Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi Bờ Kết Nối

22/12/202404:58(Xem: 177)
Đôi Bờ Kết Nối


cay cau cam thong

ĐÔI BỜ KẾT NỐI


Nghi kỵ, chia rẻ, lòng tham đem lại bao khổ đau bởi chiến tranh, các Tôn giáo chưa đủ năng lực cảm hóa lòng người, mặc dù Tôn giáo có mặt trong nhân loại từ hàng ngàn năm qua, nhưng Tôn giáo vẫn còn khép kín trong phạm trù Tín ngưỡng, phục vụ tín lý, tôn sùng niềm tin, bỏ quên cộng đồng sinh hoạt xã hội.

Hòa nhập không bị hòa tan là một đặc tính của Tôn giáo. Sắc thái Tôn giáo luôn là biểu tượng trong không gian. Tháp nhà thờ cao trong bầu trời là tâm hướng thượng, mái chùa quê thầm lặng sau lũy tre làng là thu mình hướng nội nhìn lại chính mình.Thanh âm lảnh lót chuông nhà thờ như vang vọng vinh danh Thượng đế, âm ỷ tiếng chuông chùa là đà len vào thôn xóm như đánh thức tình người.

Con người mãi tô bồi cho hình thức lý tưởng, say mê thực dụng quên nhiệm vụ Tôn giáo khi đến trần gian, xa dần xa dần lời khấn nguyện lúc chịu phép thụ phong chức sắc, “ khấn nguyện trọn đời chịu nghèo khó” nhưng khó mà nghèo; quên lý tưởng phát tâm khi xuống tóc bước vào cửa Phật: “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn..”nhưng khó mà độ chính bản thân, phiền não sân hận hơn thua tràn đầy nhục thể!!!...chính là yếu tố đánh mất lý tưởng ban đầu, xây bức tường ngăn cách giữa Tôn giáo và xã hội.

Mua bó rau vài chục đồng vẫn trả giá, biết đâu là công sức người trồng và người bán chẳng đáng giá bó rau; bức tường vô tình vì quen sự tính toán đã ngăn cách  cảm thông với nhau, thì chả trách xã hội giàu nghèo vẫn còn quá cách biệt bởi tình người.

Những chuyến từ thiện từ Nam ra Bắc dang tay cứu giúp đồng bào cơ  nạn là nền văn hóa giao tiếp cảm thông, phá tan bức tường ngăn cách vô hình; nghèo  cảm thông nghèo từ miền Tây sông nước thì sá gì chiếc cầu kết nối hai bờ.

Chùa thường xây cất bất cứ nơi đâu, không giành riêng cho một khu vực có tín đồ, thường hòa hợp với cộng đồng đa Tôn giáo, làm từ thiện bất cứ nơi nào, không phân biệt Lương giáo; thể hiện văn hóa giao tiếp từ lúc đạo Phật có mặt.Cầu xây dựng trước nhà thờ Công giáo không những kết nối hai bờ mà còn kết nối tình người giữa hai tôn giáo từ lâu chưa có sự giao tế tương thân

Miền Tây sông nước, bao tấm lòng vượt khó mương rạch, làm nên cầu kết nối hai bờ.

Các đoàn từ thiện nơi phố thị, trong đó có chư Tăng tổ chức, đặc biệt, cây cầu hình thành bằng tấm lòng hiện hữu ngay trước cổng giáo đường Công giáo,nơi miền sâu, vùng xa hẻo lánh.

Đức Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Sài gòn Giuse Nguyễn Năng chia xẻ trước các chức sắc Tôn giáo: Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo, nhân sỹ trong buổi họp mặt, ca ngợi trước việc làm của một Thượng Tọa.

Cuộc sống, quá khứ cũng như hiện tại trong xã hội ta,tình cảm đã bị chia cắt  trong một số ít người sùng phụng Tôn giáo. Chiếc cầu là một biểu tượng không những vượt qua sự ngăn cách địa lý mà còn xóa tan thành kiến trong tình người; biểu tượng lòng nhân ái, sự bao dung với tâm vô phân biệt của người con Phật.

“Đức cha Phan xi cô kêu gọi xóa tan bức tường ngăn cách vô hình, hãy xây một nền văn hóa gặp gỡ, hãy xây một cây cầu đừng xây bức tường ngăn cách chúng ta!làm tê liệt chúng ta, giết chết chúng ta…”

Những tâm hồn thoáng đạt, chân chánh tràn đầy tình người, thường xóa tan tính đố kỵ, ngờ vực; “lạy Chúa từ tôn, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…”

Tôn giáo là một tình người. –“Chúa ở cùng anh chị em”, có nghĩa trong anh chị em đều có Chúa; Phật giáo nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ngôn ngữ tuy khác bản chất cùng đồng.

 Thập kiết sử trong Phật giáo dạy rõ những hạt giống làm cho ta đọa lạc, ngăn cách chia rẽ anh em; người tu là người buông xả bản ngã, hòa hợp với đồng loại, hòa nhập với thiên nhiên. Cái vô ngã cao quý Phật dạy, do nghiệp lực chúng sanh biến thành bản ngã to lớn, làm nên bức tường vô hình ngăn cách, nhìn nhau bằng cặp kính đa màu .

Thánh Phan Xi Cô hiện thân sự nghèo khó hòa mình với đời sống cơ hàn thì Phật giáo buông xả để hiển lộ Chân Như Phật tánh, phá tan bức tường ngăn cách giữa mình và vạn loại.Một hình thức kết nối hai bờ Mê – Vọng; chiếc cầu của một Thượng Tọa xây dựng trước cổng nhà thờ Công giáo là một biểu tượng hiện thực vào đời sống, ĐÔI BỜ KẾT NỐI,,không lạ!

 

MINH MẪN

21/12/2024

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2011(Xem: 7464)
Tôi đến Úc giữa năm 1998, không theo diện du học mà được bảo lãnh theo diện nhà truyền giáo (Minister of Religion). Mình hiện là phó trụ trì tu viện Quảng Đức tại Melbourne, nơi có khoảng 50.000 người Việt định cư. Ngoài công tác chuyên môn của một Tăng sĩ, hiện tại mình đang theo học năm thứ 2 cử nhân ngành social work tại Đại học Latrobe (http://www.latrobe.edu.au. Sau khi tốt nghiệp ngành này, có thể làm việc cho các bộ, sở Chính phủ (Government Departments), bệnh viện và trung tâm sức khỏe cộng đồng (Public Hospitals and Community Health Centres) cơ sở tôn giáo và trung tâm phúc lợi xã hội (Religious and Community Welfare Agencies); chính quyền địa phương (Local Government).....
26/05/2011(Xem: 4738)
Qua thời gian lâu dài, Thích Trí Quang vẫn là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Học giả bên cánh hữu thì cho rằng Trí Quang chắc chắn là tay sai cộng sản hoạt động theo chỉ thị của Hà Nội. Học giả bên cánh tả thì lí luận rằng Trí Quang là một lãnh đạo tôn giáo ôn hoà dấn thân cho dân chủ và quyết tâm đòi chấm dứt chiến cuộc nhanh chóng. Bài viết này cho rằng cả hai lối lí giải ấy đều không có tính thuyết phục. Như nhiều giới chức Hoa Kì đã kết luận đúng đắn ngay trong thời gian cuộc chiến còn diễn ra, không ai có bằng chứng vững chắc để nói được rằng Trí Quang là một công cụ của cộng sản hay chí ít là có thiện cảm với những mục tiêu của Hà Nội hay Mặt trận Dân tộc Gỉải phóng Miền Nam (MTDTGPMN). Nếu căn cứ vào những bằng chứng được lưu trữ qua các cuộc đàm thoại của Trí Quang với giới chức Mĩ thì rõ ràng là, Trí Quang thực sự có thái độ chống cộng mạnh mẽ và hoàn toàn chấp nhận việc Mĩ dùng sức mạnh quân sự đối với Bắc Việt và Trung Q
16/05/2011(Xem: 6323)
Ngày 30-4-2011 vừa qua, Thời Đại Mới có mở một cuộc đàm thoại nội bộ về nhu cầu nghiên cứu các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam trước đây. Sau buổi đàm thoại, chúng tôi có yêu cầu anh Ngô Vĩnh Long viết lại những ý kiến của anh thành bài và yêu cầu anh Cao Huy Thuần tóm tắt quan điểm mà anh đã phát biểu. Dưới đây là tóm tắt đàm thoại của anh Cao Huy Thuần.
11/05/2011(Xem: 6387)
1. Người Nhật thà thích người da đen, chứ nhất định không chịu thích chúng ta, vì người Trung Quốc mất tinh thần lâu rồi. 2. Mọi người đều cười người Nga, nhưng tôi biết nước Nga sau này sẽ phát triển, vì ở đó người ta dù bị đói 2 ngày thì vẫn xếp hàng, còn chúng ta dù chỉ có 2 người thì cũng chen lấn đến mức không thể đóng cửa xe bus.
09/05/2011(Xem: 5642)
Duy Tuệ đẩy mức độ công kích Phật giáo lên rất cao so với Bà Thanh Hải, cực đoan hơn, quá khích hơn. Ông Duy Tuệ không chỉ muốn leo lên mức “minh sư thời đại” như bà Thanh Hải, mà muốn “thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, bôi đen quá khứ, phỉ nhổ truyền thống, phủ nhận Phật giáo cả trong hiện tại lẫn lịch sử.
12/04/2011(Xem: 4930)
‘ Tôi muốn biết Thượng đế đã tạo nên thế giới này như thế nào.’- Einstein ‘Tôi không cần đến giả thiết này’- Pierre Laplace trả lời Napoleon Bonaparte
25/03/2011(Xem: 5128)
Bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay học thuyết nào xuất hiện trên đời, cũng đều có lập trường, tư tưởng và mục đích riêng. Mỗi trường phái đều có nhận xét, đánh giá của mình về các trường phái khác. Ở đây, bằng cái nhìn của một người theo đạo Phật, chúng ta thử phân tích đường lối hành đạo của giáo phái Thanh Hải. Điều đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu là Pháp Môn Quán Âm của họ.
10/03/2011(Xem: 4708)
Tác phẩm "The Buddhist Conquest of China", xuất bản từ năm 1959, cũng đủ chứng tỏ tác giả, Erik Zurcher, là một trong vài sử gia sáng giá nhất của Tây phưông về Phật giáo, nhất là về Phật giáo Trung Quốc. Dưới đây là một bài tham luận của ông tại hội nghị chuyên đề được tổ chức bởi Pháp Quốc Học hội (Collège de France) (*2), ngày 23 và 25.2.1988 (*3). Bị chinh phục bởi kiến thức quảng bác và cách so sánh rất tinh tế của tác giả, giúp thấy được những khác biệt nền tảng trong quá trình phổ biến và phát triển của Phật giáo và của Catô giáo tại Trung Quốc, nên dịch ra đây với hy vọng người đọc sẽ rút ra được những điều bổ ích. Đây là bản hiệu chính của bản dịch tháng 5.1993 (đã đăng trên Bông Sen Âu châu, tháng 6.1993).
08/03/2011(Xem: 6275)
Thế giới đang chuyển mình để bước vào thế kỷ 21. Giáo hội Thiên Chúa La Mã cũng đang chuyển mình để Bước qua ngưỡng cửa hy vọng. Sự chuyển mình của Giáo Hội La Mã đã khởi sự từ đầu thập niên 60 dưới triều đại Giáo Hoàng John 23 bằng Đại hội Công Đồng Vatican 2 vào ngày 11 tháng 10 năm 1962. Giáo Hoàng này là một người có tinh thần canh tân và là người nhìn xa trông rộng. Ngài được bầu lên thay Giáo Hoàng Pius 12 vào ngày 28 tháng 10 năm 1958 khi đó đã 76 tuổi. Đúng ba tháng sau ngày nhậm chức, vào ngày 25-1-1959 Ngài công bố ba quyết định lớn: 1- Mở một hội nghị của giáo khu La Mã thuộc Tòa thánh. 2- Mở một cuộc hội nghị Công Giáo toàn thế giới (Công Đồng Vatican 2). 3- Tổng xét lại các nghi thức phụng vụ.
24/02/2011(Xem: 8018)
Sự ra đời đạo Tin lành Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu la Máctin Luthơ (1483 – 1546) và Giăng Canvanh (1509 – 1546). Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo. Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ... Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới : đạo Tin Lành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]