Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nước Úc 'thoát Trung' trong thời viêm phổi Vũ Hán.

22/05/202009:33(Xem: 9055)
Nước Úc 'thoát Trung' trong thời viêm phổi Vũ Hán.

australia covid-19


Nước Úc 'thoát Trung'
trong thời viêm phổi Vũ Hán.

Nguyễn Quang Duy

Thời gian qua các nhà ngoại giao Trung cộng hung hăng tấn công bất cứ nước nào nghi ngờ về sự minh bạch và thành công của Trung cộng trong việc giải quyết nạn đại dịch do virus corona gây ra.

Thủ tướng Úc ông Scott Morrison lại đề nghị tiến hành điều tra về nguồn gốc và cách thức các quốc gia giải quyết nạn đại dịch, nên nước Úc lãnh chịu phản ứng hung bạo nhất, nhưng chính nhờ vậy người Úc mới thức tỉnh đồng lòng “thoát Trung”, một bài học đáng giá để chúng ta học hỏi.

 

Thế giới đồng thuận…

Theo báo The Australian, vào ngày thứ hai 18/5/2020 trong Hội Nghị của Hội Đồng Y tế Thế giới (WHA), Úc cùng 136 nước khác trong số 194 các nước thành viên cùng đệ trình một Bản Dự Thảo Nghị Quyết mở cuộc điều tra.

Bản Dự Thảo đã không bị bất cứ quốc gia nào phủ quyết, một việc chưa từng xảy ra trong bang giao quốc tế, nó nói lên sự chính đáng để có một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch, cách giải quyết của từng quốc gia và rút ra bài học tránh thảm họa cho nhân loại.

So với ý tưởng ban đầu của Thủ Tướng Scott Morrision, Bản Dự Thảo có đôi chỗ thay đổi.

Úc đề nghị tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập với Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), còn Liên Minh Châu Âu đề nghị cuộc điều tra sẽ do WHO chịu trách nhiệm, nhưng việc đầu tiên là phải điều tra cách giải quyết đại dịch của chính cơ quan WHO.

Mặc dù Chủ Tịch Trung cộng Tập Cận Bình đồng ý tiến hành cuộc điều tra, nhưng Đại sứ Trung cộng tại Úc, ông Thành Cảnh Nghiệp tuyên bố cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với những gì mà Chính phủ Úc mong muốn, nếu Úc xem kết quả tại Hội Nghị Hội Đồng Y tế Thế giới (WHA) là minh chứng cho lời kêu gọi mở cuộc điều tra thì “chẳng khác gì một trò đùa”.

 

Trung cộng không biết đùa…

Vào cuối tháng 4/2020, Đại sứ Trung cộng ông Thành Cảnh Nghiệp đe dọa nếu Úc tiếp tục muốn điều tra, “nhân dân” Trung cộng không xem Úc là bạn hàng tốt, không uống rượu vang Úc, không ăn thịt bò Úc, không du lịch nước Úc và không cho con cái đến Úc du học.

Ông Nghiệp ám chỉ Trung cộng sẽ tẩy chay hàng hóa Úc, sẽ cấm dân uống rượu vang Úc, cấm dân ăn thịt bò Úc, cấm dân đi du lịch Úc và cấm dân cho con cái sang Úc du học.

Để chứng minh Trung cộng không biết nói đùa, tuần rồi họ tuyên bố ngưng mua thịt bò từ bốn hãng thịt của Úc, đồng thời đánh 80% thuế lên lúa mạch nhập cảng từ Úc, và hăm dọa ngưng nhập cảng nhiều mặt hàng khác.

Ông Hồ Tích Tiến, chủ bút Hoàn Cầu Thời Báo, hôm 21/5/2020, nêu quan điểm cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với những gì mà Chính phủ Úc mong muốn, và tiếp tục đe dọa “Trung cộng có đủ sức mạnh để làm tổn thương đến kinh tế Úc”.

Trung cộng từ chối trả lời đề nghị đàm phán thương mại từ phía Úc, một hành động được Dân biểu đảng Quốc gia George Christensen đánh giá:

“…với Úc buôn bán là thương mại còn với Trung cộng mọi thứ đều là chính trị.”

 

Người Úc đồng lòng…

Trước hành động bạo ngược của Bắc Kinh, Thủ tướng Úc tuyên bố quan hệ ngoại thương giữa hai nước là quan hệ hổ tương hai bên cùng có lợi, Úc luôn tôn trọng Trung cộng, vì thế Úc đòi hỏi Trung cộng cũng phải biết tôn trọng Úc.

Bà Ngoại Trưởng Marise Payne kêu gọi Trung cộng không nên mang thương mại vào cuộc tranh cãi ngoại giao, cần tôn trọng lẫn nhau, Bà Payne nhắc nhở:

“…nhưng trên hết, người Úc sẽ luôn bảo vệ lợi ích của nước Úc.”

Ngày 19/5/2020, được Sky News phỏng vấn Lãnh tụ đối lập Anthony Albanese cho biết đảng Lao Động ủng hộ nỗ lực của Chính Phủ để mở cuộc điều tra:

“Liên minh hai đảng Tự Do - Quốc Gia và đảng Lao động đã là một, chúng tôi đã có cùng quan điểm về vấn đề này và cùng chia sẻ trách nhiệm”.

Vận động điều tra nguồn gốc phát sinh virus corona chủng mới rõ ràng là chính sách nước Úc, không có tranh cãi giữa các đảng chính trị là một điều hiếm thấy trong sinh hoạt chính trị tại Úc.

Trước hành động bạo ngược của Bắc Kinh các hãng truyền thông Úc nhanh chóng đưa tin, giải thích và bình luận nhằm minh bạch lập trường chính phủ Úc.

Nhờ thế, đại đa số dân chúng Úc đều ủng hộ chính sách của Chính Phủ đối phó với đại dịch và đồng thuận tiến hành cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch.

 

Ảnh hưởng Trung cộng tại Úc

Ba thập niên qua, Trung cộng là bạn hàng quan trọng nhất của Úc, chiếm đến hơn 1/3 hàng hóa Úc xuất cảng ra thế giới, Trung cộng mua một số lượng rất lớn quặng mỏ và sản phẩm nông nghiệp Úc.

Trung cộng hiện đang nắm giữ 9 triệu mẫu đất, một số hầm mỏ, một số trang trại sản xuất điện, phi trường Merrendin Tây Úc, cảng Darwin và nhiều cơ sở hạ tầng chiến lược khác.

Theo ước tính nếu GPD Trung cộng gỉam 2% thì GDP Úc bị ảnh hưởng giảm đến 1%.

Bởi thế đã có nhiều lo ngại về sự lệ thuộc nặng nề của Úc vào mô hình tăng trưởng của Trung cộng.

 

Ngoài tầm kiểm soát…

Như hầu hết các quốc gia trên thế giới, đại dịch do virus corona đã khiến Úc phải đóng cửa biên giới, hơn 7 ngàn người nhiễm bệnh, hằng trăm người chết và phải ngừng hầu hết các hoạt động kinh tế.

Tuần trước Tổng trưởng Ngân Khố Úc Josh Frydenberg cho biết tỉ lệ thất nghiệp tại Úc sẽ lên đến trên 10% và tỉ lệ GDP sụt giảm ở mức độ 6% so với năm trước.

Ước tính được cho là khá lạc quan trong một thế giới đầy bất trắc, nhiều quốc gia trên thế giới đang lúng túng kiểm soát đại dịch, có thể làn sóng đại dịch thứ hai, rồi thứ ba kéo tới cho đến khi nhân loại có khả năng đề kháng với chủng loại virus corona mới này.

Chưa tính việc Trung cộng tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Úc, kinh tế Úc sẽ chịu thiệt hại nặng nề và lâu dài hơn, nhưng không phải vì thế Úc chịu đầu hàng trước áp lực của Trung cộng.

 

Không “thương chiến” với Trung cộng

Được ABC Australia phỏng vấn một nông gia trồng lúa mạch cho biết việc Trung cộng đánh thuế là một điều ông chưa bao giờ nghĩ đến, nhưng ông tin rằng giá sản xuất lúa mạch tại Úc khá thấp, lúa mạch Úc lại có phẩm chất tốt và nguồn cung cấp khá ổn định nên cũng dễ cho ông tìm đến các bạn hàng mới tại Á châu và Âu châu.

Theo Bộ trưởng Thương Mại Úc Simon Birmingham, Úc sẽ không đeo đuổi chiến tranh thương mại với Trung cộng, vì như thế không mang lại lợi ích gì cho nước Úc, nhưng Úc xem xét khiếu nại hành động của Trung cộng lên Tổ chức Thương mại Thế giới.

 

Úc phải “thoát Trung”

Theo Dân biểu đảng Quốc gia George Christensen, có quá nhiều rủi ro khi phải buôn bán với các nước độc tài cộng sản như Trung cộng, vì thế Úc phải mở rộng ngoại thương với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia có chung giá trị dân chủ, biết tôn trọng quan hệ ngoại thương.

Ông quan tâm về việc Úc phải nhập cảng các hàng hóa chiến lược như trang thiết bị y tế, dược phẩm từ Trung cộng, trong khi Úc có thể sản xuất được.

Ông tin rằng Úc phải duyệt xét lại, phải thay đổi chiến lược đầu tư, sản xuất và ngoại thương để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung cộng, thì mới giữ được chủ quyền quốc gia.

 

Kết luận

Gần nửa thế kỷ qua, người Úc tin rằng có thể mở rộng làm ăn buôn bán với Trung cộng, và kỳ vọng thay đổi kinh tế sẽ dẫn đến thay đổi chính trị tại nước này.

Nhưng ngược lại nhờ kinh tế phát triển Trung cộng mạnh lên, nhà cầm quyền Bắc Kinh càng ngày càng bạo ngược, bắt nạt người Úc, ảnh hưởng đến chính sách của nước Úc.

Cách cư xử “lang sói” của Trung cộng đã đi ngược với văn hóa Úc, thức tỉnh các đảng chính trị, mọi giới, mọi người Úc đã đoàn kết đặt quyền lợi và lòng tự trọng quốc gia bên trên, đồng lòng cùng Chính Phủ mở cuộc điều tra.

136 Chính Phủ các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có 57 các quốc gia Phi Châu, nhiều nước từng bị Trung cộng đối xử bạo ngược, càng nhún nhường thì Trung cộng càng lấn áp, nên đã quyết định ủng hộ cuộc điều tra.

Về ngắn hạn nước Úc và thế giới đang xem xét lại chiến lược ngoại thương và bang giao với Trung cộng.

Nếu nước Trung Hoa có tự do, đã sớm thông tin về virus corona, thế giới đã trách khỏi thảm họa đại dịch, nên về lâu dài một Trung Hoa tự do tôn trọng bang giao quốc tế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nước Úc nói riêng và cho thế giới nói chung.


Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

22/05/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2013(Xem: 6393)
Ngay khi khởi đầu cuộc tranh đấu chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã ra một bản Tuyên ngôn đọc ngày 10-5-1963 tại chùa Từ Đàm, trong đó phương pháp bất bạo động được long trọng xác định: “Phương pháp tranh đấu mà chúng tôi áp dụng là bất bạo động. Chúng tôi phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong cuộc tranh đấu của chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người Tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị Thánh của sức mạnh bất bạo động”.
29/06/2013(Xem: 18188)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 18154)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 20823)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
22/06/2013(Xem: 30529)
16 Lý Do Để Ghét Việt Nam: Sự gian dối Kiểu nói thách giả cả Tiếng ồn Ngôn ngữ Giao thông Phí xin thị thực để vào Việt Nam Những tòa nhà mỏng Cách người Việt làm cản trở lối ra vào trước cửa hàng Tôm hùm Cái ghế nhựa, con gián và bệnh dịch tả Cái mũ cối (mũ bộ đội) Tài xế taxi ở Việt Nam Món ăn ở Việt Nam Sự vô ý vô tứ (vô ý thức) Khả năng về kiến thức và thông tin kém của người Việt Sự khác biệt văn hóa, góc nhìn cá nhân
06/06/2013(Xem: 6456)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5890)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
30/05/2013(Xem: 5742)
Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau: "Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
30/04/2013(Xem: 6567)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
10/04/2013(Xem: 8436)
Bài nầy chỉ nhằm tóm lược một số điểm chính đã được trình bày tại Hội Nghị Khoáng Đại Kỳ 4 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, ngày 17-19 tháng 3 năm 2011.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]