Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Đạo Là Con Đường Đúng Đắn Nhất

02/06/202406:53(Xem: 1023)
Trung Đạo Là Con Đường Đúng Đắn Nhất


phat thuyet phap

Trung Đạo
Là Con Đường Đúng Đắn Nhất


            Hiện nay hiện tượng hành giả Minh Tuệ đã đi vào thời điểm bùng nổ quá độ không sao kiểm soát được nữa. Đã có một người đàn ông 47 tuổi, từ Mỹ về hối hả tham gia cuộc đi bộ với hành giả Minh  Tuệ, say nắng, mệt lả và chết tại bệnh viện Quảng Trị. Rồi lại có những người quá ái mộ nói rằng hành giả Minh Tuệ đã thành Phật hay là một vị Phật sống. Có thật hành giả Minh Tuệ đã thành Phật rồi chăng?

             Phật là vị đại giác ngộ thầy dạy của cõi Trời và cõi Người trí tuệ tuyệt vời mà hàng Bồ Tát thượng thủ phải tới vấn hỏi để tu học. Kinh điển Phật để lại không một đại trí thức nào có thể hiểu hết và diễn đạt được cho dù có nghiên cứu cả đời. Ngoài 10 danh hiệu chỉ dành cho các vị Phật như Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc,Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Phật, Thế Tôn… Phật còn chứng đắc Lục Thông trong đó bao gồm: Thần Túc Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông ,Túc Mạng Thông, Thiên Nhãn Thông và Lậu Tận Thông và Tam Minh bao gồm: 1)Túc Mạng Minh: Tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống đã qua của mình và của tất cả chúng sinh. 2)Thiên Nhãn Minh: Tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống tương lai của mình và của tất cả chúng sinh diễn biến sinh diệt như thế nào. 3)Lậu Tận Minh: Tuệ giác sáng suốt nhận biết các pháp đoạn trừ phiền não mê lầm của mình và của tất cả chúng sinh để được an lạc. Ngoài ra theo các nhà nghiên cứu Phật giáo của Tây Phương, Đức Phật còn là người kể chuyện rất tài tình và đi trước kiến thức của nhân loại hơn 2500 năm.

            Chính vì thế mà chư Tổ tu hành cả đời, chứng đắc cũng chỉ là đệ tử của Phật mà thôi. Nếu có đắc quả phải được Phật công khai thọ ký. Ngay Đức Đạt Lai Lạt Ma tu hành từ lức năm tuổi được cả thế giới Tây Phương kính nể , đã gọi ngài là Phật Sống (Living Buddha) nhưng ngài nói rằng đừng có bậy bạ gọi tôi như vậy, tôi chỉ là đệ tử của Đức Phật. Do đó chúng ta phải hết sức thận trọng khi cho rằng một vị nào đó ôm bình bát, mặc áo bá nạp, tu theo khổ hạnh, đi dọc đường, khất thực và ngủ ở bờ bụi, gốc cây, gò mả….đã là Phật hoặc Phật Sống kẻo mang tội.  Cứ để yên cho họ tu đừng làm phiền họ, vài ba chục năm nữa sẽ biết có thành Phật với trí tuệ tuyệt vời chinh phục cả cõi Trời và Cõi Người hay không? Và có chuyển hóa dung mạo tầm thường thành  dung mạo với 32 vẻ đẹp hay không? Và vị Phật xuất thế này sẽ nói toàn giáo lý mới khác hẳn với giáo lý của Đức Phật Thích Ca làm cho cả thế giới kinh ngạc? Nếu nói toàn giáo lý cũ thì chỉ là học trò của một vị sa môn nào đó hay Phật tử có học kinh điển mà thôi.

            Cũng phải nói thêm, nếu tu khổ hạnh mà thành Phật thì năm anh em Kiều Trần Như đã thành Phật rồi. Cuối cùng họ phải từ bỏ và đi theo con đường Trung Đạo của Phật qua lời thuyết giảng, trong pháp thoại  “Chuyển pháp luân” tại khu Tiên Nhân Luận Xứ, trong rừng Thí Lộc, thuộc Ba-la-nại, “Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-Bàn. “          Theo một nghĩa của Trung Đạo thì trong đời sống tu hành khi theo một đường lối khổ hạnh cực đoan là sai lầm, đồng thời, buông mình vào chủ nghĩa khoái lạc, chạy theo các dục cũng là vô tri.   Người ta phải luôn đứng ở khoảng giữa, hay chính xác hơn là vượt thoát hai thái cực ấy mới phù hợp với nghĩa Trung Đạo.” (Thư  Viện Hoa Sen)

             Tu khổ hạnh phải chống lại những phản ứng tự nhiên của cơ thể như đói, lạnh, ngủ nghỉ, cơ thể cần vệ sinh, đánh răng xúc miệng thường xuyên, nếu không cơ thể và miệng sẽ ghẻ lở, hôi thối, răng sớm rụng, khiến đầu óc cứ bị quấy nhiễu bởi những định luật vật lý của cơ thể, khó có thể đại định để phát triển trí tuệ. Hành giả tu khổ hạnh ở tuổi 40, 50 còn có thể chịu đựng được. Qua tuổi 60 chắc chắn sức khỏe suy yếu, không thể đi bộ đường xa, ngủ ngồi… và phải bỏ cuộc xin tá túc ở chùa như chuyện của một vị sư tu hạnh Đầu Đà trước năm 1975 do thầy Thích Chân Tính (Chùa Hoằng Pháp) kể lại.

            Giả dụ như hành giả lâm trọng bệnh, phải vào bệnh viện để chữa trị. Liệu hành giả có thể nại cớ tôi tu theo hạnh Đầu Đà, thà chết chứ không thể nằm ở bệnh viện? Theo một tài liệu mà Cư Sĩ Nguyên Giác thu thập được, khi Đức Phật lâm bệnh,  Jīvaka (Pali: Jīvaka Komārabhacca; tiếng Phạn: Jīvaka Kaumārabhṛtya)[3] là bác sĩ riêng của Đức Phật và Vua Ấn Độ Bimbisāra, được gọi là Y Vương. Ông sống ở Rājagṛha, Rajgir ngày nay, vào thế kỷ Thứ V trước Tây Lịch. Một ngày ông đến thăm sức khỏe của Phật ba lần và ông rất lo lắng cho sức khỏe của Đức Phật. Ngay Đức Phật khi lâm bệnh cũng phải nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và có bác sĩ chăm sóc, huống gì đời thường, xác phàm như chúng ta. Một ngày đi bộ ba bốn chục cây số, tối về mệt mỏi, lăn ra ngủ như một xác chết, thời giờ đâu để ngồi Thiền để an trụ tâm và phát triển trí tuệ? Chọn con đường cực đoan thì nổi tiếng nhưng không đi tới đâu hết. Nếu nói về khổ hạnh thì không ai qua nổi đất nước Ân Độ với cả trăm loại khổ hạnh, thấy mà nổi da gà…nhưng có ai thành Phật đâu ngoại trừ Đức Thích Ca Mâu Ni đi theo Trung Đạo.

             Trong Bát Chánh Đạo thì Phật tử và tu sĩ phải biết thế nào là Chánh Mệnh, tức yêu mến thân mệnh này, tránh xa hai cực đoan mê đắm nhục dục và hành xác. Không thể nào có được đầu óc minh mẫn trong một cơ thể bệnh tật, yếu đuối. Khi sắp chết, vì thân xác vô cùng yếu đuối cho nên con người lúc đó thường mê sảng và lú lẫn, nhiểu khi chỉ thều thào, nói không ra lời. Vậy thì Trung Đạo là con đường đúng đắn nhất. Hãy tin vào lời Đức Phật là bậc Toàn Thiện, Toàn Trí và Toàn Giác.

            Bài viết này còn hết sức thô thiển, chỉ nói lên phần nào những điểu kiện vật chất lẫn tinh thần và tu như thế nào trong nhiều đời, nhiều kiếp để thành Phật. Kính cẩn.

                                                                             Thiện Quả Đào Văn Bình 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 8354)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4501)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 5467)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6808)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 4444)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 4085)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 5664)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 5416)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4859)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]