Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Thanh Lương

19/06/201318:26(Xem: 1560)
Chùa Thanh Lương


toan canh TLuong


CHÙA THANH LƯƠNG

清 涼 寺

Ngôi chùa cổ gần 300 năm, ở làng quê Nhĩ Sự, Ninh Hòa


Trí Bửu


Quê tôi có gió bốn mùa,

Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm

Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,

Chỉ thanh đạm thế… âm thầm thế thôi! ”


(Mây Tần, Nguyễn Bính)


Từ ngã tư Thị trấn Ninh Hòa, trước Huyện, đi dọc theo quốc lộ 26 về phía Tây, đến cây số 5, rẻ vào hương lộ bên tay phải hướng vào truông Nhĩ Sự, đó là đường đến quê tôi, Chùa Thanh Lương - ngôi chùa cổ, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, ở làng quê Nhĩ Sự, Ninh Hòa.


“Mái chùa che chở hồn dân tộc,

Nếp sống muôn đời của tổ tông”


Chùa Thanh Lương, tọa lạc tại thôn Nhĩ Sự, xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, được xây dựng trên mô đất khá cao, mặt hướng về Đông, đón ánh sáng mặt trời, như xua đi màn đêm u tối. Chung quanh chùa là vùng đất thổ mênh mông, trù phú và bên cạnh là cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, bát ngát, phì nhiêu:


1.- Bối cảnh lịch sử:


Ngược dòng lịch sử: trước năm 1653, lãnh thổ Đại Việt về phương Nam đến đất Phú Yên tiếp giáp với Chiêm Thành và núi Thạch Bi - núi Đại Lãnh ngày nay - là đường ranh giới tự nhiên giữa hai nước. Sách Địa dư chícủa Nguyễn Trãi chép : “ Khoảng niên hiệu Hồng Đức, Trà Hòa(Trà Toàn) nước Chiêm vào cướp ở Hóa Châu, Thánh Tông(1460-1497) thân đi đánh, phá được thành Đồ Bàn, thu phục bờ cõi cũ, lại mở đất đến núi Thạch Bi...” . Vì có sự kiện vua Chiêm là Bà Bật (Bà Tấm, Bà Tranh) vào năm 1653 đời Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) vượt núi Thạch Bi quấy phá đất Phú Yên nên vùng đất Khánh Hòa hôm nay đã có 356 năm mở đất. Sách Đại Nam nhất thống chí chép : “ Đời Thái Tông Hiếu Triết Hoàng đế Nguyễn Phúc Tần năm thứ 5 là năm Quý Tỵ (1653) .... sai Cai Cơ Hùng Lộc đánh dẹp. Người Chiêm hàng, do đấy chiếm lấy đất từ sông Phan Rang (Ninh Thuận) trở về phía đông đến địa giới Phú Yên, đặt dinh Thái Khang gồm 2 phủ Thái Khang, Diên Ninh và 5 huyện (Thái Khang lãnh 2 huyện Quảng Phúc và Tân Định , Diên Ninh lãnh 3 huyện Phúc Điền , Vĩnh Xương và Hòa Châu )


Trải qua các đời Chúa, đời vua triều Nguyễn, từ dinhThái Khang đến dinhBình Hòa(1803), trấn Bình Hòa (1808), tên dinh đã được thay đổi sau 150 năm mở đất. Tất cả những gì Chúa Nguyễn Phúc Tần mong ước trên vùng đất mới này đều được thể hiện. Cho đến khi vua Gia Long lên ngôi chưa được hai năm, đã quyết định đặt tên một vùng đất luôn bình an, người dân hiền hòa, vùng đất, khí hậu hiền hòa ... là BÌNH HÒA . Thiên nhiên đã tạo nên một vùng đất tươi đẹp, hiền hòa và cũng tạo nên con người hiền hòa, thuần hậu, thân thiện


Vào năm 1832, vua Minh Mạng đã cải tổ lớn các đơn vị hành chánh trong toàn quốc. Sách Đại Nam Thực Lục ghi : “Nhâm Thìn, năm Minh Mạng thứ 13 (1832), tháng 10, ngày mồng 1, : Bắt đầu chia hạt, đặt quan từ Quảng Nam trở vào Nam » (…) Chia tỉnh hạt : …. Tỉnh Khánh Hòa: trước là Bình Hòa, thống trị phủ Diên Khánh, Ninh Hòavà 4 huyện Phúc Điền, Vĩnh Xương, Quảng Phúc, Tân Định. Trước đây là 2 huyện Hòa Châu và Phúc Điền, nay nhập lại thành huyện Phúc Điền “ . Tên dinh Bình Hòa đã được đổi lại là tỉnh Khánh Hòa , cách 179 năm từ lúc đầu mở đất và sau 29 năm mang tên Bình Hòa. Chữ BÌNH đổi thành chữ KHÁNH . KHÁNH cónghĩa là mừng, chúc mừng cho vùng đất luôn HÒA. Chữ KHÁNHtrong huyện Diên Khánhcũng là mong ước niềm vui được kéo dài, được bình yên, thuận hòa như tên huyện Ninh Hòa.


2.- Sự hình thành và phát triển chùa Thanh Lương:


Tìm hiểu nguồn gốc chùa Thanh Lương, rất tiếc, bị thất truyền do chiến tranh, nên đến nay chưa ai có thể xác định chính xác chùa tạo lập cách nay bao nhiêu năm và Tổ Khai sơn là vị nào?


Tuy nhiên, từ đại hồng chung cổ lưu truyền trong chùa, trên thành chuông có khắc Hoà Thượng Chứng minh, địa danh, vị Trụ trì, ngày, tháng, năm, lúc đúc chuông bằng chũ Hán:


上寶下楊和尚證明.大越國廣南處平康府新定縣中總平安社平安村.住持僧積仁大師.清涼寺奉佛今本道及十方善男信女眾等.景興二十四年四月吉日鑄鴻鐘…


"Thượng Bửu hạ Dương, Hòa thượng chứng minh, Ðại Việt quốc, Quảng Nam xứ, Bình Khang phủ, Tân Ðịnh huyện, Trung tổng, Bình An xã, Bình An thôn. Trụ trì tăng Tích Nhơn Đại sư, Thanh Lương tự, phụng Phật, kim bổn đạo cập thập phương thiện nam tín nữ chúng đẳng. Cảnh Hưng nhị thập tứ niên, tứ ngoạt kiết nhựt chú Hồng Chung…”


Có nghĩa là: “Tại thôn Bình An, xã Bình An, tổng Trung, phủ Bình Khang, huyện Tân Định, xứ Quảng Nam, nước Đại Việt, Hòa Thượng húy thượng Bửuhạ DươngChứng minh đúc Đại Hồng Chung, vào năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763), tháng tư ngày lành (Phật Đản) , chuông do Ðại sư Tích Nhơn trụ trì chùa Thanh Lương cùng tất cả thiện nam tín nữ, thập phương.bổn đạo cúng dường tạo lập…“


Từ đó chúng ta có thể khẳng định chùa Thanh Lương được khai sơn vào thời vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng(1740-1786) năm thứ 24, (1763). Vị Trụ trì vào thời điểm đúc chuông là Ðại sư Tích Nhơn, ở thôn Bình An (Nhĩ Sự), xã Bình An, tổng Trung, phủ Bình Khang, huyện Tân Định (Ninh Hòa)


Hòa Thượng Chứng minh đúc chuông là Ngài Tế Hiển – Bửu Dương,chính là Tổ khai sơn chùa Thiên Bửu, Điềm Tịnh, Ninh Phụng, Ninh Hòa, Khánh Hoà, khoảng thời vua Lê Dụ Tông (1706-1729).


Vào thời Tây Sơn và Nguyễn Ánh đánh nhau, đại hồng chung của các chùa bị tịch thu mang đi đúc súng. Để tránh nạn lấy chuông đúc vũ khí, chùa Thanh Lương đã đem chuông dấu ở Bàu Bơi, (giáp ranh giới giữa Nhĩ Sự và Đại Cát). Hòa bình lập lại mọi người đi tìm, nhưng không tìm thấy. Dân làng Đại Cát và Nhĩ Sự đem lễ vật đến bàu cầu nguyện, thình lình đại hồng chung nổi lên, nhưng rồi lại chìm xuống nước. Mọi người lặn xuống tìm xem thì thấy chuông úp sấp trên cát. Cùng nhau kéo lên, kéo hết hơi hết sức, vẫn không di chuyển được chút nào.


Sau đó, hào lão làng Nhĩ Sự thiết lập hương án thành tâm cầu nguyện, xin thỉnh chuông về chùa Thanh Lương, thì lạ lùng thay, đại hồng chung tự nhiên nhẹ bổng, mọi người khiêng về chùa nhẹ nhàng.


Chính nhờ đại hồng chung này mà các vị Trụ trì đương thời biết được các vị Tổ Khai sơn chùa Thiên Bửu, chùa Phổ Hóa, chùa Thanh Lương: sống vào thời Hậu Lê, và các chùa tạo lập vào thời Vua Lê Cảnh Hưng.


Và cũng từ ấy, thật khó quên được những phút giây khi ta đắm mình trong khung cảnh thanh cao, thoát tục. Tiếng chuông chùa Nhĩ Sự tiếp tục ngân lên, đều đều hằng đêm, làm cho không gian và thời gian lúc ấy như lắng đọng trong một thể điệu trầm thiêng, tĩnh tại. Cảnh vật như cộng hưởng tiếng chuông, tất cả đều trở nên lung linh, trầm mặc. Tiếng chuông chùa quả thật đã có một năng lực hồi sinh phi thường:


“Chuông chùa lay bóng thời gian

Đồi cây thiêm thiếp, trăng vàng ngậm sương

Tơ trăng gieo lọt mấy đường

Chuông ngân huyền diệu, đau thương dịu lòng”


cong tam quan Thanh Luong
ban tho To TL

chanh dien TL
chua Thanh Luong
dai hong chung TL
dai hung buu dien TL
Dia Tang
Ho phap
Phat Di Lac YL
Quan The Am

Thanh Luong tu
Thap To
trong TL

tuong dai Q Am

Chùa Thanh Lương đã trải qua nhiều lần trùng tu, những lần trùng tu gần đây như: Trùng tu năm 1940,1961,1994, và toàn cảnh ngôi chùa Thanh Lương Phạm vũ huy hoàng, uy nghi, lộng lẩy như hiện nay, được đại trùng tu vào năm 2008 (Mậu Tý) dưới đời Đại Đức Nguyên Hân – Thiện Hoan gồm: Chánh điện, Tổ đường, Đông lang, cổng Tam quan, Tượng đài Quan Thế Âm, .Tượng đài Phật Di Lặc, Tháp Đại sư Thích Từ Nhẫn…


Đến thăm chùa Thanh Lương chúng ta có cảm nhận, đây thật là cảnh Thiền môn thanh tĩnh, bốn bề vắng lặng, từ tiếng chuông ngân nga, tiếng gõ mõ, hòa với tiếng ve sầu râm ran, tiếng chim hót lãnh lót, tạo thành một bản hòa âm trầm hùng ân cần nhắc nhở mọi người: “hãy lánh dữ làm lành, tu thân, hướng thiện


Đặc biệt, tại chùa Thanh Lương có cây me cổ thụ hằng vài trăm năm, gốc me mấy người ôm không xuể, đứng sừng sửng, vươn cao vòi vọi, tán lá xum xuê, che rợp bóng mát cho chùa, bất luận nắng, mưa, gió, rét như những người nông dân ở đây luôn chịu đựng một nắng, hai sương, nhưng lại rất anh dũng, kiên cường trong quá trình dựng nước và giữ nước.


Thanh Lương ngôi chùa cổ giữa làng quê Nhĩ Sự, Ninh Hòa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của những người nông dân, cần cù chất phát, hiền lành.


Đúng là:


“Chùa đứng hiền lành tự thuở xưa,

Hồn dân gởi gắm tự bao giờ,

Tổ tiên bồi đắp qua năm tháng,

Nối tiếp không ngừng lớp tuổi thơ”.


(Ngày vui dân tộc – Huyền Không)


3.- Thanh Lương tự, qua các đời truyền thừa:

Là một ngôi chùa cổ gần ba trăm năm, đã trải qua nhiều đời trụ trì, nhưng long vị của chư Tổ bị thất lạc, nên hiện nay chỉ xác định được các đời Trụ trì:


1.- Đại sư Tích Nhơn (1763)

2.- Đại sư Chơn Giác (1885)

3.- Đại sư Trừng Thơ – Từ Nhẫn (1935-1974)

4.- Đại Đức Thích Thiện Hoan Pháp danh Nguyên Hân (từ năm 1974 đến nay)



TB.智 寶

Viết xong, ngày Trọng Thu - Kỷ Sửu, 2009



---o0o---


Các Ngôi Chùa ở Khánh Hòa


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2022(Xem: 1706)
Sáng ngày 9-12 (16-11-Nhâm Dần), chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã trang nghiêm tổ chức lễ đặt đá trùng tu chùa Bảo Long (thôn Thuận Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Chứng minh và tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trừng Giác, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Thượng tọa Thích Nhuận Đức, Trưởng BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa, chư tôn đức thường trực BTS GHPG thị xã, Tăng Ni các tự viện và đông đảo Phật tử. Theo tư liệu còn lưu lại ở chùa thì Bảo Long dược xây dựng khoảng năm 1696, tổ khai sơn là là ngài Thiệt Quang, đời 35 Lâm Tế Chánh Tông thuộc dòng kệ Vạn Phong: “…Hành Siêu Minh Thiệt Tế Liễu Đạt Ngộ Chơn Không…” thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).
10/12/2022(Xem: 11172)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
08/11/2022(Xem: 1928)
Sáng ngày 7-11-2022 (14-10-Nhâm Dần), Đại đức Thích Đạo Thiền và Phật tử chùa Bảo Phước (phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã thiết lễ cúng rằm Hạ nguyên tùng duyên tưởng niệm Đại tường cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Ngộ Tánh – Nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ủy viên Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban Tăng sự tỉnh Khánh Hòa . Hòa thượng Thích Ngộ Tánh đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 09h10 ngày 04-12-2020 (nhằm ngày 20-10 năm Canh Tý), tại chùa Đức Hòa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế 80 năm – Hạ Lạp: 50 năm.
08/11/2022(Xem: 1931)
Ngày rằm tháng Mười, rằm Hạ nguyên đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với Phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân. Theo chân những người bạn đạo, chiều ngày 7-11-2022 (14-10-Nhâm Dần), chúng tôi đến chùa Linh Quang, tổ dân phố Phước Sơn, phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa dự lễ rằm tháng Mười.
30/08/2022(Xem: 2126)
Vào lúc 08h sáng nay nhân ngày khánh đản đức Bồ tát Địa Tạng, 27/8/2022 (nhằm ngày mồng 1 tháng 8 Nhâm Dần), Chùa Bửu Long ở xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, Khánh Hoà đã trang nghiêm tổ chức lễ cung nghinh tôn tượng kim thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về an vị trên chánh điện mới được xây cất dang dở.
26/08/2022(Xem: 1496)
Sáng thuận duyên, tôi chạy xe máy thẳng một lèo 70km không nghỉ từ Nha Trang vô đến Chùa Núi Thanh Sơn (ở Cam Thịnh Đông- Cam Ranh), với thời gian 1 tiếng 45 phút, để thăm lại ngôi chùa cổ từng trở thành phế tích hoang tàn, những năm qua đã được Thầy Thích Quảng Tâm đảm nhiệm trọng trách trùng hưng di sản của tiền nhân tiền bối để báo đền trọng ân Thầy Tổ...
17/08/2022(Xem: 1543)
Cố Thượng tọa Thích Tâm Huệ, tự Thiện Trí, hiệu Minh Đạt, trụ trì chùa Long Phước, Phường Cam Thuận, TP. Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hoà, đã thuận thế vô thường xả bỏ báo thân tại bổn tự lúc 14h ngày 03/8/2022 (06/7 Nhâm Dần), trụ thế 74 năm, hạ lạp 30 năm.
20/05/2022(Xem: 2052)
Sáng ngày 19-5, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Khánh Hòa, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam Khánh Hòa và UBND phường Ninh Hà đã tổ chức lễ trao bằng cho cây di sản Việt Nam tại chùa Thiên Tứ (phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa).
14/03/2022(Xem: 5871)
Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thường ở gọi là chùa Thiên Quang, tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây yên tĩnh ven theo bờ sông Cái, thuộc Thị trấn Thành - Diên Khánh. Thôn Phú Lộc Tây từ hơn trăm năm trước nổi tiếng là làng nghề đúc đồng với những sản phẩm như lư hương, lục bình, chân đèn, đài đựng nước, cổ bồng và đồ dung kim khí sinh hoạt đời thường, nông cụ… Các vị bô lão cho hay là làng đã được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong công nhận làng nghề truyền thống. Được xem là làng nghề lâu đời và có tiếng ở vùng Nam Trung bộ, sản phẩm đồng của Phú Lộc Tây không chỉ tiêu thụ ngay tại tỉnh nhà mà còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành miền Trung… Hiện còn khoảng trên 50 hộ còn gìn giữ và tiếp nối sự nghiệp của tiên tổ cha ông. Hằng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng. Ngày nay, một con đường rộng lớn được mở rộng và tráng nhựa đi ngang qua bên dòng sông Cái trước làng nghề và chùa, nên chùa có địa chỉ mới nhất là 208 đườ
07/02/2022(Xem: 2611)
Chùa Kim Quang tọa lạc tại thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Thái (xưa là làng Vĩnh Xương), thành phố Nha Trang. Sở dĩ tăng ni, Phật tử phải gọi thêm 2 từ “Thủy Tú” liền theo là để phân biệt với ngôi chùa ni trùng tên trên đường Mê Linh ở trung tâm thành phố. Hòa thượng Thích Ngộ Thể (1862-1927), húy Thanh Lâm, dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 39, khai sơn lập tự vào năm 1910. Sau khi Tổ viên tịch, chùa được làng quản lý, cắt cử người thủ tự luân phiên trông nom cho đến khi thỉnh được Hòa thượng Thích Trừng Tâm, phái Lâm Tế chánh tông đời thứ 42 về trụ trì.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567