Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Bảy Phương Pháp Dập Tắt Các Cuộc Tranh Chấp

26/11/201319:33(Xem: 24517)
08. Bảy Phương Pháp Dập Tắt Các Cuộc Tranh Chấp
mot_cuoic_doi_tap_4
Bảy Phương Pháp
Dập Tắt Các Cuộc Tranh Chấp


Sau biến cố tranh chấp ấy, đức Phật và hội đồng trưởng lão đã xét xử vụ việc một cách bao dung, rộng lượng nên không khí thanh bình, yên ổn lan tỏa trong cộng đồng tăng lữ.

Tôn giả Sāriputta cảm giác một niềm vui siêu thoát trong lòng mình; tuy nhiên, lát sau, ngài chợt nghĩ: “Giáo hội càng phát triển, thì những vụ việc phức tạp sẽ theo đó mà phát sanh. Hai nhóm hội chúng kinh và luật tại Ghositārāma chỉ là sự khởi đầu cho những cơn bão to, sóng lớn sẽ xảy ra trong nay mai khi mà chúng phàm tăng ngày càng đông đúc. Chuyện được lợi, mất lợi, chuyện được danh, mất danh; cái ăn, cái mặc, cái ở, vật dụng và thuốc men sẽ chi phối tâm trí của những kẻ sơ tu, nó tạo nên sự bất hòa. Và đấy chính là nguyên nhân của các cuộc tranh chấp (Adhikaraṇa), tố tụng, kiện cáo trong tương lai. Làm thế nào, có tiêu chí nào, có phương pháp gì có thể có khả năng dập tắt chúng, yên lặng chúng (Samatha) hoặc đem lại sự hòa giải tốt đẹp giữa vị này, vị kia, giữa nhóm này và nhóm khác? Tất phải có chứ? Tất phải có chứ?”

Nghĩ thế xong, tôn giả Sāriputta đi tìm gặp tôn giả Moggallāna trình bày lại những điều mà mình vừa ưu tư rồi kết luận:

- Vậy cả hai chúng ta, chư vị trưởng lão có thể mở một hội nghị, thảo luận về nội dung trên, đưa ra những tiêu chí, những phương pháp hòa giải, sau đó đệ trình lên đức Thế Tôn xin ý kiến của ngài, được chăng?

- Vâng, được lắm! Và chúng ta nên lấy lại cái “sườn” hôm hai tôn giả Upāli và Mahā Kassapa vấn và đáp. Lấy cái đó làm tiền đề cơ sở.

- Đúng vậy! Từ những điểm cô đọng và chuẩn mực ấy, chúng ta có thể phanh lần ra sẽ có ngay một nội dung khả dĩ.

Thế rồi, chiều hôm sau, một cuộc họp giới hạn của các vị trưởng lão tôn túc diễn ra tại đại giảng đường tịnh xá Kỳ Viên, họ lấy ý kiến của hai vị đại đệ tử để bàn thảo. Ai cũng công nhận đề xuất ấy là chơn chính, là hữu lý, xác đáng.

Hai vị trưởng tử làm chủ tọa.

Hội đồng đã làm việc nghiêm túc và nhiệt tình. Cứ sau một điều được đưa ra, các vị trưởng lão có thể góp ý thêm bớt. Nguyên tắc làm việc là như vậy. Ví dụ, điều thứ nhất, tôn giả Sāriputta đưa ra: “Những vụ việc, sự kiện cụ thể về việc bất hòa để xảy ra tranh chấp như thế nào thì phải được phát biểu trung thực trước đại chúng, với sự có mặt của cả hai bên” thì đã được hội đồng đặt câu hỏi như sau:

- Đại chúng ấy là đại chúng nào? Một hội đồng giám luật hay chỉ cần bốn vị tỳ-khưu cao hạ đại diện?

- Có cần xác định cái gọi là “hai bên” ấy không? Hai bên là bên nguyên cáo, bên bị cáo(1)tức là bên khởi tố trước tăng và bên kia là thủ phạm bị thưa kiện; hay là hai phe như nhóm kinh và nhóm luật vừa rồi, họ đề cử hai đại diện?

- Chúng ta để ý cụm từ “phát biểu ra trước đại chúng”. Có trường hợp, người ta tùy tiện phát biểu, nhưng lại có tính cách cá nhân, riêng tư, một chiều, nghiêng hẳn về một bên thì càng gây nên xáo trộn, bất hòa, tạo thêm hố ngăn cách?

Hội đồng thấy những câu hỏi ấy là xác đáng, cuối cùng, điều thứ nhất được mọi người góp ý chỉnh sửa chặt chẽ lại.

Điều thứ nhất:Hành xử luật với sự hiện diện của đại chúng (Sammukhāvinayo)(1).

“- Tất cả những phát biểu về cuộc tranh chấp phải được nói ra trước đại chúng đang hiện diện (sammukhā) tối thiểu là bốn vị tỳ-khưu trưởng thượng đại diện tăng với sự có mặt của cả hai bên, bên nguyên, bên bị. Tránh những ý kiến cá nhân, riêng tư, một chiều dễ gây mầm mống xích mích, xáo trộn, chia rẽ”.

Điều một này được tôn giả Sāriputta tuyên đọc một lần, tôn giả Moggallāna đọc lại lần thứ hai, tôn giả Ānanda lặp lại lần thứ ba. Thấy hội đồng đều im lặng, vậy là điều một ấy được thông qua.

Qua điều thứ hai, cũng làm việc tương tợ như trên, cuối cùng, điều thứ hai được tuyên đọc ba lần.

Điều thứ hai:Hành xử luật do sự hồi tưởng của trí nhớ (Sativinaya)(2).

“- Cả hai phía lúc phát biểu phải lấy sự trung thực làm đầu. Bên nguyên nói trước, bên bị(3)nói sau. Phải hồi tưởng lại theo trí nhớ (sati) của mình cho chính xác vụ việc, sự kiện đã xảy ra. Nên trình bày cặn kẽ, chi tiết, nếu có bằng cớ xác thự, người chứng hay vật chứng thì càng tốt. Đại chúng hoặc đại diện tăng sẽ yên lặng, chú tâm lắng nghe cả hai bên để nắm bắt vấn đề cho chân xác”.

Tương tợ như vậy, sau đó, hội đồng đúc kết:

Điều thứ ba: Hành xử luật khi bên bị không điên cuồng, không tâm thần (Amūḷhavinayo)(1).

“- Cả hai bên đều phải biết tôn trọng mục đích là tìm ra sự thật để có biện pháp hàn gắn, hòa giải nên những thái độ như chấp thủ, bảo lưu, ngoan cố, cứng đầu, ngu si (muddha) sẽ được xem như là phản ứng nghịch, tiêu cực và thiếu thiện chí xây dựng. Trong trường hợp đương sự nêu lý do mình bị biến loạn tâm thần, ngu dốt không hay biết hoặc vô tâm, vô ý thì đại chúng phải thẩm sát điều ấy để xét xử cho phân minh. Có thể gia giảm, mức án nhẹ hoặc tha tội cho bị cáo khi thấy có bằng cớ xác đáng”.

Điều thứ tư: Hành xử luật theo tội đã tự thừa nhận (Paṭiññātakaraṇavinayo)(2).

“- Có thể mỗi bên nên tự mình nói ra, thành thật thừa nhận sự sai lầm, khiếm khuyết, nhược điểm, yếu kém hay vô tâm, vô ý của mình mà không cần ai hạch hỏi. Tự nhận lỗi mình là thái độ hiểu biết sẽ làm cho không khí bất hòa, tranh chấp không còn căng thẳng nữa, tạo môi trường mát mẻ cho đối phương giảm nhiệt. Đây chính là tiền đề thuận lợi cho việc hòa giải mọi cuộc tranh cãi, tranh chấp.

Điều thứ năm: Hành xử luật thuận theo sự biểu quyết của đa số (Yebhuyyasikāvinayo)(3).

“- Sau khi cả hai bên thấy rõ lỗi lầm, sai phạm của mình, đều tỏ thiện chí cải sửa, thay đổi, tự hối, đại chúng chứng kiến sự thật ấy phải biểu quyết bằng đa số (Yebhuyyasikā)”

Điều thứ sáu: Hành xử luật theo tội danh của vị ấy (Tassapāpiyasikāvinayo)(4}.

“- Tội án, tội tướng, tội danh (Pāpiyasikā) như thế nào, cách thức hối cải như thế nào phải đọc lên rồi hỏi lại ba lần để cho toàn thể đại chúng (tăng) nghe. Nếu tất thảy mọi người đều im lặng thì được xem như tăng đã đồng thuận, sẽ y như án ấy mà xét xử. Trong trường hợp này, các đương sự không có quyền phản đối, phải tuân hành thực thi án lệnh, tin tưởng hoàn toàn vào xử sự, phán quyết đúng đắn của tăng”.

Điều thứ bảy: Hành xử luật như dùng cỏ lấp lên bùn (Tiṇavatthārakavinayo)(1).

“- Trong những cuộc hội họp quan trọng có cả hai phía để giải quyết tranh chấp thì tăng nên chỉ định mỗi bên một vị trưởng lão cao hạ, đức độ, uy tín để bảo trợ. Chính hai vị này là linh hồn của cuộc hòa giải. Các ngài chỉ từ ái lắng nghe, thường không đóng góp ý kiến gì, nhưng nếu các ngài có đưa ra lời giáo giới, nhắc nhở nào thì đấy đều là những lời vàng ngọc, là kim chỉ nam định hướng, là viên thuốc làm giảm nhẹ vết thương, là năng lượng cảm thông và tha thứ; nó như phủ một lớp cỏ lên bùn lầy (Tiṇavatthāraka) để mọi người bước lên khỏi bị dính chân. Nhờ vậy, cả hai phía đều chịu nghe lời để bỏ qua những tình tiết không đáng kể, bản án trở nên mềm dẻo, tạo cho cuộc hòa giải trở nên nhẹ nhàng và mát mẻ”.

Ba hôm sau, bảy điều lệ hay bảy phương pháp dập tắt, làm cho yên lặng (samatha) hoặc hòa giải các cuộc kiện cáo, tranh chấp (adhikaraṇa) này được đệ trình lên đức Thế Tôn do tôn giả Ānanda tuyên đọc. Đức Phật chăm chú lắng nghe, dường như là ngài không bỏ sót một từ nào, kể cả sự liền lạc, đan kết giữa các câu cú, mệnh đề.

- Được rồi! Đức Phật gật đầu - Như Lai khen ngợi các ông đã có trí và có tâm đóng góp bảy điều căn bản cho các cuộc tranh chấp sau này. Là tiêu chí để hòa giải đấy. Hay lắm! Hãy cho tuyên bố rộng rãi đi các nơi để làm y chỉ cho đại chúng. Và bảy điều này phải được đưa vào luật giới để hoàn thiện chúng dần dần.

Yên lặng một chút, chợt đức Phật hỏi:

- Suốt mười mùa hạ an cư, chúng ta chế định có được tất thảy bao nhiêu học giới rồi, này Sāriputta?

- Có tôn giả Upāli ở đây, bạch đức Thế Tôn!

- Bạch! Ngài Upāli nói - Đệ tử sẽ đệ trình các điều khoản, các tiểu mục và những chi tiết sau, nhưng tóm lại, đức Thế Tôn đã chế định được 87 điều cho tăng và 117 điều cho ni rồi!

- Tốt! Ông hãy phân ra các tiểu mục cho rõ ràng. Hôm nào, Như Lai sẽ triệu tập một đại hội, mời thỉnh tất cả các vị A-la-hán, tăng và ni, tuyên đọc lại để mọi người cùng góp ý, bổ sung thêm.

Đại chúng cúi đầu, y chỉ, phụng hành.



(1)Mượn thuật ngữ ngày nay cho dễ hiểu.

(1)Tàu dịch và âm là “hiện tiền tỳ-ni”.

(2)Tàu dịch là “ức niệm tỳ-ni”.

(3)Mượn từ “nguyên” và “bị” thời nay cho dễ hiểu.

(1)Tàu dịch là “bất si tỳ-ni”.

(2)Tàu dịch là “tự ngôn tỳ-ni”.

(3) Tàu dịch là “đa ngữ tỳ-ni”.

(4} Tàu dịch là “tội xứ sở tỳ-ni”

(1)Tàu dịch là “thảo phú địa tỳ-ni”.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2013(Xem: 5982)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
10/04/2013(Xem: 7341)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8198)
Cùng với thời gian vô cùng tận, không gian vô biên tế, cái đẹp cũng tồn tại với một ý nghĩa rất bao la mà con người khó có thể khám phá cho thật tường tận bằng tri thức của mình. Cuộc đời đức Phật là cả một lịch sử hùng tráng hướng đến tìm kiếm cái đẹp và xây dựng lý tưởng cái đẹp trong cuộc đời. Giáo lí được Ngài thiết lập là một hệ thống mỹ học thể nghiệm nội tại, có ý nghĩa vô cùng phong phú đối với đời sống nhân sinh.
08/04/2013(Xem: 5510)
Có một cuộc hành trình hùng tráng và vi diệu đã được thực hiện trong chính thế gian này mà lịch sử nhân loại đã đón chào và ghi nhận như một niềm tự hào về tư tưởng. Đây là một bản thiêng hùng ca hơn cả những sử thi huyền thoại vì mang giá trị thật hoàn toàn chứ không hề vẽ tô một chút sắc màu hư cấu. Đó chính là cuộc hành trình đi tìm nguồn sáng tâm linh của đức Phật.
08/04/2013(Xem: 4680)
Chẳng biết tự bao giờ, bài thơ ấy đã in sâu vào trong tâm khảm của tôi. Mỗi lần nhắc lại, tôi không sao tránh khỏi niềm cảm xúc trào dâng. Nửa thương cho người xưa, nửa buồn cho thân mình cũng nhiều nghiệp chướng, tại gia cha mẹ chia lìa, anh em phân tán, xuất gia quá đỗi muộn màng ! Vì sao ?
08/04/2013(Xem: 10915)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 4143)
Hướng về cuộc hành trình vi diệu của Đức Phật để chúng ta dũng tiến trên con thuyền thực nghiệm tâm linh. Nó sẽ đưa chúng ta vượt qua những lượn sóng ngại khó, cầu an, bỏ lại phía sau những chiếc đảo hoang danh lợi, sớm cập bến bờ chinh phục nội tâm.
08/04/2013(Xem: 4774)
Ngày Phật Thành đạo năm nay, chúng ta được về Bồ-đề Đạo Tràng, nơi đức Phật thành đạo, để ôn lại ngày lịch sử thiêng liêng ấy, và cùng thảo luận chuyên về về đức Phật và ngày thành đạo của Ngài. Nhân đây tôi cũng xin được nói lên vài suy nghĩ của mình về đức Phật lịch sử và đức Phật tôn giáo.
08/04/2013(Xem: 4677)
Các biến cố quan trọng trong những năm tháng cho đến khi Ngài Sakya Gotama Siddhatta (Thích Ca Cồ Đàm Sĩ đạt đa) thành đạo tựu viên mãn Phật quả để được gọi là Sakya Buddha được ghi chép đa dạng bỡi những trường phái khác nhau . . .
08/04/2013(Xem: 3921)
Ngày Thành Đạo chính là giờ phút huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, ngày mà cách đây hơn 25 thế kỷ, trong núi Tượng Đầu chim hòa nhạc, hoa quyện hương, nắng dệt tơ vàng cùng với nỗi hân hoan của muôn ngàn vũ trụ cung nghinh Đức Thế Tôn lúc đạo quả viên thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567