Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

44. Bảy pháp bất thối khác

19/03/201408:28(Xem: 20646)
44. Bảy pháp bất thối khác
blank

Bảy pháp bất thối khác


Khi viên đại thần Vassakāra đi chưa bao lâu, đức Phật nói với tôn giả Ānanda:

- Hãy tập họp tại núi Gijjhakūṭa tất cả những vị tỳ-khưu sống trong kinh thành Rājagaha cùng vùng phụ cận, Như Lai cần nói một bài pháp quan trọng.

- Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Thế rồi, hôm ấy và mấy hôm sau, chư vị tỳ-khưu cả hằng ngàn người như từng đám mây vàng quy tụ tại đỉnh núi Gijjhakūṭa; và họ đảnh lễ đức Phật từ xa rồi ngồi rải rác đầy khắp khoảng đất trống, sườn núi, triền khe, bờ đá... Họ im lặng như rừng cây đại định để chờ đợi lắng nghe thời pháp của đức Phật.

Đến lúc phải thời, tại một chỗ ngồi phải lẽ, đức Phật đã thuyết giảng bằng giọng phạm âm với tám tuyệt hảo, vang ngân rất xa:

- Này các thầy tỳ-khưu! Như Lai sẽ sẽ giảng bảy pháp bất thối, như là yếu quyết để gìn giữ giáo pháp và tăng đoàn. Hãy nghe và suy nghiệm cho thật kỹ.

- Thưa vâng, bạch đức Đạo Sư!

Cả rừng người đáp lại xong, đức Phật giảng nói trực tiếp, đi thẳng ngay vào chủ đề:

- Khi nào chúng tỳ-khưu thường hoan hỷ hội họp khi có việc tăng và hội họp đông đủ để học hỏi, luận bàn giáo pháp - thì chúng tỳ-khưu ấy sẽ được lớn mạnh, tăng thịnh, không bị tổn giảm, suy thoái.

Khi nào chúng tỳ-khưu thường đến với nhau trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết và chia tay nhau trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết - thì chúng tỳ-khưu ấy sẽ được lớn mạnh, tăng thịnh, không bị tổn giảm, suy thoái.

Khi nào chúng tỳ-khưu cùng chấp hành, cùng tôn trọng những học giới, những pháp quy đã được ban hành, và không tự ý đặt ra những giới luật mới khi chưa được sự đồng thuận của tăng - thì chúng tỳ-khưu ấy sẽ được lớn mạnh, tăng thịnh, không bị tổn giảm, suy thoái.

Khi nào chúng tỳ-khưu còn biết tôn trọng, kính trọng, đảnh lễ, và biết nghe lời dạy bảo của các bậc trưởng lão đạo hạnh, những bậc thượng tôn tăng đoàn nhiều kinh nghiệm – thì chúng tỳ-khưu ấy sẽ được lớn mạnh, tăng thịnh, không bị tổn giảm, suy thoái.

Khi nào chúng tỳ-khưu không bị chi phối bởi dục vọng, tham ái, và bởi do tham ái và dục vọng này họ biến mình thành con người khác, đời sống khác, lăng xăng với bụi bặm của thế tục – thì chúng tỳ-khưu ấy sẽ được lớn mạnh, tăng thịnh, không bị tổn giảm, suy thoái.

Khi nào chúng tỳ-khưu thích sống những chỗ xa vắng, tĩnh lặng – thì chúng tỳ-khưu ấy sẽ được lớn mạnh, tăng thịnh, không bị tổn giảm, suy thoái.

Khi nào chúng tỳ-khưu tự thân an trú chánh niệm, sống đời an lạc, giải thoát làm chỗ nương tựa cho bạn đồng phạm hạnh – thì chúng tỳ-khưu ấy sẽ được lớn mạnh, tăng thịnh, không bị tổn giảm, suy thoái.

Giảng đến ngang đây, đức Phật nhấn mạnh, kết luận:

- Này các thầy tỳ-khưu! Chừng nào mà bảy pháp bất thối này còn được các vị xem trọng, biết thực hành theo, lại còn biết phổ cập rộng rãi trong các hội chúng tăng đoàn quốc độ này và quốc độ khác – thì chắc chắn giáo pháp sẽ được hưng thịnh và giáo hội tăng đoàn không thể nào bị suy thoái được.

Còn nữa, bảy pháp bất thối này còn như một năng lực tâm linh tối thượng, vừa tại thế, vừa xuất thế, không một sức mạnh nào ở bên ngoài, dù thế gian lực, chư thiên lực, ma vương lực, phạm thiên lực... cũng không thể nào làm nó suy yếu, tổn giảm được. Tuy nhiên, nó lại rất sợ năng lực bên trong.

Này các thầy tỳ-khưu! Năng lực bên trong ấy là gì?

Ví như loài sư tử, nó là chúa của rừng sâu, nó bất bại trước các dã thú, hoang thú nhưng nó lại bất lực trước các con trùng li ti bé nhỏ sống tầm gởi nơi thân xác nó. Khi sư tử suy yếu, già bệnh, chính loài trùng này sẽ gặm nhắm nó, rúc rỉa nó lần hồi cho đến lúc chỉ còn là bộ xương trắng hếu. Chính trùng sư tử mới ăn thịt được sư tử. Cũng vậy, kẻ làm cho giáo pháp suy tàn và giáo hội tiêu vong là chính các vị, chính là những tỳ-khưu, những sa-di sống trong giáo hội, tăng đoàn chớ không ai khác. Vậy hãy gìn giữ, phụng hành bảy pháp bất thối, đừng bao giờ biến mình thành những con trùng ăn thịt sư tử, ăn thịt giáo hội và tăng đoàn! Hãy nhớ lấy!(1)

Hôm ấy, cả hơn hai ngàn vị tỳ-khưu, đa phần là thành phần thanh niên và trung niên xuất gia mươi năm trở lại; họ rợn ngợp, rùng mình, lạnh gáy vì thời pháp. Một làn gió vô hình buốt lạnh thổi qua tâm não họ, nhất là câu: Đừng bao giờ biến mình thành những con trùng ăn thịt sư tử, ăn thịt giáo hội và tăng đoàn! Rõ ràng là thời pháp này dành cho họ - chứ không phải với chư vị trưởng lão và đại trưởng lão.

Sáng mờ sương hôm sau, từng đoàn, từng toán sa-môn lại rời núi, đi trì bình khất thực các nơi. Vừa đi, họ vừa ôn gẫm lại thời pháp. Đức Phật và chư vị đại trưởng lão cũng ôm bát vào các thôn lành kế cận.

Rồi suốt ba buổi chiều kế tiếp, đức Phật nhắc nhở chư vị tỳ-khưu hãy xa lánh việc đời, chuyện đời, đừng để chuyện đời, việc đời lôi cuốn. Đừng nên tán gẫu vô ích, không nên say sưa chuyện phiếm. Đừng giải đãi, biếng nhác, ưa thích ăn uống, ngủ nghỉ. Phải biết xa lánh đám đông, đừng quần tụ, la cà với đám đông. Đừng để những dục vọng tầm thường chi phối để làm những việc mà người đời cười chê. Hãy xa lánh bạn bè xấu ác, đừng thân cận với họ và cũng đừng cộng hành với họ. Trong sự tu tập thì chớ dừng lại nửa chừng, không nên bằng lòng với những chứng đắc thấp thỏi, đừng tự mãn kiêu căng về kiến thức cũng như những sở đắc mà mình có được.

Và cũng để củng cố thêm tư cách, phẩm hạnh, lộ trình tu tập cho chúng tỳ-khưu sơ tu, đức Phật giảng thêm bảy pháp căn bản là: Tín, tàm, quý, đa văn, tấn, niệm, tuệ. Ngài cũng nhắc lại bảy yếu tố trên lộ trình giác ngộ, giải thoát ấy là niệm, trạch pháp, tấn, hỷ, an, định và xả. Bảy pháp quán tưởng là vô thường tưởng, vô ngã tưởng, bất tịnh tưởng, nguy hiểm tưởng, xả ly tưởng, vô tham tưởng, diệt tưởng - đức Phật cũng giảng dạy rất chi ly, cặn kẽ. 

Cuối buổi còn lại ở trên núi Gijjhakūṭa, đức Phật lại nhắc nhở chư tỳ-khưu thực hành sáu phép hòa kỉnh – là căn bản để các hội chúng nơi nay nơi kia đưa đến thuận hòa, yên ấm khi chung sống với nhau, không đưa đến ly tan, đổ vỡ.

Trời đã gần tối, mây mù bàng bạc. Đức Phật khẽ đưa mắt nhìn trời rồi nói với tôn giả Ānanda bên cạnh:

- Sớm mai, chúng ta rời núi, về Trúc Lâm tịnh xá. Trời sắp mưa lớn và mưa nhiều ngày.


(1)Chuyện sư tử này lấy ý từ “ Đường xưa mây trắng” của TS Nhất Hạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2020(Xem: 4750)
Chùa Hạnh Nghiêm là nơi trú xứ tu học yên bình của chư Ni trẻ, nằm biệt lập khiêm nhường bên trong khuôn viên rộng lớn, trong đó còn có chùa Trí Nghiêm dành riêng cho chư Tăng như một chỗ dựa tinh thần to lớn và che chở, dìu bước nhau trên bước đường tu học ( ảnh 1, và ảnh chánh điện chùa Hạnh Nghiêm ).
06/10/2020(Xem: 11489)
Giúp Phật hoằng pháp độ quần sanh, Quán sâu Bát-nhã trí tuệ thành. Năm uẩn đều không, trừ nhân ngã, Ba độc dứt rồi hiện Phật, Tăng. Điều tâm, lìa tướng, phá chấp pháp, Bỏ Tiểu theo Đại, đạo viên thành. Hiện tướng tỳ-kheo dạy bảo chúng, Lập thành công lớn chẳng kể công.
27/03/2020(Xem: 4378)
Muốn thành một vị Phật, một người tu hành phải trải qua ba nguyên tắc đào luyện tu tập; nếu không hoàn thành ba nguyên tắc này thì người đó dù ở địa vị nào ở cấp bực nào đem xét nghiệm thì sẽ nhận biết họ không bao giờ được thành Phật.
28/02/2020(Xem: 11809)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
02/01/2020(Xem: 4460)
Một sáng tinh sương ..... Đức Thế Tôn thành đạo . Phiền não đoạn tận, chiến thắng ma quân , Ánh sáng Giác Ngộ lan tỏa đến tha nhân Gieo rắc niềm tin ...khổ đau được chuyển hoá !
24/12/2019(Xem: 4693)
Ngày thành đạo của đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới. Một kỷ nguyên của chánh kiến, thấy rõ thế gian là vô thường và những gì cấu tạo nên nó chỉ là do quan hệ duyên khởi và trống rỗng tự ngã. Những nỗi khổ đau của con người ở trong thế gian không do một ai có thẩm quyền áp đặt, mà chính là do lòng tham dục, tính hận thù và sự kiêu căng nơi tâm họ tạo nên. Tâm cũng vô thường như bất cứ những sự vô thường nào ở trong thế gian, nên những khổ đau của con người không phải là tuyệt lộ. Nó có thể thay đổi khi nhân và duyên của nó được thay đổi. Nhân và duyên làm thay đổi khổ đau của thế giới con người là Bát Thánh Đạo. Thực hành Bát Thánh Đạo, do đức Phật công bố tại vườn Nai, sau khi Ngài thành đạo, trong thời thuyết giảng đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như, tại vườn Nai thì những khổ đau của thế giới con người sẽ bị diệt tận.
24/12/2019(Xem: 6811)
Xưa và nay, trong lịch sử của nhân loại, tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân. Nhờ trải qua các quá trình kham nhẫn, tu, học, và giúp đỡ cho tự thân và tha nhân như vậy, thì họ mới có thể trở thành những nhà khoa học, toán học, văn học, triết học, đạo học, v. v… Bồ-tát Tất-đạt-đa Gautama,[1] một vị đạo Sư tâm linh hoàn hảo, có đầy đủ đức hạnh, từ bi, và trí tuệ, trải qua 6 năm tu khổ hạnh rừng già với năm anh em Ông A-nhã Kiều-trần-như. Sau một thời gian tầm sư học đạo, Bồ-tát, một con người xuất chúng bằng xương bằng thịt, đã tìm ra chân lý bằng cách thiền định tại Bồ-đề-đạo-tràng suốt 49 ngày đêm, và chứng ngộ viên mãn dưới cội cây Bồ-đề. Lúc đó, Bồ-tát trở thành Phật hiệu là Thích-ca-mâu-ni, một đức Phật lịch sử, có mặt trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, được chư thiên và loài người tôn kính, có khả năng đem
24/10/2019(Xem: 7995)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
23/10/2019(Xem: 6337)
Cách đây hai mươi mấy măm về trước, khi chưa bước vào ngôi nhà Phật Pháp.... ( chưa quy y Tam Bảo ) không hiểu sao hai vị Phật tôi thường cầu nguyện và được sự linh ứng nhất là Đức Quán thế Âm Bồ Tát và Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và đặc biệt trong 12 đại nguyện của Phật Dược Sư tôi chỉ thích đọc đi đọc lại nguyện thứ ba, thứ sáu, thứ bảy và thứ tám vì có lẽ lúc ấy tôi chỉ biết lo cho tấm thân làm người nữ và những bịnh tật đau nhức dai dẳng đeo đuổi mãi không thôi.
13/10/2019(Xem: 11330)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567