Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[E] Kinh Từ Bi

24/05/201319:38(Xem: 5680)
[E] Kinh Từ Bi



Đức Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998

---o0o---

Phụ Bản 5

Từ Bi Kinh
(Metta Sutta)

---o0o---

1. Người khôn khéo mưu tìm lợi ích cho mình và có ước nguyện thành đạt trạng thái Vắng Lặng [2] nên có hành động (như thế này):

Người ấy phải có khả năng, phải chánh trực, hoàn toàn chánh trực [3].

2. Tri túc, dễ nuôi (sống giản dị, để cho người thiện tín dễ dàng hộ trì), có ít nhiệm vụ (ít bị ràng buộc), sống dễ dàng (không nhiều nhu cầu), thu thúc lục căn, kín đáo, tế nhị, không luyến ái gia đình.

3. Người ấy khác nên vi phạm lỗi lầm nhỏ bé nào mà bậc thiện trí có thể khiển trách. Ước mong tất cả chúng sanh được an vui và châu toàn! Ước mong tất cả đều có tâm hoàn toàn trong sạch.e mạnh, cao lớn mập mạp hay tầm vóc bình thường, lùn thấp bé nhỏ, hữu hình hay vô hình, những chúng sanh ở gần hay những chúng sanh ở xa, những chúng sanh đã ra đời hoặc những chúng sanh chưa sanh - Ước mong tất cả chúng sanh, không loại trừ bất luận ai, đều có tâm an lành hạnh phúc.

5. Không ai làm cho ai thất vọng, không ai khinh bỉ ai, dù người như thế nào hoặc ở nơi đâu. Trong cơn giận dữ hay lúc oán hờn, không nên mong điều bất hạnh đến với người khác.

6. Cũng như bà từ mẫu hết lòng bảo bọc đứa con duy nhất của bà dù có hiểm nguy đến tính mạng, cùng thế ấy người kia trau giồi tâm Từ vô lượng vô biên, rải khắp mọi chúng sanh.

7. Hãy để những tư tưởng từ aí vô biên bao trùm toàn thể thế gian: - bên trên, phía dưới, bốn phương tám hướng, không để cho điều gì làm trở ngại, không mảy may nóng giận, không chút hiềm thù.

8. Dù người ấy đứng, đi, ngồi hay nằm, giây phút nào còn thức (không ngủ) thì nên phát triển tâm niệm. Đó là Phúc Lành Cao Thượng Nhất. [4]

9. Không để rơi vào những Lầm Lạc [5], đức hạnh trong sạch và viên mãn Giác Ngộ [6], người ấy lánh xa mọi hình thức ái dục. Đúng như vậy, người ấy không còn trở lại vào bào thai [7].

---o0o---

Chú Giải Từ Bi Kinh:

[1] Vào lúc ấy mùa mưa sắp đến, sau khi được Đức Phật ban dạy những đề mục hành thiền, một nhóm tỳ khưu ra đi, tìm nơi thích hợp để thực hành. Trong cuộc đi bất định ấy các Ngài đến một địa điểm vắng vẻ yên tĩnh và quyết định ở lại đó hành thiền nhằm mục tiêu giải thoát.

Các vị thọ thần sống trên cây cảm thấy bất tiện nên tìm cách làm cho chư tỳ khưu không còn ở được và phải ra đi. Đêm đêm các vị thọ thần làm đủ cách để phá khuấy không cho chư tăng ở yên hành thiền.

Chư vị tỳ khưu thấy khó mà an trụ tâm trong tình trạng như vậy nên trở về cbùa bạch lại tự sự với Đức Thế Tôn.

Đức Phật dạy chư Tăng bài Kinh Metta Sutta (kinh về tâm Từ) và khuyên các vị này trở lại ngay địa điểm trước rồi cùng đọc lên bài Kinh này khi vào rừng. Chư Tăng làm theo lời dạy.

Những tư tưởng Từ ái an lành được ban rải ra, thấm nhuần bầu không khí trong toàn khu rừng. Các vị thọ thần ở khắp nơi trong rừng nghe Kinh cảm thấy thanh bình an lạc, phát tâm kỉnh mộ chư Tăng, và kể từ đó thay vì khuấy nhiễu làm trở ngại, tận tình hộ trì và nâng đỡ chư Tăng.

Trong thời đại ba tháng an cư kiết hạ, Vassana, tất cả chư vị tỳ khưu trong nhóm đều chứng đắc Đạo Quả A La Hán.

Bài Kinh Metta Sutta này vừa có tánh cách bảo hộ, vừa là một đề mục hành thiền. Phần đầu bài Kinh mô tả những phẩm hạnh mà người mong tìm tình trạng an lành cho mình cần nên trau giồi, và phần sau là phương pháp thực hành tâm Từ, được giải thích cặn kẽ.

[2] Tức Niết Bàn.

[3] Uju và Suju. Chữ Uju hàm ý đặc tánh chánh trực trong lời nói và hành động - tức thân khẩu chánh trực. Chữ Suju là tâm chánh trực (Bản Chú Giải).

[4] Đó là thực hành Tứ Vô Lượng Tâm (Brahma Vihara).

[5] "Lầm lạc" ở đây có nghĩa Sakkayaditthi (thân kiến).

[6] Tức nhoáng thấy Niết Bàn lần đầu tiên.

[7] Khi đã chứng đắc tầng Anagami (A Na Hàm) thì tái sanh vào cảnh giới Suddhavasa (Cảnh Giới Trong Sạch) và không cần tái sanh vào cảnh người.



--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

--- o0o ---

Chân thành cám ơn anh Hứa Dân Cường và các thiện hữu đã phát tâm giúp tổ chức đánh máy vi tính; đạo hữu Bình Anson đã gửi tặng phiên bản điện tử bộ sách này.
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

Trình bày : Nguyên Hân Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 789)
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng xã hội. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống Văn hoá- Lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông qua ngôn ngữ, con người đã thông tư tưởng với nhau, hiểu được các ý chỉ muốn trình bày.
08/04/2013(Xem: 899)
Chuyện kể rằng: Có một người phụ nữ ôm xác con đến tìm Phật, mong người cứu sống. Phật bảo: Bà hãy đi xin một hạt cải của nhà nào không có người chết đến đây ta sẽ giúp bà. (Điều dĩ nhiên mà ai cũng hiểu đã có sinh ắt có tử, thì gia đình nào mà không có người đã chết hoặc già, hoặc trẻ).
08/04/2013(Xem: 885)
Đạo Phật được truyền vàoViệt Nam từ thế kỷ đầu Kỷ nguyên Dương lịch, nhưng Phật Giáo thật sự hội nhập vào cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III. Trải qua thời gian hội nhập và ổn định, đến thế kỷ X-XIV Phật Giáo phát triển cực thịnh. Cùng với sự thăng tiến của đất nước qua các thành quả dựng nước và giữ nước, Phật Giáo Việt Nam đã phát triển rực rỡ và đóng vai trò chủ đạo trong mọi sinh hoạt của Đại Việt lúc bấy giờ.
08/04/2013(Xem: 650)
Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa tiếp xúc rộng rãi với thế giới bên ngoài. Hòa trong không khí ấy, Giáo hội phật giáo Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, từng bước phát triển trong lòng dân tộc và mở rộng quan hệ ngoại giao với Giáo hội Phật giáo các nước trên Thế giới.
08/04/2013(Xem: 2500)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên.
08/04/2013(Xem: 894)
Học thuyết Duyên Khởi (Paỉiccasamuppàda) của đạo Phật cho thấy rằng, tất cả các pháp trong vũ trụ vạn hữu luôn luôn có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ, hết sức mật thiết. Từ cái mong manh, nhỏ bé như hạt sương mai đọng trên cỏ nội hoa ngàn, cho đến cái bao la rộng lớn như giải ngân hà giữa cõi vô biên, tất cả đều tương quan, cùng tác động lẫn nhau trong quá trình sinh thành và hoại diệt.
08/04/2013(Xem: 736)
Đại trí và đại bi là hai mặt của tâm Bồ Đề. Đó là chất liệu duy nhất để hoàn thành công hạnh tu tập của mọi hành giả. Điều đó đã được chỉ dạy trong “Phát Bồ đề tâm văn”:
08/04/2013(Xem: 896)
Trong thế giới chúng ta, con người không chỉ là vốn quý nhất của xã hội, mà còn là sản phẩm đẹp nhất của tự nhiên. Trong quá trình vận động phát triển, con người biết tạo ra văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần mang lại nét tươi sáng cho cuộc đời này.
08/04/2013(Xem: 931)
Đạo Phật truyền đến nước ta khoảng những năm đầu Công nguyên, đã trở thành một trong những hệ tư tưởng Tôn giáo có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng Dân tộc trong mọi thời đại lịch sử. Chính vì vậy, văn hóa Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống hằng ngày của người Việt.
08/04/2013(Xem: 753)
Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời vì một đại sự nhân duyên “KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN CHO CHÚNG SANH” – Ngọn đuốc trí tuệ đó Đức Phật đã thắp lên từ hơn 25 thế kỷ qua vẫn tiếp tục soi sáng cho chúng ta ngày nay. Để tiếp nối hạnh nguyện cao cả của Đức Phật, các Thiền sư thời Lý – Trần đã sống và hành động theo lời dạy của Đức Phật:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]