Lò hỏa táng Ấn Độ vỡ trận, thi thể nạn nhân Covid-19 nằm la liệt trên đường
Dịch Covid-19 "càn quét" Ấn Độ khiến quốc gia Nam Á rơi vào tình trạng nghiêm trọng, với cảnh các bệnh viện không còn giường trống và thi thể xếp hàng dài trước các cơ sở hỏa táng.
Một cơ sở hỏa táng tập thể ở New Delhi, Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
Nitish Kumar, một người dân New Delhi, buộc phải để thi thể người mẹ đã qua đời vì Covid-19 tại nhà trong suốt 2 ngày trong khi anh tuyệt vọng tìm kiếm một nơi nhận hỏa táng.
Giống Kumar, nhiều người dân ở thủ đô của Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng tương tự khi các cơ sở hỏa táng đã quá tải dù hoạt động hết công suất 24/7 trong nhiều ngày. Những hàng dài thi thể xếp lần lượt chờ đợi được hỏa táng trong bối cảnh Ấn Độ đang trải qua đợt bùng dịch nghiêm trọng.
Ngày 22/4, Ấn Độ đã ghi nhận kỷ lục thế giới đáng buồn, với gần 315.000 ca Covid-19 mới chỉ trong 24 giờ. Quốc gia Nam Á đã ghi nhận trên 16 triệu ca bệnh và 186.000 người chết. Các bệnh viện quá tải dừng nhận bệnh nhân, các cơ sở hỏa táng "vỡ trận" và nhiều người dân đang hứng chịu nỗi đau xé lòng khi chứng kiến nhiều người thân qua đời.
Thân nhân mặc đồ bảo hộ tiễn đưa nạn nhân Covid-19 lần cuối ở New Delhi, Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
Ngày 22/4, khi nỗ lực tìm kiếm cơ sở hỏa táng không có kết quả, Kumar buộc phải hỏa thiêu mẹ mình tại một cơ sở hỏa táng tập thể, tạm thời, được dựng lên tại một bãi đậu xe liền kề với một lò hỏa táng ở Seemapuri, phía đông bắc Delhi.
"Tôi đi khắp mọi nơi để tìm nơi hỏa táng mẹ nhưng mọi cơ sở đều từ chối vì một lý do nào đó, ví dụ như họ nói rằng họ hết gỗ", Kumar nói, nheo đôi mắt cay xè vì khói bốc lên từ khu vực hỏa thiêu.
Jitender Singh Shunty, người điều hành tổ chức y tế phi lợi nhuận Shaheed Bhagat Singh Sewa Dal, cho biết trong chiều 22/4, đã có 60 thi thể được hỏa thiêu tại cơ sở tạm và 15 thi thể khác vẫn phải tiếp tục chờ đợi.
"Không một ai ở Delhi từng chứng kiến cảnh tượng này. Trẻ con mới 5 tuổi, thiếu niên 15 tuổi hay thanh niên 25 tuổi bị hỏa táng. Cặp đôi mới cưới cũng bị hỏa táng. Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh này", Shunty, với đôi mắt ướt nhòe vì xúc động, chia sẻ.
Nhiều cơ sở hỏa táng hoạt động 24/7 do số ca tử vong do Covid-19 tăng vọt (Ảnh: Reuters).
Shunty cho biết, trong đợt bùng phát dịch hồi năm ngoái, số lượng thi thể anh hỗ trợ hỏa táng mỗi ngày nhiều nhất là 18, trong khi ngày trung bình là khoảng 8-10 thi thể. Tuy nhiên, khi đợt dịch thứ 2 bùng nổ, chỉ riêng trong ngày 20/3 đã có tới 78 thi thể được mang đến hỏa thiêu ở cơ sở này.
Tại nhiều nơi ở Delhi, xe cứu thương xếp hàng dài trước các cơ sở hỏa táng, trong khi các thi thể phải buộc nằm trên đường chờ tới lượt.
Ấn Độ hiện đang là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ (Ảnh: Reuters).
Rajiv Agrawal, công nhân tại một cơ sở hỏa thiêu, nói với Independent rằng nhiều thi thể phải chờ ít nhất nửa ngày để được hỏa táng. Số lượng thi thể được đưa đến cơ sở gia tăng chóng mặt mỗi ngày.
Tại một cơ sở hỏa thiêu ở bang Gujarat, tây Ấn Độ, gỗ cháy liên tục trong nhiều ngày đến mức phần khung kim loại dùng để đựng gỗ và thi thể đã bị nóng chảy vì không có thời gian để nguội lại. Nhiều lò hỏa thiêu ở Surat, Rajkot, Jamnagar và Ahmedabad đã nhận số lượng thi thể nhiều gấp 3-4 lần ngày thường.
Tại một số cơ sở hỏa táng, phần khung kim loại ở khu vực hỏa thiêu thậm chí bị nóng chảy vì bị đốt nóng trong thời gian dài liên tục (Ảnh: Reuters).
Prashant Kabrawala, một người có nhiệm vụ quản lý một lò hỏa táng có tên là Ashwinikumar, thừa nhận rằng: "Tôi đã thường xuyên đến lò hỏa táng kể từ năm 1987 và quản lý hoạt động hàng ngày kể từ năm 2005, nhưng tôi chưa bao giờ thấy nhiều thi thể được mang tới hỏa táng như vậy chỉ trong 1 ngày. Nó vượt qua cả thời điểm dịch hạch bùng phát năm 1994 hay lũ lụt năm 2006".
"Cho tới cuối tháng trước, chúng tôi hỏa thiêu 20 thi thể mỗi ngày. Nhưng kể từ đầu tháng 4, chúng tôi phải nhận tới 80 thi thể", một quan chức cấp cao tại cơ sở hỏa táng Ramnath Ghela, cho biết.
Bức ảnh đầy ám ảnh chụp từ trên cao một cơ sở hỏa thiêu ngoài trời ở Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
(Ảnh: Reuters).
Thủ tướng Ấn Độ: 'Bão Covid-19 rung chuyển đất nước'
Thủ tướng Modi thừa nhận "bão Covid-19" làm rung chuyển đất nước, khi Ấn Độ ngày thứ tư liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục thế giới.
"Chúng ta đã tự tin, tinh thần phấn chấn sau khi ngăn chặn thành công làn sóng đại dịch đầu tiên, nhưng cơn bão lần này đã làm rung chuyển đất nước", Thủ tướng Narendra Modi cho biết trong bài phát biểu qua sóng phát thanh hôm nay, đồng thời kêu gọi tất cả người dân tiêm vaccine Covid-19 và giữ cảnh giác.
Số ca nhiễm nCoV tại Ấn Độ tăng 349.691 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 16,96 triệu. Đây là ngày thứ tư liên tiếp nước này ghi nhận số ca nhiễm nCoV trong 24 giờ cao kỷ lục thế giới. Bộ Y tế Ấn Độ cũng báo cáo thêm 2.767 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 192.311. Giới chuyên gia nhận định số người chết thực tế có lẽ cao hơn nhiều.
Chính phủ Modi hứng chỉ trích vì mất cảnh giác, cho phép tổ chức các cuộc tụ tập tôn giáo và chính trị đông đúc sau khi số ca nhiễm nCoV tại Ấn Độ giảm mạnh xuống dưới 10.000 ca mỗi ngày. Hệ thống y tế cũng không được chuẩn bị để ứng phó tình huống xấu, khiến các bệnh viện giờ đây phải ngừng nhận bệnh nhân vì thiếu oxy y tế và giường bệnh.
Thủ hiến New Delhi Arvind Kejriwal đã gia hạn lệnh phong tỏa tại thủ đô thêm một tuần, trước đó dự kiến kết thúc vào ngày 26/4, nhằm cố gắng ngăn virus lây lan trong bối cảnh cứ mỗi 4 phút New Delhi lại ghi nhận một người chết vì Covid-19. "Phong tỏa là phương án ứng phó đại dịch cuối cùng, nhưng với số ca nhiễm tăng quá nhanh, chúng tôi phải làm vậy", ông nói.
Ashish Jha, hiệu trưởng Trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Brown của Mỹ, cảnh báo đất nước 1,3 tỷ dân đang đứng bên bờ vực thảm họa nhân đạo. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng cho biết họ đang hướng về người dân Ấn Độ giữa đợt bùng phát Covid-19 khủng khiếp này. "Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong chính phủ Ấn Độ và sẽ nhanh chóng hỗ trợ thêm cho người dân Ấn Độ, cũng như hệ thống y tế", Blinken viết trên Twitter.
Tờ Indian Express tiết lộ một đánh giá nội bộ của chính phủ Ấn Độ dự đoán làn sóng đại dịch hiện nay sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 5, với số ca nhiễm hàng ngày lên đến nửa triệu. Trong một cuộc họp với Modi và thủ hiến các bang, V.K. Paul, lãnh đạo nhóm chuyên trách Covid-19, được cho là đã nói rằng cơ sở hạ tầng y tế tại những bang đông dân không đủ khả năng đối phó viễn cảnh này.
Chính nghiệp lực là nguyên nhân của sự phân chia các loài, các loại người và loại vật. Không nên so sánh con người và con vật. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy, là rất nhiều con vật được sống sạch sẽ và tươm tất hơn một số con người, lại cũng có số người sống không bằng kiếp vật. Do vậy tình thương của Đức Phật như dòng nước tràn về miền sa mạc, những chỗ thấp có thể ví như con người nước thấm trước hết, sau đó [nước từ bi] tràn lên và thấm nhuần hết thảy những chỗ nhô cao hơn (được ví như cõi vật và các loài khác).
Trong tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số đặc biệt 144 - 145, ra ngày 1-1-2012, có đăng bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn, một bài viết có nhiều điểm liên quan đến vấn đề phiên dịch kinh điển. Với vai trò của một nhà nghiên cứu, dịch thuật kinh điển Phật giáo trong nhiều năm, tác giả Đào Nguyên đã nhận thấy bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn có một số điểm cẩn phải trao đổi. Nhân đây, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đào Nguyên đến quý bạn đọc.
Từ lâu, khi viết về các vương quốc ở Ấn Độ thời Phật, các học giả đã chú ý đến các yếu tố “dân chủ”trong chế độ các nưóc ấy. Tôi đọc, nhưng thú thực không hào hứng mấy, cứ nghĩ chuyện ấy đã thuộc quá khứ xa xăm. Lý thuyết mà không có thực tế diễn ra trước mắt thì chỉ thỏa mãn được cái đầu, không làm rung động trái tim. Máu tôi chỉ thực sự nóng lên từ khi tôi theo dõi cuộc tranh đấu cho dân chủ của bà Aung San Suu Kyi và sau đó tìm đọc những tác phẩm của bà. Bà đã làm sống lại lý thuyết, bà thở với lời Phật, tranh đấu với hồn Phật.
Cách đây khoảng 20 năm, phong trào học thiền Nhân Điện xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Mỹ rồi một thời gian sau đó truyền về Việt Nam mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng, một người Việt di cư đến Mỹ năm 1985. Những người theo học được ông hoặc các người phụ tá giảng dạy khai mở luân xa, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho tha nhân, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại.
Đa số tiểu bang của Hoa Kỳ, hôn nhân vẫn được định nghĩa theo hiến pháp qui định là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tính cho đến tháng 5 năm 2012, chỉ có sáu tiểu bang (Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New York và New Hampshire), và thủ đô Washington DC, đã chấp thuận hôn nhân đồng tính (giữa một người nam với một người nam hoặc giữa một người nữ với một người nữ).
Bài viết này không đưa ra một đề xuất nào, đối với bất kỳ cơ quan nào, mà chỉ thử dự đoán những gì sẽ xảy ra nếu hiện tượng Duy Tuệ vẫn tiếp tục diễn biến. Việc dự đoán như sẽ được trình bày dưới đây là không mấy khó khăn khi căn cứ trên những gì đã diễn ra, với giấy trắng mực đen, rành rành trên những trang của quyển sách có nhan đề ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiều lầm sau hàng ngàn năm” (sau đây gọi tắt là “Ta là ai?”).
*Chánh Pháp thời kỳ: là sau Phật diệt độ, mới bắt đầu 500 năm Chánh pháp.( Theo luận Tỳ bà sa Q18. Vì độ cho Nữ giới xuất gia, nên Chánh Pháp bị giảm còn 500) Chánh pháp, có nghĩa là ‘Chứng Pháp’. Thời kỳ này có pháp, có người tu, và có người chứng được pháp đã tu. Có đủ Giáo Hạnh. Chánh pháp tồn tại 500 năm, hết 500 năm là qua thời tượng pháp.
*Tượng Pháp thời kỳ: , là sau Chánh pháp, Tượng pháp tồn tại được 1000 năm. Tượng có nghĩa là ‘vẫn giống’ như Chánh pháp, có giáo, có hạnh,có pháp để tu, nhưng ít người chứng ngộ. Hết 1000 năm Tượng-pháp, là vào thời kỳ mạt pháp.
*Mạt Pháp thời kỳ : Là thời khởi đầu chuyển thành ‘vi mạt’, Pháp mạt tồn tại Mười Ngàn Năm (10.000). Chỉ có Giáo mà không còn Hạnh! Tệ hơn, nhỏ bé hơn, thời kỳ của hao mòn, teo tóp, suy vi, chánh tà lẫn lộn.
Ngày nay, Tuợng pháp hết đã lâu. Mạt Pháp cũng đã trôi qua 1051 năm rồi, nhưng còn kéo dài 8.949 năm nữa thì “Mạt Pháp” chấm dứt.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.