Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Thiên Phúc (Chùa Thầy)

17/06/201317:18(Xem: 3961)
Chùa Thiên Phúc (Chùa Thầy)


Chùa Thiên Phúc



Chùa Thầy tên chữ là “Thiên Phúc Tự” nằm ở chân núi Sài thuộc địa phận xã Sài Sơn – huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Nam. Chùa được xây dựng vào thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý, Thiền sư Từ Ðạo Hạnh. Theo thiền phả thì Thiền sư họ Từ tên tục là Lộ, con quan đô sát Từ Vinh, mẹ là Tăng thị Loan, quê ở An Lãng, huyện Vĩnh Thuận nay là làng Láng, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Chùa Thầy ở vị trí nằm dựa vào sườn Tây Nam núi Thầy Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây. Phía trước chùa bên trái là ngọn Long Ðẩu, bên dưới là một đầm rộng mang tên Long Chiểu, ở giữa có thủy đình. Có hai chiếc cầu gỗ 3 nhịp có mái che được xây dựng năm 1602, theo kiểu “Thượng gia hạ kiều”, bên trái là Nhật tiên kiều thông ra đền thờ tam phủ, bên phải là Nguyệt tiên kiều bắc qua ao lên núi.


Cụm kiến trúc của khu thắng cảnh là chùa Cả gồm ba lớp nhà lớn, đựng trên nền cao bó đá hộc xanh; lớp ngoài là nhà tiền tế, lớp giữa là thờ Phật, lớp trong cùng thờ Từ Ðạo Hạnh, rộng nhưng thấp, kiểu cổ kính. Bộ mái đồ sộ, lớp ngói mũi hài to bản và dày, bốn góc cong vút lên, đặt trên bộ khung gồm bốn cột cái và 12 cột quân bằng đá quý kê trên đá tảng, liên kết với nhau bằng một hệ thống xà hoành. Khớp mộng vững chắc với xung quanh dựng ván bưng đố lụa với nhiều mảng trang trí chạm hình rồng lân... rất tinh tế.


Chuyện kể rằng, từ thuở nhỏ Thiền sư Từ Ðạo Hạnh đã có những hành động khác thường. Lớn lên ngài ứng thi khoa bạch liên, đỗ đầu nhưng không ra làm quan mà xuất ra hoc đạo, rồi cùng với ngài Giác Hải, không lộ sang Tây Thiên (Ấn Ðộ) cầu pháp. Khi đắc đạo, ngài trở về núi Sài dựng gậy tích ngày đêm tập tụng. Khi lòng thiền được rộng mở ngài đi khắp bốn phương tham thiền vấn đạo. Lúc ngộ được tâm ấn Thiền sư trở về giảng đạo, dạy học, hái lá làm thuốc giúp dân, tổ chức cho dân sinh hoạt văn hóa như đá cầu, đánh vật, múa rối nước.... Do đó nhân dân cảm phục kính mến gọi thiền sư bằng một từ thân mật, gần gũi là “Thầy”. Chùa ngài tu là chùa Thầy, núi ngày hóa đá là núi Thầy, làng ngài sống là làng Thầy, thậm chí đến cả tổng cũng là “Tổng Thầy”. Theo truyền thuyết phong thủy thì núi Sài là con rồng lẻ đàn (Qoái Long), sân chùa là lưỡi rồng, thủy đình là ngọc, còn xung quanh “Thập lục kỳ sơn” là quy là phượng chầu về. 


Toàn khu chính điện của chùa là một khuôn viên hình chữ nhật gồm 3 tòa nhà to và dài xây song song hình chữ tam, có hai dãy hành lang chạy kèm hai bên, đầu hồi thờ A La Hán, sau chùa là nhà tổ, gác chuông có treo quả chuông cổ đúc từ thời Lý; lầu trống có trống lớn với đường kính 1,5m, hệ thống kiến trúc theo kiểu “Nội Vương ngoại quốc” ngôi bảo điện đồ sộ chỉ có 36 mộng chính, còn gỗ được xếp chồng lên nhau nhưng lại rất vững chắc.


Gỗ trong chùa chính là gỗ lấy từ Hòa Bình (Thanh Hóa) đưa về, khoảng hơn 100 tấn gỗ, chủ yếu là gỗ lim và toàn bộ những chi tiết đều được kết nối bằng mộng, tất cả qua 7 lần trùng tu. Có hai cột gỗ nguyên bản từ năm 930 bằng gỗ kim giao, là một loại gỗ phản ứng ngả màu đen khi gặp độc được không hề bị mối mọt qua thời gian, và người ta tính toán rằng hai cột gỗ này còn chịu được cả ngàn năm nữa. Có ba gian thờ trong chùa chính: gian giữa thờ tượng Phật A Di Ðà, gồm bên trái có tượng Ðức quán Âm, bên phải là tượng Ðại Thế Chí, phía dưới là bệ đá “Bách Hoa Ðài” tạc từ thời Trần thế kỷ thứ tám, bên trên để hòm lịch triều tôn phong của Thiền sư, gồm có 36 sắc phong bằng giấy dó không hề bị hư theo thời gian, dưới nữa là tượng Thiền sư nhập định trên toà sen tạc vào thời Lý, thế kỷ thứ sáu, một án nhang bằng gỗ vàng tâm, văn hoa chạm trỗ nguyên bản cách đây 500 năm có một chỗ bị khuyết. Người ta thêu dệt cho rằng ngày ấy con người không cao, mỗi lần đến viếng chùa, mỗi người người chạm tay một ít lâu dần mòn đi.


Trong chùa chính có bày 3 pho tượng diễn tả ba kiếp của Thiền sư Từ Ðạo Hạnh. Giữa là tượng Thiền sư đã thành Phật, đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, khoác áo vàng. Tượng đặt trên bệ đá quý chạm hoa sen, chim thần, rồng uốn khúc, hoa lá cách điệu. Bên trái là tượng toàn thân Thiền sư bằng gỗ bạch đàn, chân tay có khớp chốt cử động được (tượng trưng cho múa rối) đặt trong khám. Hàng năm vào ngày mùng 7 tháng 3 tổ chức lễ rước Thầy. Từ một giờ chiều ngày mùng 5 là lễ Mộc dục, khám được mở cửa làm lễ. Bên phải là tượng Thiền sư đã đầu thai thành vua Lý Thần Tông. Tượng đầu đội mũ hình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng, bằng gỗ mít, làm từ thế kỷ mười lăm. Ðặc biệt ở gian này có một đôi chim phượng cũng bằng gỗ mít, dưới chân là thân cây mít tròn có đường kính lớn hơn 1 mét bên trên tạc hình đôi phượng làm công tác đưa thư.


Trong chùa còn có tượng của cha mẹ Thiền sư đặt trên ngai, chạm trỗ khá tinh xảo có nhiều hình trang trí phức tạp thuộc các biểu tượng của Nho giáo, Phật giáo và Ðạo giáo, hoa văn sáng nước, phía sau có ghi niên đại (1346).


Chùa Hạ, là nơi lễ bái và giảng đạo 2 ngày trong tháng. Ngày xưa, trong ba tháng hè nơi đây có khoảng 300 vị sư về học đạo. Một bức phù điêu “Thập điện diêm vương” bằng gỗ mít, mới được làm cách đây 5 năm, ghép gỗ chạm trỗ hoa văn copy lại bản chính.


Bên trong chùa Trung là tượng hai vị hộ pháp thật to lớn, tượng ngồi cao bốn mét, được làm với hơn hai tấn đất sét và giấy bản, cách đây khoảng 400 năm. Chùa Trung có rất nhiều tượng, từ vị Tuyết Sơn gầy ốm, phật Di Lặc tươi vui, Phật bà quan âm thiên thủ, thiên nhãn, các vị sao Nam Tào Bắc Ðẩu đến Bát bộ kim cương là tám vị tướng có sức khỏe và trí tuệ phi thường... Tất cả làm bằng thạch cao có từ thế kỷ mười tám. Sát ngay cửa chùa Trung, có một hòn đá chìm kích thước khoảng 2x1m. Người ta kể chuyện rằng, đây là hòn đá chìm thiền sư Từ Ðạo Hạnh đã yểm bùa, hơn 1000 năm nay không xê dịch được, với ý nghĩa như là giữ gìn hiện vật trong chùa không bị mất cắp, không ai có thể lấy được thứ gì trong chùa ra ngoài mà bước qua khỏi hòn đá chìm này.


Quang cảnh xung quanh chùa Thầy còn có các hang Thanh Hóa, hang Các Cớ, hang Gió, hang Phật sinh....


Chùa Thầy tồn tại qua bao thế kỷ, nhất là những năm bom đạn ném xuống như mưa trên đất Bắc. Ðầu xuân đi lễ chùa Thầy là thói quen của nhiều người từ hàng bao năm nay. Một nơi mà tất cả những người đi theo ngành mỹ thuật, điêu khắc của đất nước đều phải đến đây nghiên cứu. Một di tích lịch sử cấp I của Quốc Oai, một công trình kiến trúc độc đáo, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Bắc Hà.....


(Mùa Xuân Đi Lễ Chùa Thầy tác giả Bình An)



---o0o---

Các Ngôi Chùa ở Hà Tây

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/06/2013(Xem: 1911)
Xã Thạch Xá, H. Thạch Thất, T. Hà Tây
17/06/2013(Xem: 2202)
Xã Ðường Lâm, TX. Sơn Tây, T. Hà Tây
17/06/2013(Xem: 1691)
Thôn Tiên Lữ, Xã Tiên Phương, H. Hoài Ðức, T. Hà Tây
17/06/2013(Xem: 1536)
Xã Phụng Châu, H. Chương Mỹ, T. Hà Tây
17/06/2013(Xem: 1542)
Thôn Hiệp Thuận, Xã Hiệp Thuận, H. Phúc Thọ, T. Hà Tây
17/06/2013(Xem: 1438)
Xã Tam Hưng, H. Thanh Oai, T. Hà Tây
09/04/2013(Xem: 6236)
Cách Hà Nội khoảng 40km, về phía Tây Bắc, xuôi theo đường cao tốc là một chuỗi đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Miếu Môn, Xuân Mai có một quần thể các di tích, cảnh quan đa dạng, phong phú và thơ mộng thuộc tỉnh Hà Tây.
26/10/2010(Xem: 35498)
Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) Xã Nhơn Hưng, Huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang Chùa Linh Sơn Xã Vọng Thê, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Chùa Long Hưng Xã Long Sơn, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Tịnh Xá Ngọc Giang 80 B Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên Thị Xã Long Xuyên, Tỉnh An Giang Chùa Phú Thạnh Tổ 24, Ấp Châu Long, Xã Vĩnh Mỹ Thị Xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]