Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Thành Ðạo (Ðậu)

17/06/201316:38(Xem: 3012)
Chùa Thành Ðạo (Ðậu)


chuathanhdao-chuadau

Chùa Thành Đạo (chùa Đậu)

Giữ Gìn và Bảo Vệ Di Tích Cổ 
Ở Chùa Đậu, Hà Tây

Con đường nhỏ hẹp, gập ghềnh đất đá đưa chúng tôi vào sâu trong làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín. Nằm biệt lập ở một góc làng, giữa mênh mông ruộng nước, cánh đồng bao bọc là Chùa Đậu, ngôi chùa nổi tiếng vì kiến trúc nơi đây mang những nét đặc trưng của nền nghệ thuật dân gian hưng thịnh từ thế kỷ 17 và hiện còn lưu giữ hai nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư trụ trì. 

Trước khi bị thực dân Pháp đốt (năm 1947), chùa còn lưu giữ nhiều đồ vật quý do Vua Lê, Chúa Trịnh ban, còn cả ngôi chính điện thờ Pháp vũ mang đậm nét văn hóa bản địa. Giờ đây, Chùa Đậu đem lại cảm giác luyến tiếc cho mọi người trước khu cảnh nền chính điện đồ sộ với những chân cột đá lớn trơ trụi còn sót lại sau năm 1947, hai dãy hành lang đặt các bức tượng La hán, bia đá cổ, hương án thờ xuống cấp nghiêm trọng, những kèo cột, mái ngói mục nát, xập xệ. Hiện nay chùa đang tu sửa nhà thờ tổ và sắp tới sẽ tiếp tục tiến hành với một trong hai dãy hành lang. Với nguồn kinh phí có hạn do Nhà nước hỗ trợ, chùa chỉ có thể đủ để chống xuống cấp một số khu vực chính.

Năm ngoái, Chùa Đậu từng có thời gian gây xôn xao dư luận vì vụ kẻ gian hung dữ đột nhập trong một đêm mưa gió tối trời. Sau sự cố này, nhà chùa vẫn luôn có bốn thầy trò sư Thích Thanh Nhung túc trực cùng một bảo vệ xã hỗ trợ, dự định sẽ tăng thêm người. Mặc dù từ đó đến nay chưa xảy ra chuyện gì nhưng với địa thế hiện tại của chùa chưa phải là thật sự kiên cố, lại ở nơi vắng vẻ đồng không mông quạnh vẫn luôn gợi cho mọi người nỗi lo kẻ gian từ nơi khác đến.

Xin mời quý độc giả xem tiếp tin tức liên hệ đến Chùa Đậu và lịch sử hai nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư do các báo ở trong nước và ngoài nước viết:

CHÙA ĐẬU 
Một di sản quý, với những báu vật, những điều bí ẩn
Thích Thanh Nhung

Chùa Ðậu vốn là Thành Ðạo Tự nằm ở cuối làng Gia-Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cách Hà-Nội 21 km về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi : 

1. Thành Ðạo Tự 
2. Pháp Vũ Tự 
3. Chùa Vua 
4. Chùa Bà 
5. Chùa Ðậu 

Chùa là một trong bốn ngôi chùa thờ Tứ Pháp (Vân,Vũ, Lôi, Ðiện tức là Mây, Mưa, Sấm, Chớp), trung tâm phát sinh Tứ Pháp là thành Luy lâu nay thuộc hai huyện Gia Lương và Thuận-Thành tỉnh Hà Bắc. Hệ thống Tứ Pháp gắn liền với sự tích Chùa Ðậu. Trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ III (200 -210) hiện còn cất giữ tại Chùa có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật giáo Ấn độ du nhập vào Việt Nam. 

Cách đây gần 2000 năm Chùa Ðậu đã nổi tiếng là nơi linh thiêng ứng nghiệm, mọi người cho rằng về tới nơi đây là đến nơi đất Phật. Gần đây hơn 300 năm, có hai Thiền Sư thành đạo tại Chùa. 

Phật Giáo du nhập vào Việt-Nam bằng đường thủy và đường bộ, nói tới lịch sử Phật giáo Việt-Nam người ta không thể quên câu chuyện được thần thánh hóa về nguồn gốc phát sinh Tứ Pháp. 

Ðất nước Việt-Nam nằm ở vùng nhiệt đới, Tứ Pháp ra đời là phù hợp với nguyện vọng của người dân Việt-Nam. 

Cuốn sách đồng ở Chùa cho biết, ngay từ buổi đầu nền Phật Giáo Việt Nam đã tiếp thu và hấp thụ được tinh hoa của nền Phật Giáo Ấn độ. 

Tứ Pháp ra đời mang chủng tử của một Thiền tăng đã đắc đạo người Thiên Trúc, người mẹ là nàng Man Nương Việt-Nam. Thành công của tín, hạnh, nguyện đã làm cho Man-Nương trở thành Ðức Thánh Mẫu sinh Thánh Tử, đúng như câu kệ của Thiền Tăng đã đọc: 

Hình hài như đạo thứ 
Tâm không cảnh cũng không 
Lần nữa chưa giác ngộ 
Ứng vật vạn duyên cùng 
(Trích sách đồng)

Người Việt Nam đã kế thừa và phát huy được tinh hoa của nền Phật Giáo Ấn độ, nhưng vẫn mang bản sắc riêng của dân tộc. Sĩ Nhiếp làbậc hiền tài được nhân dân tôn trọng như Vua nên được gọi là Sĩ Vương đã thừa nhận điều nầy: 

Nước Nam sông núi dáng thần linh 
Văn hiến mở khai dạng Phật kinh 
Thánh Mẫu quả nhiên sanh Thánh tử 
Mưa lành nhuần tưới giúp dân sinh 
(Trích sách đồng)

Qua bốn danh hiệu, bốn ngôi chùa thờ bốn vị Bồ Tát về Tứ Pháp, đã toát lên tính tiểu thừa và đại thừa : Chùa Thiền định, Chùa Thành Ðạo, Chùa Phi Tướng, Chùa Trí Quả. Trong Tứ Pháp, Ðức Pháp Vân là chị cả, phần quyết định là Ðức Pháp vũ. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Quý vật tầm quý nhân". 

Lúc đó ở phía Nam kinh thành như có luồng linh khí. Quách Thông theo lệnh Vua, về tới đất Gia-Phúc thấy thế đất trông tựa dáng hình một đôi hoa sen đang nở tỏa sáng, Quách Thông trình Sĩ Nhiếp, Sĩ Nhiếp cho rằng hoa sen là nơi đất Phật bèn cho lập chùa đặt tên là Thành Ðạo Tự, rước Ðại Thánh Pháp Vũ Ðại Bồ Tát về thờ nên gọi là Pháp Vũ Tự. Do Nhà Vua chọn đất làm Chùa và chỉ dành cho bậc Vua Chúa đến lễ, người dân chỉ được vào lễ trong ba ngày hội nên gọi là Chùa Vua. Bồ Tát hiện thân Nữ nên gọi là Chùa Bà. Bậc trí sĩ cầu nghiệp lớn được đậu đạt, người dân trồng cây ra hoa đậu hoa, ra quả đậu quả từ đó trong dân gian gọi là Chùa Ðậu (Chữ Ðậu cũng là chữ rút gọn từ chữ Thành Ðạo). 

Tả cảnh đẹp nơi chùa và công đức vô lượng đó, Sĩ Nhiếp đề thơ rằng : 

Ðồng bằng bát ngát nẩy Tòa Sen 
Phật ngự trang nghiêm tựa Thiên Tiên 
Ðất phúc xây lên cung nguyệt điện 
Trời Nam riêng hẳn cảnh thiên nhiên 
Nén hương khói tỏa tan niềm tục 
Hồ ngọc trăng soi rõ cửa Thiền 
Công đức từ bi bao xiết kể 
Công lao vô lượng, lại vô biên 
(Trích sách đồng)

Trải qua nhiều thời đại, bút tích lưu lại còn in đậm nét trên bia đá tại chùa, công nhận là nơi linh thiêng, ứng nghiệm, nước cầu dân khẩn đều được, đúng như lời thơ tả : Phật ngự trang nghiêm trên toà sen, nơi đất phúc của đạo tâm, trời Nam dành riêng cho cảnh đẹp nơi đây, nén hương khói toả làm tan hết những gì mệt nhọc, ô trọc của trần tục, chỉ thấy một niềm an lạc giải thoát. Cửa thiền là nơi thanh tịnh, như hồ nước vắng lặng, trong suốt chẳng khác gì ngọc, ánh trăng dịu hiền tỏa sáng soi thấu cửa thiền ? 

Nên ngày xưa người Việt-Nam tự hào đã hấp thụ được tinh hoa của nền Phật Giáo Ấn-Ðộ thì hơn 300 năm trước có hai Thiền Sư Việt-Nam đã đắc đạo tại chùa - nơi đất Phật các Ngài đã để toàn thân xá lợi. Ðể lại xá lợi là khi viên tịch, các Thiền sư sẵn có lửa tam muội và đã dùng lửa tam muội để thiêu thân, tính chất của lửa tam muội là đốt cháy được những lửa khác, làm cho các lửa khác không đốt cháy được, xá lợi đốt không cháy, ngâm trong nước không tan, không bị thời gian bào mòn. Quy luật của vũ trụ là : Vật chất chỉ có biến đổi từ dạng nầy sang dạng khác mà theo Phật Giáo gọi là thành, trụ, hoại, không. Xá lợi không bị chi phối bởi quy luật vũ trụ, chính vì vậy là một vật báu, là Quốc bảo thiêng liêng, được cung kính như đức Phật sống. Theo quy luật của đạo Phật, xá lợi chỉ để lại trên trái đất 5% đến 10% của toàn thân xá lợi nên gọi là toát thân xá lợi. Toàn thân xá lợi là để lại toàn thân thể không thiếu thứ gì, song với thời gian nào đó 10 năm, 200 năm hay 2000 năm v.v. là do Thiền Sư ấy quyết định, toàn thân xá lợi sẽ chuyển về toát thân xá lợi. 

Phật Giáo ở các nước trên thế giới như Ấn Ðộ, Tây-Tạng, Trung-Hoa, Tích-Lan (Srilanca), Nhật-Bản v.v. đều có những pho toàn thân xá lợi. 

Tương truyền ở Ấn-Ðộ còn pho toàn thân của Sư Tổ Ma-Ha-Ca- Diếp Tôn-Giả ; ở Tây Tạng có tháp thờ toàn thân xá lợi của Tổ Sư Liên Hoa Sinh Thương Nhân Tố Ðạt-Lai-Ðạt-Ma; ở Trung-Hoa có toàn thân xá lợi của Ðức Lục-Tổ Huệ Năng hiện thờ tại chùa Nam-Hoa, Huyện Khúc Giang, tỉnh Quảng Ðông, tại chùa Vân môn, tỉnh Thiên-Chân thờ toàn thân của Tổ Vân-Môn-Văn-Yến Thiền Sư và toàn thân của Ngài Từ-Hàng-Pháp-Sư ; ở Nhật-Bản có toàn thân của Tổ Nhật Liên Bồ Tát (Nichiren) và toàn thân của Tổ Truyển Giáo Ðại Sư (Dengo Dainhi). 

Ở Việt-Nam có Tổ Từ-Ðạo-Hạnh, Tổ Không-Lộ Thiền-Sư (Nguyễn-Minh-Không), Tổ Giác-Hải Sư, Tổ Ðơn-Ðiền Thiền-Sư và hiện hai pho toàn thân xá-lợi đặc biệt giá-trị hy-hữu nhất của nước Việt-Nam còn tồn tại thờ tại Chùa, đó là Thiền sư Ðạo Chân Vũ Khắc Minh và Thiền sư Ðạo Tâm Vũ Khắc Trường. Thật là một biểu tượng cho hàng Thánh tăng Việt-Nam có những bậc vĩ nhân siêu thoát đã tiếp thu chứng đạt một cách thấu triệt viên mãn giáo-lý Phật-đà. 

Một dân-tộc tự-hào có nền văn-minh sớm và cao cả vì dân tộc ấy còn tồn tại những chứng tích báu vật tư-liệu văn-hóa cổ hiện được bảo tồn. Tuy nhiên, sự khẳng định về giá-trị chứng-tích tư-liệu cổ-đại tùy theo những quan điểm của mỗi quốc gia, của mỗi thời đại, nhưng những chứng-tích ấy thể-hiện bằng trí-tuệ siêu việt, đưa con người vượt không gian, thời gian lên tột đỉnh thượng-tầng triết-học của loài người thì dù Ðông học hay Tây học vẫn được tôn thờ và đỉnh cao của sự thành-tựu ngự tại nhân-sinh. 

Toát thân trên thế-giới có rất nhiều, ở Việt-Nam có Vua Trần-Nhân-Tông bỏ ngai vàng đi tu núi Yên-Tử, sau Ngài để lại toát thân là những viên ngọc, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức thiêu thân, phát nguyện để nguyên trái tim không cháy, hiện nay vẫn còn lưu giữ. 

Theo lời di-chúc của Thiền-Sư : "Ta vào nhập thất 100 ngày tụng kinh niệm Phật, sau đó xác thân sẽ được giữ nguyên". Hết 100 ngày các thiện-tín Phật-tử mở cửa am, thấy Thiền-Sư vẫn ngồi theo thế nhập Thiền và có mùi thơm, qua vài chục năm áo vải bị ẩm, rơi rụng, khi đó Thiền-Sư chỉ còn da bọc xương các thiện-tín đã mặc cho Thiền-Sư một lớp áo bằng sơn ta, cho đến nay áo đó vẫn còn nguyên nên Thiền-Sư cũng khen là bền và đẹp. 

Ta có thể hiểu : Thiền-Sư nhập thất là Thiền-quán, tụng kinh niệm Phật là Tịnh Ðộ, như vậy Thiền-Sư đã hiển mật song tu, tín đồ hiểu điều căn bản là phải có tự lực, song điều thiêng liêng là phải được thừa hưởng tha lực của chư Phật chư Bồ Tát. Những thiện-tín nào muốn hiểu rõ về toàn thân xá lợi xin hãy lui tới chiêm bái hai Thiền-Sư, sở nguyện của các Ngài rất muốn lân mẫn với những người sau. Danh hiệu của hai Thiền Sư là Ðạo Chân và Ðạo Tâm, nếu ghép hai chữ vào ta hiểu là Chân Tâm. Khối óc và tấm lòng của các Thiền Sư như muốn nói với chúng ta những điều khẩn thiết đức hạnh của các bậc Bồ Tát như ánh trăng soi chung, nước ở đâu là ánh trăng in hình ở đó. Những ai phát tâm thời tự thấu hiểu điều nầy. 

Khoa học thế giới ngày nay đã khẳng định : Muốn ướp xác phải thoả mãn đồng thời 3 điều kiện : 

1. Phải có thuốc 
2. Phải hút ruột, hút óc 
3. Phải để thể xác trong hòm kín, không có không khí. 

Năm 1983 khoa học đã chứng minh bằng X quang (Thiền-Sư tự Ðạo-Chân Vũ Khắc Minh) và kết luận rằng: 

* Không có vết đục đẽo 
* Không có hiện tượng hút ruột, hút óc và các khớp xương dính chặn với nhau như thể tự nhiên 
* Cân nặng 7 kg. 

Hai Thiền-Sư đã không cần 3 điều kiện nói trên mà vẫn để lại toàn thân xá lợi, các nhà khoa học trong và ngoài nước rất mong muốn tìm ra "Phương-pháp ướp xác tinh-xảo" của các Thiền-Sư. Ðề tài nghiên cứu này đối với các nhà khoa học cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. 

Về kiến trúc, Chùa được xây dựng theo một quy mô lớn, khu chính diện được kiến thiết theo kiểu nội công, ngoại quốc, khu nội công rất nguy nga lộng lẫy, cột trạm rồng nổi hoa văn bay bướm? Nhưng rất tiếc đến nay khu này đã bị cháy hỏng, khu ngoại quốc vẫn còn song đã xuống cấp rất nghiêm trọng. 

Chùa Ðậu là niềm tự hào của dân tộc Việt-Nam, là một trong những di-sản quý và lâu đời của nước ta và thế giới. Chùa là nơi danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi có kiến trúc cổ kính là nơi siêu thoát và thờ hai Ðức Phật sống - quốc bảo thiêng liêng của Ðất nước. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận di tích "Lịch-sử - Văn-hóa". 

Trước đây chùa đã được nhiều niên đại, nhiều bậc hiền nhân mang tâm công đức trùng tu lại. Ngày nay Bộ Văn hóa và nhà Chùa cùng nhân dân địa-phương đang lập dự án với một quy mô lớn : Tôn tạo lại di tích lịch-sử văn-hóa của dân tộc . 

Mong sự phát tâm công đức của Phật tử thập phương, du khách khắp trong và ngoài nước để một ngày không xa Chùa Ðậu sẽ được khang trang như cũ. 

CHÙA THÀNH ĐẠO (CHÙA ĐẬU)
Nguyễn Bá Lăng 

Chùa có tên chữ là Pháp Vũ Tự và Thành Ðạo Tự ở làng Gia Phúc huyện Thường Tín, tỉnh Hà-Ðông. Chùa thờ nữ thần Pháp Vũ (một vị trong Tứ Pháp) tục gọi là Bà Ðậu nên chùa thường được gọi là chùa Ðậu. 

Theo truyền thuyết, chùa được lập từ thời Sĩ Nhiếp đời Tam Quốc (T.K. III) đồng thời với chùa Dâu (chốn tổ của Tứ Pháp) ở Luy Lâu nay thuộc Bắc Ninh, nhưng theo văn bia thì chùa được lập từ triều Lý. Chùa được trùng tu nhiều lần, lần tu tạo quan trọng đáng kể có lẽ đã được thực hiện vào thời Mạc (T.K. XVI). Di tích là những viên gạch đỏ son có in hình trang trí hoa lá và một số bia có niên hiệu Sùng Khang (1566-1577). 

Theo bia Dương Hòa năm thứ 5 (1639) thì lại có một cuộc đại trùng tu vào năm 1635 đời vua Lê Thần Tôn do cung tần Ngô Thị Ngọc Nguyên đứng ra làm hội chủ hưng công. Chùa có quy mô rộng lớn như ngày nay, trên căn bản có thể kể là bắt đầu từ thời này. Khuôn viên chính là 1 hình chữ nhật 43m x 32m gồm phía trước là một tòa tiền đường 7 gian 2 chái. Hai đầu phía sau nối vào 2 dẫy hành lang 11 gian thì gian đầu một bên thờ Ðức Ông, một bên thờ Ông Giám Trai, 6 gian sau đắp tượng La Hán và Kim Cương, 2 gian cuối dùng làm phòng ngủ chư tăng. Lưng khuôn viên là hậu đường cũng 7 gian 2 chái như tiền đường. - đây có bàn thờ các vị sư tổ, tượng và bàn thờ hậu và chính phi (bà Ngọc Nguyên ?), có cả tượng và bàn thờ ông đốc công điều khiển việc trùng tu chùa (năm 1635 ?). 

Hai đầu hậu đường là 2 phòng của hành lang 2 bên kéo dài. Trong lòng khuôn viên là 2 tòa trung điện và thượng điện dựng trên nền cao, có nhà thiên tượng hay ống muống rộng nối vào nhau từ tiền đường, qua trung điện đến thượng điện thành thế chữ vương là kiểu đặc biệt của chùa này mà không nơi nào có. 

Trước mặt tiền đường là 1 sân gạch rộng, hai bên có xây nhà giải vũ 5 gian làm nơi sửa soạn nghi lễ rước sách, hội hè và là nơi nghỉ ngơi cho khách hành hương. Trước sân dựng 1 gác chuông và 2 cửa phụ ra vào. Gác chuông kiểu đẹp, dưới xây tường, trên lầu gỗ với 8 mái đao góc uốn cong. Hình như tòa gác chuông này đã được tôn nền cao lên để khoảng giữa đủ chiều cao cho kiệu rước đi lọt qua. 

Tòa thượng điện và trung điện là phần xưa nhất của chùa. Hai tòa này và cả ống muống, vách bọc chung quanh được làm hoàn toàn bằng gỗ theo kỹ thuật ván đổ nong như ở các kiến trúc xưa, nhưng ở đây trên mỗi thanh đổ đầy đặn đều được trang trí bằng những hình chạm nổi hạt ngọc bốc lửa (hỏa châu). Còn trong mỗi ô cửa sổ thông gió trổ ở 2 bên hông sườn kiến trúc thì chạm thủng tứ linh: long, ly, quy, phượng vùng vẫy, múa chầu giữa những cụm mây lửa hoặc chạm từng chữ thánh thọ vô cương nổi giữa những rồng, phượng, rùa, lân và mây lửa, bố cục sôi nổi. Trên mỗi cây cột lim, chạm 1 ổ rồng hình bầu dục nhọn đầu trong chiều dài của cột. Trong những tai trượng nghiêng, ôm bọc đầu những khuôn cửa, thì chạm tiên nữ đội mũ cánh sen, xòe đôi cánh, dang cánh tay trần, cầm quạt và uốn ngón múa may. Những cánh cửa cũng chạm rồng uốn khúc giữa những cụm mây hoặc trên nền triện gấm, qui tiền1 trổ thủng. Chùa Ðậu vì vậy nổi tiếng là được trạm trổ công phu và rực rỡ trong Kiến trúc Việt Nam. 

Mái hai tòa thượng điện, trung điện này cùng ống muống được lợp bằng loại ngói mũi hài cổ đặc biệt là to dầy khoảng cỡ 20 cm x 30 cm x 3 cm.

Nếp tiền đường bên ngoài cũng được đục chạm, trang trí rực rỡ, sống động với những rồng mây, nhưng chỉ ở bộ phận rường kèo bên trên và được tô mầu thuốc phần nhiều là xanh lam và trắng, mang phong dạng của nghệ thuật T.K. XVIII không mạnh và độc đáo bằng hai tòa điện bên trong. Cột kèo của tòa nhà này cũng không to mập, vững vàng như hai tòa kia. Ðáng tiếc là hai tòa điện cổ kính và nổi tiếng về phong cách chạm trổ công phu rực rỡ này đã bị quân đội viễn chinh Pháp đốt cháy năm 19472. Khoảng năm 1952 nhà sư trụ trì chỉ xây cất lại một am gạch kiểu long đình trên nền điện cũ để thờ bà Ðậu; mà không hiểu do may mắn nào mà tượng còn tồn tại được vì thượng điện hay cung cấm chính là nơi thờ Bà. Pho tượng bà Ðậu ở đây có mặt trái soan, tay phải giơ lên đưa hai ngón tay giữa hướng lên trời, là kiểu khác với các tượng Tứ Pháp thờ tại nhiều nơi trong vùng đồng bằng Bắc bộ và có thể coi là đẹp hơn cả. 

Chùa xưa có nhiều đồ cổ quý hiếm như bình, choé sứ, quạt tê giác, đai ngà, trống đồng, gương đồng và những hòm áo gấm thất thể do vua Lê, chúa Trịnh dâng cúng. Sau vụ hỏa hoạn do quân Pháp gây ra, bới đống tro tàn, người ta chỉ nhặt lại được cuốn kim phả, là một cuốn sách bằng đồng gồm khoảng chục tờ có khắc sự tích Tứ Pháp và lịch sử chùa. Nhưng cuốn sách này đã bị lửa nóng làm cho cong queo hoặc chẩy nát một phần. 

Các chùa thờ Tứ Pháp phần nhiều đều thiết trí theo kiểu: tiền Phật hậu thánh nghĩa là thờ Phật ở đằng trước, thờ thánh ở đằng sau. Vì vậy ở đây tòa thượng điện hay cung cấm là nơi thờ thánh Pháp Vũ (bà Ðậu), căn trước trung điện (chính thức là thượng điện) mới là nơi thờ Phật. - căn ngoài: tiền đường chỉ đắp có hai ông hộ pháp mặc giáp phục ngồi ngang trên lưng sư tử. - hai giẫy hành lang và ở nhà hậu có những bàn thờ và những tượng như đã kể trên. Tại những giẫy nhà này còn dựng nhiều tấm bia đá kể từ T.K XVII đến T.K XVIII. Có nhiều kiểu khác nhau và đẹp như tấm do Bích quận công Vũ Tất Trân dựng mà người soạn văn bia là tiến sĩ Nguyễn Công Thái. Chùa cũng còn bài minh do Tứ Xuyên Bá Phạm Trọng Xuyên soạn khắc trên một chiếc khánh đồng đúc năm 1774 và hai tấm biển gỗ sơn son thiếp vàng khắc hai bài thơ nôm của chúa Trịnh Căn (1862-1709) và chúa Trịnh Cương (1709-1729). 

Chùa Pháp Vũ 

Thanh quang mơn mởn chốn giao quang, 
Gấp mấy trần gian mấy thế thường 
Cả mở tượng đồ, đô tuệ chiếu 
Vẹn gồm khoe lục, lục kim cương 
Doành thậu bích hải, doành quanh quất 
Sắc ánh từ vân sắc rỡ ràng 
Ðức thịnh càng ngày càng hiển ứng 
Ðừng thay đừng lạnh dấu dâng hương. 

Trịnh Căn

Chùa được một bà cung phi đứng ra hưng công, lại được các vua chúa đến thăm, đề thơ như vậy đủ tỏ rằng là một danh lam đến như thế nào? 

Chùa Ðậu nằm ở giữa vùng quê bằng phẳng nhưng có sông Nhuệ chảy phía sau lưng, có hồ nước vòng bọc xung quanh khiến chùa được tạo dựng như một hòn đảo. Do đó quang cảnh cũng khá đặc biệt. Nếu khéo sửa sang tô điểm, hài hòa kiến trúc với thiên nhiên: cỏ thông reo liễu rũ, có cổ thụ, sen hồ thì cũng sẽ xứng đáng với những buổi thịnh trị thời xưa. 

Phía tay trái từ ngoài đi vào góc tây nam khuôn viên chính còn dựng thêm một ngôi chùa nữa, gọi là Công Minh Tự. Chùa nhỏ thôi nhưng kiến trúc khá đặc biệt là binh đồ chữ nhật đứng, thờ dọc, mặt tiền mở ra đầu hồi, dưới làm hàng hiên, trên làm mái cong có hai cây trụ gạch đứng trấn hai bên. Mái đầu hồi bên trên làm nhô ra thành điểm dốc, lại thêm một mái hắt trong lòng để che khung bảng đề tên chùa. Chùa có nhiều tượng, tượng đẹp, nét mặt tươi nhuận, từ bi và hầu hết đều sơn thếp rực rỡ. Ngoài hiên có dựng một cây bia đá vuông kiểu cách cổ kính và bên trong có một pho tượng đá sơn mầu trắng, một phiến đá chạm phù điêu đều đáng chú ý. 

Tại chùa Ðậu, ngoài những đồ đá, bia, tượng nói trên còn phải kể đến đôi rồng đá ở bậc thềm tiền đường đi xuống sông. Rồng chạm với cái mào mũi khoang và giải tóc lướt dài trên thân mình uốn khúc là nét đặc trưng của mỹ thuật thời Trần. 

Và đặc biệt nhất của chùa Ðậu là hai pho tượng hay chính xác hơn là hai nhục thân của hai nhà sư đã tu ở chùa này vào thế kỷ XVII, là thiền sư Ðạo Châu Vũ Khắc Minh và thiền sư Ðạo Tâm Vũ Khắc Trường. 

Tương truyền hai vị là người thôn Gia Phúc sống vào đầu và giữa thế kỷ XVII, đã kế tiếp nhau tu tại chùa Ðậu. Trước khi viên tịch, hai vị có dặn dò đệ tử là khi thấy các ngài ngồi tĩnh tọa, siêu thoát rồi thì hãy cứ để yên vậy một thời gian; nếu thấy có mùi hôi thì hãy đem chôn. Ðệ tử thấy xác không hư thối nên để vậy mà thờ. Có lẽ các vị đã ứng dụng phương pháp dùng lửa tam muội (nhân hỏa) để tự thiêu hủy dần dần các chất hữu cơ dễ hư nát trong người rồi kết tinh, để lại những thành phần ít ô trọc như xương da. (Có thể vì hiện tượng này mà chùa có tên là Thành Ðạo Tự đó chăng? Và rồi phong tục gọi là chùa Ðậu? Những bia cổ của chùa vẫn khắc là Pháp Vũ Tự). Về sau để bảo vệ nhục thân của hai vị được tốt hơn, người ta đã thêm một lớp sơn bó bên ngoài rồi phủ quang dầu lên trên, biến nhục thân thành một loại tượng riêng biệt. 

Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh ngồi theo thế nhập thiền, mình cong gấp xuống vì thời gian, đầu hơi cúi xuống phía trước và thân gầy đét lộ xương da. Sau năm 1931 ở đầu tượng có một vết nứt độ 2mm lộ ra ở bên trong cùng là xương sọ, tiếp đến một lớp bồi dầy từ 2 đến 4 mm, chất bồi là đất gò mối mịn trộn sơn sống và mạt cưa giã nhỏ, đoạn phủ một lớp sơn ta mầu cánh gián, và ngoài cùng thì phủ quang dầu. Gần đây các nhà nghiên cứu chiếu quang tuyến X, thấy rõ xương cốt còn nguyên vẹn bên trong tượng xác. Pho tượng hiện nay cao 57 cm và nặng 7 kg. 

Thiền sư Vũ Khắc Tường là người thừa kế thiền sư Vũ Khắc Minh, theo tương truyền là người đã cho khắc tấm bia năm Dương Hòa thứ 5 và như vậy là nhà sư đã tham gia trực tiếp vào cuộc đại trùng tu Pháp Vũ Tự vào những năm trước đó. Tượng thiền sư đã bị nước lụt tràn đến (khoảng đầu T.K XX?) làm trôi gẫy làm hai đoạn nên người ta đã gắn lại và tô bọc bằng cát vôi mật, vì thế pho tượng xác này nặng hơn pho kia. Tượng được sơn trắng, tô môi vẽ mắt, ngồi ngay hơn nên vì thế mà kém nét tự nhiên hơn. Hai pho tượng trước kia được thờ trong hai ngôi miếu nhỏ, xây bằng gạch, ở bên ngoài khuôn viên chính, nay được di chuyển vào thờ trong hai khám gỗ tại hậu đường. 

Tương truyền là khi công cuộc đại trùng tu chùa Pháp Vũ hoàn tất rồi còn dư nhiều gỗ tốt, bà cung phi Ngọc Nguyên (thường gọi là bà Chúa) cho chôn dìm hàng bè gỗ lim và truyền lại là để dành cho hậu thế. Khi nào cần đến để sửa chữa lại chùa thì vớt lên mà dùng. 

Nhưng từ hồi phần chánh điện chùa bị đốt cháy đến nay đã nửa thế kỷ, mà phần này vẫn chưa được phục hồi lại. Gần đây dân làng mới dựng được mấy gian nhà cầu đơn sơ để làm chỗ tạm thờ Phật. 

Nguyễn Bá Lăng 
Xuân 1996 

(1) Qui tiền: hoa văn chạm hình những bát giác như trên mu rùa, những lồng chếch lên nhau thành những dáng đồng tiền có lỗ vuông. 
(2) Trong cuộc tuần sát ở vùng này, năm 1947, quân đội Pháp thấy có nhiều thùng dầu tây chứa trong buồn kho chùa, bèn đem ra dội hắt vào tòa thượng điện rồi châm lửa đốt cháy. Dân làng chỉ kịp chữa được có tòa tiền đường, hành lang, nhà hậu chung quanh.

CHÙA ĐẬU MỘT DI SẢN VÔ GIÁ

Cư Sĩ : NGUYỄN ĐƯC CAN


Nhũng điều bí ẩn ở Chùa Đậu khoa học 
hiện nay vẫn chưa khám phá ra được”

Trước khi đến Chùa Đậu các du khách cũng phải qua Hà Nội, do đó tôi xin quý vị cùng tôi trở về thăm 36 phố phường Hà Nội. Său 7 năm xa cách quê hương cả nửa vòng trái đất, tôi vẫn luôn luôn thao thức, ước mong sẽ có ngày được thăm lại quê tôi, nhất là nơi chôn nhău cắt rốn. Từ ngày mở mắt chào đời, biết bao kỷ niệm đã in trong tim tôi từ thuở ấu thơ, Tổ Tiên, Oâng Bà, Cha Mẹ, Chu,ù Bác, Cô, Dì họ hàng làng xóm. Từ dẫy tre xanh đến cánh đồng lúa bao la, từ ngôi Chùa đến Đình làng với những ngày hội hè, đình đám, tế lễ đủ các trò chơi trong những tháng đầu năm của phong tục tập quán ở quê tôi đó là :

Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè
Tháng tư đong đậu nấu chè.......

Tôi đã phải bỏ nơi chôn nhău cắt rốn từ năm 1954 di cư vào Nam, thấm thoát đã 52 năm xa quê hương mới có cơ hội trở về nhìn lại Thăng Long thành đó là :

Thăng Long Hà Nội Đô Thanh 
Nước non ai vẽ nên tranh hoạ đồ 
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.

Cảnh vật năm xưa, nay vẫn còn đó, 36 phố phường trên các con đường rộng mông mênh trong Thăng Long Hà Nội của thời thơ ấu đối với tôi. Nhưng nay său 52 năm tôi lưu lạc, trôi dạt khắp đó đây, nhất là thời gian sống trên đất nước Hoa Kỳ, với những thành phố tối tân, những xa lộ hiện đại, bây giờ trở về quê cũ quả thực quá nhỏ hẹp, và thiếu vệ sinh. Tuy nhiên, nó vẫn gợi lại những kỷ niệm và những hình bóng tuyệt đẹp của lúc thiếu thời, mà tôi được người em hướng dẫn đi chơi khắp 36 phố phường đã được kết hợp bằng bài ca dao Việt Nam đó là :

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Giang, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Bông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da.

Trên đây là 36 phố phường đã làm cho tôi say mê đi khắp đó đây để nhìn lại cảnh cũ người xưa nó vẫn in sâu trong tim tôi từ thuở thiếu thời thật là :

Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

Chuyến về thăm quê kỳ này quả thực không uổng công, vì tôi đã thấy tận mắt được những cảnh vật xưa kia. Tôi cảm thấy khoan khoái său mấy ngày thăm 36 phố phưởng HàNội.

Bây giờ xin quý vị độc giả cùng tôi đến thăm Chùa Đậu một ngôi chùa cổ, đã đựơc xây dựng từ cuối thế kỷ thứ hai với những bắu vật vô giá mà khoa học hiện nay vẫn chưa khám phá ra được. Tôi đã đến hai lần vào ngày 23 tháng 3 năm 1997 và một lần nữa vào tháng 4 năm 1998. Tôi đã thuê một chiếc xe 5 chỗ ngồi phài đoàn của tôi gồm có 4 người và một tài xế, trên đường đi từ Hà Nội đến chùa đậu xa chỉ có 25 cây số nhưng chỉ có 5 cây số đường đồng quê rất khó đi, nếu đi từ Hà Nội qua Hà Đông rồi đi ngược trở lại quận Thường Tín đến Chùa thì dễ hơn, nhưng xa khoảng 40 cây số.

Đúng 8 giờ sáng xe hơi chở chúng tôi trực chỉ Chùa Đậu, Từ Hà Nội đi trên con đường quốc lộ số 1 về phía Nam 20 cây số đến Ga Thường Tín dẽ về phía tay phải trèo qua đường rầy xe lửa vào con đường chỉ vừa một chiếc xe hơi nhỏ, xe chúng tôi chạy trên con đường đất độc đạo gồ ghề giữa cánh đồng lúa xanh bát ngát hai bên đường. 

Khi đến Chùa chúng tôi được Đại Đức Thích Thanh Nhung, viện chủ Chùa Đậu tiếp đón và mời đến tư thất của Thầy để đàm đạo, về hiện tình sinh hoạt của Chùa, nhân dịp này tôi cũng chuyển đến Thầy một số tiền là hai ngàn dollars USD của một số đạo hữu Phật Tử đóng góp trong bữa cơm chay gây quỹ tại Chùa Phật Giáo Việt Nam Orange County. Các chi tiết trong buổi tiếp xúc này đã được quay phim và chụp hình để lưu niệm. 

Său khi đàm đạo trong tư thất, chúng tôi được Đại Đức Thích Thanh Nhung hướng dẫn đi tham quan khu nội thất và ngoại vi của Chùa đi tới đâu tôi cũng được Thầy giải thích các chi tiết mà tôi cần biềt, do đó tôi đã ghi nhận được các dữ kiện độc đáo như său :

Său đây là vị trí, địa thế và những điều bí ẩn với những bắu vật vô giá hiện có tại Chùa Đậu : Chùa Đậu vốn là Thành Đạo Từ, nằm ở cuối làng Gia-Phúc, Xã Nguyễn Trãi, Huyện Thường Tín, Tỉnh Hà Tây, Cách Hà Nội 25 cây số về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi là :


1)-Thành Đạo Từ.
2)- Pháp Vũ Tự.
3)- Chùa Vua.
4)- Chùa Bà.
5)- Chùa Đậu.

Chùa là một trong bốn ngôi Chùa thờ Tứ-Pháp “Vân, Vũ, Lôi, Điện tức là Mây, Mưa, Gió, Chớp”, trung tâm phát sinh Tứ Pháp là Thành Luy Lâu, nay thuộc hai huyện Gia Lương và Thuận Thành Tỉnh Hà Bắc. Hệ thống Tứ Pháp gắn liền với sự tích Chùa Đậu, trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp, đầu thế kỷ thứ III (200-210) hiện còn cất giữ tại Chùa, có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật Giáo Aán Độ du nhập vào Việt Nam. Cách đây 2000 năm Chùa Đậu đã nổi tiếng là nơi linh thiêng nhất, ứng nghiệm mọi người cho rằng về tới nơi đây là đến nơi đất Phật. Gần đây khoảng trên 300 năm có hai thiền sư thành đạo tại Chùa đó là Thiền Sư Vũ Khắc Minh và Thiền Sư Vũ-Khắc-Trường, xá lợi tòan thân hiện còn thờ tại Chùa. (in hai bức hình toàn thân xá lợi cùa hai vị Thiền Sư).

Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam bằng đường thuỷ và đường bộ, nói đến lịch sử Việt Nam ngưôøi ta không thể quên câu chuyện đưiợc thần thánh hoá về nguồn gốc phát sinh Tứ Pháp. Đất nước Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới, Tứ Pháp ra đời lả phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Trong cuốn sách đồng ở Chùa cho biết, ngay từ buổi đầu nền Phật Giáo Việt Nam đã tiếp thu và hấp thụ được tinh hoa của nền Phật Giáo Ấn Độ.

Tứ Pháp ra đời mang chủng tử của một hiền tăng đã đắc đạo người Thiên Trúc, người mẹ là nàng Man Nương Việt Nam. Thành công của Tín, Hành, Nguyện đã làm cho nàng Man Nương trở thành Đức Thánh Mẫu sinh Thánh Tử, đúng như câu kệ của hiền Tăng dẵ đọc : 

Hình hài như đạo thứ 
Tâm không ảnh cũng không
Lần nữa chưa giác ngộ
Ưùng vật vạn duyên cùng 
(trích sách đồng)

Người Việt Nam đã thừa kế và phát huy được tinh hoa của nền Phật Giáo Aán Độ, nhưng vẫn mang bản sắc riêng của dân tộc. Sĩ Nhiếp là bậc hiền tài được nhân dân tôn trọng như Vua nên gọi là Sĩ Vương đã thừa nhận điều này :

Nước Nam sông núi dâng thần linh
Văn hiến mở khai dâng Phật Kinh
Thánh Mẫu quả nhiên sinh Thánh Tử
Mưa lành nhuần tưới giúp dân sinh.
(trích sách đồmg)

Qua bốn danh hiệu, bốn ngôi Chùa thờ bốn vị Bồ Tát về Tứ Pháp, đã toát nên tính Tiểu Thửa và Đại Thừa : Chùa Thiền Định, Chùa Thành Đạo, Chùa Phi Tưởng, và Chùa Tri Quả. Trong Tứ Pháp có Đức Pháp Vân là chị cả, phần quyết định là Đức Pháp Vũ. Tục ngữ Việt Nam có câu : “Quý vật tìm quý nhân”. Lúc đó ở phía nam cung thành như có luồng kinh khí, Quách Thông theo lệnh Vua, về tới đất Gia-Phúc, thấy thế đất trông tựa dáng hình một đoá hoa sen đang nở toả sáng. Quách Thông trình Sĩ Nhiếp, Sĩ Nhiếp cho rằng hoa sen là nơi đất Phật, bèn cho lập Chùa đặt tên là Thành Đạo Từ, rước Đại Thánh Pháp Vũ Đại Bồ Tát về thờ nên gọi là Pháp Vũ Tự . Do nhà Vua chọn đất làm Chùa và chỉ dành cho bậc Vua Chúa đến lễ, người dân chỉ được vào lễ trong 3 ngày hội nên được gọi là Chùa Vua. Bồ Tát hiện thân nữ nên được gọi là Chùa Bà. Bậc chí sĩ cẫu nghiệp lớn được đậu đạt, người dân trồng cây ra hoa đậu hoa, quả đậu quả từ đó trong dân gian gọi là Chùa Đậu, Chùa Đậu còn có nghĩa chính là Chùa Thành Đạo.

Tả cảnh đẹp nơi Chùa và công đức vô lụơng đó ngài Sĩ Nhiếp đề thơ rằng :

Đồng bằng bát ngát nẩy toà sen
Phật ngự trang nghiêm tự động tiên 
Đất Phúc xây nên cung Nguyệt Điện
Trời Nam riêng hẳn cảnh thiên nhiên
Lò hương khơi toả tan niềm tục
Hồ Ngọc trăng soi rõ cửa thiền
Công đức từ bi bao xiết kể 
Công lao vô lượng lại vô biên.
(trích sách đồng) 

Trải qua nhiều thời đại, bút tích lưu lại còn ghi đậm nét trên bia đá tại chùa, công nhận là nơi linh thiêng, ứng nghiệp nước cầu dân khẩn đều được, đúng như lời thơ tả : Phật ngự trang nghiêm trên toà sen nơi đất phúc dủa đạo tâm, nên hương khói toả tan hết những gì mệt nhọc, ở trước cửa trần tục chỉ thấy một niềm an lạc giải thoát. Cửa thiền là nơi thanh tịnh, như hồ nước vắng lặng trong xuốt chẳng khác gì ngọc, ánh trăng dịu hiền toả sáng soi thấu cửa thiền. 

Nếu ngày xưa người Việt Nam tự hào đã hấp thụ được tinh hoa của nền Phật Giáo Aán Độ. Hơn 300 năm trước có hai thiền sư Việt Nam đã đắc đạo tại Chùa - Nơi đất Phật các ngái đã để lại toàn thân xá lợi. Để lại xá lợi là khi viên tịch các thiền sư có sẵn lửa Tam Muội để thiêu thân, tính chất của lửa tam muội là đốt cháy được những lửa khác, làm cho các lửa khác không đốt cháy được, xá lợi đốt không cháy, ngâm trong nước không tan.

Không khí thời gian bào mòn, quy luật của vũ trụ là : Vật chất chỉ có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác, mà theo Phật Giáo gọi là Thành, Trụ, Hoại, Không. “Xá lợi không bị chi phối bởi quy luật vũ tru, chính vì vậy là một vật bắu, là quốc bảo thiêng liêng, được cung kính như đức Phật Sống”. Theo quy luật của đạo Phật, xá lợi chỉ để lại trên trái đất 5% đến 10% của toàn thân xá lợi nên gọi là “Toái Thân Xá Lợi” Toàn thân xá lợi là để lại toàn thân không thiếu thứ gì, xong đến thời gian nào đó 10 năm 200 năm hay 2000 ngàn năm v..v..là do Thiền Sư ấy quyết định. Toàn thân xá lợi sẽ chuyển về “Toái Thân Xá Lơị”.

Phật Giáo ở các nước trên thế giới như Aán Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Tích Lan (Srilanca), có những pho toàn thân xá lợi. Tương tuyền ở Aán Độ còn pho toàn thân của Sư Tổ Ma Ha Ca Diếp Tôn Già, ở Tây Tạng có tháp thờ toàn thân xá lợi của Tổ Sư “Liên Hoa Sinh Thương Nhân Tố Đạt Lai Đạt Ma”, ở Trung Hoa có toàn thân xá lợi “Đức Lục Tổ Huệ Năng” hiện thờ tại Chùa Nam Hoa, huyện Khúc Giang, Tỉnh Quảng Đông, tại Chùa Vân Môn, Tỉnh Thiếu Châu, thờ toàn thân của “Tổ Văn Môn Văn Yến Thiền Sư “ và toàn thân của ngài “Từ Hàng Pháp Sư”. Ở Nhật Bản có toàn thân của “Tổ Nhật Liên Bồ Tát” (Nichiren), và toàn thân của “Tổ Truyền Giáo Đại Sư” (Dengo Dainhi)).

Ơûi Việt Nam có “Tổ Từ Đạo Hạnh, Tổ Không Lộ Thiền Sư (Nguyễn Minh Không), 
“Tổ Giác Hải Thiền Sư, Tổ Đơn Điền Thiền Sư” và hiện hai pho toàn thân Xá Lợi đặc biệt giá trị hy hữu nhất của Việt Nam còn tồn tại thờ tại Chùa Đậu. Đây là một biểu tượng cho
hàng “Thánh Tăng Việt Nam có những bậc vĩ nhân siêu thoát đã tiếp thu chứng đạt một cách thấu triệt viên mãn giáo lý Phật Đà”.

Một dân tộc tự hào có nền văn minh sớm và cao cả vì dân tộc ấy còn tồn tại những chứng tích bắu vật tư liệu văn hoá cổ hiện được bảo tồn. Tuy nhiên, sự khẳng định về giá trị chứng tích tư liệu cổ đại tuỳ theo quan điểm của mỗi quốc gia, của mỗi thời đại, những chứng tích ấy thể hiện bằng trí tuệ siêu việt, đưa con người vượt không gian và thời gian lên tột đỉnh thượng tầng triềt học của loài người thì dù Đông hay Tây học vẫn được tôn thờ mà đỉnh cao của sự thành tựu ngự tại nhân sinh 

Toái thân trên thế giới có rất nhiêu, ở Việt Nam có vua Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng đi tu ở núi Yên Tử, său ngài để lại Toái thân là những viên Ngọc, Hoà Thượng Thích Quảng Đức phát nguyện thiêu thân trái tim không cháy hiện nay vẫn còn lưu giữ.

Kinh Điển Phật Giáo để lại 10 pháp môn chính, trong đó bao gồm 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu hành, ai ngộ được một trong 8 vạn bốn ngàn pháp môn đó đều được đắc đạo giải thoát. 

Theo lời di chúc của Thiền Sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường trước khi vào nhập thất : “Ta vào nhập thất 100 ngày tụng kinh niệm Phật, său đó xác thân sẽ được giữ nguyên”. Hết 100 ngày các thiện tín phật tử mở cửa am thấy thiền sư vẫn ngồi theo thế nhập thiền và có mùi thơm. Qua vài chục năm áo vải bị ẩm rơi rụng khi đó Thiền Sư chỉ còn da bọc xương, các thiện tín phật tử đã mặc cho Thiền Sư một lớp áo bằng sơn ta, cho đến nay lớp áo đó vẫn còn nguyên. (in hình Am chỗ Thiền Sư nhập thất)

Ta có thể hiểu : Thiền Sư nhập thất là thiền quan, tụng kinh niệm Phật là Tịnh Độ, như vậy Thiền Sư đã hiển mật song tu. Tín đồ hiểu điều căn bản là phải tự lực. song điều thiêng liêng là phải được thừa hưởng tha lực của chư Phật chư Bồ Tát. Những thiện tín nào muốn hiểu rõ toàn thân xa lợi xin hãy tới chiêm bái hai Thiền Sư. Danh hiệu của hai Thiền Sư là Đạo Chân và Đạo Tâm, nếu ghép hai chữ ta hiểu là Chân Tâm. Khối óc và tấm lòng của các vị Thiền Sư như muốn nói với chúng ta những điều khẩn thiết đức hạnh của các vị Bồ Tátnhư ánh trăng soi chung, nước ở đâu là ánh trăng soi hình ở đó. Những ai phát tâm đều thấu hiểu điều này. 

Khoa học thế giới ngày nay đã khẳng định : Muốn ướp xác phải có đủ ba điều kiện său :

1)-Phải dùng thuốc. 
2)-Phải rút ruột, rút óc.
3)-Phải để thể xác trong hòm kín, không có không khí.

Năm 1983 khoa học đã chứng minh bằng X quang (Thiền Sư Từ Đạo Chân, Vũ Khắc Minh) và kết luận rằng :
Không có vết đục đẽo.
Không có hiện tượng rút ruột, hút óc và các khớp xương vẫn dính chặt với nhău như thế tự nhiên và nhục thân xá lợi cân nặng 7 kg.

Hai Thiền Sư đã không cần 3 điều kiện nói trên mà vẫn để lại tòan thân xá lợi các nhà khoa học trong và ngoài nước rất mong muốn tìm ra “Phương pháp ướp xác tinh xảo” của các Thiền Sư. Để tài nghiên cứu này đối với các nhà khoa học trên thế giới tới nay vẫn là một điều bí ẩn chưa khám phá ra được.

Về kiến trúc : Chùa được xây dựng theo một quy mô lớn, khu chính điện được thiết kế theo kiểu nội công ngoại quốc, khu nội công rất nguy nga, lộng lẫy, cột chạm rồng nỗi hoa văn bay bướm ....nhưng rất tiếc khu này nay đã bi cháy hỏng, khu ngoại quốc hiện vẫn còn xong đã xuống cấp rất nghiêm trọng.

Qua sự tiếp xúc trực tiếp của tôi với Thầy trụ trì Chùa Đậu ngày 23-3-1997, được biết tất cả các ngân khoản do thiện nam tín nữ trong và ngoài nước cúng dường để góp phần trùng tu tái thiết lại Chùa là do đích thân Thầy chủ động chi phí cho việc tu bổ và trang trí lại Chùa mà không bị chi phối của bất cứ ai và hiện nay nhà nước cũng đã có một dự án xây cất, tu bổ toàn bộ ngôi Chùa này đã được bộ văn hoá duyệt xét và cấp phát với ngân khoản bẩy trăm triệu đồng Việt Nam, tương đương 70 ngàn dollars USD, nếu được thi công xây cất thì ngân khoản chi phí này do các cơ quan liên hệ xây cất của nhà nước chủ động mà nhà chùa chỉ là một thành viên trong ban xây cất mà thôi.

Năm 1998 tôi lại trở về Việt Nam lần nữa để đi cứu trợ dồng bào nạn nhân bão Linda tại hai quận Đầm Dơi và Cái Nước Tỉnh Cà Mâu, tôi đã viết các bài phóng sự hiện tình sinh hoạt của nhân dân với công tác cứu trợ của phái đòan chúng tôi tại đây, đã đăng trên một số báo việt ngữ tai California. Nhân dịp này tôi lại trở lại thăm Chùa Đậu một lần nữa và cũng để chuyển số tiền hai ngàn dollars còn lại của dồng bào phật tử đóng góp trong bữa cơm chay gây quỹ tại Chùa Việt Nam. Tôi được biết lúc này Chùa Đậu đang được tu bổ lại.

Chùa Đậu là một trong những ngôi Chùa cổ kính nhất ở Việt Nam nhưng lạiù có những di tích lịch sử Phật giáo đã được ghi lại trong quyển sách bằng đồng và các bia đá, nhất là có hai vị Thiền Sư Vũ Khắc Minh và Thiền Sư Vũ Khắc Trường đã tu đắc đạo, toàn thân xá lợi hiện đang thờ tại Chùa, với địa danh và lối kiến trúc độc đáo của Chùa Đậu. tác giả bài này mong muốn mọi người Việt Nam cần phải đến tham quan để mở rộng kiến thức.

Tuệ Minh Đạo, NGUYỄN ĐỨC CAN

Truyền Thuyết Và Hiện Thực 
Ở Chùa Đậu 

Cách Hà Nội 23 km về phía nam là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Qua ga Thường Tín khoảng hơn 500 m có một con đường rẽ phải đi vào chùa Đậu. Chùa nằm ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi. Theo bia Dương Hòa thứ 5 (1639) đặt tại chùa thì chùa Đậu được xây dựng từ thời Lý, thế kỷ thứ 11 - 12. Qua bao thăng trầm của lịch sử và những lần sửa chữa, đến nay kiến trúc của chùa chỉ còn lại dấu ấn của thời Lê - Nguyễn. Chùa có hai cái am nhỏ, ở hai bên phải và trái. Am bên phải đặt thi hài thiền sư Vũ Khắc Minh.

Truyền thuyết dân gian ở đây kể lại rằng, xưa kia nhân dân quanh vùng thường gọi thiền sư Vũ Khắc Minh là "nhà sư rau" vì suốt đời ông chỉ ăn rau. Trước khi mất ít ngày, ông mang theo một chum nước uống, một chum nhỏ đựng dầu để thắp rồi vào ngồi trong am để tụng kinh, niệm Phật. Ông dặn các đệ tử rằng: "Sau đúng 100 ngày, nếu không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh của ta nữa thì mở cửa am ra. Nếu thi thể ta còn nguyên vẹn, thì lấy sơn bả lên người ta, còn nếu đã bị hôi thối thì dùng đất lấp am lại".

Đúng 100 ngày sau, không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh nữa, các đệ tử mở cửa am ra thì thấy nhà sư vẫn ngồi thiền nhưng đã tịch. Vậy có phải nhà sư chết ngồi hay sau khi đã tịch, người ta mới lấy xương dựng thành khung rồi bả sơn ta bên ngoài?

Ngày 3-5-1983, một đoàn các nhà khảo cổ học đã tới chùa Đậu để nghiên cứu. Qua các phim chụp X quang hộp sọ, Phó tiến sĩ (PTS) Nguyễn Lân Cường và các cộng sự của ông đã thấy: Phần xương lá mía trong hốc mũi và phần xương đỉnh không bị đục vỡ. Trên xác ướp của vua Ai Cập Rames 2, để moi não ra và đưa nhựa thơm vào, người ta phải đục thủng phần xương lá mía và nền sọ. Điều này cũng đúng với xương sọ của thi hài vua Mineptah. Trên xương sọ của ông, phần xương đỉnh phải bị đục thủng. Những người ướp xác, sau khi lấy não vua ra, còn nhồi vào trong hộp sọ một băng vải dài 9 m. Từ những dẫn chứng như vậy, có thể kết luận rằng: Não của thiền sư Vũ Khắc Minh đã không bị lấy ra.

Phim X quang chụp lồng ngực và bụng nhìn nghiêng cho thấy: Toàn bộ đốt sống từ phần cổ tới phần thắt lưng, xương sườn, xương đai vai và bả vai đã bị rời ra và đổ sập xuống, xếp lộn xộn trong khoang bụng. Từ thực tế này, có thể khẳng định: không có hiện tượng xương được gắn với nhau bằng một chất keo nào đó và như thế rõ ràng là không có cốt ở bên trong.

Các phim X quang chụp xương cẳng tay, xương cổ tay, xương cổ chân và xương bàn chân cho thấy: các xương này đúng với vị trí giải phẫu học và cũng không có cốt ở bên trong.

Vấn đề đặt ra: Liệu thi hài này có phải là của vị sư nam như truyền thuyết hay là một vị sư bà? Các nhà khoa học tiếp tục chụp phim X quang phần chậu hông. Kết quả cho thấy: phần này rất hẹp và điều đó chứng tỏ đây là vị sư nam (vì nếu là nữ thì phần chậu hông thường lớn hơn nam).

Toàn bộ pho tượng thiền sư Vũ Khắc Minh chỉ nặng 7 kg, chiều cao ngồi 57 cm. Với trọng lượng và chiều cao như thế, một câu hỏi được đặt ra: Xác nhà sư có được sấy khô trước khi bồi hay không?

Theo PTS Nguyễn Lân Cường, sau khi nhà sư tịch, người ta đã bồi ngay lên cơ thể ông mà không có giai đoạn sấy khô. Vì nếu sấy khô, sẽ có hiện tượng mất nước, xác của nhà sư chắc chắn sẽ chỉ còn lại da bọc xương. Bởi thế, khi tiến hành bồi ra ngoài thi hài một lớp bồi rất mỏng, chỉ từ 2 mm đến 4 mm, thì sẽ không thể có thân hình như hiện nay.

Lớp bồi chính là hộp sọ khung giữ cho xác còn nguyên dạng và qua cấu tạo vi thể của chất bồi, các chất hữu cơ dần dần biến thành thể lỏng rồi thoát ra ngoài. Vậy thì người xưa đã làm chất bồi như thế nào? Kết quả phân tích khoa học cho biết: Chất bồi là đất gò mối, mịn, tơi, trộn với sơn sống và mùn cưa cùng giấy bản giã nhỏ. Sau đó là một lớp sơn ta mầu cánh gián, được giát ngay những lá bạc thật mỏng khi sơn còn chưa khô. Ngoài cùng là một lớp quang dầu. Trong quá trình này, người ta đã dùng đá bọt để mài nhaün pho tượng, vừa mài, vừa tưới nước lên. Kỹ thuật làm chất bồi này đã được áp dụng từ lâu khi tạo mặt hoành phi, câu đối ở các đình, chùa Việt Nam.

PTS Nguyễn Lân Cường cho biết: Trên thế giới đã có nhiều phương thức mai táng khác nhau: Thổ táng (chôn thi hài trong đất); hỏa táng (thiêu xác); thủy táng (thả thi hài xuống nước); thiên táng hay điểu táng (xẻ thi hài làm nhiều mảnh đặt trên núi cao hay ngọn cây để chim rỉa hết thịt); huyền táng (treo quan tài lên vách đá). Di hài của nhà sư ở chùa Đậu được các nhà khoa học đặt tên là tượng táng. Đây là phương thức mai táng độc đáo của người Việt thời Hậu Lê (thế kỷ 16 - 18). Những nghiên cứu về di hài này được coi là công bố đầu tiên về phương thức tượng táng. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để trả lời các câu hỏi: Tại sao nội tạng của vị thiền sư không bị thối rữa? Liệu trước khi tịch, ông có dùng một loại thuốc uống gì không?

Di hài cổ ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh)

Chùa Phật Tích thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào thời vua Lý Thánh Tông, từ năm 1047 đến năm 1065. Đây là ngôi chùa cổ rất đẹp với 100 gian bằng gỗ lim và 100 pho tượng bằng gỗ, đá. Năm 1947, toàn bộ khu chùa cùng các tượng gỗ đã bị đốt cháy. Hiện nay, chùa chỉ còn lại pho tượng A Di Đà nổi tiếng. Chùa có một khu tháp cổ. Năm 1988, đã xảy ra một vụ trộm tại khu tháp này. Kẻ gian đã nạy cửa tháp Báo Nghiêm để kiếm vàng và đồ cổ. Chúng đã vứt ra một vại sành trong đó có chứa di cốt người và những mảnh bó cốt có cấu tạo giống như mảnh bồi của tượng nhà sư chùa Đậu. Di cốt này là ai và ai là người đã đặt chiếc vại sành có di hài vào trong tháp?

Trả lời câu hỏi này, PTS Nguyễn Lân Cường cho biết: "Rất tiếc, vị sư trụ trì của chùa đã mất từ trước khi vụ trộm xảy ra cách đó 8 năm. Khi đến thôn Rao Mộc, cách chùa 15 km, chúng tôi gặp cụ Nguyễn Chí Triệu vốn là sư bác ở chùa 45 năm về trước. Theo lời cụ Triệu, trước đây, trong khán thờ có một pho tượng của sư tổ, chân xếp bằng tròn theo thế ngồi thiền, hai tay đặt trước bụng, lòng bàn tay ngửa.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy tất cả 133 mảnh xương và 209 mảnh bồi. Trong số này có đốt sống, xương đùi, xương chày, một phần xương hàm trên, đặc biệt có một xương hàm dưới, một phần xương trán cùng hốc mắt phải đính với hai mũi. Dựa vào các xương chi, các nhà khoa học tính toán chiều cao của nhà sư khoảng 1,6 m. Qua phân tích cấu tạo của khuyết hông và khớp mu, các nhà khoa học khẳng định đây là di hài của một nhà sư nam khoảng 65 - 70 tuổi.

Một câu hỏi khác được đặt ra: di hài tượng táng của sư ở chùa Phật Tích có giống tượng táng của nhà sư Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu? PTS Nguyễn Lân Cường trả lời: Khi nghiên cứu những mảnh bồi, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một đoạn dây đồng đã gỉ mầu xanh. Và như thế, có thể khẳng định chắc chắn rằng: Sau khi cải táng, người ta lấy xương của nhà sư 

đã tịch, đem dựng khung tạo thành hình ngồi thiền, rồi mới bồi ra bên ngoài để tạo tượng. Điều này khác với kỹ thuật tạo tượng nhà sư Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu.

Với mong muốn phục nguyên di hài thiền sư ở chùa Phật Tích, nhóm các nhà khoa học do PTS Nguyễn Lân Cường chỉ đạo đã áp dụng phương pháp Guerasimov phục hồi mặt theo xương sọ.

Ngày 12-1-1993, các nhà khoa học bắt tay tiến hành phục nguyên di hài. Trước hết, họ dựng tượng nhà sư bằng đất sét theo phương pháp Guerasimov; đổ khuôn thạch cao tạo các mảnh khuôn rồi gỡ các mảnh khuôn, phá tượng đất đi. Sau đó, họ bôi sơn ta, lót vải màn, rắc mạt cưa trộn sơn ta và gắn xương vào đúng vị trí. Để thành tượng, các nhà khoa học phá tiếp khuôn thạch cao, gỡ các mảnh bó cốt và gắn lại. Cuối cùng, họ đem thếp bạc rồi quang dầu lên tượng. Sau khi tượng được hoàn thành, tại khu vực này đã diễn ra lễ rước tượng về chùa Phật Tích với sự tham dự của hàng nghìn người dân. Đây là lần đầu tiên Việt Nam phục nguyên thành công một pho tượng theo phương pháp Guerasimov kết hợp với sơn ta cổ truyền của dân tộc.

Hồng Quân

Phục chế pho tượng 
có cốt xương ở chùa Đậu


Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh với vết nứt trên đầu.

Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của pho tượng cổ có xá lợi (xương cốt) nhà sư Vũ Khắc Trường (thế kỷ 17) tại chùa Đậu (Hà Tây), mới đây, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây đã lập phương án bảo tồn và khôi phục pho tượng này. Theo đó, công việc khôi phục sẽ chia làm nhiều bước, từ việc xử lý ẩm mốc, gia cố cấp thời lại bộ khung, hàn gắn những phần rịa vỡ đến chỗ phục hồi nguyên trạng pho tượng. Tiến sĩ nhân chủng học Nguyễn Lân Cường, người cách đây 8 năm đã phục chế một pho tượng cổ có cốt xương như vậy, cho biết, nếu như pho tượng nhà sư Vũ Khắc Trường còn xương sọ (để kiểm tra phải khoan một lỗ nhỏ sau gáy) thì ông có thể lặp lại phương pháp nói trên để phục chế. Tuy nhiên, theo ông, pho tượng nhà sư Vũ Khắc Trường không còn là nguyên bản (như từ thế kỷ 17) nữa. Cách đây khoảng 100 năm, pho tượng đã được làm mới lại hoàn toàn, chất liệu cũng thay đổi và có thể cả diện mạo nữa. Vậy thì nên giữ nguyên trạng nh hiện nay hay nên khôi phục lại như ở thế kỷ 17? Vấn đề này phải cân nhắc thật kỹ. Cá nhân ông cho rằng tốt nhất là nên làm lại từ đầu như ở thế kỷ 17.

ở chùa Đậu, ngoài pho tượng Vũ Khắc Trường còn có pho tượng Vũ Khắc Minh có phần còn quý hơn. Nếu tính cả pho tượng Từ Đạo Hạnh ở chùa Thầy (cũng ở Hà Tây) và pho tượng tổ sư Chuyết Chuyết ở chùa Phật Tích(Bắc Ninh) nữa thì ở Việt Nam có tới bốn pho tượng có cốt xơng. Các pho tượng này phải có chế độ bảo vệ và bảo quản đặc biệt, bởi ngay pho tượng Vũ Khắc Minh bây giờ cũng có chỗ vỡ, nứt. Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường nói, nên chụp lồng kính bảo vệ lên các pho tượng này như bây giờ vì lồng kính không những kém mỹ quan mà còn làm đọng hơi nước và không giữ được nhiệt độ thích hợp trong đó. Trước đây ở chùa Phật Tích, nhà chùa đã đặt tượng trong một khám gỗ, tiếc thay khám gỗ ấy không còn nữa.

(Báo Thể thao và Văn hóa)

Biện pháp bảo quản các pho tượng 
có cốt xương ở chùa Đậu


Đọc tin "Phục chế pho tượng có cốt xương ở chùa Đậu" (Nhân Dân điện tử ngày 17-700) tôi thấy Việt Nam có bốn pho tượng cốt xương vô cùng quý giá. Đây là tài sản văn hóa quốc gia. Việc phục chế và bảo quản lâu dài mang một ý nghĩa lớn lao cho bây giờ và cho các thế hệ con cháu mai sau. Chúng ta sẽ hiểu đợc công nghệ nặn đúc các pho tượng cốt xương tài tình của ông cha ta như thế nào.

Tuy nhiên, Việt Nam lại nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm. Yếu tố đó có thể gây mục nát và rêu mốc các pho tượng cốt xơng nếu không có phương pháp bảo quản hữu hiệu. Về cách bảo quản, tôi có ý kiến như sau:

Hiện nay, tại thị trờng Việt Nam có bán các loại máy hút ẩm và điều hòa nhiệt độ. Loại hiện đại của Nhật Bản giá cũng chỉ trên dưới 10 triệu đồng. Có hai cách để bảo quản các pho tợng này ở một chế độ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp:

Cách thứ nhất là vẫn chụp một hộp kính kín lên pho tượng có trang bị kèm một máy hút ẩm và một máy điều hòa nhiệt độ. Với cách này, chúng ta chỉ cần chi khoảng 100 triệu mà có thể bảo quản an toàn các pho tợng một cách lâu dài. Tuy nhiên theo tác giả bài báo cách này có thể làm mất vẻ đẹp của pho tượng.

Cách thứ hai tốn kém hơn là trang bị cho cả gian chùa nơi đặt pho tượng cốt xương những máy móc ổn định nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Cách này cần ít nhất hai máy mỗi loại. Số tiền có thể tăng lên 200 triệu đồng, nhưng ngược lại có thể bảo quản thêm được các pho tợng khác cũng trong gian chùa. Cách này cũng đòi hỏi dán kín các kẽ hở của gian chùa chống thất thoát điện năng cũng nh luôn luôn yêu cầu khách thăm phải khép cửa mỗi khi vào.

Tôi cho rằng dù bỏ ra vài trăm triệu đồng, nhưng bảo quản đợc bốn pho tượng cốt xương quý báu này một cáhc hữu hiệu và lâu dài cho các thế hệ mai sau là việc nên làm và hoàn toàn làm được trong điều kiện kinh tế hiện nay. Nói rộng ra, các ngôi chùa còn quý hiếm có thể trang bị các loại máy này. Tôi thấy trong Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia, chúng ta trang bị được cho mỗi phòng thí nghiệm một máy điều hòa và một máy hút ẩm để bảo quản máy móc thí nghiệm còn được huống chi bốn pho tượng là di sản văn hóa quốc gia. Máy móc thí nghiệm hỏng có thể trang bị máy mới tốt hơn, nhưng di sản văn hóa mà hỏng nát coi như mất không bao giờ tìm lại đợc.

Về phần phục chế: Nếu chúng ta ghi lại được nguyên trạng các pho tượng trước khi phục chế và quá trình phục chế cũng như sau khi phục chế dưới dạng ảnh, băng video hay CD thì rất tốt cho công tác nghiên cứu sau này.

Tiến sĩ Quyền Đình Thi

Đại học Kobe, Nhật Bản

Hai xác ướp cổ ở chùa Đậu đang kêu cứu: 
xác ướp hay những khả năng kỳ diệu của con người?


Theo những thông tin mà sách sử còn ghi lại, chùa Đậu được xây dựng từ đời Lý, mãi tới đời Lê mới có văn bia sổ sách ghi lại việc tu sửa chùa. Theo đó, chùa Đậu được thiết kế theo kiểu "nội công ngoại quốc", "tiền phật hậu thánh" là cấu trúc theo hệ thống từ pháp nhà phật. Tại chùa hiện còn lưu giữ một cuốn sách bằng đồng, chữ Hán nói về lịch sử của chùa.

Cách đây khoảng 300 năm, vào giữa thế kỷ 17, chùa Đậu có 2 thiền sư Vũ Khắc Minh (pháp danh Tự Đạo Chân) và Vũ Khắc Trường (pháp danh Tự Đạo Tâm) nối tiếp nhau trụ trì. Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường là hai thầy trò đồng thời cũng là hai chú cháu. Cả hai trước khi viên tịch đều nhập thất 3 tháng 10 ngày, sau đó tự hoá để lại phần xác còn vẹn nguyên. Theo dân gian kể lại: "Thiền sư di chúc, ta vào trong am tụng kinh niệm phật, hết 100 gày sau đó xác thân sẽ còn nguyên vẹn. 100 ngày sau, các phật tử bên ngoài không nghe tiếng tụng kinh gõ mõ, thấy có mùi thơm toả ra, cửa mở ra thấy thiền sư đã viên tịch, để lại xá lợi nguyên vẹn ở tư thế ngồi nhập thiền".

Tài liệu còn ghi, năm 1974, giặc Pháp đã đốt mất điện chính của chùa Đậu, vì thế, chùa được xây dựng lại trên một nền đất cạnh đó và các tượng thờ đã được di chuyển khá nhiều. Ngoài ra, trong một trận lụt cách đây khoảng 100 năm, các pho tượng của chùa đều bị trôi khỏi chùa. Vì thế pho tượng táng nhà sư Vũ Khắc Trường đã bị hư hỏng nhiều, đã được nhân dân bao lại bằng vôi, cát, mật.

Đánh giá đây là những pho tượng đặc biệt, cuối tháng 5-1983, giáo sư tiến sỹ nhân chủng học Nguyễn Lân Cường cùng các đồng nghiệp đã đưa hai pho tượng về chụp X-quang tại Bệnh viên Bạch Mai-Hà Nội. Kết quả chụp X-quang, hiện còn lưu lại toàn bộ phim tại chùa Đậu, theo giáo sư, tiến sĩ nhân chủng học Nguyễn Lân Cường là: "Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh nặng 7 kg, chiều cao theo tư thế ngồi 57 cm, qua vết nứt rộng 2mm ở đầu, mặt thấy trong cùng là xương sọ, tiếp đến là khoảng không rồi tới lớp đất bồi dày từ 2-4mm. Lớp bồi là đất gò mới tơi, mịn, trộn sơn sống, mùn cưa, giấy bản, phủ ngoài chất bồi là lớp sơn ta dày 0,1 mm màu cánh gián. Hiện nay đôi chỗ lộ ra những lá bạc mỏng phủ ngoài lớp sơn ta, ngoài cùng là một lượt quang dầu. Nhận thấy điểm đặc biệt nhất của pho tượng này là hộp sọ còn nguyên vẹn, chứng tỏ não không bị lấy ra trước khi bồi, tám xương cổ tay và bảy 

xương cổ chân khớp với nhau rất đúng vị trí giải phẫu, các xương chi không có cốt bên trong, không có hiện tượng xương gắn với nhau bằng chất keo, 

chứng tỏ chất bồi chỉ được phủ sau khi chết, không có hiện tượng xếp lại xương". Về pho tượng thiền sư Vũ Khắc Trường, do đã bị bao bằng chất hỗn hợp 

cát, vôi, mật nên pho tượng nặng và có độ cản quang lớn, không chụp được X-quang. Giáo sư, tiến sĩ nhân chủng học Nguyễn Lân Cường nhận xét: "Đây là pho tượng táng bằng phương thức đặc biệt chưa từng gặp trên thế giới". Phải chăng cách đây 300 năm, người Việt đã biết đến kỹ thuật ướp xác đặc biệt hay đây là khả năng kỳ diệu của hai vị thiền sư trên con đường đạt đạo?

Xác ướp... kêu cứu!

Cả hai xác ướp tượng táng này hiện nay đang ở tình trạng hư hỏng rất nặng. Theo quan sát trực tiếp của chúng tôi, tượng thiền sư Vũ Khắc Minh có một vết nứt dài 25cm từ đầu xuống mặt, rộng chừng 1,2cm và có chiều hướng nứt sâu. Tượng thiền sư Vũ Khắc Trường có một lỗ thủng ở ngực, đầu gối và tay bị trật xương, lớp bao bọc bên ngoài đã bị vỡ lộ ra phần bên trong, phần dưới bị mục nhiều nên phần trên rất dễ bị sụt xuống bất kể lúc nào.

Theo các nhà nghiên cứu, ở Việt Nam có 4 pho tượng có cốt xương là pho tượng Từ Đạo Hạnh ở Chùa Thầy, pho tượng tổ sư Chuyết Thuyết ở chùa Phật Tích và 2 pho tượng nói trên. Đây là những pho tượng quý, hiếm của văn hoá nước nhà, rất cần được bảo vệ và gìn giữ. Cách đây 2 năm vào khoảng tháng 5 (âm lịch) năm 1998, bọn trộm đã mò vào chùa Đậu định ăn cắp tượng song bị chú tiểu Minh Anh phát hiện. Pho tượng thì vẫn còn, không mất song chú tiểu đã bị bọn kẻ gian đâm chết. Rõ ràng, sự tham lam mất tính người cùng với việc không bảo vệ các tài sản quý của dân tộc đã gây nên những tổn thương.

Nay thì những pho tượng táng-xác ướp đang kêu cứu. May sao là may, (?!) Cục bảo tồn bảo tàng (Bộ VHTT) vừa có công văn cho phép SVHTT Hà Tây xây dựng dự án tu sửa hai pho tượng quý hiếm vô giá này. Cách đây 6,7 năm, pho tượng tổ sư Chuyết Thuyết có cốt xương ở chùa Phật Tích đã được phục chế đúng với diện mạo thật. Và hy vọng hai pho tượng táng-xác ướp vô giá ở chùa Đậu cũng sẽ được gìn giữ như những tài sản cực kỳ quý hiếm của dân tộc Việt.

Ngọc Trang

Báo ANTĐ-số 476

18-4-2003 sẽ khởi công tu bổ hai pho tượng chùa Đậu


Thời gian qua, dự án tu bổ và bảo quản hai pho tượng cổ tại chùa Đậu tạm thời bị trì hoãn do tranh cãi về việc có được đưa tượng ra khỏi chùa hay không. Nhưng PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Chủ nhiệm dự án nói trên, cho biết, ngày 18-4 tới, việc tu bổ sẽ được khởi công.

* Thưa ông, phải chăng những rắc rối đã được giải tỏa?

- Tôi rất mừng trước ý kiến của Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tây Lã Văn Lục. Ý kiến chủ đạo của ông là cần khép lại những tranh cãi để hoàn thành tốt dự án, đúng tiến độ và lãnh đạo tỉnh quyết tâm chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, hằng tháng có giao ban với lãnh đạo Sở Văn hóa - Thông tin về công việc này... Đến hôm nay đã chắc chắn biết được ngày khởi công là 18-4-2003 (17 tháng 3 âm lịch), đúng như ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Hà tây.

* Tại sao ông lại khẳng định chắc chắn như vậy? 

- Vì đây là chỉ thị của lãnh đạo tỉnh Hà Tây, không thể có bất cứ một lý do nào nữa để kéo dài, càng để lâu hai pho tượng cổ càng bị xuống cấp nghiêm trọng, việc bảo tồn tu bổ hai pho tượng cổ càng khó khăn phức tạp. Trong hội nghị trên, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Tây đã công bố quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Đây là chỗ dựa rất quan trọng để chúng tôi thực hiện dự án. Giám đốc Đặng Văn Tu đã giao cho Đại đức Thích Thanh Nhung, trụ trì chùa Đậu, phối hợp với BQL dự án tổ chức lễ khởi công theo đúng các nghi thức tín ngưỡng vào ngày nói trên. 

* Dự án sẽ kéo dài bao lâu và tiến hành ở đâu?

- Lâu nhất là sáu tháng và sẽ tu bổ tại chùa Đậu.

* Đã từng có tranh cãi rất gay gắt là nhân dân có được giám sát công việc tu bổ hay không?

- Vâng, không chỉ có khách du lịch mà tất cả những người không có trách nhiệm đều không được vào khu vực tu bổ, vì phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công việc này.

* Vậy sáu tháng tới khách tham quan sẽ không được thấy hai pho tượng cổ này nữa?

- Đúng. Nhưng thay vào chỗ của hai pho tượng trên trong sáu tháng là các phiên bản bằng thạch cao có tỷ lệ, mầu sắc như hai pho tượng cổ. 

* Ngoài ông ra, sẽ có những cơ quan nào trợ giúp thực hiện việc tu bổ?

- Đó là những cán bộ chuyên môn của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Trường đại học Mỹ thuật, Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp, Bộ Tư lệnh Lăng... và thợ của HTX công nghiệp Từ Vân. Ngoài BQL dự án còn có cả ban cố vấn 12 người gồm các lãnh đạo ở Bộ Văn hóa - Thông tin và các nhà khoa học nổi tiếng. Chúng tôi phải rất thận trọng khi thực hiện dự án này, không thể xảy ra sai sót dù là nhỏ nhất vì đây là những hiện vật độc bản. 

P.V thực hiện
(Báo Thể thao và Văn hóa 1-4-2003)

Ảnh Nhục Thân Bất Hoại 


chuathanhdao-chuadau-vukhacminh-nhucthan


Nhục Thân Bất Hoại Thiền sư Vũ Khắc Minh
Pháp Hiệu Tự Ðạo Chân (Ảnh Tâm Diệu)

chuathanhdao-chuadau-vukhacminh-nhucthan2

Nhục Thân Bất Hoại Thiền sư Vũ Khắc Minh
Pháp Hiệu Tự Ðạo Chân Với Nét Nứt Trên Ðầu

chuathanhdao-chuadau-vukhactruong-nhucthan

Nhục Thân Bất Hoại Thiền sư Vũ Khắc Trường
Pháp Hiệu Tự Ðạo Tâm (Ảnh Tâm Diệu)

chuathanhdao-chuadau-vukhactruong-nhucthan2

Nhục Thân Bất Hoại Thiền sư Vũ Khắc Trường
Pháp Hiệu Tự Ðạo Tâm (Ảnh Diệu Hằng)

Hôm nay khởi công dự án tu bổ hai pho tượng chùa Đậu 


Tượng nhà sư Vũ Khắc Trường bị hư hại nặng. 

Sau hai tháng trì hoãn, sáng nay, lễ khởi công dự án tôn tạo hai pho tượng xá lợi cực hiếm ở Việt Nam đã diễn ra tại chùa Đậu, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Tây. Công trình dự kiến hoàn tất vào cuối tháng 10 và sẽ trả lại hình dạng gần giống ban đầu cho hai nhà sư. 

Đây là hai pho tượng từ thế kỷ 17 của nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường - loại tượng "bó cốt bằng sơn ta" lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam. Thực chất đó là di hài của hai nhà sư viên tịch trong tư thế ngồi thiền nguyên dạng, bên trong không hề có kim loại hay gỗ làm cốt. Hai pho tượng nay đã xuống cấp, đặc biệt là tượng nhà sư Vũ Khắc Trường, nên cần được tu bổ gấp. 

Nhóm nghiên cứu gồm 5 người, chịu trách nhiệm ở các khâu: chuẩn bị sơn ta, làm tượng, đổ thạch cao, bảo quản…. PGS nhân chủng học Nguyễn Lân Cường, chủ nhiệm dự án, sẽ quản lý chung về mặt kỹ thuật cũng như chụp ảnh các khâu tiến hành. 

Từ nay đến tháng sáu, nhóm sẽ cố gắng tu bổ xong tượng sư Vũ Khắc Minh (bị hư hại nhẹ), đồng thời rút kinh nghiệm trước khi chuyển sang khôi phục tượng sư Trường, bị hư hại nghiêm trọng hơn nhiều. 

Ông Cường cũng biết, do bị trì hoãn khá lâu (để thuyết phục sự đồng thuận từ phía nhà chùa) nên việc tu bổ sẽ rơi vào những tháng mùa mưa, và có thể làm chậm tiến độ công trình. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều tỏ ra quyết tâm sẽ hoàn thiện cả hai pho tượng vào cuối tháng 10. 

Quy trình bảo quản hai pho tượng

Đối với tượng nhà sư Vũ Khắc Minh, do chỉ bị hư hại nhẹ (nứt trên đỉnh đầu và quanh hai đầu gối), nên công đoạn tu bổ khá đơn giản. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu sẽ phun hóa chất vào trong pho tượng qua các vết nứt để diệt khuẩn và nấm mốc, nhằm loại trừ nguy cơ phá hủy xương từ bên trong. Tiếp đó, họ tạo khuôn thạch cao của bức tượng và dùng khuôn này để đúc một bản sao cũng bằng thạch cao. Tượng đối chứng sau đó sẽ được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hà Tây.

Nhóm nghiên cứu sẽ trám các vết nứt trên tượng bằng vật liệu truyền thống, giống với vật liệu phủ ban đầu (gồm mạt cưa, giấy bản, đất mối đùn...). Sau cùng, tượng được phủ sơn ta nhiều lần, nhằm đảm bảo màu sắc như cũ, và đứng xa 2 mét không nhận ra chỗ tu bổ. Toàn bộ quy trình mất khoảng 1 tháng.

Riêng với tượng nhà sư Vũ Khắc Trường, do bị hư hại nặng nề hơn, nên các nhà khoa học dự tính sẽ cần tới 5 tháng tu bổ. Tượng có một lỗ thủng ở chính ngực, bị vỡ toàn bộ bàn tay, ống chân, để lộ cả xương đùi và xương chày. Lớp vật liệu ngoài đã mủn nát, động vào là rơi lả tả. Phó giáo sư Cường cho biết, phải kê kích thì pho tượng mới giữ được như tư thế hiện nay. Mặt khác, vì đã được phục chế một lần cách đây khoảng 100 năm, nên nhiều đặc điểm trên tượng có sai sót về mặt giải phẫu.

Với pho tượng này, các nhà khoa học cũng sẽ diệt khuẩn giống như với tượng sư Vũ Khắc Minh. Tiếp đó, họ sẽ nặn một bức tượng bằng đất sét, giống hệt pho tượng thật (để làm đối chứng), rồi đổ khuôn thạch cao từ tượng đất này. Bên trong khuôn được phủ một lớp sơn, tương ứng với phần chân bị hư hại. Sau đó, phần sơn trong khuôn được lấy ra, gắn riêng lên chỗ hư hại này. Cuối cùng, toàn bộ pho tượng được sơn phủ nhiều lần, dày 2 mm. 

Sau khi tu bổ, hai pho tượng sẽ được bảo quản trong lồng kính kín chứa khí nitơ. Lồng kính lại được đặt trong một khán gỗ. Đây là môi trường bảo quản phù hợp với điều kiện nông thôn.

Nhật Minh

Dự án tu bổ 2 pho tượng chùa Đậu có nguy cơ bị đình trệ


Tượng nhà sư Vũ Khắc Trường tại chùa Đậu.

"Theo dự kiến, việc tu bổ hai pho tượng xá lợi ở chùa Đậu phải được khởi công ngày 17/2. Nhưng đến hôm nay, sư ông trụ trì chùa vẫn kiên quyết ngăn cản việc này. Nếu trì hoãn tới mùa mưa, việc tu bổ sẽ gặp rất nhiều khó khăn", Phó giáo sư Nguyễn Lân Cường, chủ nhiệm dự án, bày tỏ băn khoăn với VnExpress.

Chùa Đậu nằm trên địa phận xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Nơi đây còn lưu giữ hai pho tượng xá lợi từ thế kỷ 17 của nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường - loại tượng "bó cốt bằng sơn ta" lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam. Thực chất, tượng chính là di hài của nhà sư, viên tịch trong tư thế ngồi thiền nguyên dạng, bên trong không hề có kim loại hay gỗ làm cốt. Hai pho tượng nay đã xuống cấp, đặc biệt là tượng nhà sư Vũ Khắc Trường, cần được tu bổ gấp. Mới đây, dự án bảo tồn hai pho tượng đã được Bộ Văn hóa thông tin phê duyệt và giao cho Viện khảo cổ và Bảo tàng lịch sử Việt Nam tiến hành.

Tại hội nghị do Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Tây tổ chức ngày 20/1, các bên liên quan đã thống nhất sau ngày 15/2 sẽ triển khai dự án ngay tại chùa Đậu. Hội nghị cũng đồng ý để ông Thích Thanh Nhung, trụ trì chùa, chọn ngày khởi công, đồng thời thực hiện các nghi thức tín ngưỡng.

Tuy nhiên cho đến nay, ông Nhung vẫn từ chối việc định ngày bắt đầu dự án. Ngày 21/1, trong bản kiến nghị gửi tới Bộ Văn hóa -Thông tin, sư Nhung đã bày tỏ "bức xúc" của mình, đề nghị không được khoan, đục thăm dò sọ não hoặc tháo rời các xương của tượng xá lợi đem ra khỏi chùa. Ông cũng yêu cầu việc tu sửa phải được thực hiện tại chùa Đậu, trước sự chứng kiến, giám sát của các ban ngành, đại diện cho nhân dân và phật tử địa phương. Sư Nhung còn đề nghị ban quản lý dự án cung cấp toàn bộ các giấy tờ có liên quan cho chùa.

Theo Phó giáo sư nhân học Nguyễn Lân Cường, những đòi hỏi của sư Nhung là không hợp lý, bởi các công đoạn tu bổ và bảo quản hai pho tượng (trong đó có việc kiểm tra sự tồn tại của xương sọ) là thuộc về chuyên môn của các nhà khoa học và đã được phê duyệt. "Chúng tôi không mang hai tượng xá lợi ra khỏi chùa, mà tiến hành tu bổ ngay tại chỗ. Riêng với xương chày và xương đùi của sư Vũ Khắc Trường, do đã bị rơi ra khỏi tượng, nên sẽ được mang về Hà Nội để chụp kiểm tra vi hệ nấm, nhằm tìm ra cách xử lý tốt nhất", Phó giáo sư Cường cho biết. Mặt khác, công đoạn tu bổ cần được thực hiện biệt lập, bởi chỉ cần những chất bẩn có lẫn muối do tay người động vào là có thể làm hỏng cả một mẻ sơn. Do đó, việc nhiều người không có chuyên môn tham gia giám sát sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của các nhà khoa học. "Còn việc cung cấp tài liệu, mặc dù không có nghĩa vụ đáp ứng đòi hỏi cá nhân của sư Nhung, chúng tôi vẫn trao đầy đủ giấy tờ cho ông ấy", ông Cường nói.

Ông Dương Văn Lý, bí thư đảng ủy xã Nguyễn Trãi, cho biết: "Nhân dân trong xã rất đồng tình với dự án này, bởi thực tế hai pho tượng, nhất là tượng nhà sư Vũ Khắc Trường đã xuống cấp nghiêm trọng. Chỉ một số rất ít người (như các bà canh chùa, giữ xe ở chùa...) là ủng hộ sư Nhung". Cũng theo lời ông Lý, đơn kiến nghị của sư Nhung chưa hề được gửi qua xã. Hơn nữa, phương án phục hồi đã được thống nhất qua nhiều cuộc hội thảo với sự tham dự của nhiều nhà khoa học. Các thủ tục pháp lý cho việc triển khai dự án đã hoàn tất, chỉ chờ ngày khởi công. 

Ngày 6/2, ông Lê Văn Minh, Chủ tịch xã Nguyễn Trãi, kiêm trưởng ban quản lý di tích chùa Đậu đã trực tiếp đến bàn với sư trụ trì chùa Đậu về ngày khởi công, nhưng ông Nhung tỏ thái độ bất hợp tác. Đề cập đến hướng giải quyết, ông Minh cho biết, sau ngày 16/2, nếu sư Nhung vẫn không chịu chọn ngày khởi công, huyện sẽ tổ chức một cuộc họp với Sở VH-TT tỉnh Hà Tây, các bên liên quan và Chủ tịch hội Phật giáo tỉnh để ra quyết định chính thức.

Quy trình bảo quản hai pho tượng

Đối với tượng nhà sư Vũ Khắc Minh, do chỉ bị hư hại nhẹ (nứt trên đỉnh đầu và quanh hai đầu gối), nên công đoạn tu bổ khá đơn giản. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu sẽ phun hóa chất vào trong pho tượng qua các vết nứt để diệt khuẩn và nấm mốc, nhằm loại trừ nguy cơ phá hủy xương từ bên trong. Tiếp đó, họ tạo khuôn thạch cao của bức tượng và dùng khuôn này để đúc một bản sao cũng bằng thạch cao. Tượng đối chứng sau đó sẽ được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hà Tây.

Nhóm nghiên cứu sẽ trám các vết nứt trên tượng bằng vật liệu truyền thống, giống với vật liệu phủ ban đầu (gồm mạt cưa, giấy bản, đất mối đùn...). Sau cùng, tượng được phủ sơn ta nhiều lần, nhằm đảm bảo màu sắc như cũ, và đứng xa 2 mét không nhận ra chỗ tu bổ. Toàn bộ quy trình mất khoảng 1 tháng.

Riêng với tượng nhà sư Vũ Khắc Trường, do bị hư hại nặng nề hơn, nên các nhà khoa học dự tính sẽ cần tới 5 tháng tu bổ. Tượng có một lỗ thủng ở chính ngực, bị vỡ toàn bộ bàn tay, ống chân, để lộ cả xương đùi và xương chày. Lớp vật liệu ngoài đã mủn nát, động vào là rơi lả tả. Phó giáo sư Cường cho biết, phải kê kích thì pho tượng mới giữ được như tư thế hiện nay. Mặc khác, vì đã được phục chế một lần cách đây khoảng 100 năm, nên nhiều đặc điểm trên tượng có sai sót về mặt giải phẫu.

Với pho tượng này, các nhà khoa học cũng sẽ diệt khuẩn giống như với tượng sư Vũ Khắc Minh. Tiếp đó, họ sẽ nặn một bức tượng bằng đất sét, giống hệt pho tượng thật (để làm đối chứng), rồi đổ khuôn thạch cao từ tượng đất này. Bên trong khuôn được phủ một lớp sơn, tương ứng với phần chân bị hư hại. Sau đó, phần sơn trong khuôn được lấy ra, gắn riêng lên chỗ hư hại này. Cuối cùng, toàn bộ pho tượng được sơn phủ nhiều lần, dày 2 mm. 

Sau khi tu bổ, hai pho tượng sẽ được bảo quản trong lồng kính kín chứa khí nitơ. Lồng kính lại được đặt trong một khán gỗ. Đây là môi trường bảo quản phù hợp với điều kiện nông thôn.

Bích Hạnh - Như Trang

Tìm ra hướng phục chế hai tượng xá lợi ở chùa Đậu


Chùa Đậu (Hà Tây), nơi lưu giữ hai pho tượng xá lợi nổi tiếng.

Trên toàn quốc có 4 pho tượng cốt xương, trong đó đáng quý hơn cả là tượng của 2 nhà sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh (thế kỷ 17) ở chùa Đậu, Hà Tây. Hiện cả hai đều trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Sở VH -TT tỉnh đã lập phương án bảo tồn và khôi phục 2 pho tượng này. 

Ngoài hai pho tượng ở chùa Đậu, còn có tượng cốt xương của Từ Đạo Hạnh ở chùa Thầy (Hà Tây) và tượng tổ sư Chuyết Chuyết ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Yêu cầu đối với việc tu bổ lại các pho tượng là đảm bảo được tính nguyên bản của hiện vật. Về mặt tín ngưỡng tôn giáo, cũng cần phải lấy ý kiến trong giáo hội, nhân dân vì đây là tượng các vị Thiền sư đắc đạo. 

Ngoài đóng góp của Ban tôn giáo tỉnh uỷ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phật giáo, Sở VH- TT Hà Tây còn tổ chức lấy ý kiến các nhà chuyên môn cũng như nhân dân nhằm chọn ra phương án tối ưu nhất. Viện Khảo cổ học được mời lập dự án tu bổ. Ban đầu có hai phương án.

Phương án 1: Dựa trên các số liệu về nhân trắc học để khôi phục hoàn trả hình thể đúng như người thật của hai pho tượng. 

Phương án do Tiến sĩ nhân chủng học Nguyễn Lân Cường đưa ra. Thực ra pho tượng nhà sư Vũ Khắc Trường (thế kỷ 17) không còn nguyên bản nữa. Cách đây khoảng 100 năm, tượng đã được làm mới lại hoàn toàn, chất liệu cũng thay đổi và như vậy có thể cả diện mạo. Vấn đề đặt ra là nên giữ nguyên trạng như hiện nay hay khôi phục lại như ở thế kỷ 17. 

Tám năm trước, TS Cường đã phục chế một pho tượng cổ có cốt xương tương tự. Nếu như pho tượng nhà sư Vũ Khắc Trường còn xương sọ (để kiểm tra phải khoan một lỗ nhỏ sau gáy) thì ông có thể lặp lại phương pháp nói trên để phục chế. Tuy nhiên, việc thực hiện không đơn giản chút nào, vì khi đó sẽ phải dỡ tượng ra, không đảm bảo được nguyên trạng của tượng và như vậy sẽ đụng chạm tới nhiều vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trong nhân dân.

Phương án 2: Giữ nguyên dạng, bảo quản tu bổ theo phương châm hỏng đến đâu sửa đến đấy, cố gắng giữ nguyên gốc của hai pho tượng. 

Phương án này được nhiều ý kiến ủng hộ, vì theo đó sẽ kết hợp hài hoà giữa việc giữ nguyên bản 2 pho tượng và các nguyên tắc bảo tồn, bảo tàng thông thường đang được áp dụng. 

Cụ thể tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh sẽ được sơn thếp cẩn thận nhiều lần để xác định màu sơn phù hợp, còn tượng Thiền sư Vũ Khắc Trường do bị thiên nhiên phong hoá không giữ nguyên hình dáng nên sẽ được chắp gắn những chỗ hư hỏng, chỉnh sửa, sơn phủ màu sắc. Những chỗ rạn nứt, hay các khớp xương, khớp tay sẽ được chỉnh lý tối đa nhằm đảm bảo nguyên dạng, tuyệt đối không tháo dỡ tượng. 

Vấn đề bảo quản sau tu bổ

Theo kế hoạch, dự kiến trong năm nay công việc do viện Khảo cổ học thực hiện sẽ bắt đầu. Vấn đề đặt ra là việc bảo quản 2 pho tượng sau khi hoàn tất việc tu bổ. 

Theo Tiến sĩ Quyền Đình Thi (ĐH Kobe, Nhật Bản), điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam rất bất lợi cho việc bảo quản những pho tượng có cốt xương trên. Ông cho rằng nên bảo quản các pho tượng này ở chế độ nhiệt và độ ẩm thích hợp, cần có hệ thống hút ẩm hoặc điều hoà không khí cho hộp kính đựng tượng, hoặc có hệ thống chống ẩm, điều hoà không khí cho cả chùa. Nhưng các cách này đều có những hạn chế trong điều kiện một ngôi chùa ở giữa làng quê như vậy. 

Trước mắt, vẫn bảo quản tại chỗ bằng các phương pháp truyền thống để tiện cho việc quản lý, bảo quản và tham quan của khách hành hương. Tuy nhiên, quá trình bảo quản sẽ được các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm nghiệm, theo dõi. 
(Theo Giáo Dục và Thời Đại, 30/5)

Những phát hiện mới 
xung quanh việc tu bổ hai pho tượng chùa Đậu


(VietNamNet) - Sau những tranh cãi tưởng chừng như bất tận giữa nhà khoa học và nhà chùa về cách thức phục chế hai pho tượng có cốt xương thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, cuối cùng ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường được chấp nhận. Việc tu bổ được tiến hành ngay tại chùa. Trong quá trình phục chế, các nhà khoa học đã khám phá những điều chưa từng biết và phần nào vén được tấm màn bí mật về hai pho tượng huyền bí này.Đến thời điểm này, công việc phục chế đã cơ bản hoàn thành, và nếu tiến trình không có gì trục trặc, khoảng 25/10 tới sẽ làm lễ khánh thành rước tượng vào nơi thượng tọa. 

Thêm những phát hiện mới chưa được công bố Trước đây các nhà khoa học biết là tượng được phủ sơn ta, nhưng không biết chính xác là bao nhiêu lớp. Lần phục chế này họ mới xác định được có 11 lớp sơn, có cả những lớp dát bạc rất công phu. Các lớp sơn này tạo thành một cái "khung"ở bên ngoài, làm giá đỡ cho các xương ở bên trong. Và họ đã có thể trả lời câu hỏi bấy lâu nay là: Tại sao pho tượng bó cốt không dùng bất cứ một giá đỡ nào bên trong lại có thể đứng vững được qua ngần ấy năm... Những phát hiện mới này đã được ông Lý (bí thư xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Tây) khéo léo gài vào trong bài thuyết trình của mình khiến người nghe đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Theo đó, bằng cách sử dụng máy "nhận dạng" người qua hài cốt của MIA (Tổ chức tìm kiếm người mất tích của Mỹ ), các nhà khoa học đã xác định rằng vào thời điểm nhập định, thiền sư Vũ Khắc Minh vào khoảng 42-43 tuổi, cao 1m62 và nặng hơn 50 kg.Câu chuyện liên quan đến pho tượng trắng - tượng thiền sư Vũ Khắc Trường - cũng hết sức ly kỳ. Khi di chuyển pho tượng, chỗ vỡ ở đằng sau lưng bung ra một mảng to gần bằng bàn tay. Thì kìa, người ta ngạc nhiên thấy pho tượng có đến... 2 cột sống. Nhìn kỹ hoá ra đó là một ống trúc già dựa song song vào xương sống thật. Đây là một bất ngờ với các nhà khoa học, vì trước đó pho "trắng" này (Vũ Khắc Trường) không thể chụp X-quang như pho đen (Vũ Khắc Minh). Cũng cần phải lật lại lịch sử một chút. Pho "trắng" thật ra đã được tu bổ, phục chế một lần. Đó là hậu quả sự tàn phá của một trận lụt mà người dân địa phương trước đây đinh ninh là xảy ra vào năm 1914. Nhưng vừa qua, khi một đoàn khoa học của ta sang Pháp mới ngẫu nhiên có được những tài liệu ghi chép về việc này. Theo đó thì trận lụt đã xảy ra từ năm 1893. Pho tượng bị ngâm nước, nên phần thân dưới bị sụt xuống, cột sống bị đứt rời. Tài liệu cũng ghi chép về công việc phục chế khi đó có sự tham gia của một người thợ tên là Vũ Đình Tuyển. Theo ông Lý thì Vũ Đình Tuyển chính là một người dân địa phương (hiện con cháu vẫn định cư tại làng). Phương pháp phục chế bấy giờ là xếp liền một ống trúc già song song với cột sống để làm giá đỡ... Sau đó người ta đã tráng một lớp vôi bên ngoài tượng. Lớp vôi tai hại đó gây ra phản quang và đó là lý do xương pho tượng trắng không hiện trên phim X-quang được. 

Trong buổi họp báo khánh thành 2 pho tượng sắp tới, chắc chắn sẽ có thêm nhiều sự thật thú vị về hai pho tượng này được các nhà khoa học chính thức công bố. Sẽ có đến 5 pho tượng hai thiền sưHai pho thật sẽ được trả về vị trí cũ (trong nhà tổ Chùa Đậu). Nhưng thay vì đặt trong tủ kính như từ năm 1983 đến giờ (khiến tượng bị đọng hơi nước và gây hư mục nhanh hơn), người ta sẽ để hai cụ trong một khám gỗ, có đặt máy lưu thông không khí. Đoàn phục chế đã đặt làm một khám gỗ mới ở Vân Từ, Đông Anh, Hà Nội theo đúng quy cách cổ. Cùng với hai pho tượng thật, trong quá trình phục chế, các nhà khoa học phải đổ thêm 3 pho tượng bằng đất sét hoặc thạch cao (2 pho cụ Vũ Khắc Trường và 1 pho cụ Nguyễn Khắc Minh), để tiện đối chứng sau này. Ông Lý cho biết: Sau khi hoàn thành, 2 trong 3 pho giả sẽ được đặt trong các am ở bên chái chùa vốn là chỗ các cụ đã ngồi nhập thiền khi xưa. Còn một pho nữa, theo một dự kiến trước đó có thể sẽ đưa vào Bảo tàng tỉnh Hà Tây. Ông Lý tự hào khoe với chúng tôi: "Nhìn sẽ giống hệt pho thật, đố ai phân biệt nổi đâu là thật đâu là tượng đất thó, thạch cao với tượng thật. Chỉ trừ phi đem đặt lên bàn cân. Vì pho tượng thật thì chỉ nặng có 7 kg còn pho phỏng theo thì nặng đến 20 kg".Bí thư xã đứng trên ghế đẩu, thuyết trình về hai pho tượng... bằng ảnh(!)Đấy là cảnh chúng tôi bắt gặp khi đến thăm chùa Đậu. Ông Dương Văn Lý, Bí thư xã, rất nổi tiếng vì sự am hiểu lai lịch chùa Đậu, đặc biệt ông lại có một giọng thuyết trình cực kỳ hấp dẫn. Bình thường, có quan khách đến tham quan chùa, ông vẫn phải gác công việc ở xã lại đích thân ra nghênh tiếp, kiêm luôn làm hướng dẫn viên. Sáng hôm đó có đoàn khách từ tỉnh Thái Bình lên "giao lưu", và họ đặc biệt hồi hộp muốn được chiêm ngưỡng 2 pho tượng có cốt xương nổi tiếng. Vậy mà tượng lại đang sửa, chỗ thi công thì "nội bất xuất ngoại bất nhập", thế là ông Lý nghĩ ra cách thuyết trình qua ảnh. Trên tường nhà khách, có treo ảnh bức tượng 2 thiền sư và vài chục bức ảnh chụp X-quang xương của Ngài. Ông Lý vốn hơi thấp mà đoàn khách thì lại rất đông cho nên ông liền đứng lên ghế để nói đến đâu chỉ vào ảnh luôn!Ông cho chúng tôi biết khách thập phương đến chùa một phần là để vãn cảnh chùa và cầu phúc, còn một phần lớn rất tò mò nghe thuyết trình về lai lịch hai bức tượng độc đáo, cho nên những ngày này ông thường xuyên phải làm công việc này. Quả thật, sự biến mất của 2 pho tượng này trong 6 tháng qua đã khiến cho không ít khách hoang mang. Bà cụ hàng nước trước cổng chùa kể: "Hôm nọ có hai cô chú ở Nam Định về thăm chùa, thắp nhang xong hốt hoảng ra thì thầm hỏi: Bác ơi lần trước cháu đến còn thấy tượng hai thiền sư, thế bây giờ mang đi đâu mất rồi...Hôm làm lễ hạ để đưa hai cụ sang phòng phục chế là một sự kiện trọng đại của cả vùng. Nhà chùa làm cỗ to lắm, đến hơn trăm rưởi mâm, toàn cỗ chay, mà người về dự thật đông, cờ cắm ngợp trời, suốt một dải từ chùa cho đến tận chân đê kia kìa. Đến khi đưa cụ ra, vì pho tượng cụ Vũ Khắc Trường hư hỏng ghê quá, khớp xương đầu gối lủng liểng như sắp rơi, cho nên ông Cường sợ mới bắt đục một mảng tường chùa đằng sau chỗ cụ tọa để đưa tượng ra, đỡ được quãng đường vài chục mét. Tượng được trùm vải đỏ, để một người bê ra. Nhưng ai cũng run với trọng trách này. Các sư trong chùa sợ tượng bị hỏng, cũng từ chối, rằng đó là trách nhiệm của bên B".Nghe nói về công việc tu bổ tượng, chúng tôi cứ ngỡ về chùa Đậu thời gian này sẽ được chứng kiến một vài cảnh tượng ngoạn mục về công việc cụ thể của các nhà khoa học. Nhưng bề ngoài chùa hoàn toàn yên tĩnh và công trường nằm kín đáo ở mãi phía sau gian chùa nơi ở của các vị sư. Muốn vào đó phải đi xuyên qua phòng khách của nhà chùa, vì thế cho nên ngoài những người có chức trách thì không ai được biết. Ông Lý kể: "Ngoài ông Nguyễn Lân Cường, các hoạ sĩ thì chỉ các cán bộ xã và một vài vị sư trong chùa được vào. Nơi tu bổ 2 bức tượng là một gian nhà rất thấp, các cửa sổ thì nhà chùa cho bít kín, điện,nước thường xuyên mất (hay bị cắt vì những lý do không ai hiểu được). Nóng quá, các ông công trình đem một cái điều hoà nhiệt độ xuống, nhưng cũng "tậm tịt". Toa lét thì trước có lối đi sang rất gần, nhưng sau không hiểu sao nhà chùa xây bịt lại khiến các vị phải đi vòng một đoạn rất xa".Cũng theo thông tin từ vị Bí thư xã, đến thời điểm này, công việc phục chế đã hầu như hoàn tất, các lớp sơn đã hoàn thiện và đã khô, chỉ đợi xem có phản ứng gì không. Nếu không có gì thay đổi, bên khảo cổ sẽ tổ chức họp báo vào khoảng 20/10 và sau đó đến 25/10 sẽ khánh thành, rước tượng từ nơi phục chế đến nơi tọa.·

Đỗ Diễm Huyền 

Cuộc tranh luận trước đó về việc phục chế hai pho tượng


Ý kiến của nhà sư Thích Thanh Nhung, vị sư chủ trì chùa Đậu


- Không khoan, đục, thăm dò sọ não không tháo rời các xương của xá lợi đem ra khỏi chùa.
- Việc tu sửa phải được thực hiện tại chùa Đậu, trước sự giám sát của các ban ngành, đại diện cho nhân dân địa phương
.- Ban quản lý dự án cung cấp toàn bộ các giấy tờ có liên quan cho chùa 

Phó giáo sư nhân học Nguyễn Lân Cường, người tiến hành tu bổ:

- Các công đoạn tu bổ và bảo quản hai pho tượng (trong đó có việc kiểm tra sự tồn tại của xương sọ) là thuộc về chuyên môn của các nhà khoa học và đã được phê duyệt ; 
- Sẽ tu bổ ngay tại chùa, nhưng xương chày và xương đùi của nhà sư Vũ Khắc Trường, do do đã bị rơi ra khỏi tượng, nên sẽ được mang về Hà Nội để chụp kiểm tra vi hệ nấm, nhằm tìm ra cách xử lý tốt nhất.- Nơi làm cần biệt lập- Sẽ cung cấp đầy đủ tài liệu giấy tờ cho nhà chùa.

---o0o---

Các Ngôi Chùa ở Hà Tây

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

<
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/06/2013(Xem: 1911)
Xã Thạch Xá, H. Thạch Thất, T. Hà Tây
17/06/2013(Xem: 2202)
Xã Ðường Lâm, TX. Sơn Tây, T. Hà Tây
17/06/2013(Xem: 1690)
Thôn Tiên Lữ, Xã Tiên Phương, H. Hoài Ðức, T. Hà Tây
17/06/2013(Xem: 1536)
Xã Phụng Châu, H. Chương Mỹ, T. Hà Tây
17/06/2013(Xem: 1540)
Thôn Hiệp Thuận, Xã Hiệp Thuận, H. Phúc Thọ, T. Hà Tây
17/06/2013(Xem: 1435)
Xã Tam Hưng, H. Thanh Oai, T. Hà Tây
09/04/2013(Xem: 6235)
Cách Hà Nội khoảng 40km, về phía Tây Bắc, xuôi theo đường cao tốc là một chuỗi đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Miếu Môn, Xuân Mai có một quần thể các di tích, cảnh quan đa dạng, phong phú và thơ mộng thuộc tỉnh Hà Tây.
26/10/2010(Xem: 35495)
Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) Xã Nhơn Hưng, Huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang Chùa Linh Sơn Xã Vọng Thê, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Chùa Long Hưng Xã Long Sơn, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Tịnh Xá Ngọc Giang 80 B Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên Thị Xã Long Xuyên, Tỉnh An Giang Chùa Phú Thạnh Tổ 24, Ấp Châu Long, Xã Vĩnh Mỹ Thị Xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com