Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuồng ngôn trên mạng xã hội và những hệ lụy cần lưu ý

15/10/202414:55(Xem: 794)
Cuồng ngôn trên mạng xã hội và những hệ lụy cần lưu ý

mang xa hoi


Cuồng ngôn
trên mạng xã hội và những hệ lụy cần lưu ý




“Cuồng ngôn” là một trong những cụm từ ngày nay xuất hiện khá nhiều ở một số thành phần có thói quen sử dụng ngôn ngữ vượt quá sự thật, mang tính đề cao giá trị bản thân hoặc công kích người khác quá đà với sự trợ giúp từ mạng xã hội. Cuồng ngôn xuất phát từ tâm lý tự tin vào bản thân một cách thái quá hoặc bản chất tham – sân – si còn quá nặng, điều đó sẽ hình thành trong suy nghĩ và bộc phát thành lời nói. Ngày nay, nhiều người lợi dụng mạng xã hội để thể hiện bản chất cuồng ngôn như một thói quen, sở thích mà nhìn chung chỉ mang lại hiệu ứng tiêu cực nhiều hơn tích cực.

Người cuồng ngôn đa phần sử dụng ngôn ngữ như một cách phô trương bản thân hoặc đấu tố công kích qua lại lẫn nhau, sự cuồng ngôn càng mạnh, càng thu hút nhiều người theo dõi, từ đó người cuồng ngôn rơi vào trạng thái “ảo giác” hay còn gọi là “sống ảo” bởi sự ca tụng, tung hô, tiếp sức từ những thành phần khác và người cuồng ngôn bỗng trở thành những người nổi tiếng.

Thế nhưng mạng xã hội là con dao hai lưỡi, nó có thể đẩy mình lên cao thì cũng có thể đạp đổ mình xuống thấp. Người thường sử dụng các nền tảng mạng xã hội để đánh bóng bản thân sẽ dễ trở thành nạn nhân bị lệ thuộc vào những hành vi, cảm xúc giả từ người khác mang lại, vì thế nhiều người sẽ bị lầm tưởng bản thân với những giá trị không như thực tế, họ cũng có thể bị trầm cảm, bị ức chế tâm lý khi hình ảnh, bài viết không có nhiều lượt tương tác, từ đó họ phải tìm cách này hay cách nọ để thu hút lượt xem, lượt thích, lượt theo dõi cho thật quy mô để lấy đó làm thước đo giá trị, sự nổi tiếng của bản thân. Họ hả hê, khoái trá và tự xem mình là những chiến thần livestream, những tay cừ khôi trong làng bốc phốt, là người nổi tiếng bất đắc dĩ, không cần dựa trên nền tảng của trí tuệ, sáng tạo và giá trị nhân văn.

Người cuồng ngôn thông thường dựa vào hai yếu tố: Sự giàu có và địa vị trong xã hội. Có những người cho rằng khi có tiền là có tất cả, tiền quyết định “sai thành đúng, đúng thành sai”, có tiền thì nói gì cũng được, làm gì cũng là hay. Khi họ cho đi một số tiền, đồng nghĩa họ sẽ gắn vào trong đó một thành tích hoặc công trạng nào đó cho người đời ngưỡng mộ, thậm chí họ còn đánh đồng quan điểm “đã bỏ tiền làm từ thiện thì dù họ có làm gì sai cũng phải xem như họ đúng”, là phải ưu ái, phân biệt và đối xử với họ kính trọng hơn người, nếu không, họ cho rằng người khác là vô ơn. Có thể nói, đó là một cách từ thiện, bố thí đầy mục đích và chưa đủ sự vô tư khi họ xem trọng đồng tiền mà họ đã bỏ ra và buộc người khác phải mang vác cái ơn của họ không được xóa nhòa.

Người cuồng ngôn vì có tiền hay người cuồng ngôn vì có quyền đều giống như nhau, đó là tự xây cho mình một thành trì rồi tự dung túng cho mình thói quen nuông chiều cảm xúc, họ thích thú với sự tung hê của người khác mà không cần biết thật giả, đúng sai. Họ khoái trá khi lực lượng ủng hộ mình đông đảo và áp đảo người khác mà không cần biết giá trị khuôn mẫu trong xã hội thật sự cần thiết điều gì. Ai chống đối họ, trái ý họ, mặc nhiên họ xem đó là đối thủ.

Những hình thái cuồng ngôn loạn ngữ diễn ra dường như bất tận, không có điểm dừng khi con người bám víu vào mạng xã hội để phô bày mọi thứ trên đời, khi tính tham – sân – si trong mỗi người còn quá nặng, khi nền khoa học công nghệ văn minh đưa con người đến gần nhau hơn, mọi chia sẻ nhanh trong từng khoảnh khắc, và đó là lý do để ngày nay, người ta có nhiều điều kiện và cơ hội để thể hiện bản thân thông qua lời nói và hành động, lẽ tất nhiên nó bao gồm cả lợi và hại.

Chúng ta đều hiểu một điều rằng, mạng xã hội không phải là cái để chúng ta tự do bộc lộ tất cả mọi cảm xúc và hành vi trên đó bởi nó có thể mang lại cho bạn bất kỳ sự rắc rối nào. Bạn có thể chia sẻ những vui buồn, đúng sai, bạn có thể hờn trách hoặc nói không tốt về ai đó, nhưng nó chỉ trong phạm vi giới hạn ở gia đình bạn, ở một người thân, một người mà bạn tin cậy hoặc cần trao đổi trực tiếp, còn khi lời nói của chúng ta xuất hiện ở nơi công cộng, ở chốn đông người, lẽ tất nhiên chúng ta sẽ phải chấp nhận mọi sự phán xét, đồng tình hay phản đối. Chúng ta phải có ý thức, trách nhiệm trước mọi lời nói của mình khi phát biểu trước đám đông, đó cũng là cách thể hiện sự tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác.

Người ta có câu “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” để cho thấy bản chất con người là điều khó ai thay đổi được, và dường như chúng ta chỉ thay đổi khi chính mình đã gặp những sự cố, những trở ngại từ chính hành vi, lời nói, lối sống mình gây ra mới giúp chúng ta tỉnh ngộ, bởi ai cũng nghĩ “chẳng ai sống cuộc đời người khác”, cũng chẳng ai đủ tư cách dạy dỗ cho mình, thậm chí có người còn hằn học, nổi giận, tự ái khi có người góp ý, đó là do cái “Tôi” của chúng ta quá lớn, bản chất con người vốn chấp thủ nhiều hơn khoan dung.

Ngày 13 tháng 10 năm 2024, câu chuyện về một người được xem là có tiếng trong làng bốc phốt, “chiến thần livestream” là danh từ mà người ta gắn cho một cá nhân quen thuộc. Khi đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội với đa phần những lời bình luận phản đối nhiều hơn là đồng ý, bởi sự sân si hiện rõ trên gương mặt của người này với những lời cuồng ngôn loạn ngữ nhắm vào một người tu hành tứ đại giai không và sau đó là những lời mang nặng tính mỉa mai nhạo báng để chỉ trích những nhà tu hành khác về hành vi mà người này cho rằng chưa phù hợp.

Chưa cần biết người này nói đúng hay sai nhưng trước mắt, người ta nhìn thấy một người tâm chưa an tịnh, bản chất còn đầy rẫy “tham-sân-si” trong từng câu nói, từng cử chỉ, khi đưa ra những quan điểm đề cao giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần. Việc tùy tiện cho rằng “Người tu hành là họ tu cho họ, họ được phước cho họ chứ đâu cho ai” đã đi ngược lại giá trị hoằng pháp độ sanh mà nhà Phật mang lại bởi đức Phật cũng là người từ bỏ tất cả hư vinh, từ bỏ vật chất ngai vàng để tìm ra con đường giác ngộ và thoát khổ cho nhân loại. Những giá trị Ngài mang lại không từ vật chất mà từ sâu thẳm chân tâm để con người biết buông bỏ bớt những bon chen tham vọng, ngũ dục lục trần, có hiểu được chân lý của đau khổ mới giúp con người thoát khổ. Và một minh chứng mà chúng ta nhìn thấy ngay trước mắt, đó là dù có ở trong cung vàng điện ngọc nhưng lòng chưa buông bỏ được sân si, vẫn còn đề cao giá trị vật chất, vẫn còn chìm đắm trong hoang tưởng hơn thua, vẫn còn thích sự tung hô giả tạm thì tâm vẫn còn ngụp lặn trong đau khổ.

Cuồng ngôn vọng ngữ trong cách nhìn nhà Phật

Cuồng ngôn loạn ngữ được xem là hành vi của người thiếu kiểm soát trước đám đông, người mang tâm kiêu mạn, có những lời lẽ đề cao bản thân hoặc hận thù thái quá, đó cũng là một trong những khẩu nghiệp trong đạo Phật. Trong Kinh, đức Phật khai thị rằng: “Thà nên hy sinh thân mạng của chính mình, không nên phạm giới vọng ngữ”. 

Cuồng ngôn thường xuất phát từ nhiều lý do nhưng ảo tưởng về bản thân là điều chính yếu. Người cuồng ngôn thường luôn cho mình là đúng, mọi lời nói, hành vi của mình là chân lý, là chính xác tuyệt đối và không chấp nhận những sự khác biệt, những quan điểm trái chiều. Người cuồng ngôn sẽ cảm thấy đau khổ, bức bách đến vô tận khi có ai đó phản biện hoặc có những hành vi tư tưởng đối kháng với mình. Họ phán xét, miệt thị người khác mà ít khi nhìn lại bản thân. Người cuồng ngôn thường khó làm chủ cảm xúc và thích sống dựa vào những lời tung hô từ người khác.

Thông thường, con người luôn có những quan điểm khác nhau trong những vấn đề xã hội, ai cũng ít nhiều có những lập trường riêng và từ đó sẽ hình thành những tư duy, lập luận khác nhau, tuy nhiên lập luận trên quan điểm đi đến thống nhất hoặc giải tỏa tranh chấp, mâu thuẫn sẽ khác với người có lời nói cuồng ngôn, ngay cả khái niệm “bảo thủ” cũng chưa chạm đến mức độ cuồng ngôn bởi cuồng ngôn thường dẫn đến loạn ngữ, nó liên quan đến yếu tố thần kinh và tâm lý.

Bố thí trong đạo Phật

Trong đạo Phật luôn đề cao tinh thần bố thí, hạnh bố thí là một trong những hạnh được tán thán và được xem là việc làm cao quý, xuất phát từ tâm lương thiện. Người biết bố thí đúng nghĩa sẽ không đề cao giá trị vật chất mình đã cho đi, họ trân trọng người được nhận và xem sự bố thí, cúng dường, trao tặng của mình là “đang nhận lại cho mình” chứ không phải tạo ra gánh nặng mang ơn từ người khác.

Người bố thí đúng nghĩa theo nhà Phật luôn giữ một lương tâm trong sáng, thanh tịnh, vì mục đích cao thượng, không cần kể công cũng không đòi hỏi người nhận đeo mang vì cái ơn phải trả.

Ngày nay, chúng ta thấy có nhiều nhà tỷ phú sẵn sàng dành cả gia tài cho các tổ chức thiện nguyện, có người chấp nhận sống một đời sống du hành để trải nghiệm cuộc sống tự do sau khi trao tặng toàn bộ số tài sản của mình. Họ vẫn an vui, hạnh phúc với đời sống giản đơn không tham đắm, họ không kể lể, cũng chẳng khoe khoang, họ không cần người nghèo nào phải nhìn họ bằng cặp mắt mang ơn, họ cũng không cần làm ồn ã một cộng đồng xã hội vì những gì họ dành cả đời để tặng.

Tạo ra giá trị của cải vật chất để trao tặng là đáng quý, đạo Phật không khuyến khích người ta bỏ hết công việc mưu sinh chỉ để đi tu, bởi mỗi người sinh ra đều có một sứ mệnh của riêng mình nhưng đạo Phật hướng con người đến một đời sống cân bằng giữa vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài lẫn bên trong. Đạo Phật giúp con người khai thác được giá trị nội sinh tiềm ẩn trong bản thể để từ đó, con người biết vận dụng tâm thức và tri thức để sống an vui, sống tử tế, biết yêu thương chia sẻ. Khi con người có nội tâm phong phú, có một đời sống tinh thần an ổn thì mới có được nguồn năng lượng tích cực để tạo ra của cải, phục vụ cộng đồng.

Giá trị vật chất luôn đồng hành cùng giá trị tinh thần, nếu một trong hai không cân bằng thì đời sống con người sẽ rơi vào ngổn ngang khủng hoảng, thế nên việc đề cao giá trị tiền của dành cho xã hội là hơn giá trị tinh thần, tâm linh tín ngưỡng hoặc ngược lại đều là sự so sánh không phù hợp.


Lời kết:

Tạo ra giá trị của cải và đóng góp cho xã hội là điều đáng trân trọng, tuy nhiên chúng ta không vì thế mà hình thành thói cuồng ngôn bởi có những điều không mua được bằng tiền, đó là trí tuệ và nhân cách sống. Mỗi người đều có một sứ mệnh và giá trị đóng góp khác nhau mới tạo nên sự cân bằng xã hội nên mọi câu hỏi “nếu ai cũng làm việc này thì ai làm việc khác?” sẽ luôn là câu hỏi phiến diện một chiều và chúng ta cũng hãy luôn thận trọng với những giá trị ảo mà mạng xã hội đang phủ trùm lên đời sống chúng ta. Đừng biến mình thành một cỗ máy lệ thuộc vào những đánh giá, những lời tâng bốc sáo rỗng để rồi một ngày trượt ngã từ chính những điều ảo tưởng.

Cuồng ngôn trên mạng xã hội vốn đã để lại nhiều hệ lụy cho không ít người, nó gây ra nhiều bất ổn xã hội nếu không có những giải pháp hoặc biện pháp can thiệp, chế tài bởi con người sống trong xã hội vẫn cần sự khiêm tốn và đối đãi văn minh. Người thường đề cao giá trị vật chất thì thường hạn hẹp về tư duy và trí tuệ, nếu có thì đó cũng chỉ là lớp ngoài ngụy tạo.

Những giá trị chân thật và ý nghĩa trong đời sống luôn được ghi nhận và trân trọng mà đôi khi chúng ta không cần gào thét hay chiêng trống ồn ào, bởi thế nên kim cương tuy nhỏ nhưng lại giá trị hơn những thứ sáo rỗng bên ngoài. Làm người, chúng ta cũng hãy biết ý thức và xây dựng những giá trị bền bỉ vĩnh cửu cho bản thân thay vì phải tạo ra một bề nổi vô tiền khoáng hậu, bởi sau tất cả, điều con người cần nhất vẫn là sự bình yên!

Tác giả: An Tường Anh



hoasen_10

 

Thuận thời & Tự vệ cảm xúc ! 

Nhân đọc bài viết của Cư sĩ An Tường Anh về “Cuồng ngôn trên mạng xã hội và những hệ lụy cần lưu ý”, con chợt nhớ đến câu “Thức thời mới là trang Tuấn kiệt “. Kính dâng Thầy bài thơ đã cảm tác thay cho bài viết ủng hộ Cư sĩ An Tường Anh.


Đến tuổi nào đó, chợt tư duy hiểu được: 

“ mọi thứ đều có một chu trình của nó.”

Nếu không biết thời thế , 

sẽ chỉ dẫn tới thất bại đắng cay! 

Phải luôn dự tính trước

 cái thời khoảng “của một ngày”, 

Mà quy luật phát triển của xã hội…

 cũng như dòng sông cuồn cuộn chảy! 

Và người tài giỏi, thức thời 

vận dụng xu hướng của thời đại! 

Phải chăng đúng như 

“Thức thời vụ giả vi tuấn kiệt”, từng đọc qua ? (1) 

Có lẽ cần  luyện rèn cho mình 

bản lĩnh kiềm chế cảm xúc, trông rộng nhìn xa 

Điều kiện cần và đủ để được gọi là “có trí tuệ” (2) 

Một nhân loại tiến bộ 

là nhân loại dựa trên nền tảng cảm xúc tự vệ 

Làm nên giá trị tốt đẹp, cao thượng, yêu thương 

Thức thời là kết nối…

 “Tư duy toàn cầu – Lợi thế địa phương”

Với nguyên tắc “Chung sức, chân thành và chia sẻ”! 

Tuy con người trong vũ trụ thật là nhỏ bé 

Thuận Thời, lại  mang tính chất của cá nhân.

Thích nghi cuộc sống quanh mình, ôn cố tri tân

Mời nghe Khổng Tử 

và Aristotle từng lưu lại cho nhân thế (3) 

Huệ Hương 




*********

(1) Thành ngữ cổ có câu: “Thức thời vụ giả vi tuấn kiệt”, kẻ thức thời là trang tuấn kiệt. Câu nói này thường được mọi người hiểu là người có khả năng thích ứng với tình thế, nhận rõ sự lên xuống của thời đại thì được xưng là anh hùng hào kiệt

Thật ra Thức thời là biết nắm bắt cơ hội trong điều kiện tưởng chừng như không thể

Thức thời là gì – thức thời là biết thời thế

Tuấn kiệt là gì – tuấn kiệt là người tài giỏi

Thế nhưng có “thức thời” thì mới là “tuấn kiệt”, tại sao?

Câu nói của người xưa đã gói gọn vào một đại ý, ….người tài giỏi không phải lchỉ có tài năng là  tất cả nếu như không được đặt đúng chỗ, chọn đúng thời điểm, và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của xã hội.

(2) Theo “Thuật Dụng Nhân “ của tác giả Hạo Thái :

-1 người gọi là có trí tuệ thì họ phải biết ĐÚNG THỜI, ĐÚNG VẬN.

-1 người có trí tuệ cao hơn chút nữa họ sẽ biết CHỜ THỜI , thế nào cho đúng lúc 

( có thể nói đây là người có bản lĩnh có phẩm giá hơn người rồi). 

-Nhưng một người biết THUẬN THỜI ( thuận với thiên địa) thì ta không thể dùng từ nào để đánh giá họ được, ngay cả từ “CÓ CHÍ KHÍ”. 

(3)”TRI THỨC CẦN MANG TÍNH CHẤT TRUNG DUNG KHÔNG THÁI QUÁ” - Khổng Tử 

Chỉ có người không thái quá trong nhận định của mình mới có thể đưa ra một nhận định chính xác hơn “-Aristotle

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2020(Xem: 5723)
Trên thế giới, những người theo Thần giáo - tức là tin vào quyền năng tuyệt đối của Chúa Trời hay thần linh - thường cho là những thiên tai, dịch bịnh hay đại chiến trên thế giới đều là do ý muốn của Thượng Đế hay thần linh nhằm trừng phạt tội ác của nhân loại. Đạo Phật trái lại chỉ tin vào luật nhân quả báo ứng là chánh, còn vai trò của Ngọc HoàngThượng Đế (vua cõi trời Tam Thập Tam của Dục giới, cũng gọi là Đế-thích) và các vị thần linh chỉ là quản lý, điều hòa và giúp đỡ thế giới và chúng sanh. Cho nên khi thế gian được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và chúng sanh sống trong hoà bình và no ấm - thì chúng sanh có thể tỏ lòng biết ơn đối với Thượng Đế và các vị thần linh. Nhưng nếu trái lại, thì ta không nên oán Trời trách đất - bởi vì thật ra những tai biến xảy ra là do nhân loại tự chuốc lấy các quả báo xấu xa, chớ không có vị thiện thần nào cố ý tác hại chúng sanh!
08/09/2020(Xem: 8088)
Vào hôm thứ Tư, ngày 2 tháng 9 vừa qua, Nhân dân Tây Tạng lưu vong khắp nơi trên thế giới đã kỷ niệm 60 năm, kể từ khi đã thực hiện bước quan trọng đầu tiên, hướng tới nền dân chủ với việc thành lập cơ quan đại diện dân cử đầu tiên của nhân dân Tây Tạng (sau đó được gọi là Ủy ban Đại biểu Nhân dân Tây Tạng) do người tiên phong dẫn dắt chính là Đức Đạt Lai Lạt Ma, mãi mãi thay đổi tiến trình lịch sử Tây Tạng. Lãnh đạo cấp cao của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) – chính phủ lưu vong Tây Tạng đã cử hành một buổi lễ tại trụ sở chính nơi đây để đánh dấu ngày lịch sử trọng đại, và để tỏ lòng tri ân đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma về món quà vô giá bởi nền Dân chủ.
01/09/2020(Xem: 19129)
Kỷ Yếu 31 năm (1990-2021) Chu Niên Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Australia Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh lung linh huyền ảo. Đây còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đầy tính văn hóa – lịch sử. Hãy cùng điểm danh 12 ngôi chùa đẹp ở Huế mà bạn nhất định phải ghé khi đến Huế nhé!
04/07/2020(Xem: 15125)
Chính quyền Trung Quốc đã cho “thổi bay đầu” một tượng Phật Quan Âm cao gần 60 mét, công trình trị giá gần 59 tỷ đồng được tạo tác trên vách núi. Sau đó lo ngại người dân phục dựng, chính quyền đã cho nổ tung toàn bộ bức tượng, theo Bitter Winter. Bức tượng vị Phật có tên Tích Thủy Quan Âm, cao 57,9 m, tượng được tạc dựng trên vách núi, hậu điện chùa Hoàng An, thuộc huyện Bình San, thành phố Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc. Ngoài việc là một địa điểm cho du khách tới tham quan, cầu nguyện, người dân khu vực này cũng thường xuyên tới đây bái Phật. Chùa Hoàng An cũng là một trong những danh lam thắng cảnh của Trung Quốc, và là địa điểm bảo vệ văn vật trọng điểm của tỉnh Hà Bắc. Theo tạp chí Tự do Tôn giáo Bitter Winter, vào ngày 2/2 năm nay, các quan chức chính quyền địa phương đã dùng mìn cho nổ tung phần đầu của tượng, hành vi này được các cư dân mạng Trung Quốc đại lục ví như là hành vi của “Nhà nước Hồi giáo ISIS”. Cho đến nay, đây là tượng Phật Quan Âm bằng đá cao nhất
04/07/2020(Xem: 9467)
Bài viết này để bổ túc cho một băng video chủ đề Tuệ Trung Thượng Sỹ trên YouTube (1) do nhóm Wisdom Today thực hiện, trong đó Tiến sĩ Phật học Nguyễn Thúy Loan đã phỏng vấn Hòa Thượng Thích Phước Tịnh và bản thân người viết là Cư sĩ Nguyên Giác. Lý do bổ túc vì lời nói của người viết vốn vụng về, không có khả năng diễn ý minh bạch như chữ viết.
04/07/2020(Xem: 4495)
Vì nguy cơ số lượng người nhiễm bị coronavirus (COVID-19) tăng lên, từ thứ Ba ngày 2 tháng 7 năm 2020, các khu vực dân cư thuộc địa phận thành phố Moreland dưới đây phải tuân thủ lệnh hạn chế Giai đoạn 3 Ở Nhà: · Glenroy, Hadfield, Oak Park (mã bưu điện: 3046) · Brunswick West (mã bưu điện: 3055) · Fawkner (mã bưu điện: 3060) Quý vị nên đi xét nghiệm coronavirus nếu cư ngụ tại những khu vực dân cư này, ngay cả khi không có triệu chứng bệnh. Hiện giờ tại Gillon Oval ở Brunswick có địa điểm xét nghiệm mới và tại Thư viện Glenroy có một địa điểm xét nghiệm mới nữa.
03/07/2020(Xem: 4682)
Tài Tử John Wayne Và Quan Niệm Da Trắng Là Thượng Đẳng Theo các hãng thông tấn và truyền hình lớn của Hoa Kỳ, vào ngày 27/6/2020, Đảng Dân Chủ Quận Hạt Orange đã thông qua nghị quyết khẩn cấp yêu cầu Ban Giám Sát Quận Hạt đổi tên Phi Trường John Wayne (tài tử đóng phi cao-bồi Miền Tây) vì ông này theo chủ nghĩa Da Trắng Là Thượng Đẳng và những tuyên bố mù quáng (bigot). Sự kiện gây ngạc nhiên cho không ít người. Bởi vì đối với các kịch sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, văn-thi-sĩ, họa sĩ, nhất là các tài tử điện ảnh…họ đều có cuộc sống cởi mở, đôi khi phóng túng, buông thả và ít liên hệ tới chính trị. Và nếu có bộc lộ khuynh hướng chính trị thì thường là cấp tiến (Liberal). Vậy tại sao John Wayne lại “dính” vào một vụ tai tiếng như thế này?
03/06/2020(Xem: 5921)
Ngày 26 tháng 1 là ngày Quốc Khánh Úc. Vào ngày này, lễ nhập quốc tịch truyền thống được tổ chức khắp nước Úc như là một phần của chương trình các sự kiện nơi những công dân mới vào quốc tịch Úc vui sướng và tự hào khi trở thành công dân Úc. Kể từ ngày tôi đặt chân lên đất Úc và trở thành công dân Úc, tôi đã phát hiện ra rằng “Vùng đất của chúng ta có rất nhiều quà tặng của thiên nhiên, vẻ đẹp, sự giàu có và quý hiếm, và rất, rất tự hào khi xác định với khái niệm: “Tất cả chúng ta kết hợp với sự can đảm, Để thúc đẩy một nước Úc bình đẳng, đặc biệt là các giá trị của nước Úc đã được nêu trong “Lời Tuyên Thệ”:
22/05/2020(Xem: 9330)
Theo báo The Australian, vào ngày thứ hai 18/5/2020 trong Hội Nghị của Hội Đồng Y tế Thế giới (WHA), Úc cùng 136 nước khác trong số 194 các nước thành viên cùng đệ trình một Bản Dự Thảo Nghị Quyết mở cuộc điều tra. Bản Dự Thảo đã không bị bất cứ quốc gia nào phủ quyết, một việc chưa từng xảy ra trong bang giao quốc tế, nó nói lên sự chính đáng để có một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch, cách giải quyết của từng quốc gia và rút ra bài học tránh thảm họa cho nhân loại. So với ý tưởng ban đầu của Thủ Tướng Scott Morrision, Bản Dự Thảo có đôi chỗ thay đổi. Úc đề nghị tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập với Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), còn Liên Minh Châu Âu đề nghị cuộc điều tra sẽ do WHO chịu trách nhiệm, nhưng việc đầu tiên là phải điều tra cách giải quyết đại dịch của chính cơ quan WHO. Mặc dù Chủ Tịch Trung cộng Tập Cận Bình đồng ý tiến hành cuộc điều tra, nhưng Đại sứ Trung cộng tại Úc, ông Thành Cảnh Nghiệp tuyên bố cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với
10/04/2020(Xem: 6755)
Đạo Phật do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập tại Ấn Độ cách đây hơn 25 thế kỷ, đã đứng vững và tiếp tục lớn mạnh như một ngọn đuốc quang minh để soi đường dẫn bước cho nhân loại trên hành trình giải thoát giác ngô. Đạo Phật đã đem đến cho con người một đời sống tâm linh hoàn hảo. Theo thống kê mới đây, số lượng Phật tử hiện nay trên thế giới là khoảng từ 1.2 tỉ đến 1.6 tỉ, gần bằng số lượng tín đồ của hai tôn giáo lớn nhất thế giới là Hồi giáo và Thiên Chúa giáo (gồm Công giáo, Tin Lành, Anh giáo và Chính thống giáo), các học giả xem Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Thực tế của nó đã có lịch sử nổi bật nhất ở Đông và Đông Nam Á, hiện nay hương từ bi trí tuệ đạo Phật đã tỏa sáng khắp các quốc gia Âu, Mỹ và châu Phi. Nhiều tư tưởng và triết lý Phật giáo có những điểm tương đồng với các tôn giáo khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]