máy móc chính mình” và “Một ngày không nghĩ đến điều thiện thì những điều ác sẽ nảy ra” [Trang Tử]. Qua câu nói nầy chúng ta có thể khẳng định người đem chuyện người nầy nói xấu với người kia, đem chuyện xấu của người kia nói xấu với người nầy (tức nhiều chuyện- theo thế gian) luôn làm việc ác hay không lúc nào nghĩ đến việc “Thiện” người ấy không có chánh niệm, tức tà niệm nghĩa là niệm việc xấu, niệm chia rẽ, niệm bất hòa với nhau, với tà niệm nghĩa là tư duy không chơn chánh, tư duy làm sao để có cơ sở để đối phương tin mình, với ác tư duy dẫn đến tà nghiệp và tà ngữ.

Quá trình hình thành lời hai lưỡi là quá trình sáng kiến cho ý nghĩ ác, là quá trình ngụy biện cho một ý nghĩ sai lầm “Atirika là vô tàm như sau” [A tì đàm]. Vô tàm là không biết hổ thẹn khi làm các điều ác, xấu xa. “Anottapa là vô quí, chữ Anottapa=Na+ava+tapa là bị đau khổ, bứt rứt, người không có quí là người không bị đau khổ khi làm điều ác. [36,4]

Nói hai lưỡi được hình thành bằng ngã ái và chấp thủ chính ngã ái là tạo dựng nên một thế giới hỗn loạn, không có mặt của sự thông cảm, hoan hỷ của từ bi mà chỉ có mặt của hiềm thù của sầu não, đây là nhân là duyên chính của ác thú, đọa xứ, địa ngục, một người đã không biết dừng lại phạm vi nhất định nghĩa là chấp nhận cho mình những cuộc tranh cãi, những cuộc đánh nhau tưởng gần như chết

- Ỷ ngữ: “Vị phù ngôn xảo ngữ” [Thích Thiện Nhơn-Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư], tức lời khéo léo (xảo trá), lừa dối người, nói dối để quyến rủ, xảo trá còn có nghĩa là xảo quyệt, xảo nguyêt, tức khéo léo gian giảo, gian giảo có nghĩa là gian trá, là xảo quyệt… hay tà ngữ một người với ý nghĩ thiện thì lời nói sẽ là chánh ngữ, chỉ khi nào mục đích của họ là hại người, hại mình, hại cả hai thì ngay lúc ấy lời nói sẽ là ỷ ngữ, hại mình ở đây không phải là hại trực tiếp cho mình, mà lời nói ỷ ngữ thường có lợi cho mình trước hậu quả sẽ rất đáng thương trong tương lai đây là hại mình. Lời ỷ ngữ được hình thành là khi tà kiến, tà tư duy, tà niệm, được hình thành, lời xảo trá không bao giờ được tồn tại với một tư duy chơn chánh, nghĩa là tư duy lường gạt tài sản vật chất, tư duy gian dối trong của công hầu chiếm đoạt địa vị danh giá. Tư duy gian trá nhằm quyến rủ người vào việc bất chánh phạm pháp luật, phạm giới cấm, song song với những tư duy nầy là những lời phù phiếm, lời ỷ ngữ để đạt được lợi ích riêng mình.

Quanh ta ngoài xã hội hàng ngày xảy ra không ít những tình huống đau lòng như thế. Báo “Phụ nữ chủ nhật” đăng câu chuyện trích từ tòa án “Cô Lan có gia đình hẳn hòi, có một tiệm tạp hóa, tiền bạc tương đối, không đến nỗi túng thiếu, vì giấu chồng căn bệnh của mình, bèn tâm sự với cô Phương, lòng tham thức dậy cô Phương liền doạ “nếu không ra nước ngoài trị bệnh kịp thời bịnh nầy sẽ nguy hại đến tính mạng”, với lời ngon ngọt xảo trá của cô Phương, cô Lan hoàn toàn tinh tưởng, nhờ cô Phương giúp mình trong việc làm thủ tục trị bệnh, nhưng cô Phương lại lấy tên của những người đã chết thay vì tên cô Lan, sự việc bại lộ, cô Lan vừa bị bắt, vừa mất tiền, mà gia tình lại ly tán.

Hình tướng của lời ỷ ngữ tồn tại nhiều dạng khác nhau: Như nói lời phù phiếm, nói quá, nói điêu ngoa, nói với mục đích xấu…

Nguyên nhân dẫn đến lời ỷ ngữ chính là tham, sân, và si, câu chuyện vừa nêu trên là lời ỷ ngữ bắt đầu từ lòng tham, từ dục vọng đê hèn không biết chán. 

- Nói hung ác hay ác khẩu: Là miệng nói lời chưởi rủa, ác độc “Ác khẩu là lời chưởi thề, lời làm cho người ta buồn rầu, đau đớn, sanh tức giận là ác khẩu” [Từ điển Phật học Hán Việt-1994]hoặc “Như ai phỉ báng người thì bị tội báo rất lớn, tất cà những lời ác độc, mắng nhiếc phỉ báng đều bắc nguồn từ lòng sân hận”. Muốn tiêu diệt đối tượng muốn trừ khử đối tượn v.v… thậm chí cảm thấy vui khi thấy đối tượng bị phỉ báng.

“Dùng lời thô ác cùng người

Cùng ta người cũng dùng lời ác thô

Những lời nóng giận hồ đồ

Khác nào gậy bổ tựa hồ gươm đâm”

[pháp cú,5]

Trong nhà trường lời chưởi thề được xem là lời vô đạo đức, dù ở lứa tuổi học sinh nào, thầy cô giáo, những người làm nhiệm vụ trồng người cũng không cho phép học sinh của mình nói lời chưỡi thề, vì chính những lời chưởi thề khi còn rất nhỏ là nhân, là duyên cho lời ác độc hôm nay và ngày mai. Qua giao tiếp ngay khi ở lứa tuổi thiếu niên người nghe sẽ tiên đoán tương lai của nó sau nầy như thế nào, huống chi đã ý thức mà xem nhẹ lời chưởi thề lại càng nguy hiểm hơn.

Hình tướng của lời nói ác không giới hạn ở lời chưởi thề, văng tục v.v… mà lời nói ác bao gồm những lời làm tổn hại đến người khác ví dụ: có người nói “Hạng người nầy không xứng đáng để cho tôi suốt đời nói nữa lời…”. Ở tình huống nào đi nữa, tức giận đến bao nhiêu là người xuất gia không có quyền nói, vì lời nói nầy chính là lời xúc phạm đến nhân cách, đến tự trọng của người kia rất nhiều, và lời nói nầy bắt nguồn từ lòng sân hận. Nói sợ người kia chưa đau, nên lựa những lời đau cho cùng cực, cho đã giận mình, chỉ sợ giá trị của người ấy chưa mất, chỉ sợ người ấy chưa mất uy tính “Cụm từ hạng người nầy, hạng người kia”, với người bình thường nghe qua cũng không có gì nghĩ ngợi, nhưng với người trong cuộc ảnh hưởng rất nặng nề, sức tổn hại rất lớn cho cả hai, với người có trí sau khi nghe lời nói nầy họ sẽ đánh giá người nói về mặt giá trị, cũng thế giá trị của người nói theo lời nói nầy bị giảm thiểu đến mức tối đa.

“Điều ác nhỏ chớ khinh

Tưởng quả chẳng đến mình

Kẻ ngu ác dồn chứa

Như nước nhỏ đầy bình”.

[112,5]

nói được một lời ác tức nói được nhiều lời ác, một lần nói ác, nhiều lời ác sẽ thành thục.

Bàng bạc khắp nơi trong các bộ Kinh, Luật, Luận đều đề cao giá trị của sự chân thật cũng như chân, thiện, mỹ, nghĩa là nơi đâu cũng khuyến khích đoạn tận ác pháp ngay trong đương niệm “Nhất niệm tham sân khởi, bá vạn chướng môn khai”.

Trong Lương Hoàng Sám trang 203 có trích câu chuyện quả báo của “con cá lớn, một thân trăm đầu, mỗi đầu một khác bị Sa vào lưới” Nhân đây Đức Thế Tôn nhập định quan sát Ngài nói “Lúc Phật Ca Diếp ra đời, con cá to lớn nầy làm vị Tam Tạng Tỷ Kheo, vì ác khẩu, nên chịu quả báo nhiều đầu…” [204,8] Cũng vậy “Năm pháp đưa đến không hờn giận nhau, là chỉ chấp nhận ở người kia những gì thanh tịnh, ví dụ: “Thân không thanh tịnh, khẩu không thanh tịnh nhưng với tâm chỉ được một chút thanh tịnh thì, chỉ được chấp nhận chút ít thanh tịnh của người ấy, mà không được nhìn thân hoặc khẩu không thanh tịnh của người ấy”. [Trung A Hàm]

Còn rất nhiều dạng nói ác khác nữa, tác giả liệt kê nơi đây một vài ví dụ minh hoạ dẫn chứng mà chính tác giả tai nghe, mắt thấy trong cuôc sống thường nhật, Đức Phật bảo Anan: “Người sanh thế gian, tai hoạ sanh từ miệng, nên phải giữ miệng hơn phòng lửa dử, lửa dữ đốt cháy của cải thế gian, lửa dử đất cháy của bảy báu của bậc Thánh, tatá cả chúng sanh hoạ từ miệng sanh ra, nên biết miệng là dao búa, giết thân vậy”. Lại có đoạn “Nói ác, mắng chưỡi, kiêu mạn khinh người, các điều ác ấy khởi ra từ ganh ghét, oán hận sanh ngay.bỏ oán nhẫn ác là ganh ghét, oán hận tự dứt, là người sanh ở đời búa tại trong miệng sở dĩ giết thân là do lời nói dữ”.

2.1.3 - Ác nghiệp của ý do:

“Con người ý vọng gồm hai

Khi mừng khi giận đổi thay khôn lường

Vội vàng khi ghét khi thương

Khi vui vui ngất, khi buồn buồn thiu

Muốn ưa tạo sắm đủ điều

Rồi khi chê chán bỏ liều như chơi…”

[Ý,13]

Đức Phật ví “ý” như “Vượn chuyền cây, như ngựa rong chơi ngoài thành nội”. Cũng như khi vui, khi buồn chính chúng ta còn không lường, cũng như khi thiện. khi ác khó mà hàng phục được, nhưng vì còn là một chúng sanh, nên ác chế ngự chúng ta nhiều hơn thiện, Theo từ Điển Phật học của viện nghiên cứu Phật Học Hà Nội- 1994 định nghĩa “Ý là Mana dịch âm là mạc na, tính toán suy nghĩ về sự việc gọi là ý”, Duy Thức luận quyển năm “Đức Thế Tôn (Bạc Già Phạm) nhiều chỗ trong Kinh nói đến ba nghĩa riêng (Biệt nghĩa) của tâm ý và thức, tập khởi gọi là Tâm, suy nghĩ gọi là Ý, hữu biệt gọi là Thức. Đó là ba nghĩa riêng”, Lại nữa lấy “tâm của ý niệm trước làm chỗ dựa sinh ra tâm ý…” Ý có rất nhiều như ý căn, ý an lạc hành, ý học v.v... Trong vô số ý đó có ý địa chính là thức thứ sáu, là nơi chi phối toàn thân, và là nơi sinh ra vạn vật, nên goị là Địa, như nói tâm địa. Về chữ tâm theo vô số loại kinh có vô số nghĩa về tâm trong đó có Duy thức thuật ký Quyển 3 trong Kinh Lục Quyển 4 có tư lường tâm: Tên Phạn là Mạc na, dịch nghĩa là Ý có nghĩa là tư lự, là tên riêng của thức thứ bảy. Qua ba định nghĩa trên chúng ta có thể kết luận rằng Tâm là nền tảng cho ý và ngược lại, ý là tinh thần là phần sau, phần quyết định của tâm, vậy tâm và ý tuy hai nhưng mà một. Khi nói là một thì chưa đúng, Tâm, Ý Thức là ba yếu tố để sáng tạo nên một sản phẩm mới đó là Thiện và ác, ba yếu tố nầy hướng dẫn tâm thân, khẩu, ngày càng thanh tịnh hay ô nhiễm.

Tâm có sáu loại chia theo cảnh giới trong sáu loại đó có:

Bất Thiện tâm gồm có 12 chia ra thành tám tâm câu hữu với tham, hai tâm câu hữu với sân, và hai tâm câu hữu với si. Còn thiện tâm có chính, là kết quả của tâm, do tu tập bất thiện mà có, quá trình tu tập để chuyển hoá từ bất thiện tâm thành thiện tâm, là quá trình hoạt động đấu tranh kiên cố giữa tâm ý và thức.

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ ý tạo”

[1,5]

Vì chức năng của ý là tư duy, tư lự mọi việc có câu hữu với tham, sân, và si tương ưng với tà kiến, dẫn đến hành động là hợp pháp hay không hợp pháp Tham - Sân - Si và tà kiến có tác hại thế nào đối với đời sống phạm hạnh

- Tham: Theo từ điển Hán Việt quyển hai của Phân Viện nghiên cứu Phật Học (Hà Nội 1994) Tham là (Thuật ngữ) Raga tiếng Phạn là La - nga, nghĩa là rơi vào vòng ngũ dục, không rời ra được; thường nói tham ái tham dục, Du già luận ký quyển bảy “Tham và ái là tên gọi tuy khác nhau nhưng nội dung thì như nhau”. Cũng theoTừ điển nầy Tham dục là sự cuốn hút vào vòng trần cảnh thuận tình mà không biết chán gọi là tham dục, tức tham muốn sắc dục, của cải thế gian mà không biết chán, đắm đuối trong vòng trần tục ; còn tham ái là không thể xa rời ngũ dục (năm điều thèm muốn) tham và ái tuy chữ khác nhau nhưng nội dung ý nghĩa như nhau.

Như phần mở bài đã nói ái dục tạo ra muôn vạn chủng loại vật chất, của cải, những thứ ấy trở lại phục vụ cho ái dục, cứ xoay vần như thế mà không biết chán, cuộc sống càng tiện lợi, ái dục càng cao, cái dục đòi hỏi chất lượng của vật chất, để thỏa mãn nhu cầu tương đối, tạm bợ của con người, con người trở lại nuôi lớn ái dục, mà muốn có vật chất đầy đủ, con người phải lao vầo tất cả các cuộc hơn thua, tranh giành nhau, chiếm đoạt nhau chỉ vì cung và cầu đuợc thoả mãn Cuộc sống cứ xoay quanh như thế như một trục xoay không biết mõi, càng xoay , càng đắm tức là tham dục là người thích cuộc sống bình thường không cần sự thăng tiến tức chịu luân hồi sanh tử.

Tham ái là không thể xa rời năm món dục như tài sắc, danh, thực, thùy, nguyên nhân dẩ đến tham tức là ái.

Tham tài: có hai nội tài và ngoại tài:

-Ngoại tài là của cải vật chất, tức tham dục bao gồm những gì có giá trị như tiền của, vàng bạc v..v... mà tiền là yếu tố quan trọng.

- Nội tài gồm ba nghiệp và sáu căn.

Đức Phật dạy “Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn” tức thân người khó được, Phật pháp khó nghe, chỉ cần quan sát con vật nuôi trong nhà cũng đủ khẳng định tại sao Đức Phật dạy như thế. Khi ăn biết chọn món ngon, khi nói biết diễn tả trọn vẹn tình cảm của mình (hỷ, nộ, ái ,ố, ai, bi, dục) qua các căn, có đủ các thức biết phân biệt rõ ràng, con vật bị giới hạn rất nhiều mặt thật là tội nghiệp làm sao, chính là sự ngu si mang đến cho chúng. Con người hơn chúng mà tham nội tài luôn trau chuốt thân mà không biết nương vào thân để làm tất cả các điều thiện, thì tương lai sẽ không thọ thân tướng con người nữa mà là thân súc sanh, đau khổ như chúng vật vậy.

- Tham sắc:

Là những gì có hình sắc, như trắng, đen, vàng, hay vuông, tròn, dài, ngắn, những gì các căn tiếp xúc được, sờ mó được.

Sắc là biến hoại, chất ngại; chướng ngại là có hình sắc, và gây chướng ngại lẫn nhau, sắc là vô thường, biến đổi thế mà con người lại chấp sắc ấy là ta là của ta, là tự ngã của ta.

“con tôi, tài sản tôi

Người ngu sanh ưu não,

Tự ta, ta không có,

Con đâu, tài sản đâu”

[62,5]

Tham sắc tức tham những thứ tạm bợ, vô thường hay nhận khổ đau về mình “Vật vô thường khổ vui?”; “Bạch Phật vật ấy khổ”

- Tham danh:

“Danh là thanh danh” theo cụ Đào Duy Anh tức danh lợi và danh vọng là tiếng tâm tốt là lợi lộc”

- Tham thực:

Thức ăn là phương tiện, giúp thân thể cường tráng, khỏe mạnh mới đạt được mục đích cuối cùng, tùy con người muốn, với mục đích giải thoát không thể đạt được an lạc khi một thân thể bạc nhược.

Có khi vì thức ăn dẫn đến tranh cãi, đánh nhau, hiềm hận nhau mà xã hội thường diễn ra những tình huống thật sót xa và đáng tiếc dẫn đến, cân non, đong thiếu, gian lận,” tôi” Đây là tôi, đây là của tôi , đây là tự ngã của

- Tham thùy:

Tham thùy là một trong năm triền cái làm chướng ngại thiền quán, hay hôn trtầm là ác pháp, làm ngưng trệ chánh niệm tức không có chánh tư duy.

Người đời thường lấy việc ngủ nghĩ làm cứu cánh, dân gian có câu “Ăn được ngủ được là tiên”. Chính vì vậy họ mất rất nhiều thời gian cho nó, vì giấc ngủ họ có thể sân giận, bức bách, chưởi nhau, xâu xé nhau bằng ác khẩu đến tội nghiệp, vì giấc ngủ họ đầu tư nhiều của lảng phí v.v... mà không biết dùng lại. Vậy tham thùy là một ác pháp, sự bất thiện nầy là nhân của si mê tức địa ngục.

- Sân: “Tiếng phạn (Krodha) còn gọi là sân khuể là một trong ba độc (Tham, sân, si) tiếng Phạn là thất-la-đà, là sự tức giận nóng nảy do khổ và khổ gây ra, nó khiến cho thân tâm phiền não, nóng nảy khởi lên các ác nhgiệp”. “Sân là trạng thái lo lắng, ưu tư, sầu muộn, rồi đến chán nản ghét bỏ, muốn trừ khử”[6,4]. Theo định nghĩa nầy thì nguyên nhân của sân đó chính là khổ và do khổ gây ra “Khổ là trạng thái bức bách, khó chịu đựng” [Phật học phổ thông]; so sánh hai định nghĩa này hai trạng thái khổ và sân đều là chán nản, ghét bỏ, bức bách, sầu muộn khó chịu đựng, trạng thái nầy chính là mặt trái của ái.ì ái là thương mến, muốn sở hữu, muốn chiếm giữ ngược lại là ghét bỏ, từ chối, những trạng thái tình cảm nầy đều thuộc về ái hay sân. Nói tóm lại, nguyên nhân của sân chính là mặt trái của khát ái, mà khác ái chính là tập đế.

Hình tướng của của sân không giống nhau: Có người đang sân nhưng yên lặng chỉ biển hiện qua thái độ như nghiêm nghị hơn cho đến khi sự việc qua đi mới phân giải, có sân biểu hiện qua quát tháo ầm ỉ, có khi đi đến động thủ, muốn loại trừ đối phương, và như thế tốc độ nóng nảy cứ tăng dần lên trở thành hận, trạng thái nầy kết hợp với si “Tâm sân thọ ưu hợp hận không trợ và có trợ”[Atidam] trường hợp trên là không trợ tức nóng nảy bọc phát tự nhiên tức người có tâm nống nảy. Mà có trơ chỉ đối tượng hay lặng lẽ âm thầm, có suy tư trước khi cảm súc bọc phát nhưng vẫn còn trong tâm sân thọ ưu” vì dù có suy nghĩ nhưng vẫn không chiến thắng được ác ma trong tâm đang xúi giục.

Nguyên nhân của sân chính là ngã, ngã kiến, kiến thủ mà có, chỉ chấp thủ ý kiến của mình, mà không biết lắng nghe ý kiến của người khác, không tôn trọng ý kiến của người khác, đó là thái độ chối bỏ, ghét bỏ, tức là sân, khiến người xung quanh tự nhiên xa lánh, sân quả là một vũ khí lợi hại giết mạng căn lẫn lòng t72 ở hiện tại và cả tương lai.

“Tai hại của giận oán,

Phá tan các pháp lành”

Sân có mặt nghĩa là lúc ấy tâm từ vắng mặt, lúc ấy, lòng thương yêu, tính vị tha đã bi sân che lấp, không giúp đỡ người mà còn muốn trừ khử, không lễ phép mà còn ganh tỵ, mạ lỵ, không hổ thẹn mà còn cóng cao, khen mình chê người, một cách thậm tệ. Nếu không kịp thơiụ nhận ra rằng, thái độ nầy chính là sân, sân có mặt tức ác bất thiện pháp có mặt, khiến không việc ác nào không làm được, tương lai của sân chính là ác thú, đoạ xứ, địa ngục.

- Si: (Moha) Còn “gọi là vô minh, tà kiến, tâm tánh ám muội, không thấy lẽ chính, hướng vào con đường sa ngã, sai lạc, mê sự bỏ lý, mê lý bỏ sự, nghi ngờ chánh pháp, tất cả mọi phiền não do đấy mà sinh r”a. [Từ điển Phật học Hán Việt-1994]

“Thế nào là vô minh? Nầy các Tỷ Kheo, không rõ biết khổ, không rõ biết khổ tập, không rõ biết khổ diệt, không rõ biết con đường đưa đến khổ diệt nầy các Tỷ Kheo đây gọi là vô minh”[340, 6]. Vô minh được Đức Thế Tôn định nghĩa theo nhiều cách, nhưng dù định nghĩa thế nào thì vô minh cũng là tà kiến, “Ở đây nầy Hiền giả, vị Tỷ Kheo suy nghĩ “Các ác bất thiện pháp không khởi lên nơi ta, nếu chúng khởi lên, chúng có thể đưa đến bất lợi” Vị ấy không biết sợ, “Các ác bất thiện pháp có khởi lân nơi ta, nếu chúng không bị đoạn diệt có thể đưa đến bất lợi” Vị ấy không biết sợ. “Các thiện pháp không khởi lên nơi ta, nếu chúng không khởi lên có thể đưa đến bất lợi “Vị ấy không biết sợ “Các thiện pháp khởi lên nơi ta, nếu chúng bị đoạn diệt có thể đưa đến bất lợi” Vị ấy không biết sợ…” Như vậy nầy Hiền giả, không có nhiệt tâm, không biết sợ, không thể có giác ngộ, không thể có Niết Bàn, không thể có chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các khổ ách”. Nghĩa là vị ấy không biết sợ ngay khi các ác bất thiện pháp khởi lên, hoăỉc các thiện pháp mất đi, tức là lúc ấy không có công phu trong việc trưỡng dưỡng thiện tâm, không có công phu trong sự đoạn trừ ác pháp, tức là vị ấy mê sự bỏ lý, dễ đi vào nghi ngờ chánh pháp, nghi ngờ Phật, Pháp, Tăng, mà nghi ngờ chính là một ác pháp, các phiền não xuất hiện khi tâm không có chánh kiến là duyên cho tà niệm, tà định và có mặt của sát sanh, trộm cấp tà dâm… có mặt những ác pháp nầy tương lai sẽ dẫn con người đến cõi dữ, ác thú, đoạ xứ, địa ngục.

Tâm si thường hướng đến khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm lại càng nhiều hơn mà không biết khổ não, cho đây là pháp lạc, cần được hưởng thụ và sở hữu, những khổ não trong đời nầy, có muôn hình chủng loại, thứ nào cũng hấp dẫn và thu hút, luôn luôn hướng tâm si vào vòng luân hồi không ngừng nghỉ. “Trong Thầy không có lòng tin đối với các thiện pháp, trong thầy không cò lòng hổ thẹn đối với các thiện pháp, trong thầy không có sợ hãi đối với các thiện pháp, trong Thầy không có lòng tinh tấn đối với các thiện pháp, trong Thầy không có trí tuệ đối với các thiện pháp” Tỷ kheo, tỷ kheo ni nào từ bỏ học pháp… Để tự trách và chỉ trích đến vị ấy ngay trong hiện tại.

Tóm lại, toàn bộ sự trình bày từ chương hai đến đây tất cả đều nằm trong phạm vi của si vì si mê nên không có sự sợ hãi, đối với các ác pháp, nên nghi ngờ chánh pháp “Tin tưởng rằng mình có lý, và chỉ mình mới có lý thôi, là nguồn gốc của độc tài, một tai hoạ tàn khóc của nhân loại”. Độc tài cũng chính là si vậy

2.2 - Những thiện nghiệp liên hệ đến thân, khẩu, ý:

Khi nói đến thiện người ta thường nghĩ ngay đến những gì tốt đẹp nhất, một lời an ủi, một tiếng khen, giúp đỡ người như xỏ kim, vớt một chú kiến đang chết đuối v.v… những việc làm rất thường tình ai cũng có thể làm, có nhiều khái niệm về thiện. Với Phật giáo “Vô tham là thiện, vô sân là thiện, vô si là thiện… Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ vọng ngữ là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ nói ác khẩu là thiện, từ bỏ nói lời phù phiếm là thiện, không gian tham là thiện, chánh kiến là thiện…” [113,2] hoặc “Thiện là tốt lành là trái với ác” [Đào Duy Anh] theo ÔngMôhamet (Giáo chủ Hồi giáo) định nghĩa “Một việc thiện là việc làm nở một nụ cười trên môi người khác”

-“Điều được xã hội chấp nhận, được xem là thiện. Hành động, lời nói được đại chúng chấp nhận là thiện”.

-“Thiện là tăng ích”.

-“Thiện pháp ở đây là con đường mười thiện nghiệp những gì là mười? Là hằng lìa sát sanh, trộm cấp, tà hạnh, vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, ỷ ngữ, tham dục, sân khuể và tà kiến” Hay thiện pháp là gì? Là thân của trời người, thanh văn, Bồ đề, độc giác bồ đề, vô thượng bồ đề, y pháp mà làm căn bản mà được thành tựu nên gọi là thiện pháp” [52,18]

Cho dẫu có bao nhiêu khái niệm, bao nhiêu tôn giáo thiện vẫn tích chứa nhóm hợp trong thân, khẩu, ý được biểu hiện qua lục căn đầy đủ sáng chói, tươi trẻ, đó chính là phước báu, nhờ tu tập thiện pháp không thôi, không nghĩ, dù chỉ một nghĩa thiện được đề cập bàng bạc xuyên suốt như sợi chỉ trong cả hệ thống giáo lý nhà Phật, xác định chỉ có thiện mới đưa đến quả Bồ Đề và thành tựu được thân trời, Thanh Văn, Độc Giác và Vô Thượng Bồ Đề.

2.2.1 - Những thiện nghiệp của thân do:

-Từ bỏ sát sanh – không sát sanh:

Có bài kệ nói về thân như sau:

“Cũng thân nầy tạo gây nghiệp tội,

Cũng thân này tu các hạnh lành,

Cũng thân nầy mê vọng chúng sanh,

Cũng thân nầy giác chơn thành Phật”

Đúng như thế “Nếu tội khởi từ tai, thì cũng nơi tai sám hối thì tội sẽ hết” Sám hối ở đây là “Sám giả tiền khiên, hối kỳ hậu quá” nghĩa là sám các lỗi trước, hối các lỗi sau hay sám các lỗi trước nguyện chừa không tái phạm ở lần sau cũng vậy về thân có nghiệp sát- Đạo-Dâm.

Với thân: Từ bỏ sát sanh, từ bỏ trộm cắp, từ bỏ tà dâm tức thân ấy là thân thanh tịnh, tức thiện nghiệp tạo ra nơi thân bằng cách tu các lỗi trước, ý thức những hành động trong hiện tại không rơi vào tội lỗi, để được như vậy chúng ta tìm hiểu từng nghiệp một trong thân tại sao chúng ta phải không sát sanh-từ bỏ sát sanh.

Như phần ác nghiệp đã trình bày sinh vật và loài người rất giống nhau cũng biết đau, biết sợ chết, nếu sát sanh sẽ nhận quả là sanh về ác thú, đoạ xứ, địa ngục thì không sát sanh tức là giải thoát khỏi các cõi nầy, vì không sát sanh, nghĩa là chúng ta đang trưởng dưỡng tâm từ, với tâm từ thương yêu mọi loại như thương yêu chính bản thân mình, vậy tâm từ thường thương yêu, bảo vệ, an ủi mọi khổ đau đến các loài, tâm từ không muốn sát, không muốn nghe sát, không tùy hỷ sát mà còn hộ trì mạng sống của các loài bằng cách khuyên đừng sát, mua sinh mạng để phóng sanh, chính hành động phóng sanh là biểu hiện tâm không sát hại, không muốn làm tổn thương, tổn hại đến các loài dù nhỏ bé. Xã hội hiện nay trong nghề canh nông đa phần người ta dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bằng chất hóa học, sau thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học khuyến khích “hãy dùng phân sinh học” để phần nào hạn chế nghiệp sát, hành động khuyến khích dùng phân sinh học là biểu hiện của tâm từ, ở cấp độ cao hơn từ bỏ nghịêp sát tức đại từ, phóng sanh, cứu hộ khi chúng lâm nguy như chết đuối, sập bẩy hay chim chậu, cá lồng v.v…

Với tuệ quán như thật về sự luân hồi do nhân quả Đức Phật cho biế trong Kinh Thập thiện: Không sát sanh tức xa lìa được nghiệp sát thành tựu mười pháp không bức não đó là:

1- Bố thí đức vô úy cùng khắp chúng sanh.

2- Thường khởi lòng từ bi đối với chúng sanh.

3- Dứt sạch tập khí giận hờn.

4- Thân thường không bịnh.

5- Mạng sống lâu dài.

6- Thường được phi nhân ủng hộ.

7- Thường không ác môỉng, thức ngủ an vui.

8- Diệt trừ oán kiết, oán hận tư giải.

9- Không sợ rơi vào đường dữ.

10 - Khi chết sanh lên cõi tr

Nhờ có chánh kiến thấy đưc sát sanh là nhân của địa ngục, ngạ quỉ, và súc sanh và đoạn tận sát sanh là nhân của vô thượng bồ đề. Do chánh kiến mà thân không sát sanh, khẩu không nói lời đoản mạng, do đó trong tư duy cũng tư duy về hộ mạng chúng sanh, vì sát sanh là nhân của hiềm hận, ưu, bi, khổ, não, đoạn tận sát thường hướng tâm đến mười phương chúng sanh, tức tâm của chư Phật, chư Bồ Tát, vị nầy đi đến đâu cũng được vui vẽ, hạnh phúc, sự hạnh phúc đạt được nhờ thường mang hạnh phúc đến với mọi loài, tức không có nhân của hiềm hận nghĩa là không có nhân tập đế cũng như biết con đường tu tập để dứt sạch sát sanh là Đạo Đế con đường Thánh Đạo tám ngành của bậc Thánh. Đức Phật dạy sát sanh là luân hồi trả quả, nhưng có loại sát khác lại đưa đến an vui, sát nầy cần phải sát, khuyến khích sát vì an vui cho cả số đông và trời, người.

“Sát phẩn nộ được lạc,

Sát phẩn nộ không sầu,

Phẩn nộ với độc căn,

Với vị ngọt tối thượng,

Pháp ầy bậc Thánh Hiền,

Tán đồng sự sát hại,

Sát pháp ấy không sầu,

Nầy Hiền giả thượng nhân”

[107,6]

Những loại sát tưởng chừng như rất dễ, nhưng phải có một công phu thâm hậu mới có thể sát được.

- Từ bỏ trộm cắp - không trộm cắp:

Giới thứ hai trong giới bổn là không được lấy của không cho nghĩa là, chúng ta phải sống chân thật, vừa với chính mình và mọi người chung quanh để không gây tổn hại cho mình, người cho cả hai, cũng là sự lành mạnh thanh tịnh cho thân, khẩu, ý, không lấy của người tức tôn trọng vật sở hữu của người.

Không gian lận tức làm giàu một cách chân chánh, thì niềm vui nầy tỉ lệ thuận với niềm an lạc, chẳng phải ở quốc độ nầy mà còn cả quốc độ khác mình sẽ đến. Không lấy của không cho tức biết đủ trong phạm vi nhất định “Tri túc, tri nhân tuy ngoạ địa thượng vô vi an lạc” hoặc “Người không biết tri túc, tuy giàu nhưng bần hàn người có biết tri túc tuy nghèo nhưng giàu sang, người có biết tri túc nhìn thất bất thương ôi” [Bát Đại Nhân Giác], khi biết đủ người ta không cảm thấy thiếu thốn vì vậy không mông cầu gì hơn, của vô cớ họ vẫn không tham vì thế họ rất thoải mái vì không bận tâm mưu nầy, kế nọ để có những vật chất không đáng kể là sắc chất, vì là sắc nên có nghĩa vô thường, có để nương và sống, sự vô thường không giới hạn ở bất cứ vật chất nào cả, như thật tuệ quán như thế con người ngày càng mở rộng tầm nhìn bằng cách bố thí tất cả những gì họ cho là cần thiết, có rất nhiều sự bố thí, nhưng cơ bản người ta thường bố thí là tài thí, pháp thí và vô úy thí.

Tài thí: là thí tiền, của, dân gian có câu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no” chúng ta không cần phải có thật nhiều tiền mới bố thí được, chỉ cần một chén cơm lót dạ, một ly nước đỡ khát, một viên thuốc làm dịu cơn sốt, một manh áo đỡ lạnh trên tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, làm vơi đi nỗi bức xúc tạm thời nghĩa là chính chúng ta đang mát mẽ.

Pháp thí: Nói đến pháp nghĩa là đề cập đến giáo pháp nhà Phật là những điều hay, phải, có lợi ích cho cá nhân, tập thể, xã hội, Đức Phật nói Bậc nhất trong hàng bố thí, nhưng sách cho họ cùng đọâc tụng, việc làm nầy được Đức Phật tán dương “cũng không bằng chính bản thân người (không kể tại gia hay xuất gia) phải luôn luôn niệm thân là vô thường, pháp là vô ngã, thọ là khổ đây là những niệm cần thiết và quan trọng trong đời sống thường nhật, giúp viễn ly ly tham.

Vô úy thí: là an ủi, bảo vệ, che chở, những người bất hạnh, cô đơn, những người cô thế gặp nạn, bên vực những con vật đang bị nạn chọc huyết, nhổ long bằng cách mua chúng phóng sanh v.v… có những mảnh đời góa bụa rất cần sự giúp đỡ như qua đường, chỗ đông người v.v… dùng lời nói nhẹ nhàng an ủi về mặt tinh thần (ái ngữ nhiếp), khiến họ niệm Phật, giữ giới, bố thí và nhẫn nhục, dù trong một sát na. Từ bỏ trộm cắp được mười lợi ích sau đây:

1. Giàu có của cải: vua, giặc, nước, lửa, và con hư không thể phá diệt.

2. Nhiều người thương mến.

3. Người không phụ gạt.

4. Mười phương khen ngợi.

5. Không lo tổn hại.

6. Tiếng tốt đồn khắp.

7. Ở trong đại chúng không hề sợ hãi.

8. Của cải tánh mạng, hình sắc, sức lực, an vui, biện tài đầy đủ không thiếu.

9. Thường sẵn lòng bố thí.

10. Mạng chết sanh lên cỏi trời.

[71,18]

Vì khi bố thí chúng ta đã xả bỏ lòng kiêu mạn, tánh bỏn sẻn tức nuôi dưỡng từ tâm bao trùm khắp mọi phương, cứ tinh tấn như thế và con hồi “Không tham khởi lên trong tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh, hạnh phúc? Baỳch ĐứcThế Tôn, người nầy không tham nầy Bhaddhiya không bị tham chinh phục, tâm không mất tự chủ, không giết loài hữu tình, không lấy của không cho… Người ấy được hạnh phúc an lạc lâu dài”. Muốn tâm không trộm cắp người ấy luôn luôn có chánh niệm, niệm không của ta, không phải là ta, không là tự ngã của ta, không phải là ta tức là tuệ giác trong mỗi niệm để chế ngự tham và đoạn tận tham, như vậy, con đường tu tập tham chính là con đường Thánh Đạo tám ngành, tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạn… Và đoạn tận dục thamm ột cách dễ dàng- Từ bỏ tà dâm - không tà dâm

“Từ vô thủy đến nay do tâỉp quán nhiều đời huân tập, ái dục là căn bản, dâm niệm là nền” hoặc “Ba cõi luân hồi dâm làm gốc, sáu đường qua lại ái căn do” Thật khó thoát ly ái tập dâm, nên người xuất gia lấy việc đoạn dâm làm đầu. Trong Tập Đế của Tứ Thánh Đế, Đức Phật khẳng định nguyên nhân của đau khổ chính là do “Ái nầy tái sanh câu hữu với hỷ, tìm cầu hỷ lạc chỗ nầy, chỗ nọ” Và Đức Phật cũng không quên đưa ra phương pháp đoạn tận ái đó chính là Thánh đạo tám ngành hay Đạo Đế tức Chánh Kiến, Chánh Tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh tinh tấn và chánh định. Nhờ chánh kiến giúp tâm đuợc định tỉnh, nhận ra dâm dục và sự có mặt của dâm dục cũng như sự nguy hiểm của dâm dục, với tuệ quán biết được “Sự bất tịnh từ chân lên tới tóc, đầy những nhơ uế: Tóc lông, móng răng, da mỏng, da dầy, máu thịt, gân mạch, xương tủy, gan phổi, tim, dạ dầy, ruột non, ruột già, phân nước tiểu, đờm dãi, mồ hôi, nước mắt, gầu, đất, mũ, não, màng não, mỡ chảy, mỡ nước v.v... các thứ bất tịnh như thế đầy dãy trong thân” [222,97}nhờ vậy người xuất gia mới dễ dàng đi đến quyết định đạon tận ái, nhưng tham ái có nhiều thứ, có người đắm sắc, đắm hình dáng v.v... với trí tuệ và quyết tâm, mỗi loại tham có cách trị riêng, những phương pháp đối trị là một cách đoạn diệt “Đắm màu sắc, làn da, nên quán thây bằm tím, đắm sự cân đối nên quán thây phìn trương, đắm dung nghi nên quán thây máu mủ chảy, đắm âm thanh nên quán tiếng kêu la tắc nghẽn của người bị đâm, đắm vẻ mềm mại nên quán bộ xương; Đắm toàn bộ hãy quán khắp những thứ bất tịnh” [ 222,9]

Sự bất tịnh khiến lòng tham sắc lần lần muội lược và đi đến từ bỏ dâm dục, sự từ bỏ, sự xả ly chính là thiện pháp làm tăng trưởng tính lực, tấn lực và niệm lực, cũng thành tựu viên mãn, nếu sự quán bất tịnh như trên vẫn chưa đủ thiền giả còn phải trao dồi oai nghi đối với khẩu cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác thành dâm dục đó là “Không nói lời ái dục, lời trữ tình, lời xảo mị, lời dua nịnh, lời bất tịnh, lại không được phát những âm thanh yêu kiều, êm diệu, phải chánh nghiệp trong lời nói, không cùng với người nam vô trí nói chuyện quá năm, sáu câu, cẩn thận giữ gìn khẩu nghiệp thanh tịnh” nói dâm ví như một đốm lửa nhỏ ban đầu, tác thành đám cháy to.

Nếu chỉ quán sắc với thây bầm tím bằng phương pháp phân tích, từ khi mới chết thiền giả sẽ đi vào thực tế, một cách thiết thực, từ đó lòng dục sẽ tắt liệm như mặt trời mất hẳn, sau khi lóe lên ánh sáng cuối cùng là khi mới chết, tim ngừng đập hết thở… Hơi ấm trong người dần mất, da hết màu sắc, bóng láng, mắt, mặt như tro sám, xanh, nếu với ác ngiệp sẽ hiện lên tướng ghê sợ như: “Mắt lồi, trợn trừng, há miệng, thè lưỡi, trề môi, tay chân co giật, bụng phìn lên thóp xuống, toàn thân đầy nước hôi hám tràn lan, xú khí không bút nào tả xiết, mỗi người một nghiệp khác nhau” Với tận mắt thấy cảnh tượng nầy, có lẽ dù thương yêu bao nhiêu, dù luyến nhớ cách mấy, cũng không dám sờ mó nữa chăng. Trên đây là một số phương pháp quán nhằm ái dục muội lược, đi đến từ bỏ dâm dục tức dâm dục được đoạn trừ.

2.2.2 - Thiện nghiệp của khẩu do:

- Từ bỏ vọng ngữ- không vọng ngữ:

Tức nói lời chân thật, chuyện có nói có, chuyện không nói không, chuyện phải nói phải, chuyện quấy nói quấy, không thêm thắt, không dua nịnh, không trau chuốt, lời chân thật với người bất thiện sẽ không ưa thích, ủng hộ, ngược lại với người trí rất được tín nhiệm, yêu mến, lời chân thật luôn luôn tạo cho những người xung quanh cảm giác an toàn, tin tưởng.

Lời chân thật xuất phát từ tâm từ, hướng thượng, sợ tội lỗi tức có chánh niệm, cũng như không muốn gây tạo khẩu, nghiệp mà thường đem lời ôn hòa, lễ phép, an ủi, chia sẻ, cũng như tạo sự không sợ hãi cho những người xung quanh. Với lời chân thật trời người đều kính lễ, vì phước nói lời chân thật rất to lớn.

Từ bỏ vọng ngữ có những công đức như sau:

1. Miệng thường thanh tịnh thơm mùi hoa ưu bát.

2. Được người đời tin phục.

3. Mở lởi thành chứng, trời người kính mến.

4. Thường dùng lời êm dịu an ủi chúng sanh.

5. Được ý vui thù thắng.

6. Nói không sai lầm.

7. Mở lời tôn trọng, người trời vâng làm.

8. Trí tuệ thù thắng, không ai chế phục được

Cuộc sống hàng ngày, lời chân thật ảnh hưởng rất nhiều đối với phong cách của chính mình, và trực tiếp đối với những người xung quanh, đầy đủ nhân cách, buộc tội, khiển trách hay yêu cầu, ra lịnh “Nói dúng như thật, nói lời nhu hoà, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói lời từ tâm, thành tựu năm chi phần nầy, “Nầy các Tỷ Kheo, các lời nói là thiện thuyết, không phải là ác thuyết, không có phạm tội và không bị người có trí chỉ trích” [700,3]. Đây là đoạn Kinh liên hệ đến lời nói được đề cao về mặt gía trị, như một món hàng được mua từ chợ, vừa xinh đẹp lại vừa được xử dụng ở nhiều khía cạnh, món hàng ấy được tôn vinh và bảo vệ.

Để có lời nói chân thật, người nói cần phải có sự tinh cần, tinh tấn trong mọi lúc, mọi nơi, có sự cân nhắc đến ích lợi, sự tàn hại, sự dối trá tức tinh cần trong sự hộ trì giới bổn, nhờ hộ trì giới bổn không ai có thể chế phục phục.

- Từ bỏ ỷ ngữ – không ỷ ngữ:

Là không nói lời phù phiếm, lời xảo trá, lời gian giảo, không nói lời liên hệ tới tà hạnh, không thêm thắc sự thật, không nói lời liên hệ tới dâm dục là thiện, lời ỷ ngữ là nhân tố quyết định đến giá trị đạo đức của vị ấy “Nếu biết vị ấy nói “Tôi biết”, nếu thấy vị ấy nói “Tôi thấy”, như vậy là lời nói của vị ấy không trở thành vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi” [630,2].Vì thế chúng ta không nên nói quá, vì tất cả những lời nói quá đều mang tín vị kỷ, phạm giới cấm.

Từ bỏ lời ỷ ngữ chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng vì không hại mình, hại người hại cả hai, lời không ỷ ngữ tạo điều kiện tha thứ cho người, dễ được chấp nhận trong đoàn thể, từ bỏ ỷ ngữ được ba quyết định như sau:

1. Quyết định được người trí ưa thích.

2. Quyết định có thể dùng trí như thật đáp các câu hỏi.

3. Quyết định đối với Trời , người, có oai đức tối thắng, không hư vọng. [77,8]

Từ bỏ lời ỷ ngữ tức biết dừng lại đúng nơi trong mọi tình huống , giống như biết thắng một chiếc xe đang quá đà, đang tuột dóc, người đánh xe nầy được xem như là người đánh xe lão luyện, có sự nổ lực trong sự điều khiển, cũng vậy biết dừng lại đúng thời thì lời nói sẽ trở nên thanh tịnh.

“…Không nên nói hai lưỡi,

Phẫn nộ quăng lời ác,

Như đá rơi vực thẳm…”

[533,6]

- Từ bỏ ác khẩu-Không ác khẩu:

Là không chưởi thề, văng tục, không nói lời làm tổn hại, không nói lời nguyền rủa, nghĩa là từ bỏ “Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người khác đau khổ, khiến người khác tức giận, liên hệ đến phẩn nộ, không đưa đến thiền định. Không nói những lời phù phiếm, không nói phi thời, không nói những lời phi chân, không nói những lời không lợi ích, không nói những lời phi pháp, không nói những lời không đáng gìn giữ” [627,2]. Mà nói những lời thuận lý, có mạch lạc, có hệ thống, nói những lời tăng ích, biết yên lặng, biết kham nhẫn, nói lời từ bỏ tham, từ bỏ sân và từ bỏ si.

Không nói ác tức nói những lời vắng mặt của đố kỵ, ngoan cố, chấp trước, lời nói khiến người không sợ hãi cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần, lời nói hợp với chân lý, số đông chấp nhận…, lời nói nầy làm đẹp lòng người, như khi đi xa về mọi người chào đón được hỏi thăm ai cũng thích thú, là lời tao nhã, hợp thời mà không cần phải trao chuốt, xu nịnh,

Lời thiện thường đi với thái độ tự nhiên, không rụt rè, sợ hãi, không hối hận, được những lợi ích sau: 

1. Lời nói không trái pháp độ.

2. Lời nói đều lợi ích.

3. Lời nói hợp lý đạo.

4. Lời nói đẹp khéo.

5. Lời nói có thể lảnh thọ thừa hành.

6. Lời nói được tin dùng.

7. Lời nói không thể chê.

8. Lời nói được ưa thích

[85,18]

“Kẻ ngu nghĩ mình thắng,

Khi nói lời ác ngữ,

Ai biết chịu kham nhẫn

Kẻ ấy thật thắng trận,

Những ai bị phỉ báng,

Trở lại phỉ báng người,

Kẻ ấy làm ác mình,

Lại làm ác cho người”

[163,6]

Người từ bỏ ác khẩu thường hay yên lặng một cách kham nhẫn tích cực, sự yên lặng là thứ ngôn ngữ có văn hóa về phương diện tu tập, là một cử chỉ đẹp, là một cách giáo hóa tha nhân “Nhẫn hay sanh việc hoà kính giữa người với người” [Luận Nhiếp Đại Thừa]. Từ những lý do trên đây, mọi người nên từ bỏ nói lời ác, để trong giấc ngủ được an lạc, không ác mọng, giấc ngủ được sâu lắng vì không nói ác, từ bỏ ý nghĩ ác, không hành động ác, động lực khiến nói lời thiện chính nơi sự tu tập, mà con đường đưa đến từ bỏ nói lời ác không ngoài con đường Thánh Đạo Tám ngành đó là “Chánh Kiến, chánh tư duy, chánh ngữ…” Chính con đường đưa Hành Giả đến sự an lạc trong từng giờ, từng phút, khi nói không đuợc tùy tiện mà lời nói phải có chánh kiến, chánh tư duy, để có sự chấp nhận mà không phỉ báng.

- Từ bỏ lưỡng thiệt-không lưỡng thiệt:

Nghĩa là không đem lời xấu của người nầy đến người kia, không đem lời xấu của người kia đến người nầy, làm hai bên hòa thuận, không chiến tranh bằng miệng, bằng gậy gộc, bằng chân tay, không nói lời hai lưỡi là lời tăng ích, hành động nầy được xây dựng bởi tâm từ, hoan hỷ, dựa trên sáu pháp hòa kính đó là:

1. Thân hòa đồng trú.

2. Khẩu hòa vô tránh.

3. Ý hoà đồng duyệt.

4. Giới hòa đồng tu.

5. Kiến hòa đồng giải.

6. LợI hòa đồng quân

Sự vắng mặt của lời hai lưỡi là lời nói pháp, nói luật, nói lời can gián nhau, khi phạm phải sai lầm, lời can gián không mang tính chỉ trích, cùng tranh luận về lời Phật dạy, để rút ra kinh nghiệm sống và tu tập. Khi đề cập đến con đường đoạn tận khổ đau thì tri kiến cá nhân là yếu tố căn bản cùng đóng góp xây dựng nên mức độ hòa kính, tức vắng mặt của hai lưỡi “Những ý kiến nầy khởi lên trên đời hoặc liên hệ đấn ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận, chỗ nào những sở kiến nầy tiềm ẩn, và chỗ nào sở kiến nầy hiện hành, chỉ có cách quán sát chúng với như thật tuệ tri “Cái nầy không phải là tôi, cái nầy không phải của tôi, cái nầy không phải là tự ngã của tôi”

[ 98,2].

Khi khởi lên niệm nói hai lưỡi phải tự phản tỉnh, đây là ác khẩu sẽ đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai và như vậy tự hứa sẽ không tái phạm, để tự phản tỉnh mình phải là người có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp…, tức Thánh Đạo tám ngành, con đường đoạn tận mọi cấu uế do tham, sân, si gây nên, con đường từ bỏ lưỡng thiệt - Không lưỡng thiệt cũng nương nơi con đường Thánh Đạo tám ngành nầy.

2.2.3 - Thiện nghiệp của ý do:

- Từ bỏ tham - không tham:

Là không rơi vào đường ngũ dục, không bị cuốn hút vào vòng trần cảnh, tức không bị đắm trước bởi sắc dục ở thế gian, không nhiễm trứớc bởi tham ái, nghĩa là không tham, tài, sắc, danh, thực, thùy, hay không đắm nhiễm bởi sắc thinh, hương, vị, xúc, pháp.

Nếu tâm tham căn bản đặt trên tài, sắc, danh, thực, thùy, hoặc sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp đây chính là tội lỗi, với không tham mọi thứ liệt kê trên được xem như vô thường, biến đổi, như bóng nước, như ánh sáng, tôn giả Lahầula nói “Nầy cái bọc da giả dối, trong chứa đầy các thứ bợn nhơ”

Hoặc:

“…Xây bằng máu thịt dựng bằng gân xương

Thế gian chất chứa chán chường.

Nào già nào chết náo nương chốn nầy.

Xe dầu trang sức còn hư hoại,

Thân có trao tria cũng yếu già.”

Nên Đức Phật dạy: “Tỷ kheo bằng lòng với tấm y, để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo y bát vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn nầy, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không lỗi lầm, khi con mắy thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, những nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự, nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt, cũng vậy tai, mũi, lưỡi, thân, ý, những nguyên nhân gì khiến các căn không được chế ngự, khiến thqm, ái, ưu, bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, tức hành sự hộ trì ý căn… Vị ấy khi đi tới, khi đi lui. Đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn xung quanh đều tỉnh giác…” [401,2]. Nhờ vậy tâm tham được từ bỏ, mà con đường đưa đến từ bỏ tham tâm là chánh kiến. Chánh tư duy… “Vị ấy sống quán tánh xả ly, trong các thọ ấy, nhờ vậy không nên chấp trước một vật gì trên đời; Do không chấp trước nên không phiền não, vị ấy chứng đạt niết bàn…” [202,2]. Tâm nhàm chán, muốn ly khai, đoạn diệt, khỏi những trói buộc vật chất, nhờ quán sát nguyên nhân của tham mà có “Nầy các Tỷ Kheo là sự điều phục dục tham, đối với sắc pháp, sự đoạn trừ dục tham như vậy là xuấ ly dục tham” [205,2].

- Từ bỏ sân không sân:

Những trạng thái bức bách, nóng nảy, lo lắng… không hiện hữu trong tâm thay vào đó là trạng thái của an lạc, Đức Phật dạy “Ông phải học tập như sau: “Mong rằng tâm của ta sẽ không bị biến nhiễm, mong rằng ta sẽ không nói ác ngữ! Mong rằng ta sẽ sống với lòng lân mẫn với tâm từ bi, không ôm lòng sân hận” [281,2]. Đúng vậy sự vắng mặt của sân hận cũng tức là sự vắng mặt của sát sanh, trộm cắp, nói dối, nói hai lưỡi… Tham, sân, si, hay sự có mặt của nhẫn nhục, của bố thí, trì giới, tinh tấn, người nào chưa nhẫn nhục người ấy chưa có lòng từ.

Từ bỏ sân hận là căn bản của mọi thiện pháp, là nấc thang đi vào đạo lộ vô sanh “Trong người nào hiềm hận được sanh, trong người ấy bi cần phải tu tập, như vậy trong người ấy hiềm hận cần được trừ khử, trong người nào hiềm hận được sanh, trong người ấy xã cần được tu tập, như vậy trong người ấy xã cần đượpc tu tập”. [ 613,3].

Thế nào là tâm bi được tu tập? “Tức cần phải khởi đầu bằng sự quán sát của sự thiếu tâm bi và lợi ích của tâm bi” Bởi thế quán sát sân hận như sau “Có lợi ích gì khi tức giận như vậy, há chẳng phải nghiệp sân nầy chỉ đưa đến hại ngươi? Vì ngươi là sở hữu của nghiệp, kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là con là quyến thuộc… Ngươi giống như kẻ cầm cục than nóng đỏ hay phân để đánh người chưa gì mình đã nóng và hôi thối” và hành giả biết sợ hãi khi nghĩ đến sân hận nhờ vậy hiềm hận được từ bỏ, nên gặp việc không vừa ý cũng không sân “Nầy Tỷ Kheo dù cho kẻ cướp có tàn bạo, cắt đứt hết tay chân mình bằng một cái cưa hay cái cán, người nào vì kẻ ấy mà trong lòng nổi lên sân hận thì đó không phải là người thực hành giáo lý của ta” 1129,2], sân là một nhân cách xấu, cử chỉ xấu.

Khi hiềm hận được từ bỏ một cách thanh tịnh thì được 11 lợi ích như sau: “Ngủ an ổn, thức an ổn, không chiêm bao ác môỉng, người ấy được người khác yêu mến, chư Thiên hộ trì, lửa, khí giới và chất độc không làm hại được, tâm người ấy dễ định, nét mặt khinh an, chết tâm không rối loạn, và nếu khôn đắt quả gì cao thì vị ấy sẽ thác sanh vào phạm Thiên giới”

- Từ bỏ si - không si:

Từ bỏ không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói ỷ ngữ, nói ác khẩu, không tham, không sân tức là không si, và từ bỏ si tức trí tuệ. Tuệ có nghĩa là “Cái tác dụng phân biệt sự lý, quyết đoán nghi ngờ, thông đạt sự lý, trí và tuệ tuy có cùng nghĩa nhưng hai từ nầy thực ra có nghĩa đối đãi nhau, thông đạt sự tướng hữu vi thì gọi là trí, thông đạt không lý vô vi gọi là tuệ, luận duy thức quyển chính. Thế nào gọi là tuệ? Phân biệt cảnh sở quán là trí, đoạn được nghi ngờ là nghiệp, còn quán được trong cảnh đắt thất đều là không, thì chỉ có tuệ mới phân biệt được”119]. Hoặc tuệ còn phiên âm là Nhã-na xà-na còn gọi là trí tuệ: Đối với hết thảy đạo lý của hết thảy sự vật, có khả năng đoán định phải quấy chánh tà… gọi là trí tuệ. Trí bao gồm cả tác dụng của tuệ và thường coi trí là đồng nghĩa với tuệ, nên có khi nói trí cũng đã bao hàm tuệ và ngược lại: Nghĩa là sự vắng mặt, ly khai của si “Khi Thánh đệ tử tuệ tri sự bất thiện và tuệ tri căn bản của bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri căn bổn của thiện, chư hiền khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu Diệu pháp nầy” [112,2]. Hoặc khi nào vị Thánh tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư hiền khi ấy vị Thánh Đệ tử có chành tri kiến…”

Đức Phật dùng chữ tuệ tri ở đây, khác với tưởng tri và thức tri. Tưởng tri là quá trình hiểu biết sự vật, qua hình dáng màu sắc kích cỡ. Ví như sự hiểu biết của đứa trẻ biết hoa hồng với màu sắc như vậy, hình dáng như vậy. Còn thức tri như sự hiểu biết của người quê biết giá trị của hoa, vị trí của hoa, biết trồng hoa, nhưng tri kiến lại biết rõ hơn , biết nguồn gốc, thọ mạng, biết hoa thích hợp nơi nào, sinh trưởng ở dạng vật chất nàov.v… Hay sự hiểu biết nầy là cái biết của bậc trí chính là tuệ, tuệ nầy được mô tả như sau: “Thế nào là thức ăn? Thế nào là con đường đoạn diệt thức ăn? Chư hiền có bốn loại thức ăn nầy, khiến các loài chúng sanh đã sanh được an trú, hay các loài hữu tình sẽ sanh được hổ trợ cho sanh. Thế nào là bốn? Đoàn thực loại thô hay loại tế, xúc thực là thứ hai, tư niệm thực là thứ ba, thức thực là thứ tư, từ tập khởi của ái, có tập khởi của thức ăn, từ đoạn diệt của ái, có đoạn diệt của thức ăn, Thánh đạo tám ngành là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn” 114,2]. Như thế là sự mô tả hoàn toàn chính xác của tuệ hay vô si.

2.3 - Thân - khẩu - ý và sự tương quan giữa tác hại và lợi ích:

Thân: Hình thành từ tứ đại (Đất, nước, gió, lửa) tạo thành một thế giới nho nhỏ, có thể di chuyển được (Đi, đứng, ngồi, nằm…) chỉ bấy nhiêu chưa đủ để hướng đến thiện hay bất thiện mà đối tượng tác thành nghiệp thiện hay bất thiện đó là quá trình căn tiếp xúc trần.

Khẩu: Là một trong những bộ phận trên cơ thể, nhưng lại chiếm một vị trí không nhỏ, trong việc liên quan đến đạo đức thể hiện qua ngôn ngữ. Khẩu được xem là một phương tiện làm lợi ích cho đời (Aùi ngữ nhiếp) xoa dịu nỗi đau giúp người bớt sợ hãi, sự giúp đỡ người tức là sự giúp đỡ mình. Nhiệm vụ của khẩu là nói truyền đạt, giải thích. Phạm vi hoạt động là tất cả mọi hình thức của ngôn ngữ, giúp mọi người cảm nhận được.

Ý: Là một trong sáu căn, Duy Thức mô tả “Duy có ý rất tinh vi”, suy nghĩ làm việc ý thức đầu, tính toán, tạo nghiệp thiện, bất thiện cũng hơn cả (Công vi thủ, tội vi khôi) nó cũng có công năng chấp ngã, và chấp pháp, nó phân biệt rõ mọi sự vật, nghĩ được nói được. Ý thức có đủ ba tính thiện, bất thiện và vô ký, nhiệm vụ của ý là điều khiển, xúi giục, phân biệt dẫn đầu, phạm vi hoạt động khắp thế giới.

Thân, khẩu, ý giữ ba lãnh địa khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thân hành động nhưng không có ý tác động vào thì hành động không kêt quả. Khẩu mà thiếu ý thì ngôn ngữ vô nghĩa, thân và khẩu là điều kiện cho ý tạo thiện, bất thiện.

Khi Đức Phật chưa xuất hiện, Ấn Độ đã có trrên 90 giáo phái khác nhau, hầu hết các giáo phái đều nghiên cứu rất kỹ phần nghiệp, họ cũng xác định thân khẩu, ý là nơi chi phối của nghiệp, họ cho rằng thân mới là nơi tạo nghiệp tối trộng, thì thân phải bị hành phạt xứng đáng để mong tiêu tội, nên xuất hiện các pháp môn như lõa thể, đứng một giò,ụ phải khổ hạnh nhằm thanh tịnh tâm, tức thanh tịnh nghiệp. Nhưng Đức Phật lại nói “Chỉ có ý nghiệp mớiù tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, thân không bằng được, khẩu không bằng được” tại sao? Vì sự hoạt động của thân chính là sự hoạt động của ý, sự hoạt động của khẩu chính là sự hoạt động của ý, nếu chỉ có tai thôi, mà không có ý tác dộng của ý,thì khi tai nghe âm thanh vẫn không phân biệt được âm thanh đó là gì, không có sự phân biệt, chỉ khi nào ý tác động thì tai mới trở thành tỷ thức tức có sự phân biệt.

“Ở đây có người Nigantha, bịnh hoạn, đau khổ, bạo bịnh từ chối nước lạnh chỉ uống nước nóng, nên mệnh chung nầy gia chủ, theo Nigantha Nataputta người ấy tái sanh chỗ nào? Baỳch Đức Thế Tôn, có hàng chư Thiên đuợc gọi là Manosatta (Ý trước thiên) ở đây người ấy tái sanh. Vì người chấp trước ý nên mệnh chung” [89,2].

Qua đoạn Kinh nầy ta thấy, nếu ý phương tiện chấp nhận nước lạnh khi không có nước nóng, người ấy sẽ không mệnh chung, dù mệnh chung trong sự vui vẽ, hân hoan thì thiện thú tốt đẹp hơn sẽ chờ đợi. Nên tác hại của thân và khẩu thì ý là nơi chi phối. Cũng vậy, có lợi ích nơi thân và khẩu thì ý cũng là nơi chi phối, ý phiền não chỉ khi nào ý thọ hành động của thân , khẩu, ý của tự thân và tha nhân, nếu không thọ thì sẽ vắng của Tập đế, của khổ đau

CHƯƠNG 3: Phương pháp hành trì giáo lý Tứ Chánh Cần

3.1 - Biết chế ngự ác pháp chưa sanh và đã sanh trong đương niệm khi giao tiếp hành động và tác ý:

Hàng ngày thiện, bất thiện pháp luôn luôn có mặt trong mỗi hoạt động của chúng ta, nhưng cơ bản Đức Phật liệt kê ba nơi hoạt động chính đó là nơi thân hành, khẩu hành và ý hành tức trong hành động giao tiếp và tác ý thiện bất thiện chi phối rất nhiều.

Thân hành là sự di chuyển dời đổi, sự vận hành nơi thân tức sự vận hành của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Tại sao nói phải biết chế ngự ác pháp chưa sanh và đã sanh trong sáu nơi nầy? Và nếu chỉ có mắt thôi thì không tác thành nghiệp, mà mặt vận hành tức ý vận hành tức là nghiệp là khi nhãn thức chấp trước phân biệt sắc nầy là ta, là của ta, là tự ngã của ta chính nơi đây là ác pháp vì đó chính la tham, sân, và si dẫn đến ái thủ hữu và sanh, lão, tử sầu, bi, khổ, ưu não, cũng vậy tai, mũi, lưỡi, thân, khẩu, ý đều tác thành ác nghiệp “Nầy thanh niên Bàlamôn có năm dục trưởng dưỡng nầy, thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, sắc nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn, tiếng do tai nhận thức… Hương do mũi nhận thức vị do lưỡi nhận thức… Xúc do thân nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý kích thích lòng dục, hấp dẫn… bị trói buộc bị đam mê… thụ hưởng chúng, mà không thấy sự nguy hiểm, không soi thấy sự xuất ly khỏi chúng” [875,2].

Đoạn Kinh trên là toàn bộ sự tham đắm, sự chấp trước, sự thèm khát đối với năm dục có tính khả hỷ, khả lạc, khả ái… nên mới đưa đến đau khổ gần như chết. “Nầy các Tỷ Kheo, nếu Thiện nam tử ấy nổ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, nhưng các tài sản ấy, không được đến tay mình, vị ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man, bất tỉnh, “Ôi! Sự nổ lực của tôi thật sự vô ích, sự tinh cần của ta thật sự không kết quả” NẦy các Tỷ Kheo như vậy là sự nguy hiểm trong các dục” 197,2]. Vì thế khi thân hành chúng ta cần phải ý thức, nhận thức đây là dục, đây là sự quyến rủ, đây là ác pháp cần phải từ bỏ đoạn diệt ngay, không để chúng tiềm tàng, kích thích và như thế từ thân hành được muội lựơc dần dần những ác pháp loại bỏ những ác pháp, chính đây là sự chế ngự ác pháp chưa sanh và đã sanh nơi thân.

Khẩu hành (Giao tiếp): có rất nhiều hình thức giao tiếp, tùy theo những mối liên hệ có bấy nhiêu cách giao tiếp, mỗi lứa tuổi, mỗi ngành nghề, mỗi địa phương… có cách giao tiếp khác nhau. Mà ngôn ngữ tồn tại ở các căn như lời, chữ viết, khoát tay, một ánh mắt v.v... mà chúng ta nhận biết được thiện bất thiện pháp ngay nơi ấy, có khi hoàn toàn mang tính ngã mạn, tự kiêu, ích kỷ, tự phụ, biểu hiện qua lời nói dối, lời ỷ ngữ, lời lưỡng thiệt và lời ác khẩu.

Chúng ta cần phải biết một cách chánh kiến đây là lời nói dối vì tôi đang ích kỷ, đây là lời ác khẩu vì tôi đang sân, đây là lời phù phiếm vì tôi đang buông lung, đây là lời hai lưỡi vì tôi đang ngoan cố và biết cách dừng lại bằng lời nhẫn nhịn, lời từ tốn, lời xin lỗi, lời lễ phép, lời khen ngợi.

“Người mạnh hộ trì pháp,

Không nói lời phản ứng,

Bị mắng nhiếc mắng lại,

Sẽ hại nặng nề hơn,

Bị mắng không mắng lại,

Được chiến thắng hai lần”

[495,6]

Chính nơi không mắng lại. Không phản ứng là cách chế ngự ác pháp chưa sanh và đã sanh.

Tác ý cũng vậy “Tác ý là tên gọi của tâm, tương xứng với tất thảy những cái dấy lên ở nơi tâm, có tác dụng mách bảo cho tâm nương theo, các cảnh sở duyên” [19], hoặc “Chơn chính giác sát là sự tác ý, kể như một phương tiện và là một con đường, nó có nghĩa biết rõ, xét rõ” [Thích nữ Trí Hải-Thanh tịnh đạo]. Vậy tác ý là từ ngữ khác của “Chân chính giác sát” Giác sát lại có nghĩa là “Biết rõ, thấy rõ” nghĩa là chân chánh giác sát nơi thân hành, khẩu hành, cũng chính là giác sát ý hành.

Khi thân hành cũng chính là tác ý, khi khẩu hành cũng chính là tác ý. Khi thân muốn lấy của không cho (trộm cắp) liền tác ý “không có tội” hành động trộm được thực hiện, và nếu phản tỉnh đây là trộm quả sẽ thiếu thốn, đói nghèo, mất của trong tương lai. Lại nữa muốn ác khẩu ý liền nhận thức đây là ý ác. Ý ô nhiễm kích động nói lời ác quả báo sẽ bị môi trớt, miệng xấu, lời nói không ai tinh dùng… nên không ác khẩu, từ bỏ ác khẩu, trên đây là tác ý trên thân, khẩu cũng như ý là phương pháp chế ngự ác pháp chưa sanh và đã sanh.

3.2 - Làm cho tăng trưởng những thiện pháp trong thiền định:

Thiền định “Tiếng Phạn là sammadhi là tập trung là sự xoay quanh của tâm và tâm sở một cách đều đặn, samam là chánh đẳng; sama là vào một đối tượng duy nhất” [9], còn có định nghĩa là một trong tam học, Tam Tạng pháp số quyển 9 định nghĩa: là thiền định có khả năng thu nhiếp những tinh thần phân tán, hỗn loạn để thấy tự tánh của mình, hiểu rõ đạo lý cho nên gọi là định học.

Khi thiền định, Thiền giả luôn gặp nhiều chướng ngại như tham, sân, hôn trầm, trạo hối và nghi còn gọi là năm triền cái. Hôn trầm là trạng thái buồn ngủ, muốn ngủ, sân là trạng thái bức bách, trạo cử là trạng thái không tự chủ mà cứ giao động như ngứa ngáy, lắc lư, nghi là trạng thái không quyết đoán đối với những pháp môn mà mình đang tu tập Tham là tham dục đối với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp “Không tu tập pháp các bậc Chân nhân, sống với tâm bị triền phược, bởi thân kiến, bị chi phối bởi thân kiến và không như thật tuệ tri sự xuất ly thân kiến, thân kiến nầy của vị ấy kiên cố không bị nhiếp phục trở thành một hạ phần kiết sử vị ấy sống vối tâm bị nghi hoặc… Cũng vậy sân triền phược…” [208,2].

Năm ác pháp nầy cần phải quán sát nhầm dập tắt, đây là sự ngứa ngáy, đâylà trạng thái giao động, đây là ngủ v.v... tập trung lên nó, trú tâm trên nó, yên lặng quán sát sự sinh khởi, tăng lên, hạ xuống, nguyên nhân của hôn trầm, phân tích rõ ràng mỗi khi một cảm thọ khởi lên cho đến khi trạng thái nầy bị mất cũng là lúc những thiện pháp đối trị ác pháp xuất hiện cố gắng tập trung để những ác pháp lắng dịu và biến mất khỏi thiền định, khi một triền cái biến mất là xuất hiện, một thiền chi gồm có năm thiền chi là tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm: Tầm là hướng tâm trên một đối tượng, tứ dán tâm trên đối tượng ấy, hỷ là trạng thái hân hoan, vui vẽ khi đắc thiền, nhất tâm là trạng thái kiên cố tập trung lên đối tượng, cho đến khi thiền chi tầm xuất hiện, triền cái nghi biến mất, cũng vậy lạc đối trị trạo cử, hỷ đối trị sân và nhất tâm đối trị tham.

Quá trình quán sát như vậy là quá trình tăng trưởng thiện pháp cho đến Tứ thiền thì triền cái biến mất hoàn toàn chỉ còn lại thiện pháp tức trạng thái an tịnh và ngày càng đươc tăng trưởng.

3.3 - Giáo lý Tứ Chánh Cần rất cần thiết trong sự tu tập:

Là người con Phật ai cũng có hoài bão và ước mơ, dù hoài bão nào, ước mơ nào cũng không ngoài sự giải thoát cho tự thân và tha nhân. Để hoài bão và ước mơ trở thành hiện thực là quá trình tinh tấn, tinh cần, không thôi, không nghĩ trong tất cả các việc thiện dù là việc nhỏ, việc thiện hôn nay phải nhiều hơn, lớn hơn việc thiện hôm qua, hôm nay giúp đỡ, bố thí nhiều hơn hôm qua, hôm nay tinh tấn niệm Phật nhiều hơn hôm qua, và không dừng lại ở đấy việc thiện nào chưa làm, được làm và sẽ được làm mà không có sự so đo tính toán, vị kỷ nào mang tính cá nhân như danh lợi v.v…

Cũng vậy, chúng ta ngày đêm chánh niệm, tỉnh giác, khi thân hành, khẩu hành và ý hành, không để tham, sân, si phiền não chi phối, nếu chi phối nghĩa là chúng đang dẫn dắt chúng ta vào sáu nẻo luân hồi. Ở hai tinh tấn đầu ngăn ngừa điều ác chưa phát sanh và tinh tấn dứt trừ điều ác đã phát sanh, nghĩa là những điều ác, những niệm ác đã phát sanh, đã hiện hữu mau mau từ bỏ, quăng bỏ, đoạn tận bằng ý chí, bằng sự nổ lực kiên cố của chính mình, còn những điều ác, những niệm ác chưa được sanh khởi cố gắng tinh tấn không cho sanh khởi, nghĩa là chỉ có thể niệm thiện, niệm lợi ích tức vắng mặt của những niệm tổn hại, niệm sầu, bi, khổ, ưu, não, ngăn ngừa như ngăn ngừa giặt cướp, như sợ rắn độc, sợ thú dữ nghĩa là phải biết yêu mình như mẹ yêu con.

Phải biết lắng nghe và ghi nhận chính mình, lắng nghe mọi ngưởi xung quanh để khắc phục mình, xây dựng mình. Tất cả sự nổ lực, sự tinh cần nầy không ngoài Tứ Chánh Cần là bốn phẩm trong 37 phẩm trợ đạo con đường hướng đến Niết Bàn, như thế Giáo lý Tứ Chánh Cần, không thể thiếu mà còn rất cần thiết đối với sự tu tập hàng ngày.

4.4 - Con đường tu tập Tứ Chánh Cần qua Bát Chánh Đạo:

Bát Chánh Đạo còn gọi là Thánh Đạo tám ngành tức chánh kiến như thật tuệ tri về thiện về căn bổn của thiện, tuệ tri bất thiện và căn bổn của bất thiện.

Chánh ngữ: là không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói ỷ ngữ, không nói ác khẩu.

Chánh nghiệp: làm việc chơn chánh.

Chánh tư duy: tư duy về vô ngã, về Duyên khởi, để biết vô thường và tìm chơn thường.

Chánh mạng: nuôi mạng chơn chánh, gồm không lừa gạt.

Chánh tinh tấn: tinh tấn hành các thiện pháp như tinh tấn đoạn trừ tà kiến, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng.

Chánh niệm: Niệm đoạn trừ tham, sân, si tà kiến, tà tư duy…

Chánh định: “Thế nào là chánh định với các cận duyên và tư trợ? Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ…

Tứ Chánh Cần là xoáy sâu vào thiện-ác với thiện cần phải tăng trưởng, nhưng thiện pháp đã phát sanh, và làm cho tăng trưởng, những thiện pháp chưa phát sanh đuợc phát sanh.

Đoạn ác tức tiến dần đến thiện, tăng trưởng thiện tức càng chơn hơn, thiện hơn, mỹ hơn, cùng với tám chánh đạo không khác. Tám con đường chơn chánh đã bao hàm chơn, thiện, mỹ, nơi ấy tu tập Tứ Chánh Cần là tu tập Bát Chánh Đạo. Mặt dù đề cập Bát Chánh Đạo, như nếu chúng ta chỉ tu tập hoàn chỉnh một con đường Thánh Đạo thôi, cũng đã hoàn thiện bảy con đường còn lại cũng như thực hành Tứ Chánh Cần môt cách thanh tịnh. Khi ta tu tập không sát sanh nghĩa là trong tư duy chúng ta đã biết như thật rằng “Sát sanh là ác pháp, là còn chiến tranh, tức làm tổn hại sinh mạng kẻ khác, tức còn luân hồi (chánh Tư duy). Miệng không nói lời sát, mà khuyên không sát sanh mà hộ trì sanh mạng khác (chánh ngữ) niệm rằng tất cả các loài hữu tình đều tham sống sợ chết, cớ sao lại đoản mạng chúng sanh (Chánh niệm), nên không giết (chánh nghiệp) từ bỏ sát sanh là từ bỏ ác pháp, không tuỳ hỷ sát (chánh định) luôn luôn niệm tưởng như thế không gián đoạn.

Vì vậy nói Tứ Chánh Cần cũng chính là Bát Thánh Đạo và ngược lại nhưng đầu tiên hành giả cũng mượn Bát Chánh Đạo làm nền tảng, làm động lực cho Tứ Chánh Cần, nên con đường Tứ Chánh Cần là con đường Bát chánh đạo

CHƯƠNG 4: Mối quan hệ giữa giáo lý Tứ Chánh Cần và Thiện- áC

4.1. Giới là nền tảng căn bản của thiện pháp:

“Giới: là những pháp khởi từ tư tâm sởụ, hiện hữu nơi một người từ bỏ sát sanh v.v... hay nơi một người thực hành viên mãn các học giới (vatta)”[ 13, 9], hoặc Patisambhida nói “Giới là gì? Có giới là tư tâm sở (Cetana) có giới là các tâm sở, thọ tưởng và hành, có giới là sự chế ngự, có giới là không vi phạm”.

Chữ Giới theo Giới bổn Ba la đề mộc xoa (Patimokkha) có nghĩa là biệt giải thoát, xứ xứ giải thoát, tuỳ thuận giải thoát. Biệt giải thoát là giải thoát từng phần, là giữ giới nào giải thoát giới ấy.

Tùy thuận giải thoát là tuỳ thuộc vào quả hữu vi hay vô vi của người hành.

Trong tám Thánh Đạo, Giới là giới uẩn, gồm chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, vậy giới ở đây cũng thuộc vào thúc liểm thân, khẩu, ý, dứt ác làm lành

Theo tam vô lậu học, Giới là giới học; bao gồm các học giới của cả tại gia và xuất gia. “Từ Patimokkha có nghĩa là, theo cách phân tích từ ngữ, trói buộc các hành động, giữ gìn ,thúc liễm các hành động của thân, khẩu, ý không cho rơi vào ý ác, sai lầm, tổn hại mình và người…” [316,16].

Có nhiều loại giới: Ngũ giới, Thập thiện, Bát quan trai giới, Bồ Tát giới, Sa di, Sa di ni giới, thức xoa, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni. Tuy nhiều cấp bậc, nhưng dù giới trọng hay giới khinh cũng không vượt ngoài thân, khẩu, ý…

Giới thân gồm : Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.

Giới khẩu: gồm không nói dối, không nói lời ỷ ngữ, không nói lời lưỡng thiệt, không nói lời ác khẩu.

Giới y:ùù gồm không tham, không sân và không si.

4.2. Định là sự an tịnh làm chủ ba nghiệp thân, khẩu, ý.

“Định là một trong tam học. Tam Taỳng pháp số quyển 9, định tức là thiền định, có khả năng thu nhiếp tinh thần phân tán, hổn loạn, để thấy tự tính… nên gọi là định học” [Từ điển hán việt- 1994] “Định có nhiều thứ và nhiều phương tiện, một giải đáp nhằm bao quát mọi phương diện của định, thì không thể nào hoàn tất đuợc ý định của nó mà cũng không chu toàn được mục đích của nó, và lại còn đưa đến sự tán loạn, Bởi thế, chúng ta tự giới hạn trong loại định, ở đây gọi là sự nhất tâm có lợi ích , Nghĩa của nói tập trung, là sự soay quanh của tâm và tâm sở một cách đều đặn và chánh đáng vào một đối tượng duy nhất…” Đặt tính là không phân tán. “Bản chất, nhiệm vụ là loại trừ phân tán, tướng của nó không tán loạn, vậy định là tập trung cao độ vào một đối tượng, mà trong thiền học gọi la “Chú tâm, tỉnh giác, để định được sự an tịnh một cách chính đáng 1136,9]

“Phân tán là chia tan ra nhiều nơi; nghĩa là cùng một lúc tâm có mặt ở nhiều nơi” [Đào duy anh]

Phật dạy có nhiều cách xoay tâm đều đặn và chánh đáng như quán sổ tức, niệm Phật, niệm thí, niệm tứ niệm xứ v,v… Quán tứ niệm xứ là quán thân tên thân, quán thọ trên các cảm thọ, quán tâm trên tâm và quán pháp trên pháp”

Quán thanâ trên thân là quán hơi thở ra, hơi thở vào, dài, ngắn như “Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô, cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra.” hay “Quán tánh sanh khởi trên thân hoặc quán tánh đoạn diệt trên thân“ Do quán xét liên tục, đều đặn như vậy tâm được an tịnh, thân, khẩu, ý hành trên sự an tịnh của hơi thở, nghĩa là lúc ấy, tham, sân, si tạm thời lắng xuống, tâm an tịnh làm chủ ba nghiệp, cũng vậy khi quán cảm thọ, “Khi có một cảm giác khởi lên liền tuệ tri mà không phải là tưởng tri rằng “Đây là lạc thọ hoặc đây là khổ thọ thuộc vật chất hay tinh thần, hoặc không khổ, không lạc thọ” thuột vật chất hay tinh thần, cứ thế tánh sanh diệt trên các cảm thọ được Thiền giả nhận biết một cách rõ ràng, đây là sự an tịnh thân, khẩu, ý nhờ xoay quanh tâm một cách đều đặn làm chủ ba nghiệp thân, khẩu, ý “Tỷ Kheo như lý giác sát, không có chấp nhận dục niệm đã khởi lên trừ bỏ, trừ diệt, diệt tận không cho tồn tại (Dục niệm ấy); Không có chấp nhận sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận không cho tồn tại (Sân niệm ấy); không có nhận hại niệm đã khởi lên từ bỏ, trừ diệt, diệt tận không cho tồn tại (Các ác bất thiện ấy), Nầy các Tỷ kheo, nếu vị ấy, không trừ diệt như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên, nếu vị ấy trừ diệt như vậy, các lậu hoặc không tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa”

4.3 - Tuệ là sự toả sáng hạnh nghiệp hiền thiện của thân, khẩu, ý:

“Tuệ là cái tác dụng phân biệt sự lý, quyết đoán nghi ngờ, thông đạt sự tướng hữu vi thì gọi là trí, thông đạt không tướng vô vi gọi là tuệ” [128,2]. Theo cụ Đào Duy Anh: Tuệ là sự tinh mẫn.

Theo hai định nghĩa nầy tuệ và trí đều mang nghĩa là thấy biết rõ ràng, nhưng tuệ có phần sâu sắc hơn, thông suốt cả vạn pháp về sự và lý, nhưng khi mô tả về tâm, thì tuệ mới phân biệt giữa tâm và tâm sở, liên hệ với phần định phía trên thì định và tuệ thường đi đôi với nhau, định như tâm sở tuệ như tâm, nhờ vậy thân , khẩu, ý toả ra đẹp hơn thanh thoát hơn bằng cách: Dù rất giận, lời nói lại được nhỏ nhẹ hơn, êm dịu hơn mà không to tiếng, sẳng giọng, vụt chạt, kông cằn nhằn v.v... nhờ tuệ soi sáng tướng đi được khoan thai, thoải mái, mắt không nảy lửa giận hờn.

Một vài tướng trạng vừa kể trên không phải tự nhiên mà có, tất cả đều có sự tu tập từ oai nghi cho đến ý nghĩ, mà sự tu tập nầy nhờ sự tinh cần, tinh tấn trong các giới bổn và sự soi sáng của tuệ, tuệ trở lại điều khiển thân, khẩu, ý, khiến thân, khẩu, ý ngày một toả sáng hơn trong nói nghĩ và làm, người đối diện cảm nhận được nơi ấy một sự an lành, thoải mái và hoan hỷ, của yêu thương và nhẫn nại.

Giới, Định, Tuệ, không chỉ có mặt trong những bài giáo lý suông, trong những thời khóa hành thiền mà giới, định, tuệ còn có mặt ngay khi chúng ta ăn, mặt, ở, sinh hoạt mỗi ngày sáng toả hơn về mặt giá trị cũng như lợi ích của giới, định, tuệ ở chính ngay nơi những việc thiện của chúng ta, đó chính là những bông hoa ngát hương, những cơn gió mát lành, mang đến cho đời nhiều hạnh phúc, xoa dịu đời bằng từ, bi, bằng trí tuệ, trong đó không có mặt của hận thù, của san tham v.v... mà người chưa tu tập xem chúng như là sở hữu của họ.

PHẦN KẾT LUẬN

Toàn bộ bài luận văn, người viết muốn gởi gắm tâm tư mình vào trong ấy, từ những thao thức trong thực tế, cho đến sư kết hợp hài hoà với giáo lý, người viết tập trung và nhấn mạnh sâu sắc vào thân, khẩu, ý, từ những ác bất thiện tưởng chừng không ảnh hưởng gì đến đạo đức, đến nhân cách, phẩm chất cho đến sự tổn hại nặng nề về tinh thần, nguyên nhân của sự tổn hại, cũng như con đuòng đưa ra khỏi ác bất thiện đó là con đuờng tu tập, mở ra trước mắt người đọc một cảnh giới khác, cảnh giới không ngừng hoàn thiện mình trong từng sát na từ thực tế phủ phàng cho đến cách hoá giải nỗi khổ đau hay nỗi sợ hãi bằng chính bản thân mình và phương pháp gần gũi với đời sống hàg ngày trong hệ thống Kinh điển của Đức Phật.

Dù ở hoàn cảnh nào vật chất dồi dào đến đâu, nếu lòng dục đuợc chế ngự thì vật chất là điều kiện giúp tăng trưởng thiện pháp mà còn biết san xẻ với những bất hạnh chung, những khó khăn tưởng chừng như tuyệt vọng, đó cũng là con đuờng xuất ly khỏi khổ ách cho tha nhân cũng như tự thân, dù tinh thần có thiếu thốn đến đâu, cũng phải biết lạc quan, biết yêu thương, biết cảm thông.

Những lời dạy thiết thực trong Kinh điển, dù Đức Phật đã nhập Niết Bàn trên 25 thế kỷ nhưng so với ngày nay, vẫn phù hợp, vẫn thích ứng với tâm lý, căn cơ của con người mà xã hội nào cũng công nhận, thậm chí còn được xem như một lời tiên tri, lời báo trước, về sự nguy hiểm, về vị ngọt đối với sự tham muốn quá độ, sự tham muốn nầy chính là hố sâu tội lỗi, mà biết bao linh hồn đang chơi vơi, khổ não.

Mặc dù thiện và ác được đề cập khắp nơi trong hệ thống giáo lý và cũng không ít lời kêu gọi hãy tinh cần, tinh tấn, trong việc từ bỏ ác pháp, thực hành thiện pháp, nhưng sao giáo lý Tứ Chánh Cần vẫn không đuợc đúc kết thành chương thành phẩm như Bát Chánh Đạo, Ngũ uẩn, Khổ đế, trong thời gian nghiên cứu người viết hy vọng thật nhiều bài viết nầy sẽ làm hài lòng độc giả.

Hàng ngày đến lớp những người con Phật học rất nhiều Kinh Đại thừa, tiều thừa cũng không dư trong đó Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo vẫn đang được nghiên cứu giữa dạy và học, nhưng khi được khai triển trong giới hạn của lợi ích khi từ bỏ các tật xấu như sát sanh, trộm cắp v.v... mà không chỉ rõ nguyên nhân sát sanh, động lực sát sanh để từ đây rút ra bài học xem như kinh nghiệm của riêng mình, với Phật tử họ chỉ biết giết hại là tội mà không biết giá trị cũng như lợi ích của bất sát, họ chỉ biết phóng sanh, khuyến khích phóng sanh, họ tinh tưởng vào phước báo của phóng sanh mà không biết ý nghĩa của phóng sanh như thế nào. Họ nghĩ có nhiều tiền mới bố thí được hoặc làm việc thiện khác mà không biết một lời khen cũng là niềm an ủi, khích lệ người khác bớt lo âu sợ hãi.

Giáo lý Tứ Chánh Cần thực sự chiếm một vị trí không nhỏ trong việc tích cực giáo hoá độ sanh. Nếu Bát Chánh Đạo là con đường giới, định, tuệ là con đường đưa đến Niết Bàn trọn vẹn, thì Tứ Chánh Cần chính là chánh định, mà chánh định là nền tảng của tuệ hay Tứ Chánh Cần chính là tuệ là con đuờng giải thoát là Đạo đế vậy.

Giáo lý Tứ Chánh Cần còn là con đường tu tập gần gũi trực tiếp bước vào cánh cửa vô sanh Samuel Johson nói “Gieo trồng điều tốt lành là phần việc quí giá nhất của cuộc đời”. Tinh thần của Giáo lý Tứ Chánh Cần là tinh thần đạo đức tối thượng ngay trong từng sát na. Đối với những ai biết trân trọng mình, là không đặt mình rơi vào tự hại, hại người, biết lấy mình làm ví dụ và bảo vệ kẻ khác chính là ý thức cao trong đời sống.

Trên tinh thần nầy tác giả muốn gởi đến những người con Phật rằng xin hãy biết lắng nghe chính mình, lắng nghe từ thân, khẩu, ý đang vận hành trong hiện tại, biết lắng nghe mọi người xung quanh, lời nào nên bỏ, việc nào nên từ chối, ý nghĩ nào nên ghi nhận, đối với những lời góp ý chân thành chính là vị Đạo Sư, là Thiện tri thức, là nụ cười hân hoan vì đó chính là tình thương, là sự cảm thông sâu sắc, chính nơi đây con người sẽ hóa giải tất cả mọi xung đột với tự thân và người khác Chaclic Chaplin nói “Nụ cười là liều thuốc bổ, là sự giải thoát và là sự chắm dứt khổ đau” là sự thực hành lời Phật dạy.

Bài luận văn là tiếng nói riêng, là sự nhận thức từ cuộc sống đời thường thiết nghĩ với bài tiểu luận trên tay, nó trở thành tiếng nói chung, nếu mình sống thực với mình quyển tiểu luận nầy sẽ giúp ích rất nhiều cho người đọc, quên đi những gì riêng tư nhất để quay về với chính mình, mỗi người là một tiểu thế giới được trang trí bằng Giới, định, tuệ, cuộc sống sẽ được thăng hoa ở nhiều mặt về tinh thần, vật chất luôn tương trợ nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ Sứ giả của Như Lai.

TÀI LIệU THAM KHảO

1 - Đào Duy Anh – Từ điển Hán Việt – NXB Minh Tân – 1931.

2 - Thích Minh Châu- dịch - Trung Bộ I,II,III – Viện Nghiên Cúu PH VN ấn hành - 1992

3 – Thích Minh Châu, dịch – Tăng Chi I, II – Viện Nghiên Cứu PH VN ấn 

hành – 1992

4 – Thích Minh Châu, dịch – Thắng Pháp Tháp Yếu Luận – Viện Nghiên cứu

PHVN ấn hành – 1992

5 – Thích Minh Châu, dịch Pháp Cú – NXB Tôn Giáo – 2000

6 – Thích Minh Châu, dịch Tương Ưng I,II – Viện Nghiên cứu PHVN ấn hành –

1992

7 - Nguyễn Du-Truyện Kiều – NXB Đồng Nai - 2000.

8 - Thích Viên Giác dịch - Lương Hoàng Sám – THPGTPHCM ấn hành - 1996.

9 - Thích Nữ Trí Hải – dịch - Thanh Tịnh đạo luận – NXB Tôn Giáo - 2001. Tứ phần luật Tỳ Kheo Ni giới bổn, lưu hành nội bộ.

10 - Dương Tú Hạc - Kinh lời Vàng – NXB Tôn Giáo - 2003.

11 - Thích Thiện Hoa-Phật Học phổ Thông SVH Thông tin - 1992

12 - Bác hồ - viết cho thanh niên.

13 - Thích nữ Huỳnh Liên - Kinh Tam Bảo – Nxb TP.HCM - 2003.

14 - Thích Thiện Nhơn - Giáo khoa Phật học sơ Đẳng - 2002.

15 - Thích Chơn Thiện - Phật học Khái Luận – BGD Tăng , Ni ấn hành -1993.

16 – Hà Thuyên – Đạo làm người – NXBVH thông tin – 2001.

17 – Thích thanh Từ – Kinh Thập Thiện giảng giải – NXB Tôn Giáo - 2003

18 - Từ điển Phật học Hán việt của phân viện nghiên cứu Phật học -Hà Nội – 1994

Nguồn: dentutraitim.com

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 529)
Ngày xưa, do chịu ảnh hưởng nền giáo dục của Nho giáo nên người Việt Nam ta rất coi trọng tư tưởng tôn Sư trọng đạo, cho dù vị Thầy ấy là thầy dạy nghề hay là thầy dạy chữ thì vị trí của người Thầy cũng rất được tôn kính chỉ đứng thứ hai sau nhà Vua, trên cả Cha Mẹ theo tinh thần Quân-Sư-Phụ.
08/04/2013(Xem: 591)
Để đi vào nghiên cứu lĩnh vực ngôn ngữ của một dân tộc nào đó, nhất là để chuyển ngữ từ ngôn ngữ của dân tộc này sang ngôn ngữ của một dân tộc khác thì nhất thiết không thể thiếu được văn phạm, hoặc ngữ pháp. Bởi lẽ, nó là công cụ sử dụng, là cốt yếu để nối kết, kết cấu tạo thành câu cú, ngữ nghĩa trong ngôn ngữ cũng như trong văn chương.
08/04/2013(Xem: 610)
Sau lễ Tốt nghiệp, những “cánh y vàng” của Tăng Ni sinh khóa III -những người nhân danh “Như Lai sứ giả” lần lượt sẽ tung bay trên khắp mọi miền đất nước (cũng có thể là ở ngoài nước). Dĩ nhiên, tuỳ theo nhân duyên và hạnh nguyện, sẽ có những người ở những vai trò, vị trí khác nhau.
08/04/2013(Xem: 869)
Lịch sử loài người là một quá trình chuyển hoá liên tục, không ngừng nghỉ. Sự chuyển hoá xảy ra trên nhiều bình diện của cuộc sống và nó gắn liền với môi trường xung quanh tạo thành một hợp thể tác động hai chiều thúc đẩy loài người cứ thế phát triển mãi không ngừng.
08/04/2013(Xem: 787)
Con người là gì? Ðó là câu hỏi không đơn giản mà bao đời nay các nhà triết học và khoa học khác nhau ra công tìm lời giải đáp và đã gây ra không ít sự tranh cãi vì bất đồng quan điểm. Sách triết học Mác-Lê nin có ghi:’Câu trả lời chỉ là chơn thật khi con người có khả năng bước ra khỏi bản thân mình với tư cách là hệ thống trong quá trình vận động sanh thành’
08/04/2013(Xem: 504)
Từ thuở xa xưa cho đến bây giờ khi trí thức của con người đã được nẩy nở, đứng trước vũ trụ bao la, người ta bắt đầu bàng hoàng đánh dấu hỏi: Vũ trụ là gì ? Nhân sinh do đâu mà có ? Và chung kết của nhân sinh như thế nào ? Đó là những vấn đề đã làm cho tất cả các tôn giáo, các thánh nhân, hiền triết từ xưa đến nay, phải dùng hết tâm tư để tìm tòi nghiên cứu
08/04/2013(Xem: 410)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên. Tiếng binh reo, ngựa hý, gươm khua không bao giờ ngớt trên đất mẹ Việt Nam thân yêu trong suốt 200 năm.
08/04/2013(Xem: 739)
Nền đạo học phương đông đã dâng tặng cho nhân loại một kho tàng tri thức vô tận về vũ trụ và nhân sinh. Trong mấy ngàn năm qua, nền đạo học này đã và đang cống hiến cho nhân loại nhiều bài học vô giá về đạo đức, về triết lý nhân sinh ...
08/04/2013(Xem: 3559)
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
08/04/2013(Xem: 2225)
Trong quyển Nhập Bồ Tát hạnh có nói: “Muốn diệt trừ vô lượng khổ đau trong ba cỏi, và trừ những nỗi bất an cho hữu tình, muốn hưởng được trăm thứ khoái lạc, thì đừng bao giờ xả bỏ Tâm Bồ Đề. Những hữu tình đang bị trói buộc trong ngục sinh tử mà phát Tâm Bồ Đề chốc lác cũng được gọi là con của Phật, đáng được trời người kính lễ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567