Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Quang Long

19/06/201317:35(Xem: 1805)
Chùa Quang Long


chuaquanglong-cgtrong

LƯỢC SỬ CHÙA QUANG LONG

Thôn Đại Tập, xã Ninh Thân,
huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa


Lời nói đầu


Một ngôi chùa chậm xây cất thì trong tương lai có thể xây dựng to lớn hơn. Thế nhưng lịch sử của một ngôi chùa xưa càng chậm viết lại chừng nào, thì tư liệu để viết thành trang sử càng nghèo nàn, sai lệch chừng nấy.

Chùa Quang Long được Tổ sư Phật Kế - Hoằng Kim dòng Lâm Tế đời thứ 35 khai sơn cách đây khoảng 200 năm. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chùa không lưu lại được Long vị thờ chư vị Tổ sư các đời Trú trì, do đó việc xác định các niên đại lịch sử không sao tránh khỏi thiếu sót. Với tâm nguyện “Ăn quả nhó kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”, nhờ sự trợ duyên giúp đỡû của các nhà thiện tri thức, nên Lược sử Chùa Quang Long được thầy, trò bổn tự lược ghi, chắc chắn không sao tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong các bậc tôn túc, quý vị thiện tri thức niệm tình bổ khuyết thêm để tập Lược sử chùa Quang Long được hoàn thiện.


Chùa Quang Long, Mùa Vu Lan, Phật lịch 2.55 -2009


Trụ trì

Tỳ kheo Thích Nguyên Đăng


chuaquanglong-qam

CHÙA QUANG LONG

“Mỗi tối dân quê đón gió lành

Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh

Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi

An ủi dân lành mọi mái tranh”


I.- Bối cảnh lịch sử:


Chùa Quang Long tọa lạc tại làng văn hóa Đại Tập, giữa đồng lúa phì nhiêu, bát ngát bao la của xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.


Đây là một ngôi chùa cổ, được khai sơn vào khoảng năm 1812, có tuổi thọ gần hai trăm năm. Suốt hai thế kỷ qua, chùa luôn luôn đồng hành cùng dân làng trong mọi lúc thịnh, suy với biết bao biến đổi của thời cuộc.


Trước năm 1653, khi Đại Tập chưa thuộc lãnh thổ của Việt Nam, ở đây là vùng đất người Chiêm Thành sinh sống. Sau năm 1653, chúa Nguyễn cho dân di cư vào vùng đất mới, làng Đại Tập được các bậc tiền hiền đến quy dân lập ấp, lúc bấy giờ có tên là xã An Tập (An có nghĩa là yên ổn làm ăn, Tập là dân chúng các nơi quy tụ lại vùng đất mới), thuộc tổng Thượng. Đến cuối đời Tự Đức (1848-1884) đổi tên là Đại Tập (bởi vì dân chúng quy tụ càng lúc càng đông, làm ăn ngày càng phát đạt), thuộc tổng Thân Thượng, huyện Tân Định. Từ sau năm 1954, làng Đại Tập thuộc xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa cho đến ngày nay.


Tín ngưỡng truyền thống của dân làng Đại Tập cũng như người dân Ninh Hòa là thờ cúng ông, bà tổ tiên, tôn sùng Nho giáo.


Giai đoạn đầu của triều đại vua Gia Long (1802-1820) đạo Phật đã du nhập đến làng, nhưng tư tưởng Nho giáo hưng thịnh. Cho nên suốt hai thế kỷ qua, chưa có vị sư trụ trì ở lâu hóa đạo, vì thế Quang Long là ngôi chùa cổ nhưng không có tháp Tổ cổ.


Sau năm 1975, giai cấp phong kiến ở nông thôn hoàn toàn được xóa bỏ, đa số người dân trong làng đều hướng về Phật pháp, nên chùa Quang Long đã được trùng hưng, đáp ứng nhu cầu lễ bái của người dân các xã Ninh Thân, Ninh Trung và Ninh Thượng…



II.- Chùa Quang Long quá trình hình thành và phát triển:


Khoảng cuối đời chúa Nguyễn xứ đàng Trong, trước khi nhà Tây Sơn dựng nghiệp (có lẽ chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần 1765-1777), có hai vợ chồng ông Trần Văn Cẩn, gốc người Bình Phú vào làng An Tập lập nghiệp. Hai ông, bà không có con, nên quy y đầu Phật với Tổ Phật Kế chùa Trường Thọ, xóm Rượu, xã Mỹ Hiệp, huyện Ninh Hòa. Hòa thượng cho pháp danh là: Tổ Tín. Ít lâu sau, ông phát nguyện thọ giới Thập Thiện và được Bổn sư phú pháp tự là Phước Sanh. Ông Trần Văn Cẩn đã tự nguyện chuyển nhà của mình thành ngôi Niệm Phật đường, hằng ngày ăn chay, niệm Phật.


Kể từ đó, ngôi Niệm Phật đường của ông, bà Trần Văn Cẩn trở thành nơi lễ bái của bà con Phật tử quanh vùng. Được ít lâu sau cả hai ông, bà đồng lòng phát nguyện xả bỏ sự nghiệp, cải gia vi tự, liền đến đảnh lễ Bổn sư chứng minh Khai sơn. Cố Hòa thượng Phật Kế an danh là Quang Long tự. Theo tư liệu viết bằng chữ Hán năm 1935 của Hòa thượng Thích Từ Hiếu để lại, thời điểm này vào khoảng triều Gia Long năm thứ 13 (1812).


Lúc này Phật tử Trần Văn Cẩn tuổi đã già, không thể xuất gia thọ đại giới để làm Trú trì, nên chỉ làm cư sĩ hộ tự hương khói cho chùa, cố Hòa thượng Phật Kế, Trú trì chùa Trường Thọ kiêm nhiệm Trú trì chùa Quang Long. Viên gia của ông Trần Văn Cẩn hiến cúng lập chùa có diện tích 3 sào (1.500 mét vuông). Ngoài ra ông còn cúng thêm một sở ruộng tư 1 mẫu 2 sào (6.000 mét vuông) để làm tự điền.


Khi Phật tử Trần Văn Cẩn mất khoảng cuối triều vua Gia Long, làng Đại Tập lo mai táng, xây mộ và dựng bia, lập bài vị thờ tại chùa Quang Long, ghi công đức Phật tử có công kiến tạo chùa, ngày giỗ hàng năm của ông là ngày mồng 9 tháng 3 Âm lịch .


Năm 2006, Thượng tọa Thích Nguyên Đăng, Trú trì chùa Quang Long di táng ngôi mộ ông về nhập vào Bảo Đồng đặt phía trên sân chùa. Khi đào lên thấy một hiện tượng lạ, tất cả xương từ phần cổ trở xuống đều mục nát thành tro màu đen, quan tài bằng gỗ lim cũng hóa ra đất, đặc biệt chỉ có hộp sọ đầu là còn nguyên. Thượng tọa Thích Nguyên Đăng vô cùng cảm động, nên lựa chọn một cái hộp bằng sành đẹp, đựng tro đen và hộp sọ của cố Phật tử Tổ Tín rồi đem nhập Bảo Đồng.


III.- Chùa Quang Long, những đợt trùng tu:




chuaquanglong-aihbien


ĐẠI HÙNG BỬU ĐIỆN


Trải qua gần hai thế kỷ, chùa Quang Long đã được trùng tu nhiều lần. Cứ mỗi lần tu sửa chùa được nâng cấp lên. Lúc ban đầu là một ngôi chùa tranh vách đất, đến nay Phạm vũ huy hoàng, tương đối khang trang rộng rãi. Đó là do công lao của thập phương thiện tín làng Đại Tập, của các đời trụ trì kế thế và Phật tử gần xa chung tay góp sức.


Sau khi Phật tử Trần Văn Cẩn pháp danh Tổ Tín qua đời, ngôi chùa tranh được giao cho làng Đại Tập. Chùa được trùng tu nhiều lần nhưng đều bằng vật liệu đơn sơ, nên mau hư hoại theo thời gian. Đến đời Thành Thái (1889-1907) chùa được xây dựng lại kiên cố hơn, bộ dàn trò làm bằng gỗ tốt, vách gài mầm trĩ, mái lợp ngói âm dương.


Thừa kế đệ nhị Trú trì chùa Quang Long là Hòa thượng Vạn Phước, Hòa thượng còn truyền lại cho chùa Quang Long hai câu liễn bảng thờ hai bên điện Phật và bài Liễu ngộ tâm kệ:



Tâm ngoại trần sa thị trạm thâm



Càn khôn Tam giáo tổng quy tâm



Nhược tu mạc vọng liên đài tọa



Duy trị không tâm Phật dị tầm.



Tạm dịch:


Tâm vượt ra ngoài cảnh tài sắc đầy quyến rủ, đó là tâm trong suốt như lưu ly, giống như tâm Phật. Cho nên tâm đó chứa được cả đất trời và ba cỏi. Người tu hành cứ từng bước tu tập, đừng vội có tham vọng mau thành Phật được lên ngồi trên tòa sen. Chỉ cần giữ được tâm thanh tịnh đừng để vọng động, thì Phật rất dễ tìm, Phật ở ngay tại lòng mình.


Dịch thơ:


Tâm chẳng nhiễm trần mới diệu thâm

Đất trời ba cõi cũng do tâm

Đã tu đừng vội mau thành Phật

Hãy giữ tâm trong Phật dễ tầm.


(Tỳ kheo Thích Nguyên Đăng Trú trì chùa Quang Long cẩn dịch)


Năm 1951, dưới đời cố Hòa thượng Tâm Hiền Từ Hiếu trụ trì. Hòa thượng cho trùng tu lại. Nền chánh điện được xây cao bằng đá hiện còn như ngày nay. Chánh điện tường xây bằng gạch thẻ, mái lợp ngói vảy, nhà hậu Tổ mái ngói, vách đất gài mầm trĩ. Phật tượng, pháp khí, thờ trong chùa cũng được tôn tạo trang nghiêm. Năm 1963 Hòa Thượng Từ Hiếu tiếp tục xây nhà Tổ, chùa Quang Long ngày một khang trang hơn.


Ngoài ra, Hòa thượng Từ Hiếu còn để lại cho đệ tử bài Giải kiến kệ:



Thế sự phù trầm khổ hải trung



Hoàng Lương huyễn mộng tất giai không



Mê tâm dục thoát Di Đà niệm



Thị thức minh tâm Cực Lạc thông.



(Tháng 10 năm Ất Dậu - 1945)


Thượng tọa Thích Nguyên Đăng đã dịch thơ Bài kệ Giải kiến:


Biển khổ nổi chìm cảnh thế gian

Trò đời chẳng khác giấc kê vàng

Bến mê muốn thoát chuyên trì Phật

Lòng sáng tức thì thấy Lạc bang.


Năm 1996, kinh tế nước nhà ngày một phát triển, cuộc sống của đồng bào Phật tử ngày càng tốt hơn, chùa chiền cũng theo đó mà chấn hưng. Thượng tọa Thích Nguyên Đăng - Trú trì phát nguyện đại trùng tu ngôi chánh điện. Để lưu lại chứng tích của Tổ sư tiền bối, Thượng tọa giữ toàn bộ sườn gỗ của ngôi chánh điện, chỉ nối thêm phần gốc tôn cao 4 cây cột, nhờ vậy ngôi chánh điện có không gian rộng thoáng hơn, những vẫn giữ được nếp cổ ngày xưa.


Mặt tiền đường được mở rộng và xây lầu chuông, lầu trống, tầng trên xây kiểu cổ lầu, ở hai bên tả vu, hữu vu. Các mái nóc chùa được vươn cao, góc mái uốn cong, 4 góc có giao long uốn lượn, theo kiểu kiến trúc chùa truyền thống phương Đông. Giữa đỉnh mái chánh điện là lưởng long chầu đội bánh xe pháp và các góc mái đều gắn giao phụng. Kinh phí đại trùng tu ngôi chánh điện lúc này tổng chi ba chục triêu đồng, hai vợ chồng ông Lâm Du Trung (Việt kiều) người gốc làng Phong Phú, xã Ninh Giang, huyện Ninh Hòa hiến cúng 20 triệu đồng, phần còn lại do Thượng tọa Thích Nguyên Đăng và Phật tử địa phương kẻ công người của góp sức. Sau khi đại trùng tu chùa hoàn thành, năm Đinh Sửu 1997, Thượng tọa Thích Nguyên Đăng đã tổ chức lễ Khánh tạ lạc thành cung thỉnh Hòa thượng Thích Trí Tâm, Phóù Ban trực Ban Trị sự tỉnh giáo hội Phật giáo Khánh Hoà chứng minh khai lễ.


Đến năm 2000 Thượng tọa tiếp tục xây cổng Tam quan, chi phí xây dựng cổng mười triệu đồng. Vợ chồng ông Biện Quốc Dũng người Đại Tập hiến cúng năm triệu đồng, năm triệu đồng còn lại do Thượng tọa trụ trì và Phật tử hiến cúng.


Thượng tọa còn vận động Phật tử xây cất lại nhà khách, nhà trù, tô tráng sân chung quanh chùa.


Năm 2005, được ông bà Đỗ Hữu Lai (Việt kiều) hiến cúng năm mươi triệu đồng để Thượng tọa Trụ trì xây cất nhà tăng, tạo điều kiện cho cơ sở chùa Quang Long rộng rãi, trang nghiêm, đầy đủ phương tiện hoằng dương Phật pháp.


Năm 2009, Thượng tọa Thích Nguyên Đăng tiếp tục thỉnh 4 tượng Phật và Bồ tát tôn trí thờ tại chánh điện. Sau nhiều lần trùng tu, phát triển, đến nay, ngôi Tam bảo Quang Long Phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm, rộng rãi. Đây là công đức của chư vị Tổ sư, của làng Đại Tập, Thượng tọa Thích Nguyên Đăng và Phật tử thập phương trong và ngoài nước.


Trong mỗi đợt trùng tu xây dựng chùa Quang Long qua các thời kỳ đã có những vị nhân sĩ, hào lão, Phật tử nhiệt tình ủng hộ phật sự như:


Năm 1968, Hòa thượng Từ Hiếu viên tịch, tháp Ngài được tôn trí phía Tây chùa. Lúc đó Phật tử Nguyễn Tấn Hường pháp danh Nguyên Phẩm và Phật tử Lê Bản người làng Đại Tập chung lòng xây Tháp cho cố Hoà Thượng.


Năm 1996, Chùa Quang Long đại trùng tu các Phật tử tự nguyện tham gia làm đốc công, giám sát công trình như: Ông Trần Thắng, Ông Nguyễn Chót Pháp danh Quảng Thủ, Ông Biện Bộ pháp danh Quảng Châu đều là người làng Đai Tập.


Năm 2005, công trình xây cất nhà tăng các Phật tử tham gia đốc công: Ông Huỳnh Cúc pháp danh Quảng Chơn, thôn Quảng Cư, Bà Trần Thị Hạnh pháp danh Quảng Hiền thôn 3 xã Ninh Thượng.


Ban Hộ tự từ năm 1968 đến 1981 gồm có:


1.- Ông Nguyễn Tấn Hường, pháp danh Nguyên Phẩm (Đại Tập)


2.- Ông Lê Bản


3.- Ông Lê Duyên


4.- Ông Nguyễn Thạc


Ban Hộ tự từ năm 1981 đến nay gồm có:


1.- Ông Nguyễn Tấn Hường, pháp danh Nguyên Phẩm (Đại Tập)


2.- Ông Huỳnh Cúc pháp danh Quảng Chơn (Quảng Cư


3.- Ông Lê Như Vĩnh pháp dang Quảng Diễn (Mỹ Hoán)



IV.- Kiến trí tổng quan chùa Quang Long:



chuaquanglong-ctamquan


CỔNG TAM QUAN



Cổng tam quan chùa Quang Long được kiến thiết trang nhã phù hợp quang cảnh chung quanh, chùa nằm giữa cánh đồng lúa mênh mông trù phú. Trên cổng tam quan đề ba chữ Quang Long tự. Mặt trước cổng với câu đối:


Quang khởi quán hữu vi sở trụ ưng vô nhiên giác tánh.



Long chuyên thâm pháp tạng, đốn khai ngộ nhập thị Như Lai.



Tạm dịch:


Nhận rõ pháp hữu vi nương theo đó mà thành tánh giác.

Tinh chuyên sâu tạng pháp ắt mau ngộ nhập thấy Như Lai.

Hai cửa ra vào hai bên với câu đối:

Hỷ xả thường lạc Bát nhã hiện hoa khai

Từ bi tưởng niệm Bồ đề sinh kết quả.


Mặt trong cổng tam quan cửa giữa có câu đối:


Đại truy ân đức tiền nhân đa công tạo


Tập hành nhân thiện hậu thế hiệp lực bồi.


Hai cửa hai bên với câu đối:


Thiền môn nghiêm tịnh Phật pháp trường thăng

Thiện tín đạo tâm chúng Tăng hưng thạnh.


Góc sân trên là ngôi Bảo Đồng, của cố Phật tử Trần Văn Cẩn pháp danh Tổ Tín tự Phước Sanh. Bên cạnh Bảo Đồng là Miếu cô hồn thờ âm hồn cô hồn, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn.


Bước vào sân chùa tượng đài Quán Thế Âm đứng uy nghi với gương mặt hiền hòa phóng tầm mắt xa xăm như dõi theo tiếng cầu nguyện của dân lành nguyện cứu khổ, cứu nạn cho dân quê vùng đồng ruộng Ninh Thân, Ninh Trung, Ninh Thượng…


Vào trong sân là ngôi chánh điện, mặt trước ở chính giữa có ba chữ lớn đề Quang Long tự, bên phải là Phật nhật tăng huy và bên trái là Pháp luân thường chuyển


Hai bên cửa chính với câu đối:


Quang sơn tuyên diệu pháp văn tư tu cộng chứng Bồ đề.



Long hải tác châu hàng tín hạnh nguyện đồng đăng bỉ ngạn.



Nghĩa là:


Núi Linh Thứu nghe Phật giảng kinh hiểu đạo màu cùng giác ngộ.

Biển rồng thuyền vượt sóng nguyện tin làm đồng đến bến bờ kia.



chuaquanglong-qam


TƯỢNG ĐÀI QUAN ÂM


Tại chánh điện tôn trí, tượng Phật tam thế: Phật A Di Đà, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí do ông Bà Trần Văn Cẩn thỉnh Phật an vị từ khi mới tạo lập chùa.


Trong thời gian Tổ Vạn Phước trú trì, Ngài đã tạo hai câu đối khắc trên liễn bảng treo hai bên bàn Phật:


Thất trùng bảo thọ hiện Phật tâm tướng xuất quang minh.



Cửu phẩm liên đài tuỳ sanh nguyện thủ thùy tiếp dẫn.


手垂


Nghĩa là:


Bảy hàng cây báu hiện tâm Phật tướng xuất sáng ngời

Chín phẩm đài sen tùy sở nguyện đưa tay dẫn dắt.

Năm Quý Hợi (1923) Hòa thượng tạo tấm bảng hiệu chùa QUANG LONG TỰ trên đó có ghi Sắc tứ Bác Nhã tự môn hạ Yết Ma Vạn Phước Hoà Thượng.




chuaquanglong-qulgtu

QUANG LONG TỤ



Từ năm 1995 đến năm 2009, Thượng tọa Thích Nguyên Đăng đã thỉnh an vị 9 pho tượng Phật và Bồ Tất.


Hai bên điện Phật là bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm và bàn thờ Bồ tát Địa Tạng Vương.


Phía trước điện Phật là tấm hoành phi Đại hùng bửu điện 殿do Hòa thượng Từ Hiếu tạo năm Kỷ Hợi (1952).


Treo kề dưới tấm hoành phi là bảng hiệu chùa Quang Long Tự , do Hòa thượng Vạn Phước tạo lập từ năm Thành Thái (Quý Hợi-1923) bằng gỗ quý, chạm khắc khá công phu.


Hai bên tả hữu điện Phật có treo hai tấm hoành phi: Thành tựu như thị và Công đức trang nghiêm . Đây là hai tấm hoành phi của chư Tôn đức Ninh Hòa mừng lễ khánh tạ lạc thành chùa Quang Long năm Đinh Sửu (1997)


Đối diện hai bên vách điện Phật có hai tấm liễn bảng với câu đối:


Chí tại Xuân Thu tâm tại Hán.



Trung đồng nhật nguyệt nghĩa đồng thiên.



Nghĩa là:


Chí khí đặt tại Kinh Xuân Thu, tâm đặt tại nhà Hán.

Lòng Trung sánh bằng mặt trời, mặt trăng, nghĩa sánh bằng trời.

Mặt trước cửa cái gian phía dưới có 4 chữ: Sơn môn trấn tĩnh và gian phía trên có 4 chư:õ Tổ ấn trùng quang.


Tại lầu trống lầu chuông chùa Quang Long cũng có hai bàn thờ với các pho tượng cổ


- Lầu chuông: Có treo đại hồng chung cao 82 cm đường kính miệng chuông 47cm, do Hòa thượng Từ Hiếu chứng minh đúc tháng 4 năm Aát Dậu (1945), do nghệ nhân thôn Thanh Châu xã Ninh Giang đúc. Trên mặt chuông có ghi: Triều Bảo Đại thứ 20 năm Aâta Dậu (1945) tháng 7 ngày tốt. Mặt bên cạnh ghi: Tỉnh Khánh Hòa, phủ Ninh Hòa, tổng Thân Thượng, thôn Đại Tập, chùa Quang Long, Trú trì Từ Hiếu cùng tất cả bổn đạo thập phương, thiện tín thành tâm phát nguyên đúc một vị hồng chung. Bên cạnh giá trao đại hồng chung còn có bàn thờ Giám Trai sứ Giả và Hộ Pháp.


- Lầu trống: có trống sấm đặt trên giá trống do Tổ Từ Hiếu tạo ra cùng lúc với đại hồng chung, chiều dài trống 0,6m đường kính mặt trống 0,63m. Tại đây có bàn thờ Ông Địa, Hộ Pháp và Ông Tiêu Diện Đại sĩ…


Phía sau chánh điện là nhà Tổ, gian giữa đặt bàn thờ lịch đại Tổ sư. Tôn trí tượng Tổ Đạt Ma đứng trên đài gỗ trầm hương. Đây là pho tượng khoảng 200 năm được lưu giữ từ khi kiến lập chùa đến nay. Năm 2000 Thượng tọa Trú trì Thích Nguyên Đăng thỉnh tiếp tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma cao khoảng 1 mét, thờ sau tượng cổ.


Trên bàn Tổ, thờ Long vị thờ Tổ Trừng Hạ Bửu Tịnh và long vị ø Tổ Tâm Hiển Từ Hiếu



chuaquanglong-to

BÀN THỜ TỔ


Năm 1923, đương vi Trú trì Hòa thượng Tâm Thân Vạn Phước trước tác câu đối khắc trên liễn gỗ quý, treo hai bên bàn thờ Tổ:


Bát nhã hoa khai vạn pháp tức tâm tức Phật.



Bồ đề quả kết nhất chân phi sắc phi không.



Nghĩa là:


Trí huệ nở hoa vạn pháp tâm cũng đó, Phật cũng đó.

Bồ đề kết trái chân như chẳng phải sắc, cũng chẳng phải không.


Ngài còn tạo ra hai cây tích trượng cán gỗ thờ hai bên bàn tổ biểu tượng cho tông phong tinh tấn tu hành của chư vị Tổ sư.


Kề trước hai cây tích trượng là hai cây xà tích làm bằng gỗ, trên mặt xà tích ca khắc chũ Aùn và Tả Giám đàn – Hữu Giám đàn, biểu tượng cho giới luật tinh nghiêm.


Đối diện với bàn thờ Tổ có treo hai tấm bảng mộc dài, kích thước như tấm liễn, chung quanh chạm trổ trang trí hoa văn, ở giữa chạm khắc cành mai già rắn rỏi, ít hoa lá, vươn cao, biểu tượng cho hai câu thơ cuối trong bài Cáo tật thị chúng của Thiền sư Mãn Giác:


Mạc vị xuân tàn hoa mạc tận



Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.



Nghĩa là:


Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết.

Đêm qua sân trước một nhành mai.


Gian hai bên bàn thờ Tổ là bàn thờ chư vị công đức tiên linh. Trên bàn thờ có linh vị của Ưu bà tắc giới Tổ Tín Phước Sanh - Trần Văn Cẩn, tạ thế ngày 9 tháng 3 âm lịch.


- Bài vị Phật tử công đức tiên linh cúng 1 mẫu 1 sào ruộng:


- Hiển khảo Trần Khánh, tạ thế ngày 09 tháng 9 năm Quý Tỵ (1893). - Hiển tỷ Trương Thị Nghi, tạ thế ngày 21 tháng 7 năm Giáp Ngọ (1894)


Bên phải nhà Tổ là nhà khách và phương trượng Trú trì vừa được Thượng tọa Thích Nguyên Đăng xây cất năm 2005. Bên trái nhà Tổ là nhà trù khang trang, rộng rãi.



V.- Chùa Quang Long trải qua các đời Trú trì:


- Tổ khai sơn: Hòa thượng Phật Kế - Hoằng Kim: đời thứ 35 Lâm Tế Chánh Tông.


Căn cứ cách ghi trên Đại hồng chung tại chùa Trường Thọ, Mỹ Hiệp, Ninh Hồ: “Đinh mão niên trọng hạ nguyệt kiết nhật. Bình Hịa phủ, Tân Định huyện, Trung tổng, Tồn Thanh xã, Trường Thọ tự, Trú trì tăng pháp danh Phật Kế thượng Hoằng hạ Kim, trai chứng thiền đạo hiệp thập phương thiện nhân tín cúng chú tạo hồng chung” Cĩ nghĩa là: Năm Đinh Mão (1807) tháng năm mùa hạ ngày tốt. Phủ Bình Hịa, huyện Tân Định, tổng Trung, xã Tồn Thạnh, chùa Trường Thọ, vị tăng Trú trì pháp danh Phật Kế hiệu Hoằng Kim, tịnh trai cầu nguyệncùng thâp phương thiện tín cúng dường đúc đại hồng chung. Trú trì chùa Trường Thọ pháp danh Phât Kế, thuộc dịng kệ Đạo Mân. (Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên) đời thứ 35 dịng Lâm Tế.


- Ưu bà tắc: Tổ Tín - Phước Sanh kiến tạo: khoảng năm 1813


- Đệ nhị Trú Trì: Hòa thượng Tâm Thân - Vạn Phước:


Hòa thượng Vạn Phước trú trì chùa Quang Long khoảng những năm 1923. Ngài sinh ngày 14 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1862) triều Tự Đức thứ 15. Hòa thượng người gốc Phú Yên xuất gia từ nhỏ tại chùa Sắc tứ Bát Nhã, pháp danh Tâm Thân đời thứ 43 dòng Lâm Tế. Thọ đại giới được Bổn sư phú pháp tự Vạn Phước. Ngài Trú trì chùa Quang Long khoảng cuối đời Duy Tân (1914 hoặc 1915). Năm 1925, Ngài đến Trú trì chùa Kim Aán (Phú Gia) Ninh Hòa và viên tịch ngày 21 tháng 6 năm Đinh Sửu (1937) Trụ thế 75 năm.


- Đệ tam Trú trì: Hòa thượng Tâm Hiển - Từ Hiếu, từ năm 1928-1967


Hòa thượng Từ Hiếu thuộc dòng Lâm Tế, đời thứ 43, sinh năm Giáp Ngọ (1894) tại làng Phú Tân xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Sau nhiều lần theo cha mẹ đi chùa lễ Phật, cố Hoà thượng được cha mẹ cho quy y với Tổ Trừng Đức – Tịnh Bửu chùa Sắc tứ Bát Nhã, được pháp danh Tâm Hiển, ở làm điệu, tu học bên Bổn sư. Trưởng thành Ngài thọ tỳ kheo giới được Tổ phú pháp hiệu Từ Hiếu Ngài cũng là đồng sư huynh đệ với Tổ Tăng Cang Hòa thượng Từ Nhãn Trú trì chùa Sắc tứ Bát Nhã. Ngài Trú trì chùa Quang Long khoảng năm 1935. Trong thời gian Trú trì chùa Quang Long, Ngài đã tạo thêm một số từ khí pháp bảo trong chùa. Hòa thượng chứng minh đúc Đại hồng chung ngày 20 tháng 7 năm Aát Dậu (1945), mua trống. Năm 1952 Hoà thượng đại trùng tu ngôi chánh điệ. Kể từ ngày thành lập, đây là lần trùng tu chánh điện khang trang vững chắc hơn cả.


Năm 1941, Ngài chứng minh khai sơn chùa Đồng Quang, tại làng Nghi Xuân, tổng Thân Thượng (nay là thôn Tân Hiệp, xã Ninh Thượng, Ninh Hòa) do đệ tử Võ Văn Giảng pháp danh Nguyên Lý thỉnh cầu. Sau khi khai sơn Ngai kiêm nhiệm Trú trì và giao cho đệ tử là Phât tử Nguyên Lý hương khói. Năm 1953, cư sĩ Nguyên Lý- Võ Văn Quảng tha thiết thỉnh cầu Hòa thượng Từ Hiếu chính thức Trú trì chùa Đồng Quang, bởi vì ngôi chùa này do Hòa thượng Khai sơn. Hòa thượng Từ Hiếu nhận lời. Lúc này Ngài giao chùa Quang Long cho cư sĩ Trừng Kiến hương khói. Vài năm sau cư sĩ Nguyên Lý - Võ Văn Quảng phát nguyện xuất gia, Ngài cho cầu thế độ và phú pháp tự là Phươc Thành. Hòa thượng Từ Hiếu giao chùa Đồng Quang cho Thây Phưỡc Thành thừa kế và trở về Trú trì chùa Quang Long cho đến khi quy Tây. Ngày 23 tháng 9 năm Mậu Thân (1968), Ngài an tường xả báo thân thâu thần viên tịch. Trụ thế 75 năm. háp gài được tôn trí phía Tây vườn chùa Quang Long. gài được tôn trí phía Tây vườn chùa Quang Long. phía Tây vườn chùa Quang Long.


- Đệ tứ Trú trì: Trừng Kiến, từ năm 1968-1972


Thầy Trừng Kiến thế danh Trần Thức, người làng Vĩnh Thạnh đệ tử chùa Thiên Bửu (Điềm Tịnh), Ninh Hòa. Thầy hương khói chùa Quang Long từ năm 1968 đến năm 1972…


- Đệ ngũ Trú trì: Nguyên Thu, từ năm 1973-1979


- Đệ lục Trú trì: Thượng tọa Thích Trí Lạc, từ năm 1979-1980


- Đệ thất Trú trì: Thượng tọa Thích Nguyên Đăng: từ năm 1980 đến nay.



Thượng toạ Thích Nguyên Đăng, thế danh Biện Đỡ, sinh năm 1932 tại làng Đại Tập, xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Thân phụ là cụ ông Biện Tròn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Thu. Năm 1946 Ngài quy y với Hòa thượng Tâm Hiển – Từ Hiếu, Hoà thượng cho pháp danh Nguyên Đăng, kể từ đây Thầy ở tại chùa hầu bổn sư học đạo.


Trong những năm chiến tranh chống Pháp Thầy bị băt đi lính. Sang thời kỳ chống Mỹ cuộc chiến ác liệt hơn, Thầy biết không thể ra khỏi quân đội, nên tìm đường lánh vòng lửa đạn bằng cách nương thân vào Hội đồng Nhân dân xã Ninh Thân, để khỏi bị ra chiến trường.


Sau năm 1975, đất nước thanh bình, thầy Nguyên Đăng quyết trở lại con đường tu hành, nên vào chùa Quang Long sớm hôm công phu, bái sám, hương khói cho Thầy Tổ. Lúc này Tổ Từ Hiếu đã viên tịch từ lâu, nên thầy về chùa Thiên Bửu (Bình Thành), cầu thế độ với Hòa thượng Tâm Phước - Hạnh Hải, được Ngài phú pháp tự là Thiện Huệ. Ngày 19 tháng 6 năm Đinh Mão (1987) thầy thọ Tỳ kheo phương trượng, do Hoà thượng Tâm Phước – Hạnh Hải truyền trao giới pháp. Đây là thời điểm thầy chính thức Trú trì chùa Quang Long, kế thế dòng Lâm tế đời thứ 44.


Phật lịch 2.533, Ngày 11 tháng 3 năm 1990, thầy thọ giới Tỳ kheo tại Đại Giới đàn Hữu Đức (Phan Thiết), do tỉnh giáo hội Phật giáo Bình Thuận tổ chức và Hoà thượng Thích Minh Tâm: Đàn đầu truyền giới.


Phật lịch 2.536, Ngày 04 tháng 11 năm 1993, thầy Thích Nguyên Đăng thọ bổ túc giới Tỳ kheo tại Đại Giới đàn Trí Thủ, tỉnh giáo hội Phật giáo Khánh Hòa tổ chức tại chùa Long Sơn Nha Trang do Hoà thượng Thích Trí Nghiêm, Đàn đầu truyền giới.


Trong gần 30 năm Trú trì chùa Quang Long, Thượng toạ Thích Nguyên Đăng noi gương Thầy Tổ, luôn luôn chú tâm vào việc trùng tu ngôi Tam bảo và tôn trí Phật tượng, hướng dẫn Phật tử tu hành, giữ gìn theo Tam quy, Ngũ giới. Vì thế Phật tử chùa Quang Long ngày càng đông, hiện nay, có trên 100 Phật tử thường xuyên về chùa lễ bái, tu học.


Chùa Quang Long, ngôi chùa cổ ở làng Văn hóa Đại Tập, không chỉ là nơi hướng dẫn Phật tử tu hành theo giáo lý Phật Đà, bỏ dữ, làm lành, tu nhân, hướng thiện, mà còn là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của người dân các xã Ninh Thân, Ninh Trung và Ninh Thượng…



chuaquanglong-tt mhdang



TT. THICH NGUYÊN ĐĂNG



TRI ÂN CÔNG ĐỨC:



Quý vị Thiện tri thức, hào lão, Phật tử đã sưu tầm, ghi chép, cung cấp tư liệu, biên soạn… để chùa Quang Long hoàn thành Tập Lược sử này:



1.- Cụ Lý trưởng Nguyễn Phố, làng Đại Tập (đã mất)


2.- Cụ Lý trưởng Lê Văn Hượt, làng Đại Tập (đã mất)


3.- Cụ Lý trưởng Nguyễn Mô, làng Đại Tập (đã mất)


4.- Cụ Thôn trưởng Trần Đích, làng Đại Tập.


5.- Cụ Dương Lái, làng Tân Tứ, xã Ninh Thượng


6.- Phật tử Quảng Quang – Võ Triều Dương



Xin hồi hướng công đức:



Nguyện đem công đức này

Hướng về khăp tất cả.

Đệ tử và chúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo.





---o0o---

Các Ngôi Chùa ở Khánh Hòa

---o0o---

Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2022(Xem: 1692)
Sáng ngày 9-12 (16-11-Nhâm Dần), chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã trang nghiêm tổ chức lễ đặt đá trùng tu chùa Bảo Long (thôn Thuận Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Chứng minh và tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trừng Giác, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Thượng tọa Thích Nhuận Đức, Trưởng BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa, chư tôn đức thường trực BTS GHPG thị xã, Tăng Ni các tự viện và đông đảo Phật tử. Theo tư liệu còn lưu lại ở chùa thì Bảo Long dược xây dựng khoảng năm 1696, tổ khai sơn là là ngài Thiệt Quang, đời 35 Lâm Tế Chánh Tông thuộc dòng kệ Vạn Phong: “…Hành Siêu Minh Thiệt Tế Liễu Đạt Ngộ Chơn Không…” thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).
10/12/2022(Xem: 11127)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
08/11/2022(Xem: 1921)
Sáng ngày 7-11-2022 (14-10-Nhâm Dần), Đại đức Thích Đạo Thiền và Phật tử chùa Bảo Phước (phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã thiết lễ cúng rằm Hạ nguyên tùng duyên tưởng niệm Đại tường cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Ngộ Tánh – Nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ủy viên Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban Tăng sự tỉnh Khánh Hòa . Hòa thượng Thích Ngộ Tánh đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 09h10 ngày 04-12-2020 (nhằm ngày 20-10 năm Canh Tý), tại chùa Đức Hòa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế 80 năm – Hạ Lạp: 50 năm.
08/11/2022(Xem: 1915)
Ngày rằm tháng Mười, rằm Hạ nguyên đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với Phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân. Theo chân những người bạn đạo, chiều ngày 7-11-2022 (14-10-Nhâm Dần), chúng tôi đến chùa Linh Quang, tổ dân phố Phước Sơn, phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa dự lễ rằm tháng Mười.
30/08/2022(Xem: 2115)
Vào lúc 08h sáng nay nhân ngày khánh đản đức Bồ tát Địa Tạng, 27/8/2022 (nhằm ngày mồng 1 tháng 8 Nhâm Dần), Chùa Bửu Long ở xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, Khánh Hoà đã trang nghiêm tổ chức lễ cung nghinh tôn tượng kim thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về an vị trên chánh điện mới được xây cất dang dở.
26/08/2022(Xem: 1495)
Sáng thuận duyên, tôi chạy xe máy thẳng một lèo 70km không nghỉ từ Nha Trang vô đến Chùa Núi Thanh Sơn (ở Cam Thịnh Đông- Cam Ranh), với thời gian 1 tiếng 45 phút, để thăm lại ngôi chùa cổ từng trở thành phế tích hoang tàn, những năm qua đã được Thầy Thích Quảng Tâm đảm nhiệm trọng trách trùng hưng di sản của tiền nhân tiền bối để báo đền trọng ân Thầy Tổ...
17/08/2022(Xem: 1535)
Cố Thượng tọa Thích Tâm Huệ, tự Thiện Trí, hiệu Minh Đạt, trụ trì chùa Long Phước, Phường Cam Thuận, TP. Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hoà, đã thuận thế vô thường xả bỏ báo thân tại bổn tự lúc 14h ngày 03/8/2022 (06/7 Nhâm Dần), trụ thế 74 năm, hạ lạp 30 năm.
20/05/2022(Xem: 2052)
Sáng ngày 19-5, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Khánh Hòa, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam Khánh Hòa và UBND phường Ninh Hà đã tổ chức lễ trao bằng cho cây di sản Việt Nam tại chùa Thiên Tứ (phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa).
14/03/2022(Xem: 5832)
Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thường ở gọi là chùa Thiên Quang, tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây yên tĩnh ven theo bờ sông Cái, thuộc Thị trấn Thành - Diên Khánh. Thôn Phú Lộc Tây từ hơn trăm năm trước nổi tiếng là làng nghề đúc đồng với những sản phẩm như lư hương, lục bình, chân đèn, đài đựng nước, cổ bồng và đồ dung kim khí sinh hoạt đời thường, nông cụ… Các vị bô lão cho hay là làng đã được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong công nhận làng nghề truyền thống. Được xem là làng nghề lâu đời và có tiếng ở vùng Nam Trung bộ, sản phẩm đồng của Phú Lộc Tây không chỉ tiêu thụ ngay tại tỉnh nhà mà còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành miền Trung… Hiện còn khoảng trên 50 hộ còn gìn giữ và tiếp nối sự nghiệp của tiên tổ cha ông. Hằng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng. Ngày nay, một con đường rộng lớn được mở rộng và tráng nhựa đi ngang qua bên dòng sông Cái trước làng nghề và chùa, nên chùa có địa chỉ mới nhất là 208 đườ
07/02/2022(Xem: 2602)
Chùa Kim Quang tọa lạc tại thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Thái (xưa là làng Vĩnh Xương), thành phố Nha Trang. Sở dĩ tăng ni, Phật tử phải gọi thêm 2 từ “Thủy Tú” liền theo là để phân biệt với ngôi chùa ni trùng tên trên đường Mê Linh ở trung tâm thành phố. Hòa thượng Thích Ngộ Thể (1862-1927), húy Thanh Lâm, dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 39, khai sơn lập tự vào năm 1910. Sau khi Tổ viên tịch, chùa được làng quản lý, cắt cử người thủ tự luân phiên trông nom cho đến khi thỉnh được Hòa thượng Thích Trừng Tâm, phái Lâm Tế chánh tông đời thứ 42 về trụ trì.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567