Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Trường Thọ

19/06/201319:46(Xem: 1991)
Chùa Trường Thọ

chuatruogtho-chanhdien



CHÙA TRƯỜNG THỌ

Ngôi chùa cổ trên 200 trăm năm, bên hữu ngạn sông Dinh,

thị trấn Ninh Hòa.

Điện thoại: 058.3846646

Trí Bửu

1.- Bối cảnh lịch sử:

Trước năm 1653, lãnh thổ Đại Việt về phương Nam đến đất Phú Yên tiếp giáp với Chiêm Thành và núi Thạch Bi - núi Đại Lãnh ngày nay - là đường ranh giới tự nhiên giữa hai nước.

Sách Địa dư chícủa Nguyễn Trãi chép : “ Khoảng niên hiệu Hồng Đức, Trà Hòa(Trà Toàn) nước Chiêm vào cướp ở Hóa Châu, Thánh Tông(1460-1497) thân đi đánh, phá được thành Đồ Bàn, thu phục bờ cõi cũ, lại mở đất đến núi Thạch Bi...” . Vì có sự kiện vua Chiêm là Bà Bật vào năm 1653 đời Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) vượt núi Thạch Bi quấy phá đất Phú Yên, nên vùng đất Khánh Hòa hôm nay đã có 357 năm mở đất.

Vào năm 1832, vua Minh Mạng đã cải tổ lớn các đơn vị hành chánh trong toàn quốc. Sách Đại Nam Thực Lục ghi : “Nhâm Thìn, năm Minh Mạng thứ 13 (1832), tháng 10, ngày mồng 1: Bắt đầu chia hạt, đặt quan từ Quảng Nam trở vào Nam » (…) Tỉnh Khánh Hòa: trước là Bình Hòa, thống trị phủ Diên Khánh, Ninh Hòavà 4 huyện Phúc Điền, Vĩnh Xương, Quảng Phúc, Tân Định… Tên dinh Bình Hòa đã được đổi lại là tỉnh Khánh Hòa , cách 179 năm từ lúc đầu mở đất và sau 29 năm mang tên Bình Hòa. Chữ BÌNH đổi thành chữ KHÁNH . KHÁNHcónghĩa là mừng, chúc mừng cho vùng đất luôn HÒA. ChữNINH trong Ninh Hòa là an toàn, cũng là mong ước vùng đất luôn được bình yên, thuận hòa...

2.- Sự hình thành và phát triển chùa Trường Thọ:

Chùa Trường Thọ còn gọi là Hiệp Trường Thọ hay chùa Cát, tọa lạc tại Xóm Rượu, thôn Mỹ Hiệp, nay là Tổ Dân phố 10, Thị trấn Ninh Hòa. Chùa được Tổ Phật Kế Hoằng Kim khai sơn vào thời Vua Cảnh Hưng (1740-1786).Một ngôi chùa cổ trên 200 tuổi, đã đồng hành cùng người dân Ninh hòa trong mọi hoàn cảnh.

Long vị Tổ trên bàn thở Tổ khai sơn cho ta biết, Tổ gốc ở chùa Vạn Thiện, Diên Khánh. Sau khi thọ pháp với tổ Thiệt Vinh là một vị cao tăng thời bấy giờ ở phủ Diên Khánh, Ngài Hoằng Kim xin thầy vân du khắp nơi trong vùng. Ðến phủ Bình Khang (tức Ninh Hòa ngày nay) Ngài đứng bên bờ sông Dinh cắm tích trượng bên hữu ngạn đầy cát trắng, lập ra thảo am tu thân và hành đạo. Ðó chính là ngôi chùa Trường Thọ đầu tiên được sáng lập vì thế mà người dân gọi chùa Trường Thọ với cái tên thân thiện là chùa Cát.

Chùa còn có tên là Hiệp Trường Thọ, vì hợp 3 chùa thành một. Trên 200 năm về trước, ngay tại khu chợ Mới, thuộc quần thể chợ Dinh, Ninh Hoà ngày nay, có vị Hoà Thượng đến lập ngôi chùa. Sau đó Hòa Thượng viên tịch, rồi chùa bị sập đổ, Phật tử đem Phật tượng, pháp bảo của chùa này nhập chung thờ tại chùa Trường Thọ.

Chùa hiện có nhiều di vật cổ như : -Đại hồng chung. -Pho tượng Hộ Pháp. -Bảng hiệu chùa bằng chũ Hán chạm, khắc trên gỗ. -Một tấm bia gỗ khắc chũ Hán. -Một cây xiên bằng gỗ có khắc hàng chữ: “Tự Đức Nhâm Ngọ niên đồng trùng tạo” tức là niên hiệu Tự Đúc, năm Nhâm Ngọ (1882) trùng tu chùa.

Căn cứ những dòng chữ khắc trên Đai hồng chung cổ tại chùa đã cung cấp cho chúng ta: “Đinh Mão niên trọng hạ nguyệt kiết nhật. Bình Hòa phủ, Tân Định huyện, Trung tổng, Toàn Thạnh xã, Trường Thọ tự, Trú trì Tăng pháp danh Phật Kế thượng Hoằng hạ Kim, trai chứng thiền đạo hiệp thập phương thiện nhân tín cúng chú tạo hồng chung” Có nghĩa là: Năm Đinh Mão (1807), tháng năm, mùa hạ, ngày tốt. Tại chùa Trường Thọ, xã Toàn Thạnh, tổng Trung, huyện Tân Định, phủ Bình Hòa, vị Tăng Trú trì pháp danh Phật Kế tự Hoằng Kim, lập trai đàng cầu nguyện cùng thập phương thiện tín cúng dường đúc đại hồng chung. Như vậy, Tổ Khai sơn chùa Trường Thọ cũng chính là vị Trú trì đúc đại hồng chung.

Đặc biệt, chùa có thờ pho tượng Hộ pháp được tạc bằng đá, cao 1m80 mặc áo giáp giống như một võ tướng. Tượng được an vị tại chùa từ năm nào không ai biết rõ. Theo truyền thuyết, tượng được tìm thấy ở vùng Lệ Cam, bị chôn vùi dưới cát. Nghe tin ngài ở dó, nhiều xã cử người đến thỉnh nhưng không xã nào thỉnh được. Sau cùng, xã Toàn Thạnh (sau này là Mỹ Hiệp) với một số ít người thành tâm cầu nguyện, lại được ngài hộ Pháp cho phép thỉnh về chùa Trường Thọ thờ. Vùng Lệ Cam thời đó là một cửa biển ghe thuyền ra vào thường xuyên. Người ta cho rằng pho tượng Hộ Pháp được thỉnh từ Tàu sang do một số thương thuyền đến buôn bán với phủ Bình Hòa (Ninh Hòa). Các thương thuyền này thường ghé lại chùa Trường Thọ vì chùa gần bờ sông để những người trên thuyền lễ Phật cầu nguyện an lành. Chính những người đi buôn đã chở tượng Hộ pháp từ bên Tàu sang để cúng dường cho chùa, nên khi bị thất lạc chỉ có người của chùa Trường Thọ mới thỉnh được ngài về.


3.- Chùa Trường Thọ qua những lần trùng tu :

Sau trên 200 năm khai kiến và phát triển, Chùa Trường Thọ đã được trùng tu nhiều lần.

* Trùng tu năm 1882, thời Tự Đức, các dấu tích còn lại như sau :

- Một bảng tên chùa bằng chũ Hán khắc trên gỗ.

- Một tấm bia hỗ có khắc chũ Hán.

- Một cây xiên bằng gỗ có khắc dòng chũ : "Tự Đức Nhâm Ngọ niên (1882), bổn xã đồng trùng tạo. "

* Trùng tu năm 1944:

- Đây là thành tựu của phong trào chấn hưng Phật giáo huyện Ninh Hòa do Hòa thượng Thích Quảng Đức Chứng minh.

* Trùng tu năm 1992 :

- Do Đại đức Thích Chơn Thiện khởi xướng. Đại đức Chơn Thiện Trú trì chùa trong những năm 1983-1988. Đầu năm 1988 Đại đức Chơn Thiện được phép xuất cảnh. Giữa năm 1991 Đại đức Chơn Thiện gởi tiền về cho Ban Hộ tự trùng tu theo dự án của Thầy là: sửa lại mái chánh điện và làm mới tiền đường.

Tuy đã được trùng tu nhiều lần song do điều kiện kinh tế trước đây nên xây dựng chưa đáp ứng với nhu cầu Phật sự, vì thế sáng ngày 07/3/2010 Thượng tọa Trú trì Thích Ngộ Trí đã tổ chức lễ đặt đá khởi công đại trùng tu chùa Trường Thọ. Quang lâm Chứng minh có Hòa thượng Thích Thiện Bình - Phó Thư ký HĐCM, Trưởng ban Trị sự THPG Khánh Hòa và Chư tôn đức Tăng, Ni, đại biểu chính quyền cùng đông đảo Phật tử tham dự.

3.- Thiết kế đại trùng tu chùa Trường Thọ năm 2010:

-Cồng Tam quan.

-Chánh điện.

-Nhà Tổ.

-Đài Quan Âm.

-Đài Hộ Pháp.

-Nhà tăng.

-Nhà khách.

-Nhà trù.

-Lớp học tình thương…

Một ngày không xa, sau khi công tác đại trùng tu hòan thành viên mãn, chùa Trường Thọ sẽ là ngôi Già lam thanh cảnh, phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm tú lệ, xứng tầm vói ngôi chùa cổ trên hai trăm năm, không chỉ là nơi Phật tử lễ bái và tu học mà còn trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân thị trấn Ninh Hòa.


Viết xong, ngày lễ Đặt đá đại trùng tu chùa Trường Thọ,

07/3.2010, 22/Giêng. Canh Dần-2010

Nhiếp ảnh: Tâm Nhãn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2022(Xem: 1985)
Cố Thượng tọa Thích Tâm Huệ, tự Thiện Trí, hiệu Minh Đạt, trụ trì chùa Long Phước, Phường Cam Thuận, TP. Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hoà, đã thuận thế vô thường xả bỏ báo thân tại bổn tự lúc 14h ngày 03/8/2022 (06/7 Nhâm Dần), trụ thế 74 năm, hạ lạp 30 năm.
20/05/2022(Xem: 2466)
Sáng ngày 19-5, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Khánh Hòa, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam Khánh Hòa và UBND phường Ninh Hà đã tổ chức lễ trao bằng cho cây di sản Việt Nam tại chùa Thiên Tứ (phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa).
14/03/2022(Xem: 8319)
Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thường ở gọi là chùa Thiên Quang, tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây yên tĩnh ven theo bờ sông Cái, thuộc Thị trấn Thành - Diên Khánh. Thôn Phú Lộc Tây từ hơn trăm năm trước nổi tiếng là làng nghề đúc đồng với những sản phẩm như lư hương, lục bình, chân đèn, đài đựng nước, cổ bồng và đồ dung kim khí sinh hoạt đời thường, nông cụ… Các vị bô lão cho hay là làng đã được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong công nhận làng nghề truyền thống. Được xem là làng nghề lâu đời và có tiếng ở vùng Nam Trung bộ, sản phẩm đồng của Phú Lộc Tây không chỉ tiêu thụ ngay tại tỉnh nhà mà còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành miền Trung… Hiện còn khoảng trên 50 hộ còn gìn giữ và tiếp nối sự nghiệp của tiên tổ cha ông. Hằng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng. Ngày nay, một con đường rộng lớn được mở rộng và tráng nhựa đi ngang qua bên dòng sông Cái trước làng nghề và chùa, nên chùa có địa chỉ mới nhất là 208 đườ
07/02/2022(Xem: 3216)
Chùa Kim Quang tọa lạc tại thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Thái (xưa là làng Vĩnh Xương), thành phố Nha Trang. Sở dĩ tăng ni, Phật tử phải gọi thêm 2 từ “Thủy Tú” liền theo là để phân biệt với ngôi chùa ni trùng tên trên đường Mê Linh ở trung tâm thành phố. Hòa thượng Thích Ngộ Thể (1862-1927), húy Thanh Lâm, dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 39, khai sơn lập tự vào năm 1910. Sau khi Tổ viên tịch, chùa được làng quản lý, cắt cử người thủ tự luân phiên trông nom cho đến khi thỉnh được Hòa thượng Thích Trừng Tâm, phái Lâm Tế chánh tông đời thứ 42 về trụ trì.
07/02/2022(Xem: 4845)
Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự, thường được gọi là chùa Liên Hoa, tọa lạc tại thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, là một ngôi chùa có xuất xứ lâu đời, khoảng 300 năm. Ngày nay, tên chùa được đặt cho tên con đường liên thôn xã, nên địa chỉ của chùa là: số 74 đường Liên Hoa. Xưa, chùa có tên là “Linh Phong Tự”, do Thiên sư Chân Hòa, thuộc dòng Lâm Tế khai sơn tạo dựng vào cuối thế kỷ XVII, nằm trên địa phận làng Xuân Phong, huyện Vĩnh Xương,
02/10/2020(Xem: 6181)
Chùa An Dưỡng, Xã Vĩnh Thái, Nha Trang
09/09/2020(Xem: 6450)
Vào sáng ngày 06/9/2020 (nhằm 19 tháng 7 âm lịch), tại ngôi chùa còn mới lạ mang tên Kỳ Viên Khánh Phú, tại xã Khánh Phú, huyện miền núi Khánh Vĩnh, đã diễn ra buổi lễ Vu Lan Báo Hiếu - Cúng Dường Trai Tăng, với đầy đủ nghi thức trang nghiêm, cùng các tiết mục “Bông Hồng Cài Áo”, “Dâng Hoa Cúng Dường” mang đậm niềm tôn kính tri ân, và tình yêu thương rộng lớn của những người con Phật luôn hướng về một ngày mai tươi sáng an vui dưới Ánh Đạo Vàng…
31/07/2020(Xem: 4514)
42 năm! Con số của thời gian vụt trôi... Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1. Đất Sét! Vùng KInh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại? Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…
19/11/2019(Xem: 4005)
Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, đất Thị Cầu - Phú Đông (thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) còn là một vùng rừng đồi hoang vắng thâm u thưa thớt dấu chân người qua lại, chỉ có một vài con lộ nhỏ đã thành đường mòn e dè mở lối liên thông giữa các thôn ấp đi ngang qua những ngọn đồi thoai thoải rậm rạp cỏ cây và gai góc… Năm 1956, Sư Thích Đạt Thông, pháp hiệu Tánh Tang, xuất gia tu hành theo Thiên Thai Giáo Quán Tông (là dòng thiền Việt Nam xuất phát từ Thiên Thai Giáo Tông của Trung Quốc, vị Tổ khai sáng là Thiền sư Hiển Kỳ, pháp danh Nhiên Công, quê ở Cần Giuộc - Long An), vốn là dân ở xã Phú Hữu lân cận đã lặn lội về vùng rừng đồi hoang sơ này, lặng lẽ khai hoang mở lối, tạo dựng tịnh cốc mái tranh vách đất sơ sài để làm nơi an trú và tịnh tu trên lưng chừng một ngọn đồi…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]