Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

BÀN VỀ MỘT LUẬN ĐIỂM CỦA H.W. SCHUMANN

18/05/201321:27(Xem: 7315)
BÀN VỀ MỘT LUẬN ĐIỂM CỦA H.W. SCHUMANN
Buddha_7

BÀN VỀ MỘT LUẬN ĐIỂM CỦA H.W. SCHUMANN
trong tác phẩm Đức Phật lịch sử


Luận điểm: Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử.

Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào kiến thức Phật học của độc giả cùng Phật tử Việt Nam(2).

Tuy nhiên, sau nhiều lần đọc và khi chiêm nghiệm sâu thêm về một số luận điểm táo bạo của tác giả được đề cập trong tác phẩm, trong tôi xuất hiện một vài trăn trở, quan ngại. Đặc biệt, chúng tôi thật sự choáng ngợp khi phát hiện luận điểm của H.W. Schumann liên quan đến vấn đề biết đọc, biết viết của Đức Thế Tôn qua đoạn văn sau: Thái tử Siddhattha có biết đọc hay không, điều này không được chắc chắn. Một truyền thuyết về sau quả có kể chuyện thái tử làm kinh ngạc thầy giáo của mình vì cách thái tử học thông thạo các mẫu tự Ấn Độ rất dễ dàng, nhưng thực ra trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(3).

Bằng trực giác khoa học, chúng tôi cho rằng, luận điểm trên của H.W.Schumann cần phải nghiêm túc xem xét lại. Với những tư liệu thu nhặt qua quá trình khảo sát kinh, luật theo văn hệ Pāli; cộng với những thành tựu từ các ngành khảo cổ được thông tin rộng rãi, chúng tôi cố gắng tiếp cận vấn đề với tâm thế lịch sử, khách quan, nhằm làm sáng tỏ những tồn nghi xoay quanh cuộc đời của Đấng Giác Ngộ.

Nền tảng giáo dục của thái tử Siddhartha qua kinh điển và tư liệu khảo cổ

Thái tử Siddhartha vốn là người siêng năng học hỏi. Cơ sở của quan điểm này có liên quan đến một trong ba mươi hai tướng của bậc đại trượng phu. Theo kinh Trường bộ, Như Lai trước làm người, Ngài siêng năng học hỏi, nghề nghiệp, mọi kỹ thuật, học thuật, oai nghi hay hành động(4).Hơn thế nữa, theo Đức Phật, một trong những điềm lành với người cư sĩ tại gia, là phảiHọc nhiều, nghề nghiệp giỏi/ Khéo huấn luyện học tập(5).Từ hai cơ sở vừa trình bày đã cho thấy, việc chú tâm học tập trong mọi lãnh vực xã hội, cũng là điều được Đức Phật quan tâm.

Trên phương diện khảo cổ, từ kết quả khai quật ở các khu vực nghệ thuật điêu khắc Gandhara, các nhà khoa học đã phát hiện những tư liệu quan trọng, liên quan đến việc học tập của thái tử Siddhartha.

Thứ nhất, đó là phù điêu mang ký số PM_02736 có niên đại thế kỷ 2-3 A.D. Đây là một phần của bức phù điêu mô tả Thái tử Siddhartha cưỡi một con cừu trưởng thành (ram)đi học với các tùy tùng xung quanh (Ảnh 1)(6).

Thứ hai, là bức phù điêu mang ký số PM_02737, có niên đại thế kỷ II-III A.D. Bức phù điêu mô tả thái tử đang ở trong lớp học có thầy dạy, có bảng viết và có cả bình nước. Hình ảnh thái tử cầm bình nước dùng để rảy nước lên tay dường như là một trong những nghi lễ truyền thống, trong ngày đầu đến lớp. (It may be that pouring water from a water pot onto the hands was one of the tradition of the first day in the school)(7).

Thứ ba, đó là bức phù điêu mang ký số PM_01939 có niên đại từ thế kỷ II-III A.D. Bức phù điêu bị vỡ một phần nhưng có thể thấy rõ Thái tử Siddhartha đang ngồi ở giữa lớp học, với một tay đang cầm bảng viết (writing tablet) (Ảnh 2)(8).

Theo Hajime Nakamura: Một số bức phù điêu phác họa việc học của Ngài vẫn tồn tại, đáng chú ý vì bức tranh cho thấy các ngôi trường thời ấy. Chắc hẳn Đức Thích Ca đã nghe giảng bài cùng các bạn học, đám trẻ đều kê các tấm bảng viết lên đầu gối. Học kinh Vệ-đà chỉ cần nhớ thuộc lòng các thánh điển, vì vậy các học cụ để viết đều không cần thiết. Tuy nhiên, sự học của Đức Thích Ca lại có tính thực tiễn và cần được viết ra. Có lẽ Ngài đã học những điều hoàn toàn khác về nội dung với việc học Vệ-đàcủa các Bà-la-môn. Đáng chú ý thêm là các vị soạn giả Ấn Độ cổ đại đã miêu tả Đức Thích Ca đi đến trường học, thay vì được gia sư dạy riêng tại cung vua. Ở đây ta có thể suy đoán, sự truyền bá sự thật lịch sử xảy ra trước sự thần thánh hóa Đức Phật(9).

Trở lại với luận điểm của H.W. Schumann, khi ông ám chỉ một truyền thuyết về sau(10)được xem như các bản kinh hay các tác phẩm viết về cuộc đời Đức Phật, mà nội dung chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại. Cơ sở quan điểm này của H.W. Schumann căn cứ vào kinh Phổ diệu(Lalitavistara) và các kinh văn cùng thể loại.

Khảo sát về niên đại của những tác phẩm này cho thấy: Lalitavistara (Winternitz, cho rằng vào đầu thế kỷ thứ I A.D, nhưng một số quan điểm khẳng định bản kinh này xuất hiện rất muộn, thời đại nhà Đường); kinh Thái tử thụy ứng bản khởi (229-280 A.D); Buddhacarita, (397-439 A.D); kinh Phổ diệu (265-316 A.D); Phật bản hạnh tập(559-560); kinh Phương quảng đại trang nghiêm cũng được gọi là kinh Thần thông du hý (683 A.D); kinh Quá khứ hiện tại nhân quả (394-468 A.D)... tất cả những tư liệu vừa dẫn có niên đại xuất hiện khá muộn và không có dấu hiệu ảnh hưởng hay liên quan đến những bức phù điêu được phát hiện kể trên.

Trong khi đó, những bức phù điêu chuyên chở thông tin liên quan đến việc học của thái tử Siddhartha đều có niên đại rất sớm, từ thế kỷ thứ II-III A.D. Đây là những cơ sở đầu tiên để bảo chứng rằng, việc học chữ và viết chữ của thái tử Siddhartha là sự thật được lưu truyền khá sớm và được ghi nhận bởi di vật lịch sử.

Ngôn ngữ và chữ viết trong kinh điển

Thời Phật đã có ngôn ngữ và chữ viết. Đây cũng là sự khẳng định của chính tác giả H.W.Schumann(11). Kinh tạng Nikāyađã cung cấp nhiều bằng chứng, nhiều dấu hiệu liên quan đến vấn đề ngôn ngữ và chữ viết.

1. Vấn đề ngôn ngữ

Trước hết, theo tác phẩm Cullagaga, có hai vị Tỳ-kheo xuất thân từ dòng dõi Bà-la-môn muốn hoán chuyển lời dạy của Đức Phật sang dạng có niêm, luật (Chandaso). Đức Phật không cho phép và ban lời huấn thị: Này các Tỳ-kheo, không nên hoán chuyển lời dạy của chư Phật sang dạng có niêm luật; vị nào hoán chuyển thì phạm tội dukkata (tác ác). Này các Tỳ-kheo, Ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)(12).

Theo Étienne Lamotte(13), có sáu bản luật tạng cùng đề cập đến câu chuyện này, và vấn đề được sự quan tâm thảo luận của đông đảo giới nghiên cứu, xoay quanh hai cụm từ ChandasSakāya niruttiyā.

Từ tư liệu của Étienne Lamotte vừa dẫn ở trên cho thấy, với cụm từ Chandas, ngài Buddhaghosa giải thích rằng, đó là phương thức thể hiện của một dạng ngôn ngữ tối ưu, như Vệ-đà chẳng hạn. (Vedam viya sakkatabhāsāya vācanāmaggo).Theo Rhys Davids và Oldenberg, thì đó là một thể Phạm thi (Sanskrit Verse).Theo, J. Filliozat đó là một dạng thi ca của Vệ-đà.

Cũng theo Rhys Davids, Oldenberg và Edgerton thì cụm từ sakāya niruttiyāđược hiểu là phương ngữ của riêng mình. Theo S. Lévi thì theo cách nói của mình. Và, theo quan điểm của Étienne Lamotte thì từ niruttiyācòn được hiểu không chỉ là một cách thức phát âm mà còn là phương ngữ của vùng miền(14).

Từ những quan điểm khu biệt của các nhà nghiên cứu Phật học thấy, Đức Phật không cho phép chuyển đổi giáo pháp của Ngài sang dạng có âm điệu trầm bổng như nghi quy trì tụng kinh điển Vệ-đà, đồng thời qua đó Ngài cũng cho phép học trò có thể học hỏi giáo pháp bằng phương ngữ của riêng mình.

Quan điểm này cũng được tìm thấy trong kinh Vô tránh phân biệt, thuộc tập 3 kinh Trung bộ,theo bản dịch của HT.Thích Minh Châu(15): Ở đây, này các Tỳ-kheo, trong nhiều quốc độ, người ta biết (những chữ) Pati... Patta... Vittha... Sarava... Dharopa... Pona... Pisila. Như vậy, như họ biết trong các quốc độ ấy những chữ là như vậy, như vậy, có người lại làm như vậy, kiên trì chấp thủ, chấp trước và nói: “Chỉ như vậy là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là chấp trước địa phương ngữ, là đi quá xa ngôn ngữ thường dùng.

Theo bản Anh ngữ của Tỳ-kheo Nanamoli, phân đoạn liên quan đến ngôn ngữ được dẫn từ kinh Arana-vibhanga nhằm mô tả cái bát (bowl), theo Étienne Lamotte, thì đó là khí cụ (utensil),nhưng ở mỗi địa phương có nhiều cách gọi khác nhau như: Pāti, Patta, Vittha, Sarāva, Dhāropa, Pona, Pisila. Căn cứ vào hai nghĩa Pāti và Patta, chúng tôi có thể khẳng định rằng, đó là cái bát.

Trên một phương diện khác, theo Mahavagga, để hội chúng Tỳ-kheo trang nghiêm trong nghĩa hiện thực, cụ thể, Đức Phật không cho phép xuất gia đối với một số hạng người có căn thân không đầy đủ hoặc bị cố tật, dị hình. Trong ba mươi hai trường hợp không được phép xuất gia, có trường hợp: không nên cho người bị cáo thị tầm nã xuất gia(16).Điều này đã chuyên chở một thông tin quan trọng, đó là việc đọc được các bảng cáo thị do vương quan ban hành, là điều không quá khó đối với chư Tăng cũng như Đức Phật.

Người xuất gia là kẻ vì hạnh phúc của số đông, an lạc cho số đông. Muốn thực hiện được điều đó thì cần phải hội đủ nhiều điều kiện. Một trong những điều kiện đó được Đức Phật dạy rõ qua kinh Tăng chi: Những Tỳ-kheo nào, này các Tỳ-kheo, tùy thuận cả văn và nghĩa, bằng cách nắm giữ đúng đắn các kinh điển và những văn tự thích ứng, thì những Tỳ-kheo ấy, này các Tỳ-kheo, chịu trách nhiệm về hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, hạnh phúc, và an lạc cho chư Thiên và loài Người(17).

Từ cơ sở kinh, luật vừa dẫn ở trên, đã làm sáng tỏ một vấn đề: trong thời Đức Phật, đã xuất hiện nhiều dạng thức ngôn ngữ và Đức Phật biết rõ cũng như đọc được nhiều dạng thức ngôn ngữ khác nhau. Đây cũng là khẳng định của Étienne Lamotte: Như Lai có thể diễn tả những gì Ngài muốn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào(18).

Tựu trung, ngôn ngữ thường được thể hiện qua hai dạng thức nói và viết, việc nhận biết, am tường nhiều thể loại ngôn ngữ cũng như đọc được các bảng cáo thị, là điều hoàn toàn có cơ sở để khẳng định việc biết đọc của một con người.

2. Vấn đề chữ viết

Theo nghiên cứu của Étienne Lamotte, kinh điển được ghi lại bằng văn bản lần đầu tiên do một nhóm các vị Tỳ-kheo tại Aluvihara, gần Mātale, vào năm 454 sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn (35-32 B.C)(19); thế nhưng vấn đề chữ viết trước đó đã được đề cập khá nhiều trong kinh và luật tạng.

Thứ nhất, theo kinh Trường bộ,vấn đề chữ viết xuất hiện trong cả hai bản kinh Phạm võngvà kinh Sa môn quả. Theo kinh, trong những thú vui giải trí mà người đệ tử xuất gia của Phật không tham gia có trò chơi đoán chữ viết thiếu trên không hay trên lưng(20).

Thứ hai, theo kinh Tăng chi, khi đề cập đến thái độ của ba hạng người xuất hiện trên cuộc đời, Đức Phật đã liên hệ đến chữ viết. Theo Đức Phật, hạng người dễ phẫn nộ và sự phẫn nộ được nuôi giữ lâu dài được gọi là hạng người như chữ được viết trên đá. Người dễ phẫn nộ và phẫn nộ không lâu dài được gọi là hạng người như viết chữ trên đất. Hạng cuối cùng, dù bị nói một cách thô lỗ, cộc cằn, ác độc… nhưng tâm tư của người đó luôn hòa ái, thân thiện, hoan hỷ…thì được gọi là hạng người như viết chữ trên nước(21).

Thứ ba, trong kinh Phật tự thuyết, trong một vài cuộc hội họp, tán gẫu, các Tỳ-kheo tranh cãi nhau về sự tối ưu trong nghề nghiệp của con người. Trong những nghề được đưa ra tranh luận, thì có Tỳ-kheo cho rằng nghề in ấnlà nghề tối thượng, hoặc là nghề viết bàilà nghề tối thượng. Khi biết được việc này, Đức Phật cho đó là phiếm đàm và nhân đó ban lời huấn thị: Này các Tỳ-kheo, chuyện này thật không xứng đáng cho các thầy... khi các thầy ngồi hội họp với nhau, có hai công việc cần phải làm: Nói pháp hay giữ im lặng của bậc Thánh(22).

Thứ tư, theo Cullavagga, khi các Tỳ-kheo Assaji và Punabbasuka thường trú tại vùng Kitāgiri không nỗ lực tu tập mà hành xử như người thế tục, biểu hiện qua việc trồng hoa để tặng người vào đam mê trong các trò giải trí của thế tục. Trong những trò vui mà họ tham gia thì có trò chơi đố chữ, trò chơi đoán ý.Đức Phật đã huấn thị hai Tôn giả Sāriputta và Moggallāna đuổi các vị Tỳ-kheo này rời ngay khỏi vùng Kitāgiri(23).

Thứ năm, theo Mahavagga, trong những toan tính thế tục của các bậc làm cha mẹ, sợ con cái nghèo khổ, thiếu đói sau khi họ qua đời, có đề cập đến chữ viết. Chuyện kể rằng, gia đình Upāli trong thành Rajagaha có suy nghĩ: Có phương kế gì để sau khi chúng ta từ trần, Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc? Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli có thể học chữ viết, như thế sau khi chúng ta từ trần Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc”. Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli học chữ viết thì các ngón tay sẽ bị đau…Nên chăng gửi Upāli xuất gia làm Sa-môn Thích tử”.Đây là động cơ xuất gia không tốt và được Phật có những răn nhắc kịp thời(24).

Từ năm luận cứ được nêu dẫn ở trên đã cho thấy, các dạng chữ viết đã lưu dấu ấn rất rõ trong kinh và luật tạng thuộc văn hệ Nikāya. Việc cấm các Tỳ-kheo không được chơi chữ và viết chữ là cơ sở thứ nhất chứng minh việc Đức Phật có khả năng đọc được chữ và viết được chữ. Đặc biệt, khi đưa ra hình ảnh ba hạng người như ba hạng chữ viết, được Đức Phật đề cập trong kinh Tăng chi, đã cho thấy, chỉ có người biết viết chữ và viết trên nhiều chất liệu, mới có thể thấy rõ những đặc tính khác nhau trong chữ viết.

Kết luận

Mặc dù mãi đến hôm nay, các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện bất kỳ một tư liệu kinh điển bằng chữ viết trong thời Đức Phật, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để khẳng định rằng, Đức Phật không biết đọc, biết viết. Vì lẽ, cùng thời với Đức Phật, tức thế kỷ thứ VI B.C, chữ viết cũng như văn phạm tiếng Sanskrit đã được nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Pānini lưu lại bằng văn bản với tác phẩm Ashtadhyayicòn lưu lại đến ngày nay(25). Ngành truyền thông Ấn Độ vào năm 2004 đã vinh danh cống hiến của Pānini bằng một phác họa hình ảnh của ông trên tem khá ấn tượng.

Thái tử Siddharttha, một vị hoàng nam được sanh ra trong một tầng lớp cao của xã hội thời đó, lẽ tất nhiên sẽ nhận được thành quả giáo dục cao nhất của thời đại. Với những tư liệu căn cứ vào thành quả của ngành khoa học khảo cổ, cộng với những bằng chứng xác thực dựa trên các kinh, luật thuộc văn hệ Pāli mà chúng tôi đã trình bày, đã minh chứng rằng, đã có nhiều dấu hiệu liên quan đến việc biết đọc biết viết của Đức Phật. Do đó, luận điểm: Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử.

Chú thích

(1)H.W. Schumann, Đức Phật lịch sử,Trần Phương Lan dịch, NXB. TP. HCM, 2000.

(2)Sđd,tr.8.

(3)Sđd,tr.72. Tham chiếu: Schumann, H.W., The Historical Buddha - The Time, Life and Teachings of the Founder of Buddhism,(Delhi: Motilal Banarsidass, 2004), p.22. Source: Whether Siddhiarttha could read is uncertain. A later legend indeed tells how he astonished his teacher by the ease with which he mastered the Indian alphabets, but in fact the PāliCanon gives no indication that the Buddha was literate.

(4)ĐTKVN, kinh Trường bộ, tập 2, kinhTướng,VNCPHVN, 1991, tr.498.

(5)ĐTKVN, kinh Tiểu bộ,tập 1, kinh Tập, kinhĐiềm lành lớn,NXB. TP. HCM, 1999, tr.549.

(6)Ihsan Ali - Muhammad Naeem Qazi, Gandharan Sculptures in the Peshawar Museum (Life Story of Buddha), (Pakistan: Hazara University Mansehra NWFP, 2008), p.68.

(7)Ibid,p.69.

(8)Ibid,p.70.

(9)Hajime Nakamura,Đức Phật Gotama - Một tiểu sử căn cứ vào những bản kinh uy tín nhất,Trần Phương Lan, dịch, NXB. Phương Đông, 2011, tr.125. Tham chiếu: Hajime Nakamura, Gotama Buddha, A Biography Based on the Most Reliable Texts,(Japan-Tokyo: Kosei Publishing Co., 2000), p.90.

(10)H.W. Schumann, Đức Phật lịch sử,Trần Phương Lan dịch, NXB. TP. HCM, 2000, tr.71-72.

(11) Sđd.

(12)Cullagga, tập 2, chương Các tiểu sự, Việc chuyển đổi lời dạy của Đức Phật sang dạng có niêm luật, đoạn 180. Bản dịch tiếng Việt của Tỳ-kheo Indacanda. Tham chiếu: The Book of the Discipline(Vinaya Pitaka), Volume V (Cullavagga V), Translated by I.B Horner, M.A, (London: Luzac & Company LTD, 1963), p.194. Source: Monks, the speech of Awakened One should not be given in metrical form. Whoever (so) give it, there is an offence of wrong-doing. I allow you, monks, to learn the speech of Awakened One according to his dialect.

(13)Lamotte, Étienne., History of Indian Buddhism,(Paris: Institut Orientaliste Louvain-La-Neuve, 1988), p.555.

(14)Ibid, pp.552-553.

(15)ĐTKVN, kinh Trung bộ,tập 3, kinh Vô tránh phân biệt,VNCPHVN, 1992, tr.536-537.

(16)Mahavagga, chương Trọng yếu, tụng phẩm thứ tám, không nên xuất gia cho kẻ cướp bị cáo thị tầm nã. Đoạn 103. Bản dịch tiếng Việt của Tỳ-kheo Indacanda.Tham chiếu: The Book of the Discipline (Vinaya Pitaka), Volume IV (Mahavagga I), Translated by I.B Horner, M.A, (London: Luzac & Company LTD, 1971), p.94. Theo chú thích của I.B. Horner, cáo thị có thể viết trên lá cây cọ (palm- leaves), trên tấm bảng bằng kim loại hay tấm bảng bằng gỗ.

(17)ĐTKVN, KinhTăng chi,chương Hai pháp, phẩm Tâm thăng bằng, kinhĐất, VNCPHVN, 1996, tr.132.

(18)Lamotte, Étienne., History of Indian Buddhism,(Paris: Institute Orientaliste Louvain-La-Neuve, 1988), p.551. Source:The Tathagata can express everything he wishes in any language whatever.

(19)Ibid, p.558.

(20)ĐTKVN, kinhTrường bộ, tập 1, kinh Phạm võng,VNCPHVN, 1991, tr.20; Xem thêm, ĐTKVN, kinh Trường bộ, tập 1, kinhSa môn quả,VNCPHVN, 1991, tr.126. Với W.T. Rhys Davids, trong tác phẩm Buddhist India, chapter VII, gọi là Akkharikā

(21)ĐTKVN, kinh Tăng chi, chương ba pháp, phẩm Kusinaga, kinhChữ viết trên đá, trên đất, trên nước, VNCPHVN, 1996, tr.517-518.

(22)Kinh Tiểu bộ, kinhPhật tự thuyết.Ud.31.

(23)Cullavagga,tập 1, chương Hành sự, hành sự xua đuổi, đoạn 84-87. Bản dịch tiếng Việt của Tỳ-kheo Indacanda.Tham chiếu: The Book of the Discipline(Vinaya Pitaka), Volume V (Cullavagga I), Translated by I.B Horner, M.A, (London: Luzac & Company LTD, 1963, p.15. Source: they played a game of guessing at letter…a mind-reading game.

(24)Mahavagga,chương Trọng yếu, tụng phẩm thứ tám, câu chuyện về nhóm mười bảy thiếu niên: không cho tu bậc trên người dưới hai mươi tuổi. Đoạn 111. Bản dịch tiếng Việt của Tỳ-kheo Indacanda. Tham chiếu: The Book of the Discipline (Vinaya Pitaka), Volume IV (Mahavagga I), Translated by I.B Horner, M.A, (London: Luzac & Company LTD, 1971), p.96-97. Source: Then it occurred to Upāli’ s parents: “But if Upāli learns writing his fingers will become painful.

(25)Ashtadhyayi of Pānini, translated by Sumitra M. Katre, (Delhy: Motilal Banarsidass, 1989), p.20.

(26)H.W.Schumann, Đức Phật lịch sử,Trần Phương Lan, dịch, NXB. TP.HCM, 2000, tr.72.

Chúc Phú

ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ (The Historical Buddha) H.W. Schumann (1982) - Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2012(Xem: 3254)
Đức Thế Tôn thành đạo bằng con đường nào? Bằng con đường chí thiện, có nội dung đoạn trừ các lậu hoặc, để thành tựu Niết-bàn và giáo hóa chúng sanh. - Điểm Đến Chí Thiện Sau những ngày từ bỏ vương cung, cạo bỏ râu tóc, mặc áo hoại sắc, làm người xuất gia, Thế Tôn nói: “Mặc dù cha mẹ không bằng lòng, than khóc nước mắt đầy mặt, ta vẫn cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống đời sống thoát ly gia đình. Ta xuất gia như vậy, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, đi tìm con đường vô thượng tối thắng, hướng đến tịch tịnh”.[1]
25/12/2011(Xem: 3320)
“Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp! Bạch đức Thiện Thệ, xin Ngài hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu những vị này được nghe Chánh pháp họ sẽ thông hiểu” Theo kinh Āriyapariyesana, sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài chiêm nghiệm và quán chiếu sâu vào pháp do Ngài mới chứng được, là sâu thẳm, là vi diệu, cao quý, siêu lý luận, chỉ có người trí mới thấu hiểu, còn phần nhiều chúng sanh thì đam mê ái dục, chạy theo ái dục, khómà thấy được pháp lý duyên khởi, khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh…
08/01/2011(Xem: 2874)
Bạn có nghĩ rằng ta là người vĩ đại và quan trọng? Dĩ nhiên, hầu hết chúng ta đều nghĩ thế, ít nhất ra là vào một thời điểm nào đó. Nhưng mà rất khó để ôm giữ cái cảm giác quan trọng đó nếu bạn chịu khó suy xét đến cái thế giới không gian huyền diệu mà con người lần đầu tiên vừa thăm dò đến. Ta hãy nhìn nó như thế này:
07/01/2011(Xem: 2707)
Chiều 28-12-2000, phi trường Quốc tế Indra Gandhi, New Delhi rộn rịp đầy bóng những tăng ni sinh Việt Nam với những bó hoa tươi nhiều màu trên tay, những đôi mắt long lanh ngời sáng, những nụ cười hoan hỷ luôn nở trên môi… tất cả đang rộn ràng, hớn hở, chờ đợi đón phái đoàn hành hương từ Việt Nam sang do HT. Thích Trí Quảng, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung Ương GHPGVN, Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội TPHCM, và Tổng Biên tập báo Giác Ngộ làm trưởng đòan.Tháp Đại Giác ghi dấu sự thành đạo của đức Phật
05/01/2011(Xem: 3133)
Ngược dòng thời gian hơn 25 thế kỷ, kể từ thời điểm trọng đại đánh dấu một chiến công lẫy lừng trong lịch sử nhân loại, một con người bình thường bằng đấu tranh nội tại đã tự mình vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc của khổ đau sanh tử luân hồi. Một đại vĩ nhân xuất hiện. Những lời tuyên bố đầu tiên của Ngài mãi mãi về sau vẫn là một khúc ca khải hoàn, chấm dứt trường chinh chống bọn giặc Ma vương phiền não, đưa một con người từ phàm phu lên vị trí một Bậc Giác ngộ, Bậc Đạo Sư của trời người. Từ đó nhân gian tôn xưng Ngài là Đức Phật -- Bậc Giác ngộ tối thượng. Và như thế, hằng năm đến ngày mùng tám tháng chạp, mọi người con Phật trên khắp năm châu đều nô nức đón chào một sự kiện lịch sử: Đức Phật Thích Ca Thành Đạo. Hòa với niềm vui chung của muôn loài, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa Thành Đạo của Đức Bổn Sư.
05/01/2011(Xem: 4057)
Mỗi năm đến ngày mùng 8 tháng Chạp, giới Phật giáo Bắc tông cử hành lễ kỷ niệm Ngày Thành đạo của đức Phật Thích Ca nhưng theo truyền thống Phật giáo Nam tông, ngày đức Phật Đản sanh, Xuất gia, Thành đạo và Niết bàn đều là ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch. Riêng đối với tôi, ngày tháng Thành đạo là ngày nào không quan trọng mà vấn đề chính chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa của sự Thành đạo. Kỷ niệm đức Phật Thành đạo theo tinh thần kinh Hoa Nghiêm để cùng tiến bước trên con đường chánh pháp, xây dựng cuộc sống an lạc tốt đạo đẹp đời.
05/01/2011(Xem: 2890)
Tháng chạp âm lịch, sương khuya phủ dầy cảnh vật; cách 5m không thấy nhau, đoàn người lầm lủi đi trong màn đêm.
04/01/2011(Xem: 52892)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 9576)
Có bốn ý nghĩa của thành đạo là: (i) con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo; (ii) bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này; (iii) nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, và (iv) mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.
02/01/2011(Xem: 3360)
Đức Phật không có thành đạo, vì sao? Vì Phật là đạo và đạo là Phật. Ngoài đạo không có Phật để thành và ngoài Phật không có đạo để chứng. Thế thì tại sao, hàng năm vào ngày mồng tám tháng chạp âm lịch, Tăng Ni Phật Tử Việt Nam thường long trọng tổ chức kỷ niệm ngày lễ Phật thành đạo nhỉ? Với câu hỏi ấy, ta có thể trả lời với những ý nghĩa như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]