Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giá Trị Đạo Phật

25/02/202306:45(Xem: 1965)
Giá Trị Đạo Phật


Phat thuyet phap 8

GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT



Giá trị của một Tôn giáo, không chỉ nhìn vào số lượng tín đồ, nhìn vào cơ cấu tổ chức hay vào mức độ phát triển,thậm chí thời gian tồn tại.

Mỗi Tôn giáo có một quy luật, một giáo chế để củng cố tổ chức; giới luật dành cho tu sĩ càng khắc khe,thì thân hành càng hiển lộ uy đức, phước tướng càng phát sanh.

Phật giáo chủ đích là giải thoát mọi phiền trược, khổ đau, do vậy, tu sĩ không thể là một nhân sự Tôn giáo thực hiện lễ nghi và mọi hình thức, không thể dành quá nhiều thời gian làm kinh tế, kiến trúc xây dựng không liên quan đến mục đích giải thoát mà sơ tâm xuất gia đã phát khởi; ngoại trừ một số những vị gánh vác hành chánh trong Giáo hội, đảm đương pháp sự trong một giai đoạn;tuy nhiên quý thầy cũng phải có thời gian hành trì theo pháp môn riêng. Trách nhiệm phật sự không thể chiếm trọn thời gian hàng ngày.

Người nghiêm trì giới luật thể hiện qua ngôn hành chuẩn mực,người hành trì miên mật (pháp môn) thể hiện qua sắc tướng,trí tuệ, tự tại thanh thản, chính vì thế, giá trị của một Tôn giáo không phải ở hình thức tổ chức mà ở công hạnh tự giác- giác tha.

Một  sản phẩm của thế gian có giá trị về chất lượng, luôn có sản phẩm đối ứng giả hiệu.Phật giáo qua nhiều thời kỳ suy thoái vẫn bị những nhân dạng giả sư để kiếm sống mà không chịu giữ uy tín chiếc áo đang mặc; thời đại công nghệ toàn cầu, Phật giáo không chỉ bị lạm dụng thủ lợi, còn bị bôi tro trét trấu vào bộ mặt tu sĩ. Dĩ nhiên giáo lý không thể bị biến thái.

Gần đây một người trang phục áo mão cà sa khiêu vũ với một phụ nữ trong một tiệc nhậu trông rất phản cảm. chắc chắn đây không thể là một nhà sư thực thụ, họ để lộ nhúm tóc sau ót.

Quần chúng thiếu nhận xét, xuyên tạc cho là tu sỹ Phật giáo. Không sao! nhân thân người đóng vai tu sỹ sẽ nghĩ gì về hậu quả nhục mạ tu sỹ của một Tôn giáo được nhân loại kính trọng?

Người như thế câu view để kiếm sống? để nhục mạ Phật giáo? Để mua vui với bạn bè hay thuộc tốp chuyên đi diễn trong các đám tiệc???

Thật ra đã phản tác dụng vì Phật giáo tồn tại gần ba ngàn năm, giáo lý đã được nhân loại thẩm định và chứng minh qua nhiều thời đại luôn có các bậc chân tu chứng đắc.

Nhục mạ Phật giáo như người ngữa mặt phun nước bọt lên hư không.

Thời gian trước đây có người cũng từng đem hình ảnh đức Phật in trên quần lót phụ nữ, trên giày dép, dán chung hình ảnh sexy…cũng chả làm cho Phật giáo suy đồi, nó chỉ có tác dụng làm thỏa mãn những tâm đố kỵ.

Phải chúc mừng Đạo Phật đã có giá trị tuyệt đối mới có sự đố kỵ. Một món hàng không tốt thì không bao giờ có hàng giả xuất hiện; chỉ tội cho người không hiểu luật nhân quả kèm theo tâm đố kỵ, hám lợi dẫn dắt đời mình vào con đường không biết sẽ đi về đâu!


MINH MẪN
24/02/2023



GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT
(tiếp theo)


Những năm vể trước, nói rõ ra là từ lúc có công nghệ thông tin, hỷ nộ ái ố đều được phơi bày cho thiên hạ biết, cái lợi đi kèm cái hại.Lợi dụng phương tiện truyền thông, chuyên hãm hại nhau, đả kích nhau, phơi bày tâm địa dưới nhãn mác tốt đẹp, thậm chí bộc toạc không cần che đậy dưới nhiều dạng khác nhau.Chuyện thế gian là vậy.

Qua video clip người thanh niên trang phục y mão chư Tăng để nhảy đầm với phụ nữ trông thật điệu nghệ, lão luyện,đẹp mắt dưới cái nhìn của nhà chuyên nghiệp, nhưng cái không chuyên nghiệp là sử dụng sắc phục Tôn giáo không thích hợp với khung cảnh diễn đạt.

Những nhà lãnh đạo Phật giáo, tu sĩ Phật giáo nghĩ gì? Phản ứng thế nào?

Việt Nam hiện nay có hàng trăm Tôn giáo sinh hoạt hợp pháp, nhưng không Tôn giao nào bị châm biếm, bêu rếu công khai như Đạo Phật!

Công bằng mà nói, những năm gần đây, một số tu sĩ phạm luật, phạm giới công khai, khi truyền thông phổ biến, Giáo hội tìm cách can thiệp gọi là xử lý khủng hoảng truyền thông, nội bộ chế tài những phạm Tăng cô thế,bằng cách cấm túc, tẩn xuất, tước quyền trụ trì, phát lồ Yết ma sám hối… nhưng bất lực trước những Tăng sĩ có uy  thế, từng tạo tai tiếng nặng cân như cơn sóng thần ngập tràn trong nước cũng như ngoài nước, đến độ cộng đồng xem thường, phát ngôn chệch hướng chính danh của đương sự.

Do những phạm Tăng “hai lúa” đến phạm Tăng “trí thức” địa vị cao cấp tạo những scandal trong xã hội, đưa đến một số quần chúng chưa hiểu Phật giáo, họ có cái nhìn mất thiện cảm với người tu!

Có điều lạ, trong một tổ chức Tôn giáo có đủ ban bệ, hệ thống tổ chức chặt chẻ như GHPGVN hiện nay, vẫn lúng túng trước sự việc thường xuyên xảy ra. Để việc đã rồi mới xử lý, không có phương cách ngăn chận từ đầu. Chẳng hạn “ban Pháp chế” là để chế tài hay quy chế hoạt động theo Hiến chương? Tăng ni chưa hiểu nhiệm vụ của ngành này. “Giám luật” trong Phật giáo chỉ là giám sát sinh hoạt chư Tăng ni theo luật nghi của tổ chức và giới pháp của Tôn giáo. Thực ra không thể ngăn chặn mầm móng phát sinh.Ban Tăng sự đâu chỉ hợp thức hóa hành chánh, cấp chứng điệp, Tăng tịch ( giấy chứng nhận Tăng ni) cho nhân thân tu sĩ…Ngay cả một số ban bệ không được phổ biến, giải thích cho tu sĩ hiểu nhiệm vụ, chức năng; người trưởng ban một vài địa phương cấp quận, xã không rõ mình phải làm gì khi gánh vác!

Cơ bản ngay từ đầu, giới luật đủ tạo nền tảng ý thức cho bản thân; 250 giới cho Tăng và 348 giới cho Ni theo Bắc tông;227 giới cho tỳ kheo Tăng và 311 giới cho Tỳ kheo ni theo Nam truyền, tự thân thúc liễm thân tâm, trở thành nhà tu mô phạm.

Khi xã hội chưa phát triển, tu học theo gia giáo, thầy trò chung sống một mái chùa, đệ tử được thầy hướng dẫn 24 oai nghi trong bốn bộ luật, đi đứng nằm ngồi rõ nét. Cơ bản giáo dục “mầm non” để sau trở thành một tu sĩ ra gánh vác phật sự một cách chỉnh chu.

Ngày nay “xuất sư” quá sớm,không qua thời gian hành điệu, kinh nghiệm chưa đủ, tương chao chưa thấm,giao tiếp thế sự nhiều hơn hướng nội hàng ngày, làm sao tránh khỏi thế tục hóa sơ tâm xuất gia!Chưa nói một số tự cạo đầu, trang phục tu sĩ không có thầy Tổ, không hiểu luật giới,nhiễu loạn quần chúng,làm ô danh tu sĩ đạo Phật!

Các trường phật học ngày nay trao truyền kiến thức nhiều hơn rèn luyện tâm thức. Ba tháng an cư xa xưa là mùa cấm túc để tu tập nâng cao hạnh đức. Ngày nay vẫn duy trì hình thức an cư nhưng tâm chưa an làm sao đạo nghiệp tăng trưởng! Một tháng vẫn đủ hai lần Bố tác, tụng giới cho đúng nghi thức, đại chúng không ai đứng ra phát lồ lỗi lầm; nghĩa là tất cả đều thanh tịnh, làm như chuyện phạm luật phạm giới (tai tiếng) từ đâu trên Trời rơi xuống trúng ai nấy chịu!!!

Thiền môn hưng thịnh do đại chúng an hòa, giới đức tinh nghiêm.Giới đức tinh nghiêm không chỉ do tự thân thúc liễm, còn cần sự hỗ trợ giáo giới.Thường xuyên tổ chức giáo giới một cách nghiêm túc cho Tăng ni có hệ thống, có thứ lớp sẽ hạn chế việc sai phạm.

Giáo dục không chỉ trang bị kiến thức Phật học và thế học cho tu sĩ; Hiện Nay tu viện Vĩnh Nghiêm quận 12 được TT T.Giác Dũng mở lớp dạy luật cho trên dưới 30 học Tăng, đó là nồng cốt cơ bản đào tào nhân sự gánh vác phật sự sau này. Thiết nghĩ, mỗi địa phương nên  có những lớp giáo luật ngắn hạn thường xuyên mang tinh chữa cháy tạm thời khỏa lấp lỗ hổng lâu nay. Càng khẩn thiết cấp bách thì Phật giáo càng tiết giảm tối đa tai tiếng. Tu sĩ đại diện Tam bảo, bị đem ra diễu cợt, bị tai tiếng thường xuyên, quần chúng biết dựa vào đâu để tin vào Tôn giáo mình đang theo?


MINH MẪN
26/3/2023

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2015(Xem: 6134)
Những ngày qua, bên cạnh việc quảng bá và cổ vũ rầm rộ cho ngày lễ Giáng sinh Gia tô giáo trên các phương tiện truyền thông ở Việt nam, thì cũng đồng thời xuất hiện thông tin được trích từ Telegraph với dòng tít: “Brunei: Chúc mừng Giáng sinh bị án tù 5 năm và nộp phạt tương đương 400 triệu VNĐ”.
11/12/2015(Xem: 9244)
Những ngày vừa qua với loạt bài phóng sự điều tra của báo Lao Động về cách tu hành, ăn tiết canh, uống rượu Tây, phát ngôn “bá đạo” của ông Sư Minh Thịnh chùa Phú Thị, chưa dứt, tạo nên sự bức bối trong dư luận và đương nhiên nhiều nhóm ngoại giáo không từ khước miếng mồi béo bở này để lên giọng thuyết giáo xúc xiểm Phật giáo…; thì báo Thanh Niên lại tung ra một bài báo khác, như để nối tiếp sự kiện không giống ai của mấy ông Sư tự cho mình là “những công dân đặc biệt áo nâu” sống ở chùa! Đó là bài “Dân Chàng Sơn “trả” Sư trụ trì chùa làng” của tác giả T.N.
10/12/2015(Xem: 5777)
Tự lực và tha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Những khái niệm này bao trùm mọi tiến trình tu tập của một cá nhân và cũng quyết định pháp môn tu tập mà người ấy chọn. Bài viết này sẽ cố gắng không đề cập đến quá nhiều những khái niệm phức tạp có thể khó hiểu đối với đa số độc giả, nhưng tất yếu phải đủ bao quát để nêu rõ ý nghĩa của tự lực và tha lực, cũng như chỉ ra các mối tương quan được nhận hiểu như thế nào trong đạo Phật. Do tính chất phức tạp và bao quát đó, ở một số nơi cần thiết chúng tôi sẽ đặt những liên kết để người đọc có thể tùy ý tham khảo thêm nếu thấy một khái niệm nào đó là khó hiểu. Ngoài ra, những thuật ngữ Phật học thông thường đều có thể tra cứu dễ dàng ở đây. Tất cả kinh điển được trích dẫn trong bài viết này đều là trích dẫn trực tiếp từ kinh văn, không trích lại từ nguồn khác, và nếu các đoạn kinh văn nào không ghi người Việt dịch thì xin quý độc giả ngầm hiểu đó là bản Việt dịch của người viết bài này.
07/12/2015(Xem: 6845)
Trong những tháng vừa qua, người viết được mời tham dự nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về công tác văn hóa, thông tin và báo chí, (phần lớn đều nằm phía ngoại biên Phật giáo). Với người ta, mình đã nhiệt tình đóng góp rất nhiều ý kiến cũng như học hỏi được không ít điều hay, khả dĩ có thể bổ sung kinh nghiệm viết lách cho bản thân; nhưng khi nhìn về mình, một khoảng trời lý tưởng đang dốc lòng phụng sự, thấy vẫn còn rất nhiều những nhấp nhô, gồ ghề, thậm chí xấu xí trên mặt bằng thông tin truyền thông Phật giáo (TTTT PG).
12/11/2015(Xem: 11196)
Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi truyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
08/10/2015(Xem: 5447)
Ai giết chùa? Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03/10/2015(Xem: 9432)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
24/09/2015(Xem: 5687)
Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình. Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển… nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.
24/09/2015(Xem: 9072)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
13/09/2015(Xem: 7881)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]