Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Thân Mầu Nhiệm

12/07/201818:41(Xem: 7272)
Ba Thân Mầu Nhiệm

an-cu-ky19-day4-qua-duong-kinh-hanh-49
BA THÂN MẦU NHIỆM

Trong mùa an cư, thời quá đường được xem là một trong những phần nghi lễ quan trọng nhất. Vì miếng ăn mà con người có lúc gây ra biết bao tội lỗi, lầm lạc. Thấy được như vậy, chư Tổ đã khéo phương tiện chế ra nghi thức Quá Đường, tức là lúc thọ trai của Chư Tăng vào buổi trưa. Cách ăn này không chỉ không gây ra tội lỗi mà còn làm tăng trưởng thêm công đức, trí tuệ cho cả hàng xuất gia và tại gia. Trong nghi thức Quá Đường có một bài kệ cúng dường mà bất cứ ai đã từng tham dự an cư thì cũng phải thuộc lòng: “ Cúng dường Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật, Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật, Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật….”. Sau đây người viết xin được chia sẻ ý nghĩa ba câu trên.

Mỗi Đức Phật đều có ba thân (Tam thân). Pháp Thân, Báo Thân và Ứng Hóa Thân. Pháp Thân là chân lý tuyệt đối của các Pháp, là Như lai, là bản thể của vũ trụ. Bản thể của các Pháp là tuyệt đối thanh tịnh, bất sanh bất diệt. Cho nên gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân, nghĩa là bản thân của các pháp hoàn toàn thanh tịnh. Ví dụ như bản thể của nước thì thanh tịnh, nhưng khi gặp gió, nước trở thành sóng là động. Khi gió lặng, nước trở lại bình yên. Đức Phật được tôn xưng là Pháp Vương, là bậc tự tại trong các pháp, làm chủ các pháp. Chúng ta không được gọi là Pháp Vương là vì chúng ta bị các pháp làm chủ. Vui là một pháp, buồn là một pháp. Khen, chê cũng là pháp….hễ cái gì tâm suy tưởng được, mắt nhìn thấy được…thì đều gọi là pháp. Đức Phật tri kiến như thật trước khen chê, thị phi, hơn thua, được mất của vạn sự vạn vật. Còn chúng ta thì bị nó lôi cuốn, dẫn dắt và chìm đắm, nên chúng ta đau khổ trầm luân mãi. Có lần tôi ngâm một bài thơ xong, mọi người vỗ tay khen hay quá. Cả đêm đó mừng tôi ngủ không được. Hai hôm sau tôi gặp người bạn cũng có mặt hôm đó nghe tôi ngâm và đã góp ý chân thành “Thầy hôm kia ngâm thơ nghe như tụng kinh”. Ngâm thơ mà nghe giống tụng kinh là đã bị chê dỡ rồi, sau đó tôi buồn và giận người bạn đó đến mấy ngày. Ngồi suy ngẫm lại, đúng là mình bị các pháp sai khiến, mình là người đầy tớ trung thành của chúng. Mình đã không làm chủ được trước khen chê. Bản chất của lời khen tiếng chê đó thực sự chẳng có gì đáng buồn hay vui cả. Nếu chúng ta biết chỉ dừng lại ở chỗ nghe và hiểu thôi, thì mọi cái êm xuôi, đâu có giận, đâu có vui làm gì. Nhưng bởi vì mình chấp vô nó nên mình khổ. Vậy muốn giải thoát giác ngộ như Phật, mình phải thấy các Pháp như thật tánh của nó là thanh tịnh. Nước bị gió làm động, nhưng nước không vì đó mà buồn hay vui.

Thân thứ hai của Phật là Viên Mãn Báo Thân. Báo thân thì ai cũng có, nhưng có được cái báo thân viên mãn thì phải tu cho đến khi hoàn toàn giác ngộ mới có. Viên mãn nghĩa là tròn đầy. Sinh ra được làm người đã là phước báo rồi. Bởi thân người khó được. Được sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý được trọn vẹn là phước báo thêm nữa. Nếu sinh ra có thân tướng cao ráo, đẹp trai, thông minh học giỏi, tánh tình cao thượng là phước báo cao hơn nữa. Nhưng tới đó cũng chưa phải là viên mãn. Có người ưu cái này thì khuyết cái kia. Người có tài thì lại không có đức và ngược lại v.v. Đức Phật có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Chúng ta thường hay tán thán báo thân Phật qua bài kệ: “Phật Diện du như tịnh mãn nguyệt, diệt như thiên nhật phóng quang minh, viên quang phổ chiếu ư thập phương, hỷ xả từ bi giai cụ túc”. Nghĩa là: “Mặt Phật sáng tựa trăng tròn, giống như mặt trời phóng quang minh, ánh sáng tỏa chiếu khắp mười phương, đầy đủ đức tính từ bi và hỷ xả. Những người có phước báu lớn, có lòng từ bi lớn, chúng ta nhìn họ hoặc giao tiếp với họ, chúng ta sẽ cảm nhận được sự bình an tỏa ra từ con người của họ và có ảnh hưởng tích cực đến tâm chúng ta. Trong kinh Di Đà có nói: Khi hành giả sanh về cảnh giới Cực Lạc thì được sống chung với các bậc thiện hữu trí thức (Đắc dữ như thị chư thượng thiện nhơn câu hội nhứt xứ), bởi vì nơi đó y báo và chánh báo đều trang nghiêm thanh tịnh. 

Thân thứ ba là Hóa Thân, hay Ứng hóa thân. Từ Pháp Thân thanh tịnh nên có Báo Thân viên mãn. Từ Báo thân viên mãn, Đức Phật đã sử dụng ứng hiện nhiều hóa thân khác nhau để giáo hóa chúng sanh. Hóa thân là phương tiện tùy căn cơ chúng sanh mà giáo hóa. Chúng sanh có vô lượng phiền não, có hàng trăm, hàng ngàn căn cơ khác nhau thì Đức Phật cũng có thiên bá ức hóa thân để độ họ. Trong một ngày, chúng ta cũng có những hóa thân khác nhau. Đến công sở chúng ta hóa thành một công nhân chăm chỉ làm việc theo ý chủ, về nhà lại trở thành chủ nhà, một người cha mẫu mực, một người mẹ hiền từ. Đến bác sĩ mình là bịnh nhân để chữa bịnh, đến chùa mình là người Phật tử của Đức Thế Tôn… Sự hóa thân của chúng ta chỉ giới hạn riêng cho mình thôi và có lúc có nhiều khuyết điểm. Có người quen thói làm gia trưởng ở nhà với vợ với con rồi, nên khi ra xã hội cũng giữ nguyên cái tính đó đối xử với những người đồng nghiệp hay sếp của mình thì hỏng việc. Người khôn khéo, sống với ai cũng dễ thương, làm việc gì cũng hoàn tất, nói cái gì ra người ta cũng nghe. Người không khôn khéo mới mở miệng ra là đã bị người ta chống đối rồi. Vậy thì làm sao lãnh đạo họ được, giáo hóa họ được. Đức Phật là bậc có tuệ giác vô thượng, nên sau khi thành Đạo, Ngài đã giáo hóa và thu nhiếp nhiều tầng lớp trong xã hội. Từ những người cùng đinh trong xã hội cho đến các bậc vua chúa, giáo chủ…, như Tần Bà Sa La vua nước Ma Kiệt Đà hùng mạnh, Giáo chủ đạo thờ lửa như Ngài Ca Diếp, và kẻ sát nhân không gớm tay như ông Ưng Quật Ma…. Đều trở thành những đệ tử của Phật. Nếu chúng ta tự hỏi: Tại sao đức Phật giỏi đến như vậy? Chỉ đơn giản là năng lực hóa thân của Đức Phật hết sức hoàn hảo hay còn gọi là vi diệu của Tứ nhiếp pháp.

Khi Quá Đường, chúng ta nâng chén cơm lên để ngang trán, tay trái kiết ấn Tam Sơn, (Tam vô Lậu) còn tay kia kiết ấn Cam Lồ (Từ Bi) để cúng dường Tam Thân của Phật và chư vị Bồ Tát bằng tất cả lòng thành kính trước khi ăn nghĩa là chúng ta đang mở lòng tiếp nhận những năng lượng Từ Bi, Trí Tuệ của Phật qua bát cơm đầy của tín thí cúng dường là để phát triển Tam Thân như Phật nơi mỗi con người chúng ta.

Mùa An Cư, kỳ 19, Adelaide 12/7/18
Thích Viên Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2024(Xem: 490)
Trung tâm sinh hoạt này rộng rãi, được bao bọc bởi rừng cây mát mẽ, môi trường thiên nhiên trong sạch. Cách phi trường Adelaide 30 phút lái xe và cách chùa Pháp Hoa 40 phút. Hệ thống phòng ngủ, vệ sinh và những khu vực sinh hoạt ngoài trời rất đầy đủ và tiện nghi. THAM GIA KHÓA TU: *Quý Phật tử tham gia khóa tu nên đăng ký nơi ngôi chùa mình đang sinh hoạt hoặc đăng ký trực tiếp với ban tổ chức qua email: vientri15@yahoo.com.au. *Các học viên ở ngoài tiểu bang Nam Úc xin hoan hỷ mua vé máy bay đến phi trường Adelaide từ sáng đến trước 3:00pm ngày 25-12-2024. Tất cả sẽ được BTC đón tại phi trường và đưa về nơi Khóa Tu Học. * Ngày 30/12/24 mãn khóa, học viên sẽ được đưa ra phi trường sau 12:00pm và đến phi trường khoảng 2:00pm. Phật tử học viên nào đến và đi sớm hoặc trễ hơn thời gian nói trên, xin sử dụng phương tiện tự túc.
28/12/2023(Xem: 865)
- Chiếu Hiến Chương, Chương III, Điều 14, Thành Phần Nhân Sự của Hội Đồng Điều Hành - Chiếu biên bản phiên họp của Giáo Hội tại Khóa Tu Học PPUC kỳ 21 tại Y Camp Adair, Papakura, Auckland ngày 26/12/2023, nay: QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 22 sẽ được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 12 năm 2024 tại đất trại Woodhouse Activity Centre, Piccadilly, South Australia 5151 Điều 2: Thành phần nhân sự Ban Tổ Chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 22: -Trưởng Ban: TT Thích Viên Trí -Phó Ban điều hành tổng quát: ĐĐ Thích Viên Thành -Phó Ban đặc trách Nghi Lễ: TT Thích Nhuận Chơn -Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy: Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục -Thư Ký: TT Thích Viên Tịnh. Phó Thư ký: Đh. Hải Hạnh -Thủ Quỹ: Đh. Lý Tố Lan. Phó Thủ Quỹ: Đh. Thiện Tâm -Ban Vận Chuyển: Trưởng Ban: Đh. Đồng Khiết -Ban Trần Thiết: Trưởng Ban: ĐĐ Thích Chúc Hân. Phó Ban: Đh. Trúc Lâm -Ban Cư Trú: Trưởng Ban: Đh. Giác Định -Ban Ẩm Thực: Trưởng Ban: SC TN
29/10/2023(Xem: 2980)
Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức Khóa Huân Tu Tịnh Độ và xuất gia gieo duyên trong 3 ngày, từ Thứ Sáu, 8-12-2023 đến Chủ Nhật 10-12-2023. Chương trình tu học mỗi ngày gồm có công phu, tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền, lễ sám, nghe Pháp, ăn cơm trong chánh niệm, chia sẻ pháp đàm . Mọi phương tiện, ăn uống, ngủ nghỉ… đều miễn phí.
22/10/2023(Xem: 1598)
Lễ Xuất Gia của hai Tịnh nhơn Duyên Đức và Nguyên Quảng Tấn tại Chùa Đức Sơn, 27 Patrick Street, Bothwell, Tasmania, Thứ Bảy ngày 21/10/2023 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸
25/09/2023(Xem: 2962)
Trong nhiều năm qua, Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, dù thân mang trọng bệnh vẫn tận tụy ngày đêm trong việc điều hành Phật sự của Viện Tăng Thống GHPGVNTN và công trình phiên dịch Tam Tạng Thánh Điển Phật Giáo sang tiếng Việt. Trong lúc Giáo Hội đang rất cần sự có mặt của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ để tiếp tục xây dựng lại nền tảng vững chắc cho ngôi nhà Phật Pháp và công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam mới vừa hoàn tất đợt một của Thanh Văn Tạng, thì vài tuần qua bệnh tình của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã trở nặng nên phải vào bệnh viện điều trị. Dù hiện tại bệnh tình của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tạm ổn định và việc chữa trị tương đối có kết quả khả quan, sức khỏe của Ngài vẫn còn rất yếu. Chính vì thế, Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN khẩn thỉnh thập phương Đại Đức Tăng Già cùng chư Thiện Tín nhất tâm hiệp lực cầu nguyện cho Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tứ đại điều hòa, pháp lạc
24/09/2023(Xem: 1283)
NPĐ An Lạc Hạnh tổ chức Cơm Chay Gây Quỹ Giúp Học Sinh Nghèo ở Việt Nam (Sunday, 24/9/2023)
16/09/2023(Xem: 1439)
Đại Lễ Vu Lan PL 2567 tại Tu Viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu (Chủ Nhật 10/09/2023)(Photo: Thiện Hưng) quangduc.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567