Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Đào Viên

17/06/201319:45(Xem: 1589)
Chùa Đào Viên


chuadaovien2

CHÙAĐÀO VIÊN,

桃 園 寺

LƯ CẤM, PHƯỜNG NGỌC HIỆP, TP. NHA TRANG

Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Trí Bửu


1.- Bối cảnh lịch sử vị trí địa lý:


Chùa ĐÀO VIÊN, còn gọi là Chùa ÔNG, tọa lạc tại Tổ Dân phố số 7 Lư Cấm, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.


Năm 1653, Chúa Nguyễn Phúc Tần bình định vùng đất Khánh Hòa ngày nay cho lập dinh Thái Khang gồm hai phủ: Thái Khang và Diên Ninh.


Năm 1793 nhà Nguyễn cho lập lai dinh Bình Khang, Năm 1803 dinh Bình Khang đổi tên thành dinh Bình Hòa, năm 1808 đổi thành trấn Bình Hòa, đến năm 1832 được đổi thành tỉnh Khánh Hòa.


Ngày 11/6.2004 vua Khải Định ra đạo dụ thành lập thị trấn Nha Trang, được Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y ngày 30.8.1924. Đến nghị định ngày 07/5.1937 của toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành Thị xã.


Nha Trang là vùng đất sơn thủy hữu tình, có hậu, phía trước là biển (biển bạc), phía sau là núi (rừng vàng), giàu tài nguyên thiên nhiên. Dòng sông Cái chở nặng phù sa màu mỡ tô thắm đồng ruộng bao la trải rộng theo xóm làng hai bên sông, tạo nên một bức tranh sinh thái trù phú, đầy tiềm năng. Nói riêng về núi thì ngoài những dãy liên sơn vây bọc hoặc gần hoặc xa, bảo vệ vùng đất thân yêu, che chắn gió bão, còn có bốn cụm núi được thiên nhiên phân bố ngay giữa lòng thành phố biển, trải mình nhìn thẳng ra biển. Người xưa coi đây là bốn biểu tượng linh thiêng, “Tứ thú tụ” có thể gìn giữ bền vững cuộc sống an cư lạc nghiệp của cư dân. Đó là Núi MộtKim quy đới tháp” (rùa vàng đội tháp), đồi Trại Thủylà “Ngọc bức hàm hoàn” (dơi ngọc ngậm vòng), núi Sinh Trunglà “Bạch tượng quyện hồ” (voi trắng quyện hồ), và núi Cảnh Long(ở Chụt) là “Thanh long hí thủy” (rồng xanh giỡn nước). Với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu có, vùng đất Nha Trang giờ đây đã là thành phố đô thị loại một, nơi an cư lạc nghiệp của cư dân khắp nơi tụ về, nhất là sau những biến cố lịch sử, không chỉ một mà nhiều lần trong thế kỉ thứ 16 và 17, 20…


2.- Sự hình thành và phát triển chùa Đào Viên: 


Chùa Đào Viên do Đại sư Thích Hoằng Tín thuộc đời thứ 44 dòng Lâm Tế khai sơn, Ngài là người xã Bình Kiến, huyện Tuy Hòa (nay là thành phố Tuy Hòa), tỉnh Phú Yên. Đại sư đến vùng đất mới, khi dân cư còn thưa thớt, cây cối râm rạp, Ngài xin làng khai phá khu đất gò hoang, cất một am tranh nhỏ bằng tranh tre, vách đất tu hành. Khai sơn chùa vào năm Kỷ Mùi (1919).


Chùa được lập lên để thờ Ngài Quan Thánh Đế Quân, đến năm 1930 phối thờ Mẫu Thiên Y A Na và chư vị Thánh Tổ vì vậy nhân dân trong vùng thường gọi là chùa Ông. Hiện nay chứng tích còn lưu lại:trong chùa ba chữ “HIỆP THIÊN CUNG” (Thánh Tổ tụ hội)và tượng Ngài Quan Thánh Đế Quân đang thờ ở ngôi chánh điện, đó cũng là nguồn gốc và ý nghĩa của tên ĐÀO VIÊN TỰ, một câu chuyện vườn đào kết nghĩa của ba anh, em: LƯU, QUAN, TRƯƠNG, thời Tam Quốc, chích huyết ăn thề, sinh tử có nhau:


Chính là:


精 忠 沖 日 月 


“Tinh trung xung nhật nguyệt


義 氣 貫 乾 坤


Nghĩa khí quán càn khôn


面 赤 心 尤 赤


Diện xích tâm vưu xích


鬚 長 義 更 長


Tu tràng nghĩa cánh tràng”


Có nghĩa là:


Tinh trung nhật nguyêt rạng soi


Ngất trời nghĩa khí trong ngoài tiếng vang


Mặt vẵn đỏ long càng đỏ cháy


Râu đã dài nghĩa lại dài hơn>


Thế rồi ngày tháng dần qua, mọi vật cứ âm thầm theo định luật vô thường “thành trụ hoại không” mà thay đổi. Đại sư Thích Hoằng Tín, khai sơn chùa Đào Viên, sau 17 năm hương khói, Ngài đã an tường viên tịch vào ngày 23 tháng 10 năm Bính Tý (1936). Trụ thế 82 năm.


Chùa Đào Viên được truyền thừa cho Trụ trì đời thứ hai là Thượng tọa húy thượng KHÔNG hạ LONG, tự TRÍ THANH, hiệu HUỆ HẢI, thế danh LÊ NGỌC KHÁNH, đời thứ 41 dòng Lâm Tế kế thế, Ngài là đệ tử của Cố Hòa Thượng Thích Bích Lâm, Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương, Nha Trang.


Kể từ khi chùa ĐÀO VIÊN được Thượng Tọa THÍCH TRÍ THANH thừa kế chùa được trùng tu nhiều lần:


-Lần thứ nhất vào năm 1964, chùa Đào Viên được trung tu, lợp ngói móc (sản phẩm của dân làng Lư Cấm).


-Lần thứ hai năm 1974, ngôi Tam Bảo được xây cất trang nghiêm, đủ điều kiện để hoằng dương đạo pháp tấn dẫn hậu lai, báo Phật ân đức.


-Lần thứ ba vào năm 1978-1980 đây là lần xây cất ngôi chùa Đào Viên còn lưu lại đến hiện nay gồm: Chánh điện, nhà Đông, nhà Tây, nhà khách…


-Lần thứ tư vào năm … xây dựng Tháp Thượng tọa Trụ trì, cổng Tam quan.


Trong suốt thời gian gần một thế kỷ, chùa Đào Viên từ một mái am tranh đến nay thành ngôi Tam bảo huy hoàng. Đào Viên không chỉ là nơi để Phật tử tu niệm, học tập giáo lý Phật đà, tìm về bến giác, mà còn là phòng thuốc từ thiện, trị bệnh cứu người, đặc biệt là bệnh đậu mùa, một thứ bệnh mà trước đây nếu có người mắc phải thì phó mặc số mạng cho trời, thế mà với bàn tay “lương y như từ mẫu” Thượng Tọa Trụ trì chùa Đào Viên đã chữa khỏi bênh cho nhiều người, một địa chỉ đáng tin cậy, giúp đở dân chúng, cả trẻ con và người lớn mỗi khi có trở duyên, bệnh tật, ốm đau…


Đúng là:


ĐÀO hoa khai chánh mậu, đốn tiệm tam thừa, đạo dẫn hàm linh đăng giác địa.


VIÊN chi quang ngọc diệp, quyền thiệt vô biên huề tiếp tứ sanh thú nê hoàn.



3.- Chùa Đào Viên di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh: 


Điều đáng ghi nhớ khi nói đến chùa Đào Viên là nơi đây đã gắn liền với mãnh đât anh hùng, kiên cường, bất khuất, của người dân Lư Cấm. Mãnh đất mà trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ anh hùng của dân tộc ta đã có biết bao người con của quê hương ngã xuống, lấy máu đào tô thắm cho lá cờ Tổ quốc ngày thêm rạng rỡ quang vinh.


Trong Cách mạng tháng Tám 1945, chùa Đào Viên tuy là địa điểm tu hành nhưng Thầy Trụ trì Thích Trí Thanh đã giác ngộ cách mạng, che dấu và giúp đỡ cán bộ Việt Minh hoạt động. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở địa phương có một số nhân vật cùng các sự kiện nổi bật gắn với chùa Đào Viên như Bà Nguyễn Thị Quế (bí danh chin Bông) Bà giữ chức Bí thư xã Ngọc Sơn, Ông Nguyễn Biền giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính huyện Vĩnh Xương, hai cá nhân xuất sắc đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Ông Nguyễn Ghỉnh,. chiến sĩ 23/10.1945 đã tham gia hoạt động cho công cuộc chiến đấu 101 ngày đêm Nha Trang – Khánh Hòa.


Giai đoạn 1945-1954: Chùa là cơ sở tiếp tế lương thực, đồng thời che dấu cán bộ Việt Minh, cung cấp thuốc men cho các chiến sĩ, trước khi bộ đội rút về mật khu. Giai đoạn này trong làng có Bà Nguyễn Thị Quế - Nguyên là Bí thư chi bộ phụ nữ Cứu quốc thành phố Nha Trang, đồng chí Nguyễn Giác (anh trai bà Quế) là Bí thư chi bộ xã Ngọc Sơn (nay là phường Ngọc Hiệp), đồng chí Võ Hồng Quyết, Nguyễn Ghỉnh là các chiến sĩ Mặt trận 23/10 đã có những đóng góp to lớn trong việc đánh lạc hướng quân địch, giúp các chiến sĩ và tổ chức Việt Minh tránh được những tổn thất lớn, khi về làng hoạt động. Theo lời bà Quế thuật lại, thời kỳ đó xung quanh chùa là rừng tre rậm rạp, năm 1948 bà được cấp trên rút lên làm công tác phụ nữ cứu quốc. Ban ngày thì trốn tại hầm bí mật được thầy Trụ trì lúc bấy giờ là Thầy Lê Ngọc Khánh (hiệu Thích Trí Thanh) đào hầm và che dấu cho bà hoạt động cách mạng, trong thời gian 3 tháng. Đêm thì bà đi đến các hộ dân cư tuyên truyền lý tưởng cách mạng và vận động quần chúng tin tưởng vào sự lãnh đạo cách mạng…


Thời kỳ chống Mỹ, trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) có 4 bộ đôi của ta bị bể mặt trận ở Vĩnh Thái rút lên Ngọc Hội vào chùa, được Thầy Trụ trì che dấu, quân ngụy chạy vào chùa lùng sục bắt bớ nhưng Thầy Trụ trì chậm rãi đi từ trong chùa ra và chắp tay với phong thái ung dung, miệng niệm “Nam mô A Di Dà Phật”, sau khi biết được ý đồ của chúng Thầy liền nói: Thầy là người tu hành không cần bận việc đời, chỉ tụng kinh gõ mõ, không thấy có ai đi qua chùa. Bọn chúng thấy vậy liền rút lui, Thầy đã che dấu cho cán bộ cách mạng ở trong chùa 2 ngày 3 đêm…trước khi rút về chiến khu. Thành tích này đã được bà Nguyễn Thị Quế nguyên Bí thư Chi bộ Phụ nữ cứu quốc thành phố Nha Trang lúc bấy giờ xác nhận và năm 2007, cố Thượng Tọa Trụ trì đã được tặng thưởng Huân chương kháng chiên chống Pháp, chống Mỹ.


Đúng như câu đối hiện nay còn ghi lại trước chùa:


“Chúc Nam quốc chi tôn, tứ hải nhân dân hàm khể thủ.


Lạy Tây phương Đại Thánh, nhất đàn tăng chúng cộng quy y.”


Có nghĩa là:


Chúc nước Nam bốn biển một nhà, nhân dân đều khể thủ.


Lạy Tây phương Phật Thánh, một đoàn tăng chúng thảy nương về.



chuadaovien

Sau 88 năm trụ thế, Thượng Tọa THÍCH TRÍ THANH, Trụ trì chùa Đào Viên đã an tường viên tịch vào ngày 17 tháng chạp năm Đinh Hợi, tức ngày 24.01.2008.


Thừa kế đệ tam Trú trì chùa Đào Viên là Đại Đức Thích Như Đông tự Thiện Trường, đệ tử của Hòa Thượng Thích Trí Tâm, Trưởng ban Nghi Lễ, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương Nha Trang.


Hiện nay, chùa Đào Viên được Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Khánh Hòa lập Hồ sơ khoa học Di tích Lịch sử Văn hóa trình Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa công nhận chùa là di tích l;ịch sử văn hóa cấp tỉnh.




---o0o---

Các Ngôi Chùa ở Khánh Hòa

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2024(Xem: 1297)
Tu viện Giác Hải tọa lạc trên núi Ông Sư (núi Phổ Đà), thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Từ Nha Trang theo quốc lộ I hướng ra Bắc khoảng 54 km, đến cổng làng Xuân Tự, có đường vào chùa.
21/07/2024(Xem: 1607)
Khóa tu mùa Hạ "Tu tập Chánh niệm" năm nay được diễn ra trong suốt 4 ngày từ ngày 18 đến 21 tháng 7 tại chùa Sắc Tứ Kim Sơn (X. Vĩnh Ngọc - Tp. Nha Trang). Sáng ngày Rằm tháng 6 năm Giáp Thìn (nhằm 20/7/2024), ngày thứ 3 của Khoá Tu, Hoà thượng trụ trì Thích Nguyên Minh cùng môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy kỵ lần thứ 40 của Hoà thượng Tôn sư Tâm Huệ, hiệu Ấn Đạo, tự Hưng Công, đồng thời long trọng cử hành lễ Khánh tạ đại trùng tu Chùa sau thời gian dài 5 năm thi công xây dựng trùng kiến và Cúng dường Trai Tăng…
19/06/2024(Xem: 1661)
Thầy trụ trì chùa LINH SƠN PHÁP TẠNG (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà) kể cho biết: Vào thời điểm ngôi chùa làng xuống cấp hư hoại, ngôi chánh điện thì chật hẹp trong khi bà con phật-tử ngày càng về chùa tụng kinh nghe pháp đông vui, có một vị thí chủ ngành Dược đã phát tâm cúng dường để Thầy xây dựng chùa lớn khang trang với số tịnh tài lên đến 50.000 Mỹ kim. Nhưng lúc đó, Thầy đã không nhận tiền, Thầy chỉ nhận chùa khi nào vị thí chủ tự lo hoàn tất thi công xây dựng. Thầy không muốn tay mình chạm dính đến tiền bạc. Chính hạnh này của Thầy mà vị thí chủ đã thêm tôn kính và tin tưởng ở vị trụ trì chân tu, nên đã lo toan tiến hành xây chùa từ A đến Z, đến khi hoàn mãn thì giao đến Thầy ký nhận ngôi chùa mới và đẹp với lối kiến trúc khác biệt so với những ngôi chùa ở miền Trung.
25/04/2024(Xem: 1724)
Theo điểm danh chưa đầy đủ, sau khi xác minh thực địa thì danh sách "Những con đường mang tên Chùa ở Nha Trang và huyện Diên Khánh” mà tôi nắm được thông tin và hình ảnh có được những con đường sau đây: - Chùa Long Sơn (tức chùa Phật Trắng, còn được gọi là chùa Phật Học) vì vậy mà con đường tắt đi bên phía Mả Vòng men theo chân đồi Trại Thuỷ để đến Trường Bồ Đề và Phật Học Viện Trung Phần được mang tên "Phật Học". - Chùa Hải Đức, đường "Hải Đức" ở phường Phương Sơn. - Chùa Thiên Phú, đường "Chùa Thiên Phú", thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh. - Chùa Phú Đức, đường "Phú Đức", phường Vĩnh Hòa. - Chùa Phước Huệ, đường "Phước Huệ", phường Vĩnh Hải. - Chùa Đông Phước, đường "Đông Phước", phường Phước Long. - Chùa Sắc Tứ Liên Hoa, đường "Liên Hoa" ở xã Vĩnh Ngọc. - Chùa Sắc Tứ Minh Thiện, đường "Chùa Minh Thiện", thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc-Diên Khánh.
03/10/2023(Xem: 2430)
Khánh Hòa: Được tin Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ, Bậc tòng lâm thạch trụ của Phật giáo Việt Nam, vị giáo thọ uy đức của Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức Nha Trang một thời, lâm trọng bệnh và đang điều trị tại bệnh viện quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, sáng Chủ Nhật ngày 17 tháng 8 năm Quý Mão (01/10/2023), chư Tôn đức Tăng tại Khánh Hòa đã quang lâm về chùa Tân Chánh - Diên Khánh, để tổ chức lễ tụng kinh kỳ an, nguyện hồi hướng công đức lành, cầu nguyện cho Hòa Thượng được tứ đại an hòa, pháp thể khinh an, hoàn thành tâm nguyện hoằng pháp, trước tác và phiên dịch Bảo Tạng của mình, vì sự lợi lạc của Phật giáo Việt nam và cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới. Tùng duyên tùng sự, chư Tôn đức Tăng cũng đã cầu nguyện cho thế giới hòa bình và nước nhà Việt Nam luôn hưng thịnh và phát triển.
01/10/2023(Xem: 2547)
Sáng 29-9 (15- 8 năm Quý Mão), chư tôn đức Tăng Ni cùng đông đảo Phật tử đã vân tập tại Chánh điện chùa Long Sơn để dự lễ Huý Nhật lần thứ 10 (2013-2023) đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Chí Tín – trụ trì chùa Long Sơn và hiệp kỵ chư tôn Hoà thượng giáo phẩm, lãnh đạo GHPGVN tỉnh Khánh Hoà qua các thời kỳ.
16/09/2023(Xem: 3875)
Sáng 15-9, Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà đã tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Bửu Long (thôn Lễ Thạnh, xã Diên Thọ, Huyện Diên Khánh) đến Đại đức Thích Nhật Nghiêm.
10/07/2023(Xem: 3875)
Khi có được bản vẽ "Đồ án Xây dựng Tổ đình Chùa Phú Phong" được lập vào ngày 30 tháng 4 và hoàn tất vào ngày 5 tháng 5 năm 1973, trụ trì là Đại đức Thích Minh Đức, do Cụ kiến trúc sư Nguyễn Đàm thực hiện, tôi đã tìm đến Chùa để tìm hiểu cảnh cũ cảnh xưa, nhưng thật tiếc là sau 50 năm thăng trầm biến đổi không còn thấy vết tích gì của ngôi chùa xưa.
12/05/2023(Xem: 3585)
Cáo Bạch Tang Lễ Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trừng Giác vừa viên tịch tại Ninh Hòa, Khánh Hòa
21/04/2023(Xem: 2663)
Chuông hay Đại hồng chung là một pháp bảo, pháp khí linh thiêng có sức lan tỏa rất lớn đến đời sống tâm linh của con người, mọi loài và mọi cảnh giới. Tiếng chuông chùa theo kinh điển, có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]