Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Vượt Thoát Vĩ Đại

23/03/202408:14(Xem: 1994)
Cuộc Vượt Thoát Vĩ Đại




phat xuat gia

CUỘC VƯỢT THOÁT VĨ ĐẠI


Đêm  mùng tám tháng hai, thái tử nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc vượt thành ra đi, sau đó vượt sông Anoma để hướng về phương trời cao rộng. Đây là một cuộc vượt thoát vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử loài người. Ngài từ địa vị một ông hoàng với đầy đủ ngũ dục lục trần, có tất cả những gì mà con người mong cầu nhưng ngài buông bỏ tất cả. Ngài vượt thành và trở thành bậc xuất trần vĩ đại. Vượt thành, vượt sông đã khó nhưng thiên hạ cũng làm được, duy vượt qua ngũ dục lục trần, vượt thoát luân hồi sanh tử thì cho đến lúc này cũng chỉ có ngài mà thôi. Cuộc vượt thành của ngài đã mở ra một chương mới trong lịch sử loài người. Ngài đã khai phá con đường sáng, con đường giải thoát, giác ngộ đi đến niết bàn.

Kinh Phạm Võng cho biết đức Phật vốn đã thành Phật từ kiếp lâu xa. Ngài đã nhiều lần đến thế gian này thị hiện làm người trong sanh tử luân hồi, chìm đắm trong vũng bùn dục lạc, rồi xuất gia tu học để thành Phật. Ngài thị hiện như vậy để biểu diễn cho con người thấy, con người tin mình cũng có thể vượt thoát, có thể tu hành và cũng có thể giác ngộ chứng đắc như Phật. Nói một cáhc dễ hiểu là ngài đóng kịch để cho chúng ta xem chứ chẳng phải thật có sanh tử, có chìm đắm trong ngũ dục, có xuất gai tu học, có chứng đắc... Ngài thị hiện để truyền bá giáo pháp, chỉ dạy con đường và phương pháp tu học. Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Ngài thị hiện làm thân ông hoàng rồi xuất gia tu đạo để cho mọi người thấy biết thế nào là khổ, nguyên nhân khổ, con đường đi đến hết khổ...Ngài với thân phận thái tử có tất cả những gì mà con người thèm khát, mong cầu, tranh đoạt… nhưng rồi ngài bỏ tất cả, cắt tóc cạo râu, mặc y phấn tảo, ngày ngày khất thực chỉ ăn một bữa, đêm ngồi dưới cội cây...Ngài đã theo học lục sư ngoại đạo, đã đạt đến những tầng thiên cao nhất là phi tưởng xứ, phi phi tưởng xứ… nhưng rồi ngài nhận thấy vẫn không thể thoát khỏi sanh tử luân hồi, khi hết phước vẫn đọa xuống như thường. Bởi vì vậy mà ngài lại làm một cuộc vượt thoát lần nữa, từ bỏ các phương pháp tu khổ hạnh ép xác sáu năm ở rừng già, tuyết sơn. Ngài đến dưới cội cây vô kết ngồi thiền miên mật bốn mươi chín ngày đêm cho đến khi sao mai mọc mà chứng ngộ. Ngài thốt lên: “Hỡi kẻ làm nhà kia, từ đây ruôi mè cột kèo đều gãy tan… đây là kiếp chót, ta không còn luân hồi sanh tử nữa”. Nhờ sự chứng ngộ của ngài mà cây vô kết được người đời gọi tên là cây bồ đề.

Sự giác ngộ của ngài đã làm cho chư thiên hoan hỷ vui mừng, mười ngàn thế giới chấn động. Ngài đã vượt qua sanh tử luân hồi, vượt thoát ngũ dục lục trần, vượt thoát tam giới để trở thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thông thường chữ xuất gia người ta thường hiểu là xuất ra khỏi gia trạch, gia đình, phần lớn người ta cũng chỉ xuất ra khỏi gia đình, từ bỏ gia đình để nhập vào chùa đi tu. Thật ra thì chữ xuất gia còn hai nghĩa khác nữa rộng lớn hơn, cao cả hơn, xuất gia là ra khỏi phiền não gia, ra khỏi tam giới gia. Hiện thực xã hội cho thấy người tu đạo phần lớn chỉ mới xuất khỏi gia trạch, một số ít ỏi hơn cũng xuất được phiền não gia, duy xuất tam giới gia thì vô cùng hiếm hoi.

Ngài xuất ra khỏi gia trạch, ra khỏi phiền não gia và tam giới gia. Chính vì điều này mà cuộc xuất gia  ngài mới là cuộc vượt thoát vĩ đại mà loài người chưa từng nghe thấy trước đó cũng như hiện nay.

Cái tâm lượng bao la không bờ mé của ngài, xuất gia  tu học hành đạo… là để chỉ dạy con người vượt thoát khỏi khổ đau, chứng niếtt bàn tịch tịnh chứ chẳng phải mưu cầu tịch tịnh cho riêng bản thân. Ấy là tinh thần tự độ độ tha. Ngài xuất gia thành đạo, ngài để lại những phương pháp tu học, con đường đi đến giải thoát cho loài người. Bài pháp đầu tiên ngài thuyết ấy chính là Tứ Diệu Để, bốn sự thật cao quý: Khổ – tập – diệt  -đạo; đạo chính là bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là căn bản, là cốt lõi của Phật pháp. Nhà Phật với Thiên kinh vạn quyển, tám vạn bốn ngàn pháp môn ( hay 84.000 uẩn) , bao nhiêu dòng truyền thừa hay tông môn pháp phái vẫn lấy Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo làm nền tảng. Nếu bỏ nền tảng mà dựng lầu đài thì điều này là không tưởng, ắt sẽ sập đổ. Phật giáo có phát triển, có mở rộng như thế nào đi nữa cũng không thể rời Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

Cuộc vượt thoát vĩ đại và ngài đã trở thành bậc chánh đẳng chánh giác, sau khi ngộ đạo ngài đi đến vườn nai để thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như. Bài pháp đầu tiên ấy chính là Tứ Diệu Đế. Đây là bài pháp khai đạo, bài pháp lập đạo, bài pháp mở ra một con đường mới cho nhân loại. Ngài thuyết: “Đây là khổ tính bức bách, đây là tập tính chiêu cảm , đây là đạo tính có thể tu, đây là diệt tính có thể chứng.

Đây là khổ ta đã biết, đây là tập tao đã đọan, đây là đạo tính có thể tu, đây là diệt tính có thể chứng

Đây là khổ các ông nên biết, đây là tập các ông nên đoạn, đây là đạo các ông nên tu và đây là diệt các ông nên chứng”…

Khổ, quy nạp lại thì gồm có: Sanh, lão, bệnh, tử, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ và ngũ ấm xí thanh khổ. Nếu mở rộng ra thì có 108 khổ, tám vạn bốn ngàn khổ,và cuối cùng thì vô lượng vô biên khổ. Khổ vô vàn như thế nhưng cũng không ngoài hai cái khổ thân và tâm.

Tập là nguyên nhân của khổ

Đạo là con đường, là phương pháp tu học để đi đến hết khổ
Diệt là sự hết khổ, là chứng đắc

Đức Phật không bao giờ cao đàm huyễn thuyết mà chỉ nói sự thật, hiện thực và rất thực tế. Không chỉ ngôn giáo mà chính là ở thân giáo. Cuộc vượt thoát của ngài, đời tu hành và chứng đạo của ngài là minh chứng hùng hồn là tấm gương cho loài người noi theo

Đức Phật, ngài chỉ nói những gì cần nói, làm những gì cần phải làm. Ngài xuất gia vượt thoát từ địa vị một ông hoàng trong ngũ dục để thành bậc đạo sư của hàng trời người.  Cuộc vượt thoát từ một cái gia trạch mà ra khỏi tam giới gia. Ngài đã vượt thoát từ  một thân cơm gạo mà chứng đắc tam thân, tứ trí. Ngài vượt thoát ngũ dục lục trần mà đắc ngũ nhãn, lục thông. Ngài vượt thoát tam giới gia mà thập phương thường trụ.

 

Ngũ dục người ơi ấy vũng sình

Đắm chìm trong đó với hư vinh

Muôn đời lăn lộn trầm luân khổ

Xin nhớ rằng cho chúng hữu tình.

 

Lục trần dụ hoặc chơi chán chê

Lậm nặng mà quên cả lối về

Tử sanh ràng buộc ê chề lắm

Thăng đọa cũng từ tâm luống mê

 

Diệu đế bày ra sự thật này

Nỗi khổ cùng bao nguyên nhân đây

Con đường trung đạo hành như vậy

Chứng đắc đương nhiên sẽ có ngày

 

Bất tịnh là thân của chúng ta

Thọ thì khổ  lắm cõi Sa Bà

Tâm vô thường ấy luôn thay đổi

Pháp thời vô ngã tụ tán hoài

 

Vượt thoát luân hồi tam giới gia

Con đường giác ngộ rộng mở ra

Chúng sanh trầm mịch muôn đời khổ

Pháp Phật từ đây độ chúng ta

 

Vượt thoát thành công đã đến rồi

Dục lạc trần gian bỏ lại thôi

Thân giáo dạy người qua vũng tối

Thế Tôn khai mở lối quang minh

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0324




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2012(Xem: 3254)
Đức Thế Tôn thành đạo bằng con đường nào? Bằng con đường chí thiện, có nội dung đoạn trừ các lậu hoặc, để thành tựu Niết-bàn và giáo hóa chúng sanh. - Điểm Đến Chí Thiện Sau những ngày từ bỏ vương cung, cạo bỏ râu tóc, mặc áo hoại sắc, làm người xuất gia, Thế Tôn nói: “Mặc dù cha mẹ không bằng lòng, than khóc nước mắt đầy mặt, ta vẫn cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống đời sống thoát ly gia đình. Ta xuất gia như vậy, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, đi tìm con đường vô thượng tối thắng, hướng đến tịch tịnh”.[1]
25/12/2011(Xem: 3320)
“Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp! Bạch đức Thiện Thệ, xin Ngài hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu những vị này được nghe Chánh pháp họ sẽ thông hiểu” Theo kinh Āriyapariyesana, sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài chiêm nghiệm và quán chiếu sâu vào pháp do Ngài mới chứng được, là sâu thẳm, là vi diệu, cao quý, siêu lý luận, chỉ có người trí mới thấu hiểu, còn phần nhiều chúng sanh thì đam mê ái dục, chạy theo ái dục, khómà thấy được pháp lý duyên khởi, khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh…
08/01/2011(Xem: 2874)
Bạn có nghĩ rằng ta là người vĩ đại và quan trọng? Dĩ nhiên, hầu hết chúng ta đều nghĩ thế, ít nhất ra là vào một thời điểm nào đó. Nhưng mà rất khó để ôm giữ cái cảm giác quan trọng đó nếu bạn chịu khó suy xét đến cái thế giới không gian huyền diệu mà con người lần đầu tiên vừa thăm dò đến. Ta hãy nhìn nó như thế này:
07/01/2011(Xem: 2707)
Chiều 28-12-2000, phi trường Quốc tế Indra Gandhi, New Delhi rộn rịp đầy bóng những tăng ni sinh Việt Nam với những bó hoa tươi nhiều màu trên tay, những đôi mắt long lanh ngời sáng, những nụ cười hoan hỷ luôn nở trên môi… tất cả đang rộn ràng, hớn hở, chờ đợi đón phái đoàn hành hương từ Việt Nam sang do HT. Thích Trí Quảng, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung Ương GHPGVN, Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội TPHCM, và Tổng Biên tập báo Giác Ngộ làm trưởng đòan.Tháp Đại Giác ghi dấu sự thành đạo của đức Phật
05/01/2011(Xem: 3133)
Ngược dòng thời gian hơn 25 thế kỷ, kể từ thời điểm trọng đại đánh dấu một chiến công lẫy lừng trong lịch sử nhân loại, một con người bình thường bằng đấu tranh nội tại đã tự mình vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc của khổ đau sanh tử luân hồi. Một đại vĩ nhân xuất hiện. Những lời tuyên bố đầu tiên của Ngài mãi mãi về sau vẫn là một khúc ca khải hoàn, chấm dứt trường chinh chống bọn giặc Ma vương phiền não, đưa một con người từ phàm phu lên vị trí một Bậc Giác ngộ, Bậc Đạo Sư của trời người. Từ đó nhân gian tôn xưng Ngài là Đức Phật -- Bậc Giác ngộ tối thượng. Và như thế, hằng năm đến ngày mùng tám tháng chạp, mọi người con Phật trên khắp năm châu đều nô nức đón chào một sự kiện lịch sử: Đức Phật Thích Ca Thành Đạo. Hòa với niềm vui chung của muôn loài, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa Thành Đạo của Đức Bổn Sư.
05/01/2011(Xem: 4057)
Mỗi năm đến ngày mùng 8 tháng Chạp, giới Phật giáo Bắc tông cử hành lễ kỷ niệm Ngày Thành đạo của đức Phật Thích Ca nhưng theo truyền thống Phật giáo Nam tông, ngày đức Phật Đản sanh, Xuất gia, Thành đạo và Niết bàn đều là ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch. Riêng đối với tôi, ngày tháng Thành đạo là ngày nào không quan trọng mà vấn đề chính chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa của sự Thành đạo. Kỷ niệm đức Phật Thành đạo theo tinh thần kinh Hoa Nghiêm để cùng tiến bước trên con đường chánh pháp, xây dựng cuộc sống an lạc tốt đạo đẹp đời.
05/01/2011(Xem: 2890)
Tháng chạp âm lịch, sương khuya phủ dầy cảnh vật; cách 5m không thấy nhau, đoàn người lầm lủi đi trong màn đêm.
04/01/2011(Xem: 52893)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 9576)
Có bốn ý nghĩa của thành đạo là: (i) con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo; (ii) bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này; (iii) nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, và (iv) mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.
02/01/2011(Xem: 3362)
Đức Phật không có thành đạo, vì sao? Vì Phật là đạo và đạo là Phật. Ngoài đạo không có Phật để thành và ngoài Phật không có đạo để chứng. Thế thì tại sao, hàng năm vào ngày mồng tám tháng chạp âm lịch, Tăng Ni Phật Tử Việt Nam thường long trọng tổ chức kỷ niệm ngày lễ Phật thành đạo nhỉ? Với câu hỏi ấy, ta có thể trả lời với những ý nghĩa như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]