Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang

10/05/202416:43(Xem: 2488)
43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang

Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang

 

 

        Chùa Linh Thứu tọa lạc tại số 171 vị trí mặt tiền đường Ngô Gia Tự (trước năm 1975 là đường Nguyễn Hoàng), thuộc phường Tân Lập, Thành phố Nha Trang trên diện tích 630 m2. Chùa do các quý Phật tử miền Bắc di cư vào Nam thành lâp vào năm 1958.

        Năm 1954, sau khi đồng bào Phật tử miền Bắc di cư vào sinh sống Khu Định Cư, thuộc thị xã Nha Trang Tây trước đây, đã cùng nhau làm đơn xin chính quyền Tỉnh đất để xây chùa Linh Thứu, để Phật tử xung quanh có nơi tâm linh để tu học, lễ bái. Những người tiên phong đứng ra vận động Phật tử cúng dường để xây dựng Chùa Linh Thứu vào năm 1958 là các cụ Lại Tất Đối, cụ Vũ Tái Toản, cụ Đào Văn Thủy, cùng nhiều Phật tử tín tâm khác. Vào thời điểm đó, chùa được kiến lập dựng xây dưới sự chứng minh của Hoà thượng Thích Trí Nghiêm và Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hoà.

        Sau khi được tạo lập, chùa sinh hoạt theo hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Đến năm 1968, quý Phật tử thỉnh mời Thượng toạ Thích Tâm Thành về trụ trì, hướng dẫn Phật tử tu học theo hệ thống Phật giáo miền Vĩnh Nghiêm, trực thuộc chùa Vĩnh Nghiêm - Sài Gòn (đường Công Lý, sau này đổi tên là Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Thành phố Hồ Chí Mình) từ năm 1968 đến năm 1975. Trong giai đoạn này Thượng toạ Thích Tâm Thành đã khởi xướng trùng tu chùa lần thứ nhất, xây dựng một Tháp Chuông nguy nga, để rồi tiếp sau đó tiến hành lễ rót đồng đúc Đại hồng chung vào năm 1972. Sau năm 1975, vì những lý do cá nhân, Thượng toạ Thích Tâm Thành không tiếp tục trú trì nữa để du Nam trụ xứ ở chùa khác, nên chùa Linh Thứu được giao cho các cụ trong Ban hộ tự luân phiên trông nom hương đăng cho đến khi Thượng toạ Thích Phước Niệm về trụ trì, hướng dẫn Phật tử tu tập trong một thời gian ngắn đến năm 1984, rồi Thầy rời đi trụ xứ và hành đạo nơi khác.

        Từ đó đến nay, chùa hoạt động dưới sự điều hành của Ban Đại diện Phật tử chùa do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh Khánh Hòa bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm, gồm Chánh đại diện, Phó đại diện, Thư ký, Thủ quỹ, Kiểm soát, Nghi lễ, Từ thiện, và các ủy viên.

        Năm 2004, được sự nhất trí của tất cả Phật tử, Ban đại diện Phật tử chùa bán khu Nghĩa trang Linh Thứu của chùa bên Đèo Rù Rì thuộc phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, cùng với sự hiến cúng 20 cây vàng (theo giá lúc bấy giờ) của gia đình Phật tử Phạm Ngọc Thiệu và Vũ Thị Liên, để lần thứ hai trùng tu chùa trang nghiêm, phạm vũ như hiện nay.

        Từ năm 2008 đến năm 2020, Ban đại diện chùa đã có cung thỉnh Thượng toạ Thích Quảng Tâm về đảm nhận trụ trì chùa, nhưng Thầy chỉ vào ra lui tới chốn già lam này như một vị giám tự, chứng minh cho hoạt động của đạo tràng, của khuôn hội, vì Phật sự hoằng pháp lợi sanh của Thầy bề bộn, phải lo kiến lập cũng như trùng hưng tái thiết nhiều ngôi chùa khác trong tỉnh (như Linh Quang ở Đồng Rọ, Thanh Hải ở Cam Ranh, Chùa Núi Thanh Sơn ở Cam Thịnh Đông - Cam Ranh...).

        Từ cổng tam quan bước vào sân, sẽ thấy phía cuối góc tường bên phải là góc sân vườn tôn trí tượng đức Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên, chung quanh thiết trí độc lư và chậu kiểng hoa lá khoe sắc thắm. Đây là tôn tượng Bồ tát ngày xưa được tôn trí ngoài ban công của tầng trên ngôi Chánh điện, sau này được cung thỉnh xuống sân vườn để thiết trí tôn tượng Đức Phật A Di Đà thay vào vị trí trung tâm đó.

         Phía bên trái của Chánh điện là toà nhà 4 tầng, đó chính là Tháp Chuông, bên trên tầng cao nhất treo quả đại hồng chung của chùa cũ còn được bảo tồn đến nay. Tầng trệt được sử dụng làm Đoàn Quán của Gia Đình Phật Tử Linh Thứu và văn phòng làm việc của Ban đại diện chùa. Tiếp nối vào bên trong là nhà bếp, nơi Phật tử tề tựu mỗi tháng 2 lần để nấu cơm chay phát trao miễn phí.

        Ngôi Chánh điện ở vị trí trung tâm gồm 2 tầng, hai lầu chuông trống hai bên, hai bên hành lang trước điện đều tôn trí tượng chư vị Thiên Vương Hộ Pháp.

Tầng trệt là nhà thờ Tổ và chư vị cao tăng thuộc Môn phong Tổ đình Vĩnh Nghiêm. Hai bên là bàn thờ chư vị tiền nhân hữu công với bổn tự, cùng hương linh quý Phật quy y tại chùa. Sát đó bên phía trái ngôi Chánh điện là “Vãng Sanh Đường” được tôn trí tượng Bồ tát Địa Tạng Vương, là khu nhà thờ linh cốt của Phật tử ký gửi.



chua linh thuu (1)chua linh thuu (2)chua linh thuu (5)chua linh thuu (6)chua linh thuu (7)chua linh thuu (8)chua linh thuu (9)chua linh thuu (10)chua linh thuu (11)chua linh thuu (12)chua linh thuu (13)chua linh thuu (14)chua linh thuu (16)chua linh thuu (17)chua linh thuu (18)chua linh thuu (21)chua linh thuu (22)chua linh thuu (23)chua linh thuu (24)chua linh thuu (25)chua linh thuu (26)chua linh thuu (28)chua linh thuu (31)chua linh thuu (32)chua linh thuu (34)chua linh thuu (36)chua linh thuu (37)chua linh thuu (38)chua linh thuu (39)chua linh thuu (40)chua linh thuu (41)chua linh thuu (42)chua linh thuu (44)chua linh thuu (45)


       Tầng trên ngôi Chánh điện thờ tôn tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngay phía trước là tôn tượng đức Phật Di Lặc, bên dưới là tôn tượng đức Phật A Di Đà. Bàn bên hữu thờ tôn tượng Bồ tát Địa Tạng, bên tả thờ tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Ngoài ban công, tôn tượng Đức Phật A Di Đà được thiết trí ở vị trí chính giữa, hướng về phố xá phía bên dưới, bên dòng người xe xuôi ngược như để cứu khổ ban vui.

        Có thể nói trong số các chùa Khuôn hội ở Nha Trang hiện nay, chùa Linh Thứu duy trì đường lối tu tập và phát triển vững chãi nhất: từ cảnh quan, đạo tràng, số lượng Phật tử đến chùa tu tập.

        Hiện nay, Chùa Linh Thứu vẫn duy trì Đạo tràng Pháp Hoa mỗi tuần 3 lần vào các ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy. Số lượng Phật tử về tham dự có thể nói là lý tưởng ở một chùa Khuôn hội do Ban đại diện Phật tử điều hành là trong khoảng từ 40 đến 50 người.

        Hơn 5 năm qua, Bếp Chay Từ Thiện của chùa Linh Thứu đã hoạt động đều đặn, phát cơm chay miễn phí vào các ngày 14 và 30 âm lịch (ngày 29 tháng thiếu) gieo duyên thiện lành, khuyến khích mọi người ăn chay để nuôi dưỡng tâm từ, giảm bớt sát sanh hại vật.

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2022(Xem: 1993)
Cố Thượng tọa Thích Tâm Huệ, tự Thiện Trí, hiệu Minh Đạt, trụ trì chùa Long Phước, Phường Cam Thuận, TP. Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hoà, đã thuận thế vô thường xả bỏ báo thân tại bổn tự lúc 14h ngày 03/8/2022 (06/7 Nhâm Dần), trụ thế 74 năm, hạ lạp 30 năm.
20/05/2022(Xem: 2470)
Sáng ngày 19-5, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Khánh Hòa, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam Khánh Hòa và UBND phường Ninh Hà đã tổ chức lễ trao bằng cho cây di sản Việt Nam tại chùa Thiên Tứ (phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa).
14/03/2022(Xem: 8336)
Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thường ở gọi là chùa Thiên Quang, tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây yên tĩnh ven theo bờ sông Cái, thuộc Thị trấn Thành - Diên Khánh. Thôn Phú Lộc Tây từ hơn trăm năm trước nổi tiếng là làng nghề đúc đồng với những sản phẩm như lư hương, lục bình, chân đèn, đài đựng nước, cổ bồng và đồ dung kim khí sinh hoạt đời thường, nông cụ… Các vị bô lão cho hay là làng đã được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong công nhận làng nghề truyền thống. Được xem là làng nghề lâu đời và có tiếng ở vùng Nam Trung bộ, sản phẩm đồng của Phú Lộc Tây không chỉ tiêu thụ ngay tại tỉnh nhà mà còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành miền Trung… Hiện còn khoảng trên 50 hộ còn gìn giữ và tiếp nối sự nghiệp của tiên tổ cha ông. Hằng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng. Ngày nay, một con đường rộng lớn được mở rộng và tráng nhựa đi ngang qua bên dòng sông Cái trước làng nghề và chùa, nên chùa có địa chỉ mới nhất là 208 đườ
07/02/2022(Xem: 3226)
Chùa Kim Quang tọa lạc tại thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Thái (xưa là làng Vĩnh Xương), thành phố Nha Trang. Sở dĩ tăng ni, Phật tử phải gọi thêm 2 từ “Thủy Tú” liền theo là để phân biệt với ngôi chùa ni trùng tên trên đường Mê Linh ở trung tâm thành phố. Hòa thượng Thích Ngộ Thể (1862-1927), húy Thanh Lâm, dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 39, khai sơn lập tự vào năm 1910. Sau khi Tổ viên tịch, chùa được làng quản lý, cắt cử người thủ tự luân phiên trông nom cho đến khi thỉnh được Hòa thượng Thích Trừng Tâm, phái Lâm Tế chánh tông đời thứ 42 về trụ trì.
07/02/2022(Xem: 4886)
Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự, thường được gọi là chùa Liên Hoa, tọa lạc tại thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, là một ngôi chùa có xuất xứ lâu đời, khoảng 300 năm. Ngày nay, tên chùa được đặt cho tên con đường liên thôn xã, nên địa chỉ của chùa là: số 74 đường Liên Hoa. Xưa, chùa có tên là “Linh Phong Tự”, do Thiên sư Chân Hòa, thuộc dòng Lâm Tế khai sơn tạo dựng vào cuối thế kỷ XVII, nằm trên địa phận làng Xuân Phong, huyện Vĩnh Xương,
02/10/2020(Xem: 6228)
Chùa An Dưỡng, Xã Vĩnh Thái, Nha Trang
09/09/2020(Xem: 6465)
Vào sáng ngày 06/9/2020 (nhằm 19 tháng 7 âm lịch), tại ngôi chùa còn mới lạ mang tên Kỳ Viên Khánh Phú, tại xã Khánh Phú, huyện miền núi Khánh Vĩnh, đã diễn ra buổi lễ Vu Lan Báo Hiếu - Cúng Dường Trai Tăng, với đầy đủ nghi thức trang nghiêm, cùng các tiết mục “Bông Hồng Cài Áo”, “Dâng Hoa Cúng Dường” mang đậm niềm tôn kính tri ân, và tình yêu thương rộng lớn của những người con Phật luôn hướng về một ngày mai tươi sáng an vui dưới Ánh Đạo Vàng…
31/07/2020(Xem: 4540)
42 năm! Con số của thời gian vụt trôi... Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1. Đất Sét! Vùng KInh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại? Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…
19/11/2019(Xem: 4019)
Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, đất Thị Cầu - Phú Đông (thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) còn là một vùng rừng đồi hoang vắng thâm u thưa thớt dấu chân người qua lại, chỉ có một vài con lộ nhỏ đã thành đường mòn e dè mở lối liên thông giữa các thôn ấp đi ngang qua những ngọn đồi thoai thoải rậm rạp cỏ cây và gai góc… Năm 1956, Sư Thích Đạt Thông, pháp hiệu Tánh Tang, xuất gia tu hành theo Thiên Thai Giáo Quán Tông (là dòng thiền Việt Nam xuất phát từ Thiên Thai Giáo Tông của Trung Quốc, vị Tổ khai sáng là Thiền sư Hiển Kỳ, pháp danh Nhiên Công, quê ở Cần Giuộc - Long An), vốn là dân ở xã Phú Hữu lân cận đã lặn lội về vùng rừng đồi hoang sơ này, lặng lẽ khai hoang mở lối, tạo dựng tịnh cốc mái tranh vách đất sơ sài để làm nơi an trú và tịnh tu trên lưng chừng một ngọn đồi…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]