Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Phật thành đạo.

08/04/201316:21(Xem: 4622)
Ngày Phật thành đạo.

resort Sambodhi

NGÀY THÀNH ĐẠO

Tháng chạp âm lịch, sương khuya phủ dầy cảnh vật; cách 5m không thấy nhau, đoàn người lầm lủi đi trong màn đêm.

Từ Việt Nam Phật Quốc tự về Bồ Đề Đạo tràng chỉ hơn cây số; 4giờ sáng trời vẫn âm u tĩnh mịch; ánh sáng le lói ngọn đèn Pin không đủ xé sương mù để những bước chân dò theo con lộ; Các ngôi chùa Miến, Tây Tạng, Tàu, Việt Nam chìm khuất trong ánh sáng trắng, nhận dạng được nhờ tiếng kinh cầu, tíếng chuông nhịp canh. Hàng cây hai bên đường như những chàng khổng lồ khoác tấm áo voan màu đục. giòng người trò chuyện bị cái lạnh buốt xương làm tan loảng âm điệu. Từ xa, các chùm ánh sáng mờ nhạt lơ lửng trên cao, báo hiệu khu vực Bồ Đề Đạo Tràng sắp đến; Hai dãy phố, chùa quanh khu vực nhộn nhịp hẳn; Nơi đây, hình như suốt đêm không ngủ. Người Ấn bày hoa, nến, tiền xu, băng đĩa... dọc lộ vào Đạo Tràng; hàng bánh, nước cũng tấp nập kẻ tới người lui. Người ăn xin và các sư Tân Đầu lô hoạt động náo nhiệt. Tuy sương ướt đẫm nền gạch, khách hành hương cũng gửi dép giày phòng phía ngoài; Lòng hồ hởi làm cho mọi người quên bàn chân trần đang ngấm lạnh; Hàng ngàn người đủ mọi chủng tộc, mọi quốc tịch, họ đến từ ngày hôm trước, lễ bái, kinh hành suốt đêm. Các sư và tín đồ Tây Tạng hoặc người nước ngoài theo môn phái Tây Tạng, thành kính ba bước một lạy nằm dài dưới nền gạch ướt lạnh, không bận tâm kẻ ngược người xuôi quanh mình. Đoàn người Việt Nam tán tụng nghi Việt. Đoàn Phật giáo Tàu trầm bổng nhạc Hoa.Một số vị tìm chổ dọc bờ tường lặng lẽ lâm râm khấn nguyện.

Ngôi bảo tháp to cao như hình dáng đấng cha lành chứng minh và che chở con cháu đến chia xẻ niềm vui. Cây Bồ Đề, nơi mà gần ba nghìn năm trước, Đức Bổn sư sau khi xuống tắm nơi giòng sông Ni Liên Thuyền, ngồi và đắc quả tại đây, sau nhiều cuộc dâu bể thăng trầm, giờ đây gốc cổ thụ chẻ làm năm thân, ngã về bốn hướng như che chở khu Bảo tháp; Người ta phải làm giá đỡ các thân nhánh già cổi. Thân cây được xây tường bảo vệ khỏi những bàn tay cuồng tín bẻ hái.

Những hệ phái Phật giáo Đại thừa, từ những quốc gia Âu mỹ xa xôi, cũng đến chiêm bái một cách thành kính nhân mùa Thành Đạo. Mọi người cảm thấy hạnh phúc được tắm mình trong trường lực nơi cội Bồ Đề đầy ý nghĩa. Những ai thiếu niềm tin, hoà vào giòng người quá sùng tín, cũng tự động chấp tay cúi đầu trôi quanh bảo tháp. Nơi đây, không ai nói với ai lời nào mà chỉ dồn tâm niệm để nói với chư Phật, nói với chính mình về kiêp sống bọt bèo. Ba ngàn năm đối với đời người quá dài, nhưng vũ trụ bao la thì thời gian ấy chỉ là ánh chớp. Một Đức Thích Ca của ba ngàn năm trước ngồi tại đây, và con cháu của ba ngàn năm sau sự kiện lịch sử đó, cách nhau một ánh chớp mà hình ảnh đấng Từ phụ đã nhạt nhoà, hương hạnh đức vẫn còn lan toả đâu đây. Năng lượng đấng giác ngộ vẫn còn tác động trong tim của hàng vạn người con Phật diện kiến Thánh địa nầy. Có đến vào những giờ phút thiêng liêng mới cảm nhận hết những giá trị tâm linh mà ngôn ngữ không đủ diễn đạt. Giòng người tiếp tục đổ về Thánh địa, không ai muốn lui gót. Sương khuya và khí lạnh không làm chùng bước các sư Tây Tạng phủ trên người tấm y mỏng, vẫn tụng niệm, vẫn nằm lạy, vẫn nhiệt tình lắc vòng pháp luân, vẫn xoa đều các pháp khí khi niệm OM MA NI PAD ME HUM.

Phía ngoài phạm vi bảo tháp, hàng quán như khu chợ trời náo nhiệt. Các sư Tây Tạng ăn uống một cách tự nhiên như trong chùa. Thật ra các sư ăn uống rất kham khổ. Mỗi bữa ăn chỉ một chiếc bánh bột mì nướng và cốc sữa. Người Ấn không chế biến các món ăn cầu kỳ như Việt Nam hoặc một số nước trong khu vực. Bánh bao là cục bột mà nhưng bên trong là hành xào nhạt nhẽo. bầy chó hoang đứng nhìn miệng, có lẽ ít ai cho ăn, vì cái bánh không đủ lót dạ, các sư không có tiền nhiều; du khách không thích hợp khẩu vị những lọai thực phẩm như thế. Đồ lưu niệm bày nhiều mà bán chẳng bao nhiêu. Xa xa, thỉnh thoảng vọng lại những giọng tụng niệm của giáo phái Hindu nghe ồm oàm đơn điệu, làm tăng vẻ huyền bí giữa cảnh tiên người tục.

Một ngày mới bắt đầu bằng đi lễ thánh địa Đạo tràng, mỗi người một tâm trạng phấn chấn mung lung. Chiếc xe Lam đưa khách chạy thục mạng, sương còn dầy đặc, tài xế người Ấn không buồn lau kiếng xe, sương mù, kiếng đục, thế mà hàng chục sinh mạng đành phó thác cho bác tài trẻ tuổi. Một ai đó đi phía trước hay con vật chạy ngang, chắc chắn không tránh khỏi tai nạn; Về đến nơi mới biết mình chưa phải là kẻ tử đạo.

Đất nước Ấn độ luôn là điều kỳ diệu và kỳ dị. Đưa du khách từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, từ tín ngưỡng, tôn giáo đến xã hội dân sự, từ tập quán đến cuộc sống thiếu vệ sinh, từ con người đến chim thú, từ khoa học tân tiến, tiềm năng kinh tế đến kiếp nghèo khó và thiếu kiến thức; Tất cả như con trốt vần vũ trong tâm tưởng du khách, trong khi đó, ngừoi dân bản xứ vẫn thản nhiên nằm lê lếch bên đống rác, chiếc sari cáu bẩn phủ trên người đắp choàng cho con chó nằm cạnh. Đống củi cháy tàn không đủ sưởi ấm màn đêm.

Tiếng Đại Hồng Chung ngân nga từ ngôi chùa Việt Nam, tràn qua đám ruộng khô khốc, lẫn trong sương lạnh lan toả khắp nơi. Bảy giờ sáng mà mặt trời vẫn trốn lạnh để mù sương nhận chìm cảnh vật. Bầy cò trắng đói sớm nên lượn lờ chào bình minh dể tìm cái ăn. Chim hót chào ngày Thành Đạo. Một ngày mới cho những tâm hồn vừa mới nguyện cầu từ cội Bồ Đề. Mọi người con Phật thanh thản, tươi tắn như vừa uống cam lồ trên đất Phật. Ngày Thành Đạo của ba ngàn năm trước và bây giờ có khác nhau khi mà đấng cha lành nhân loại một thân ngồi giữa rừng hoang lạnh giá đầy thú dữ, giờ đây, con cháu đắm chìm giữa rừng người súng kính với cảnh trí huy hoàng.

Bồ Đề Đạo Tràng vẫn là tiếng gọi thiêng liêng đối với người con Phật khắp năm châu. Ai một lần viếng một trong tứ Thánh địa đã là một diễm phúc; đó là tiếng gọi tâm linh xin nhường cho những ai hữu duyền kỳ ngộ.

MINH MẪN

03/01/09

cau nguyen

NGÀY CẦU NGUYỆN
HÒA BÌNH THẾ GIỚI

Sáng ngày 01/01/2009, tại Bồ Đề Đạo Tràng, đã diễn ra buổi lễ cầu nguyện hoà bình thế giới, có sự tham dự của đại biểu các tôn giáo tại India như: Islam, Hindu, Tibet, Kito giáo…Đặc biệt có mặt của Ngài Pháp Vương thứ 17, Karmapa Chenno, Phật giáo Tây Tạng.

Trước đó mấy hôm, tộc Tạng đã mở hội chợ bày bán các sản phẩm và pháp khí của Tôn giáo; Phật giáo xuất thân từ Ấn Độ, nhưng Phật giáo Ấn dưới 0,0% dân số, ngược lại tu sĩ và quần chúng Tây Tạng chiếm 70% lượng số Phật giáo các quốc gia có mặt. Phật giáo thấm sâu vào máu thịt của tộc Tạng, vì thế, quần chúng Phật tử Tạng chỉ khác tu sĩ chiếc áo và cái đầu, ngoài ra, cuộc sống của họ luôn thể hiện và gắn bó một cách thành kính với tín ngưỡng tôn giáo. Mọi sinh hoạt hằng ngày luôn sống trong tu tập, tay lần chuỗi, miệng lẩm nhẩm niệm kinh; Tây Tạng là dân tộc duy nhất kết hợp đời sống thế tuc và tâm linh làm một, họ thể hiện đúng tinh thần Phật giáo Đại thừa:Thế gian pháp tức Phật Pháp, Phật pháp bất ly thế gian pháp.Vì thé, từ sắc phục, trang sức, sản phẩm phục vụ xã hội đều mang tính tín ngưỡng tôn giáo. Thế giói Hồi giáo cũng có sự gắn bó giũa xã hội và tôn giáo, nhưng sụ gắn bó đó mang tính luật lệ hơn là tâm linh tự phát; Tại Việt Nam, miền Tây Nam Bộ, một chi phái Phật giáo được biết với cái tên : Phật giáo Hoà Hảo, tinh thần tín ngưỡng qua sấm giảng thi văn cũng thấm sâu vào đời sống của tín đồ để từ đóHọc Phật tu nhânlà chỉ tiêu sinh hoạt biến cỏi Tịnh độ lý tưởng thành một cỏi Tịnh độ hiện thực. Ngoài hình thức trang phục và búi tóc củ tỏi để xác định đó là tín đồ PGHH, họ không có những cái mà sinh hoạt tâm linh của tộc Tạng luôn thể hiện; ngay cả thời đại Phật giáo Việt Nam được xem là quốc đạo, cộng đồng xã hội cũng không có nét đặc thù như thế.

·Một điều đặc biệt nhất mà không một Phật giáo ở trong bất cứ quốc gia nào có được, đó là hạnh nguyện tái sanh của các vị chức sắc và giáo phẩm. Kể từ Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên tên là Gendun Drub ( 1391 -1474 ) đến nay đã trải qua 14 đời tái sanh, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay là Tenzin Gyatso ( 1935 ).

·Phụ chính cho Đức Đạt Lai Lạt Ma là Ban Thiền Lạt Ma cũng tái sanh và Pháp Vương thứ XVII tái sanh năm 1985 sau khi Pháp Vương thứ XVI thoát hoá năm 1981.

Như thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị lãnh đạo tinh thần cả thé quyền lẫn tâm linh cho nhân dân Tây Tạng, không những thế, ngài còn là gương mặt sáng giá nhất của Phật giáo thế giới, ngài có công lớn đối với Phật giao Tây Phương và cũng là một tu sĩ biểu tượng cho lòng Từ bi, hoà bình của nhân loại. Người Tây Tạng tuy bị mất nước, nhưng bù lại, họ có quyền hãnh diện được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo tâm linh uyên thâm như Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma, Pháp vương, Nhiếp chính vương và nhiều Guru khác. Tuy Tộc Tạng có 6 triệu dân, tiểu Lasha tại Dharamasala chưa tới 150.000 người, nhưng họ vẫn giữ được đời sống tâm linh thâm hậu, có một tổ chức giáo dục rất tốt, duy trì một nền văn hoá đặc thù, và tạo được uy tín cũng như thiện cảm trong cộng đồng quốc tế.

Định cư trên biên giới Ấn Tạng, dưới chân rặng Hy Mã, họ vẫn có một thể chế chính trị hoà quyện tôn giáo một cách hài hoà, họ cũng như Vatican, là một quốc gia nhỏ nhưng mang tầm vóc rất lớn; khác với Vatican, uy tín của họ được biết đến bởi nền văn hoá tâm linh uyên thâm và tinh thần yêu nước bất bạo động.

India là quê hương thứ hai, vì thế, tu sĩ Tây Tạng đông hơn tu sĩ Phật giáo của bất cứ quốc gia nào. Gần Bồ Đề Đạo Tràng, chùa Tây Tạng cũng nhiều nhất. Những ngày lễ như Tripika, Phật Đản sanh, Tết Ấn, tết dương lịch hoặc ngày Tôn giáo hoàn cầu, hoà quyện với quần chúng Ấn là nhân dân và tu sĩ Tây Tạng có mặt khắp nơi trong và ngoài khu vực Bồ Đề Đạo Tràng. Trong cuộc lễ cầu nguyện hoà bình cho thế giới hôm đầu tháng giêng 2009, các sư Tây Tạng chiếm gần phân nửa số người hiện diện; đồng thời, vào lúc nầy, Ngài Pháp Vương đời thứ 17 cũng có mặt, ngài cũng có những thời pháp tại chùa Tây Tạng cách Bồ Đề Đạo Tràng một km cho tín đồ mọi quốc tịch.Người dân Tây Tạng rất chất phác, mua bán thật thà, tính tình hồn hậu dễ mến.

Vùng Bihar không có những khu giải trí lớn như các quốc gia khu vực, quần chúng phần lớn đến các Thánh tích tại Bodhgaya. Ấn độ là quốc gia kỳ lạ, một cái nôi tâm linh của các tôn giáo, một quốc gia phát triển về công nghệ tin học, vũ khí hạt nhân, tiềm năng về khoa học không gian, thế mà, có những đại gia giàu nhất thế giới, cũng có những tầng lớp nghèo nhất toàn cầu; hạ tầng cơ sở tệ hơn cả Việt Nam; tham những cũng khá phổ biến. Vệ sinh môi trường so với Việt Nam cũng dưới một bậc. Ngay cả cước phí thông tin cũng mắc mỏ một cách lạ lùng. Không lấy các nước phát triển để so sánh, So với Campuchea và Việt Nam, thì Ấn độ cũng làm cho du khách nhiều ngạc nhiên trong mọi mặt cuộc sống.

Sông Ni Liên Thuyền ( Nairanjana ), cách Bồ Đề Đạo tràng chưa tới một km đường chim bay, nơi mà Đức Thế Tôn, xuống tắm rửa và thả bình bát để phát nguyện truớc khi về cội Bồ Đề toạ thiền đến khi chứng đắc, ngày nay nước khô cạn, đáy sông trơ trọi cát trắng, chỉ có mùa mưa nước xấp xỉ hơn một mét; Ngày ấy, Đức Phật cũng lội qua lại giòng sông nầy, chứng tỏ hàng ngàn năm trước, Ni Liên Thuyền không sâu lắm. Bế ngang hai bờ chưa đến 300m, nó đã đi vào lịch sử, chính vì thế, một resort mọc ngay cạnh sông lấy tên Sambodhi, trang trí nhiều bức tượng Đức Phật và Thập Đại đệ tử. Mùa Đông mà đất khô cằn thì mùa hè chắc chắc cây cối không thể sống nổi. Điều đặc biệt không ai giải thích được, cứ mỗi năm, vào ngày rằm tháng bảy, giữa lòng sông Ni Liên thuyền nổi lên các chòm bông tuyết, trước và sau đó một ngày chúng hoàn toàn biến mất. Riêng làng Sujatagarh, cách Ni Liên Thuyền vài trăm met, tên của một nàng chăn cừu từng cúng dường đức Thế Tôn bát sữa khi phát hiện Người bị suy kiệt, chính bát sữa lịch sử đó đã giúp Đức Thế tôn phục hồi sức khoẻ để tiến đén đại ngộ, cây cối xanh tươi, hoa màu sung túc. Ngày nay, khu tưởng niệm vẫn còn ngọn đồi xây gạch vào niên đại Asoka, tuy bị Hồi giáo triệt phá nhưng ngọn đồi gạch nung quá lớn nên dấu tích vẫn còn tồn tại. Khu di tích rộng nửa mẫu, được rào chắn đơn sơ. Người dân tại khu lịch sử nầy tôn kính, xem Sujatagarh như một vị thần hộ mạng Một số thanh niên trang bị máy móc âm thanh ca hát ngoài trời giữa trưa nằng. Hình như người Ấn không sợ nấng khi mà da họ đã sạm đen, vì thế kẻ thì nằm ngủ, người thì ăn uống, bán buôn trên khu đất dọc đường đầy bụi bặm giữa ánh nắng chói chang. Thỉnh thoảng người đàn bà giặt đồ không có xà bông, trong vũng nước ao tù xanh đục, phơi trên bãi cỏ kế cận, ngồi chờ áo quần khô rồi mặc lại, tiếp tục đến những nơi có du khách để ngữa tay nói được hai tiếng money.

Những ngày này, quần chúng tấp nập như trẩy hội, xe cộ đông đúc. Người quen chạy xe phía tay mặt, nên thấy Ấn độ theo luật giao thông của Anh Quốc, xe chạy phía trái cứ như sắp đâm vào nhau. Xe lôi đạp, xe lambretta, xe gắn máy, xe hơi, loạn cào cào chen lẫn kẻ bộ hành thế mà chưa xẩy ra tai nạn đáng tiếc.

Xã hội Ấn hoà quyện giữa đời sống tâm linh và thực dụng tạo cho du khách một cảm giác mơ hồ của hàng ngàn năm trước và cái hiện thực bất toàn của một xã hội văn minh hiện tại, khó định giá được Ấn Độ đang ở vào thời đại nào khi mà giai cấp cùng đinh trong xã hội vẫn tồn tại lây lất với bò, dê, chó, chim muông trong căn chòi rách nát, bên vệ đường, trong xó xỉnh của khu ổ chuột chắp vá bằng những mảnh nilon, tre, carton hay bất cứ cái gì có thể! Cũng có kẻ cả đời không hề biết đến một mái nhà, một căn chòi, họ nằm lây lất bất cứ nơi đâu bên cạnh những con chó hoang ngủ một cách vô tư giữa con lộ mà không hề bị ai quấy nhiễu. Cách Bodhgaya không quá hai km, không có đường truyền Internet, không có ADSL. Điện thoại cũng chập chờn. Điện thắp sáng cúp bất cứ lúc nào; Người dân xài điện miễn phí, người nước ngoài thì phải chịu giá điện đắt đỏ. cước phí viễn thông rất cao và khó liên lạc.

Ở Việt Nam, từ Sài Gòn ra Hà Nội chỉ một chuyến xe hay tàu hỏa, tại New delhi hay Lâm Tỳ ni về Bodhgaya phải qua nhiều chặng xe, di mất hai ngày cùng chiều dài đoạn đường tương đuơng. Người dân quen cuộc sống an phận và chấp nhận nên xã hội trì trệ và mọi sự diễn tiến đều đặn chậm chạp như giòng chảy sông Hằng.

Xã hội Ấn mọi sự như hài hòa, dung nhiếp lẫn nhau, các tôn giáo cũng thế. Bồ Đề Đạo tràng là thánh tích Phật giáo, nhưng hàng ngày vẫn có các tín đồ tôn giáo khác đến ngồi thiền, cầu nguyện, lễ bái.Họ xem Đức Phật là hiện thân của một vị thần trong tín ngưỡng của họ. Các tôn giáo xuất thân từ đức Brahma, có cùng nguồn cội, nên họ không có óc đố kỵ. Ngày lễ tôn giáo hoàn cầu cũng là dịp các tu sĩ của nhiều tôn giáo gặp gỡ nhau giữa phố thị, họ xuất hiện nhiều ngày như thế để nhận sự cúng dường của quần chúng. Ấn độ là cái nôi của tâm linh hơn là xứ sở văn minh vật chất, đa số người dân Ấn không mặn mà với với tiện nghi khoa học; Họ có thể sống kham khổ nhưng đền chùa luôn được bồi đắp thật tráng lệ.

Nếu so với những nước như Campuchea, Myanmar, India, Lào thì Việt Nam vẫn có nhiều ưu điểm trong những tiện nghi sinh hoạt thường nhật. Nếu tại India mắc về cước phí và mua simcard khó thì tại Miến, người dân phải bỏ ra 1.000 USD mới sở hữu được một thẻ cellphone. Mọi người có mặt trên đất Ấn, dù là ngoại quốc, cất chùa, xây nhà và ở bất cứ nơi đâu, chính quyền không hề can thiệp xét hỏi. Các chùa Việt Nam đem tiền qua giúp đở nhân dân nghèo, xây nhà khoan giếng cũng không hề xin phép chính quyền.

Ngoài đời sống tâm linh cho các tôn giáo và thánh địa cho người Phật tử, Ấn Dộ không phải là xã hội thích hợp cho những ai muốn hưởng thụ, vì thế nhiều ngàn năm, Ấn độ luôn là chiếc nôi sản sinh nhiều bậc Thánh hiền; có lẽ vì thế mà Tây Tạng đã chọn India làm nơi dung thân cho những người con lưu vong; Tây Tạng cũng chọn Bodhgaya làm nơi cầu nguyện hoà bình thế giới trong đầu năm dương lịch; Mọi người dân đều tỏ ra hoan lạc trong cuộc sống còn nhiều khắc khổ.

Những người sống theo tâm linh, họ cảm thấy mãn nguyện khi đặt chân đến các Thánh tích.Từ trường đạo lực luôn được tồn tại và phủ trùm trên đất nước Ấn khi mà Hy Mã Lạp Sơn , một ngôi nhà thế giới luôn là điểm tựa chở che cho xử sở Thánh hiền. Ấn độ vẫn là xứ sở nhiều huyền bí khó hiểu. Du khách luôn bắt gặp từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác cho đến khi tâm linh được khai ngộ, lúc bấy giờ mới hiểu tại sao Đức Phật và các Thánh hiền đã chọn nơi nầy làm chỗ đản sinh.

MINH MẪN

02/01/09

bia kỷ niệm
cau hòa bình
goc Bồ Đề đạo tràng
H.T Miến
IMG_3140

IMG_3142
IMG_3144

IMG_3146

IMG_3147

IMG_3148

IMG_3151

IMG_3167

IMG_3169

IMG_3171

IMG_3172

IMG_3176

Karmapa

làng Sujata

le cau nguyen

nguoi Tay Tang

tai Sujatagarh

thap Sujata

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2023(Xem: 3806)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.
23/02/2023(Xem: 4159)
Hạnh phúc thay ngày Phật xuất gia Vì thương cứu độ cõi Ta Bà Đâu màng điện ngọc cùng châu báu! Nỡ đắm con xinh đến tháp ngà! Thử ngẫm ai hoài mà chẳng bệnh! (*) Xem chừng kẻ sống mãi không già! (*) Quần sanh chuốc nạn đều chưa rõ Pháp thế lưu tồn giúp khổ qua.
04/01/2023(Xem: 2017)
Trên hai mươi lăm thế kỷ đã trôi qua, kể từ đêm khuya ấy, một ánh Sao Mai âm thầm tỏa sáng trên bầu trời phương Đông, báo hiệu một bình minh hy vọng trước một kỷ nguyên mới của văn minh nhân loại, thời trục văn minh được khởi phát từ những nguồn minh triết Đông-Tây. Hai mươi lăm thế kỷ tiếp theo, dòng lịch sử nhân loại trôi đi trong máu lửa với những cuộc chiến khốc liệt tranh quyền thống trị thống nhất đất nước, tranh quyền bá chủ thế giới, cùng với những cuộc chiến tranh tôn giáo kéo dài hằng trăm năm, tranh quyền thống trị Thiên quốc trần gian.
26/12/2022(Xem: 2261)
Đặc biệt năm nay Ngày Phật Thành Đạo mùng 8 tháng 12 âm lịch lại đến trước ngày Tân niên 2023 đúng hai ngày tức là rơi vào ngày 30/12/2022 . Còn nhớ vào một sớm sao mai mọc cũng là lúc Ngài hoàn toàn chứng được Tam minh, thành tựu Chánh đẳng Chánh giác và thành Phật với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni. Năm ấy Ngài 35 tuổi, ngày mùng 8 tháng Chạp năm 584 trước Tây lịch. Trộm nghĩ có lẽ ai đã là Phật Tử đều phải xem Lễ Thành Đạo là ngày lễ quan trọng nhất, long trọng nhất trong tất cả những ngày lễ khác. Vì sao vậy ?
21/12/2022(Xem: 2019)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Hôm nay ngày cuối năm Trời mùa Đông giá lạnh Vạn vật như chuyển mình Bước sang mùa Xuân mới Ngày Thế Tôn thành Đạo Khắp Trời Người cùng vui
21/12/2022(Xem: 2708)
Khi Thái tử Sĩ-đạt-ta từ bỏ hoàng cung giữa đêm khuya, vượt thành, cắt tóc xuất gia, khoác áo sa-môn, trải qua những tháng năm dài lên đường tầm sư học đạo. Đầu tiên ngài đến với vị đạo sĩ thời danh là Alàràma Kàlàma. Không bao lâu, Ngài đã thâm nhập những áo nghĩa của thầy và thực tập thiền định đến cảnh giới Vô sở hữu xứ (Akincannayatana) là từng định thứ ba của cõi trời Vô sở hữu. Đây là dạng an định bằng một kỹ thuật trực giác, hay còn gọi là Thiền Cảm giác; còn định còn an lạc, hết định thì trở lại trạng thái đời thường. Không chứng ngộ được chân lý tối hậu về sự nhàm chán, lìa bỏ luyến ái vô minh, chấm dứt mọi đau khổ. Cũng như sự tỉnh thức mọi lúc mọi nơi để đạt đến Niết bàn tịch tịnh.
20/12/2022(Xem: 2213)
Kính lạy Đấng Thế Tôn Cho con nguồn diệu pháp Giữa trần gian rối loạn Với bao những khổ đau Khó nơi nào tránh được May thay có Tăng Đoàn Trưởng tử của Như Lai
20/12/2022(Xem: 1647)
Xuân vận hành giữa Hạ và Đông, nghĩa là hội tụ và hóa giải khí tiết giữa hai mùa. Chính những tố chất ấy, mùa Xuân xem là mùa đẹp nhất trong năm, ươm mầm cho muôn hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, vì thế người dân đi lễ chùa bẻ cành hái hoa để xin “lộc” đầu Xuân. Xuân bắt đầu được tính từ ngày 4 tháng 2 hoặc ngày 5 tháng 2 Dương lịch gọi là “lập Xuân”. Khí tiết đã âm ỷ từ Thiên tượng âm dương đất trời khi tinh cầu vận hành quanh thái dương hệ.
09/03/2022(Xem: 8106)
Gần 6 năm nay từ khi hiểu được phần nào Giáo pháp của Đức Thế Tôn qua sự giáo truyền của những bậc danh tăng VN thời hiện đại của thế kỷ 20 và 21 con vẫn thầm khấn nguyện vào những ngày đại lễ của Đức Phật và các vị Bồ Tát sẽ dùng những lời thơ, bài viết ngắn diễn tả được niềm tịnh tín bất động của con hầu có thể cúng dường đến quý Ngài. Phải nói thật bất tư nghì ...không biết nhờ Chư Thiên Hộ Pháp hộ trì chăng mà con đã được các bậc hiền trí giúp đỡ một cách thuận duyên trong những năm sau này.
09/01/2022(Xem: 6172)
Chúng con cung kính nghe rằng: Núi Tuyết tu nhơn, Khổ hạnh sáu năm quả mãn; Sao Mai ứng dạng, Hân hoan muôn đức công thành! Một Phật giáng sanh, Muôn loài hưởng phước! Nay có Tăng chúng, Và chư Phật tử chúng con.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]