Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vụ Alexandre de Rhodes: Vô ơn đã xấu, nhận ba vơ công ơn còn xấu mặt hơn

05/12/201917:32(Xem: 3295)
Vụ Alexandre de Rhodes: Vô ơn đã xấu, nhận ba vơ công ơn còn xấu mặt hơn

Alexandre de Rhodes

Vụ Alexandre de Rhodes:
Vô ơn đã xấu, nhận ba vơ công ơn còn xấu mặt hơn




1. Ghi nhận sự kiện, căn cứ tra cứu

Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, trong bài viết “Chẳng ai sổ toẹt công lao của Alexandre de Rhodes” đăng trên Báo Tuổi Trẻ số ngày 30/11/2019, trang 3, có đặt vấn đề: “có lẽ nào chúng ta không cần biết ơn một người do họ có hạn chế về tư tưởng?”


2. Bình luận

Hạn chế về tư tưởng là Alexandre de Rhodes đã có công kích Nho, Lão, Phật trong tác phẩm của mình.

Trong đó, dĩ nhiên, đối với người theo đạo Phật là điều xúc phạm.

Nhưng nếu Alexandre de Rhodes có xúc phạm đạo Phật, nhưng ông thật sự có công, thì người Phật giáo cũng sẽ vẫn biết ơn.

Luận điểm ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng cũng là luận điệu những trang web người Việt lưu vong hải ngoại theo chủ nghĩa Diệm, những trang mạng xã hội trong nước thường đối kháng với chính quyền, rằng nếu không đặt tên đường Alexandre de Rhodes là “vô ơn”.

Vì vậy, bài viết này phản biện ý kiến của Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, đại diện cho ý kiến hậu thuẫn việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes ở Đà Nẵng.


Dân tộc Việt Nam, cũng như Phật giáo Việt Nam đều rất biết ơn những người có những đóng góp cho dân tộc, dù rằng đó là xây dựng bảo vệ đất nước, hay những cống hiến cho văn hóa, nghệ thuật, không phân biệt tôn giáo.

Không hiếm những người Công giáo có những đóng góp như vậy, chẳng hạn Nguyễn Trường Tộ là một trường hợp tiêu biểu.

Ở những trường hợp như vậy người đóng góp là vì lợi ích của dân tộc, xuất phát từ động cơ phục vụ đất nước, họ làm vì trách nhiệm trước Tổ quốc.

Dĩ nhiên, như thế thì dân tộc, đất nước ghi công, công từ cái tâm, cái lòng của họ. Cái tâm, cái lòng, thành ý, nguyện vọng phục vụ Tổ quốc là căn cứ quyết định để xác định công lao, ghi nhận sự biết ơn, mà việc chúng ta đang bàn cụ thể ở đây là đặt tên đường.

Xét trường hợp Alexandre de Rhodes, thì câu hỏi đặt ra, là cho dù đích thực đúng ông ta chế tác ra chữ quốc ngữ, thì ông ta không xuất phát từ động cơ phục vụ Tổ quốc chúng ta, mà ông phục vụ cho việc truyền đạo, nói đúng hơn là “CẢI ĐẠO” người dân Việt Nam.

Người Việt Nam, người tăng ni Phật tử Việt Nam không thể coi việc làm phục vụ cho mục tiêu CẢI ĐẠO lả một công ơn được.

Việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes, dường như, đã có từ thời chính quyền Công giáo trị Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm (sau này chỉ là phục hồi tên đường). Mưu toan của chính quyền Công giáo trị Ngô Đình Diệm, dưới sự lãnh đạo tinh thần của Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, là đánh đồng việc phục vụ cho Giáo hội Ca tô lích La Mã với việc phục vụ cho dân tộc Việt Nam, cũng như cách mà Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, cũng như các trang mạng người Việt lưu vong hải ngoại và Diemist trong nước đang làm.

Việc đánh tráo đối tượng phục vụ như về kể trên, dù diễn ra trong hoạt động văn hóa, nó vẫn mang ý nghĩa chính trị và tôn giáo. Tôn vinh công ơn của việc làm có mục tiêu tôn giáo: CẢI ĐẠO của Alexandre de Rhodes vừa tác động tôn giáo, vừa có tác động chính trị.

Người theo Phật giáo có mà ngu muội đến nỗi đi biết ơn người đã chế tác CÔNG CỤ CẢI ĐẠO?

Người Việt Nam chân chính cũng đủ sáng suốt để nhận ra (và đó là một sự thật hiển nhiên) rằng Alexandre de Rhodes chế tác chữ quốc ngữ không phải để phục vụ cho đất nước Việt Nam.


Việc chế tác ra chữ Quốc ngữ không quan trọng, không phải là điều khó làm, không phải điều phi thường. Ngày nay, nhiều quốc gia có chữ viết không phải bằng mẫu tự La tinh đã làm được việc đó, nhưng họ không La tinh hóa chữ viết của họ, mà vẫn giữ chữ viết truyền thống.

Cho nên, khẳng định việc chế tác việc chữ quốc ngữ là không quan trọng, thì cũng lại là đồng thời xác định tầm quan trọng của quyết định đưa chữ quốc ngữ vào sử dụng chính thức.


Người ta nhắc đến công lao vua Khải Định trong quyết định này, cho nên, nếu biết ơn về việc đưa chữ quốc ngữ vào sử dụng chính thức để có kết quả như hôm nay, thì phải “biết ơn” Khải Định vua .


Liên quan đến “biết ơn” về chữ quốc ngữ, thì để đặt tên đường, phải đặt tên đường vua Khải Định mới đúng.

Nhưng Khải Định là một ông vua bù nhìn, văn bản của Khải Định ban hành chỉ có giá trị ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Cho nên “biết ơn” đặt tên đường phải dành cho toàn quyền Đông Dương, vì chủ trương phải là từ viên quan người Pháp này và có tác động trên cả ba kỳ. Còn Khải Định chỉ là người thừa hành, một thứ công bộc đội vương miện mà thôi.


Chính quyền Công giáo trị Ngô Đình Diệm, lãnh đạo tư tưởng Ngô Đình Thục chỉ muốn tri ân Alexandre de Rhodes vì lý do chính trị, chứ họ không hẳn vì lý do tri ơn người chế tác chữ quốc ngữ.

Nếu không có cuộc mất nước về tay người Pháp thì có thể chữ quốc ngữ chỉ dùng để các cha đạo nhà thờ đọc với nhau như trong buổi đầu nó mới được tạo ra.


Chữ quốc ngữ, nếu xét từ khía cạnh phản biện, nó là giải pháp mà chính quyền thực dân sử dụng để đoạn tuyệt với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.


Chính quyền Mao Trạch Đông, Trung Quốc, đã có những bước để đoạn tuyệt văn hóa truyền thống Trung Quốc. Bước một là tạo ra chữ giản thể và thành công. Đồng thời, bước hai là La tinh hóa và chỉ thành công một phần nhỏ, Trung Quốc vẫn giữ chữ tượng hình khối vuông. Bước ba là Đại Cách mạng Văn hóa.

Cho nên, chữ quốc ngữ không phải là một thành quả tự sự sáng tạo và lựa chọn của người Việt, mà nó là một thứ Đại Cách mạng Văn hóa của chính quyền thực dân Pháp. Trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa này, đạo Ca tô lích La Mã đóng vai trò chủ yếu.

Cái công ơn đưa chữ quốc ngữ thành một thứ chữ viết chính thức là một HÀNH VI CƯỠNG BỨC, trong hoàn cảnh quốc gia mất độc lập chủ quyền.

Nhận ơn ở đây thì đặt tên cho vị toàn quyền người Pháp có công chỉ đạo phổ biến chữ quốc ngữ trước, rồi hẳn mới đến ơn của các giáo sĩ chế tác ra chữ quốc ngữ.


Vì vậy, nguyên tắc “biết ơn” mà Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng nêu ra là một nguyên tắc vô ơn với những người đã chiến đấu hy sinh cho độc lập chủ quyền của đất nước, cho quyền tự quyết, tự định đoạt lựa chọn chữ viết của một dân tộc, mà không bị kẻ xâm lược áp đặt, kẻ bù nhìn quyết định.

Vô ơn là xấu, đi nhận công ơn một cách bá vơ xấu hơn, nhưng vô ơn với những người đã hy sinh bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc thì xấu xa ở mức cực điểm.


Như đã trình bày, vấn đề tên đường Alexandre de Rhodes có liên quan đến tôn giáo, cụ thể Alexandre de Rhodes là người đã xúc phạm Phật giáo.

Kêu gọi sự biết ơn nói chung, trong đó gồm có tăng ni và người theo đạo Phật là điều xuyên tạc, không phù hợp.

ĐỀ NGHỊ NGƯỜI PHÁT NGÔN PHẬT GIÁO LÊN TIẾNG NÓI RÕ Ở ĐIỂM NÀY. ĐỀ NGHỊ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CÓ NHỮNG HOẠT ĐỘNG THÍCH HỢP ỦNG HỘ NHÓM PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ LÊ CUNG TRONG KIẾN NGHỊ CỦA QUÝ VỊ TRÍ THỨC NÀY.

Sự việc Dương Ngọc Dũng vừa rồi cho thấy quan chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn còn khả năng nhận thức về những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực, lệch lạc đối với Phật giáo.


Dương Ngọc Dũng xúc phạm Phật giáo hôm nay chỉ là người tiếp nối luận điệu Alexandre de Rhodes khi xưa. Nhiều triệu tăng ni Phật tử (Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng đến nhiều chục triệu) không thể là người biết ơn Alexandre de Rhodes.

Nếu thế thì người phát ngôn Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên có phản ứng một cách tương xứng, đừng để Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Cung đơn độc, cũng như đừng để những người như Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng chiếm lấy diễn đàn truyền thông, như đối với Báo Tuổi Trẻ.


Cụ thể trong trường hợp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có văn bản gửi đến Báo Tuổi Trẻ cơ quan đăng bài của Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, thể hiện rõ quan điểm không đồng tình, khẳng định tăng ni Phật tử Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không biết ơn Alexandre de Rhodes về việc chế tác chữ quốc ngữ, căn cứ khách quan lịch sử của quá trình chế tác, phổ biến chữ quốc ngữ.

Nếu Giáo hội Phật giáo Việt Nam im lặng, thì phải chăng đó là việc thiếu trách nhiệm trước một vấn đề liên quan đến “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”?


Việc bỏ mặc Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Cung, không có những hậu thuẫn cần thiết, trong bối cảnh truyền thông dầu sôi lửa bỏng, là một hình ảnh rất xấu cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khiến những trí thức gắn bó với Phật giáo Việt Nam, với Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ mất đi tình cảm với đạo Phật và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tránh xa những vấn đề liên hệ đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nếu Giáo hội Phật giáo Việt Nam im lặng trước việc một cơ quan truyền thông như do nhà nước quản lý như báo Tuổi Trẻ ủng hộ mạnh mẽ đến mức chưa từng có việc đặt tên đường cho một người đã xúc phạm đạo Phật là Alexandre de Rhodes thì đó là một tiền lệ nguy hiểm đối với những trường hợp tương tự.


Minh Thạnh
http://www.phattuvietnam.net/vu-alexandre-de-rhodes-vo-on-da-xau-nhan-ba-vo-cong-on-con-xau-mat-hon/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2012(Xem: 3957)
Trên trang mạng xôn xao về một chú tiểu nâng váy, chăm sóc cho các hoa hậu, trước sự phản ứng mạnh mẽ từ Phật giáo, hãy nghe sự phân trần của chú tiểu Trí Trần: "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! có lẽ thời gian vừa qua quí vị phật tử đã quá đau lòng với một chú tiểu như tôi. Tôi biết tôi đã đi quá giới hạn của một chú tiểu. Nhưng thật sự không biết phải giải thích sao cho quý vị hiểu. Phật Pháp là con đường để tất cả chúng ta tìm đến sự an lạc, nhưng để đến sự an lạc thì mấy ai biết và hiểu rằng chúng ta phải sửa, thế đấy tôi bỏ gia đình tìm THẦY học đạo."
28/07/2012(Xem: 14118)
Cái gọi là Đường Lưỡi Bò Nghe thật lạ, không vô Cũng không phải dưới đất chui lên Cũng không phải trên trời rớt xuống...
28/07/2012(Xem: 14635)
Biển Đông dậy sóng Đang đe dọa Việt Nam cùng Đông Nam Á Đường Lưỡi Bò là lưỡi hái xâm lăng...
19/07/2012(Xem: 5228)
Chính nghiệp lực là nguyên nhân của sự phân chia các loài, các loại người và loại vật. Không nên so sánh con người và con vật. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy, là rất nhiều con vật được sống sạch sẽ và tươm tất hơn một số con người, lại cũng có số người sống không bằng kiếp vật. Do vậy tình thương của Đức Phật như dòng nước tràn về miền sa mạc, những chỗ thấp có thể ví như con người nước thấm trước hết, sau đó [nước từ bi] tràn lên và thấm nhuần hết thảy những chỗ nhô cao hơn (được ví như cõi vật và các loài khác).
15/07/2012(Xem: 6743)
Trong tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số đặc biệt 144 - 145, ra ngày 1-1-2012, có đăng bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn, một bài viết có nhiều điểm liên quan đến vấn đề phiên dịch kinh điển. Với vai trò của một nhà nghiên cứu, dịch thuật kinh điển Phật giáo trong nhiều năm, tác giả Đào Nguyên đã nhận thấy bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn có một số điểm cẩn phải trao đổi. Nhân đây, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đào Nguyên đến quý bạn đọc.
10/07/2012(Xem: 5142)
Từ lâu, khi viết về các vương quốc ở Ấn Độ thời Phật, các học giả đã chú ý đến các yếu tố “dân chủ”trong chế độ các nưóc ấy. Tôi đọc, nhưng thú thực không hào hứng mấy, cứ nghĩ chuyện ấy đã thuộc quá khứ xa xăm. Lý thuyết mà không có thực tế diễn ra trước mắt thì chỉ thỏa mãn được cái đầu, không làm rung động trái tim. Máu tôi chỉ thực sự nóng lên từ khi tôi theo dõi cuộc tranh đấu cho dân chủ của bà Aung San Suu Kyi và sau đó tìm đọc những tác phẩm của bà. Bà đã làm sống lại lý thuyết, bà thở với lời Phật, tranh đấu với hồn Phật.
02/07/2012(Xem: 6618)
Cách đây khoảng 20 năm, phong trào học thiền Nhân Điện xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Mỹ rồi một thời gian sau đó truyền về Việt Nam mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng, một người Việt di cư đến Mỹ năm 1985. Những người theo học được ông hoặc các người phụ tá giảng dạy khai mở luân xa, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho tha nhân, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại.
14/05/2012(Xem: 10199)
Đa số tiểu bang của Hoa Kỳ, hôn nhân vẫn được định nghĩa theo hiến pháp qui định là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tính cho đến tháng 5 năm 2012, chỉ có sáu tiểu bang (Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New York và New Hampshire), và thủ đô Washington DC, đã chấp thuận hôn nhân đồng tính (giữa một người nam với một người nam hoặc giữa một người nữ với một người nữ).
12/04/2012(Xem: 4582)
Bài viết này không đưa ra một đề xuất nào, đối với bất kỳ cơ quan nào, mà chỉ thử dự đoán những gì sẽ xảy ra nếu hiện tượng Duy Tuệ vẫn tiếp tục diễn biến. Việc dự đoán như sẽ được trình bày dưới đây là không mấy khó khăn khi căn cứ trên những gì đã diễn ra, với giấy trắng mực đen, rành rành trên những trang của quyển sách có nhan đề ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiều lầm sau hàng ngàn năm” (sau đây gọi tắt là “Ta là ai?”).
22/03/2012(Xem: 4728)
Những bức hình giúp bạn nhận ra triết lý cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]