Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi Bờ Kết Nối

22/12/202404:58(Xem: 179)
Đôi Bờ Kết Nối


cay cau cam thong

ĐÔI BỜ KẾT NỐI


Nghi kỵ, chia rẻ, lòng tham đem lại bao khổ đau bởi chiến tranh, các Tôn giáo chưa đủ năng lực cảm hóa lòng người, mặc dù Tôn giáo có mặt trong nhân loại từ hàng ngàn năm qua, nhưng Tôn giáo vẫn còn khép kín trong phạm trù Tín ngưỡng, phục vụ tín lý, tôn sùng niềm tin, bỏ quên cộng đồng sinh hoạt xã hội.

Hòa nhập không bị hòa tan là một đặc tính của Tôn giáo. Sắc thái Tôn giáo luôn là biểu tượng trong không gian. Tháp nhà thờ cao trong bầu trời là tâm hướng thượng, mái chùa quê thầm lặng sau lũy tre làng là thu mình hướng nội nhìn lại chính mình.Thanh âm lảnh lót chuông nhà thờ như vang vọng vinh danh Thượng đế, âm ỷ tiếng chuông chùa là đà len vào thôn xóm như đánh thức tình người.

Con người mãi tô bồi cho hình thức lý tưởng, say mê thực dụng quên nhiệm vụ Tôn giáo khi đến trần gian, xa dần xa dần lời khấn nguyện lúc chịu phép thụ phong chức sắc, “ khấn nguyện trọn đời chịu nghèo khó” nhưng khó mà nghèo; quên lý tưởng phát tâm khi xuống tóc bước vào cửa Phật: “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn..”nhưng khó mà độ chính bản thân, phiền não sân hận hơn thua tràn đầy nhục thể!!!...chính là yếu tố đánh mất lý tưởng ban đầu, xây bức tường ngăn cách giữa Tôn giáo và xã hội.

Mua bó rau vài chục đồng vẫn trả giá, biết đâu là công sức người trồng và người bán chẳng đáng giá bó rau; bức tường vô tình vì quen sự tính toán đã ngăn cách  cảm thông với nhau, thì chả trách xã hội giàu nghèo vẫn còn quá cách biệt bởi tình người.

Những chuyến từ thiện từ Nam ra Bắc dang tay cứu giúp đồng bào cơ  nạn là nền văn hóa giao tiếp cảm thông, phá tan bức tường ngăn cách vô hình; nghèo  cảm thông nghèo từ miền Tây sông nước thì sá gì chiếc cầu kết nối hai bờ.

Chùa thường xây cất bất cứ nơi đâu, không giành riêng cho một khu vực có tín đồ, thường hòa hợp với cộng đồng đa Tôn giáo, làm từ thiện bất cứ nơi nào, không phân biệt Lương giáo; thể hiện văn hóa giao tiếp từ lúc đạo Phật có mặt.Cầu xây dựng trước nhà thờ Công giáo không những kết nối hai bờ mà còn kết nối tình người giữa hai tôn giáo từ lâu chưa có sự giao tế tương thân

Miền Tây sông nước, bao tấm lòng vượt khó mương rạch, làm nên cầu kết nối hai bờ.

Các đoàn từ thiện nơi phố thị, trong đó có chư Tăng tổ chức, đặc biệt, cây cầu hình thành bằng tấm lòng hiện hữu ngay trước cổng giáo đường Công giáo,nơi miền sâu, vùng xa hẻo lánh.

Đức Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Sài gòn Giuse Nguyễn Năng chia xẻ trước các chức sắc Tôn giáo: Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo, nhân sỹ trong buổi họp mặt, ca ngợi trước việc làm của một Thượng Tọa.

Cuộc sống, quá khứ cũng như hiện tại trong xã hội ta,tình cảm đã bị chia cắt  trong một số ít người sùng phụng Tôn giáo. Chiếc cầu là một biểu tượng không những vượt qua sự ngăn cách địa lý mà còn xóa tan thành kiến trong tình người; biểu tượng lòng nhân ái, sự bao dung với tâm vô phân biệt của người con Phật.

“Đức cha Phan xi cô kêu gọi xóa tan bức tường ngăn cách vô hình, hãy xây một nền văn hóa gặp gỡ, hãy xây một cây cầu đừng xây bức tường ngăn cách chúng ta!làm tê liệt chúng ta, giết chết chúng ta…”

Những tâm hồn thoáng đạt, chân chánh tràn đầy tình người, thường xóa tan tính đố kỵ, ngờ vực; “lạy Chúa từ tôn, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…”

Tôn giáo là một tình người. –“Chúa ở cùng anh chị em”, có nghĩa trong anh chị em đều có Chúa; Phật giáo nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ngôn ngữ tuy khác bản chất cùng đồng.

 Thập kiết sử trong Phật giáo dạy rõ những hạt giống làm cho ta đọa lạc, ngăn cách chia rẽ anh em; người tu là người buông xả bản ngã, hòa hợp với đồng loại, hòa nhập với thiên nhiên. Cái vô ngã cao quý Phật dạy, do nghiệp lực chúng sanh biến thành bản ngã to lớn, làm nên bức tường vô hình ngăn cách, nhìn nhau bằng cặp kính đa màu .

Thánh Phan Xi Cô hiện thân sự nghèo khó hòa mình với đời sống cơ hàn thì Phật giáo buông xả để hiển lộ Chân Như Phật tánh, phá tan bức tường ngăn cách giữa mình và vạn loại.Một hình thức kết nối hai bờ Mê – Vọng; chiếc cầu của một Thượng Tọa xây dựng trước cổng nhà thờ Công giáo là một biểu tượng hiện thực vào đời sống, ĐÔI BỜ KẾT NỐI,,không lạ!

 

MINH MẪN

21/12/2024

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 8348)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4499)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 5464)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6800)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 4441)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 4085)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 5664)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 5416)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4856)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]