Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiếc Áo Tràng Màu Lam của Người Cư Sĩ Phật Tử

13/09/201817:47(Xem: 7388)
Chiếc Áo Tràng Màu Lam của Người Cư Sĩ Phật Tử


Chiếc Áo Tràng Màu Lam của Người Cư Sĩ Phật Tử

 

                               Nhân đọc bài « Chiếc Áo Hoại Sắc » của tác giả Thích Giác Tuệ Hiếu trên trang nguoiphattu.com – Một bài viết   rất sát tính thời sự và tình trạng biến tướng trong cách  mặc trang phục  đi chùa  của cư sĩ Phật tử hiện nay. Người viết  có  hơi chút thắc mắc  không biết tác giả có phải là một vị xuất gia vì tên danh xưng  nghe lạ quá, nhưng  có chữ Thích  đứng đầu  thiết nghĩ chắc là một vị xuất gia ? Có thắc mắc  như vậy vì từ thưở bé học đạo cho đến bây giờ  chỉ thường nghe pháp danh  các vị xuất gia chỉ có ba từ, đứng đầu là Thích. Ngay như tên hiệu của chùa cũng vậy, một vài chùa đã có xuất hiện   hàng chữ  dài  lạ lẫm thay vì Tự - Chùa  hay Tổ Đình, tạo ra cảm giác  ngơ ngác  cho người  đọc, nhất là những ai  ít khi  tìm hiểu về danh xưng trong Phật giáo. ( Ảnh A)

Ao trang lam (2)

                               Có lẽ, tác giả bài báo này  cũng có chung  niềm suy tư  với người viết  về chiếc áo  mặc  đến chùa của người cư sĩ Phật tử, và cũng có thể trong  việc tu học tại nhà. Đây là quan điểm  đứng đắn cần được  lưu tâm, nhất là các  chùa có sinh hoạt đạo tràng  và những khóa tu học  dành cho  người Phật tử cư sĩ. Ở đây, với xu thế và trào lưu hiện đại , thiết nghĩ chúng ta không nên gọi trang phục  tu học của cư sĩ Phật tử là « chiếc áo hoại sắc » vốn chỉ để  xứng đáng dành gọi với các chư vị tu hành nghiêm mật, giới luật tuân thủ triệt để, dù rằng ngày nay trên thực tế  tìm và để được nhìn thấy  những bộ pháp phục bằng vải po, vải tám  hay katê thì hơi bị khó, chỉ toàn là gấm, lụa với hoa văn chìm cao cấp, không ai  đụng hàng ai  ! Vì vậy hãy gọi đúng tên của chiếc áo : Chiếc áo tràng. Thế thôi.

                              Nói đến  trang phục cư sĩ Phật tử  trước hết là nói đến chiếc áo tràng màu lam hiền dịu, dễ gần gũi khi đến chùa lễ Phật. Xin lưu ý, chiếc áo tràng chứ không phải chiếc áo choàng như  mấy anh bảo vệ chận ở  một cổng chùa lớn nọ lớn lối  không cho vào và  đã  bị lưu ý từ một ngòi bút . Với  truyền thống vá tính đặc thù của các tông phái khác có quy định riêng  về trang phục  cho cư sĩ Phật tử, bài viết náy xin không lạm bàn mà chỉ nói riêng chiếc áo tràng  cư sĩ Phật tử  thuộc hệ phái Bắc Tông  xưa nay vốn đã quen thuộc trong mắt mọi người, hơn nữa tính thông dụng cũng đã trở thành   nét văn hóa truyền thống  chung cho PGVN . (ảnh 1 )

Ao trang lam (3)

                         
Như chúng ta đều biết, chiếc áo tràng lam  của cư sĩ Phật tử  chỉ để dành  mặc  khi  lễ Phật, hành lễ. Giống như chiếc y vàng của chư tăng- ni xuất gia chỉ được  khoát lên khi lễ Phật và các cuộc hành lễ tương xứng. Trước đây, đã có  một vài tổ chức  thanh niên  mặc áo tràng lam, đeo băng chéo trước ngực có in  hàng chữ về tổ chức của mình, trong sinh hoạt, trong nghi lễ hay các hoạt động  khác cũng chỉ mặc như thế, khiến chiếc áo tràng lam trở nên  mất hết  ý nghĩa vì bị làm dụng thái quá. May  thay họ đã biết lắng nghe vá  khắc phục kịp thời, trả lại sự nghiêm túc và đẹp  sắc màu khói hương cho chiếc áo tràng  lam tinh khôi. Bức ảnh  dưới đây  chụp  toàn bộ  ban huynh trưởng của một GĐPT lúc làm lễ  Phật  trong một khóa huấn luyện, họ  nghiêm trang trong chiếc áo tràng lam mặc dù được quyền mặc đồng phục  khi lễ Phật .(ảnh 2  )

Ao trang lam (7)

                        Người viết  vốn  có quán tính quan sát, chú ý đến những  diễn biến chung quanh và đã thu vào tầm mắt mình rất nhiểu  cái đẹp lẫn không đẹp  trong sân chùa. Vì vậy trong bài viết này   tôi  chút  tâm chọn các ảnh có các bạn trẻ trong  chiếc áo tràng lam thay vì các bác lớn tuổi là vì ý tưởng cho một thế hệ trẻ trung  của Phật giáo  tương lai, đồng thời cũng  gợi ý  chiếc áo tràng lam  vẫn trẻ trung và đáng yêu dường nào với các « hot boy, hot girl«  ( ảnh 3,4 ).

Ao trang lam (6)
Ao trang lam (4)

                       Như đã thưa,  cụm từ « chiếc áo hoại sắc » không nên dùng trong cách gọi các trang phục của cư sĩ Phật tử, vì ý nghĩa tự thân của  nó quá lớn, hơn nữa sự phân lập giữa xuất gia và  cư sĩ Phật tử tại gia vẫn có những  quy luật riêng biệt, từ hình thức cho đến  ý nghĩa thực  chất  trong tu học. Với giới cư sĩ Phật tử, sống  và tu học ngay giữa lòng thế gian, những cái gọi là « nhu cầu » cuộc sống vẫn thường hằng có, đặc biệt  nữ giới. Đừng quên, trong Tam Giới ( Dục, Sắc và Vô sắc ) chúng ta  đang sống và tu học trong cả hai ý  nghĩa trong đó : Dục giớiSắc giới ! Chỉ còn lại Vô sắc giới nó  hãy còn nằm phía xa lắc kia mình chưa với tay chạm tới được. Chính vậy cũng đừng quên , dù chúng ta đang  tu học dưới bất cứ  sắc thái tông môn thiền phái nào – xin nhấn mạnh là đang Tu Học chứ chưa thành  bất cứ quả vị nào – ngay trong cõi này, còn có chúng sanh bên cạnh, còn có những « nhu cầu’  khác mà nếu là một  « trưởng tử Như Lai «  chính hiệu,  biết chúng sanh đang cần gì  nơi chúng ta, để dìu dắt, hóa và cứu độ họ ! Và tức nhiên  dạy bảo họ , trưởng thành , để trở nên  hàng hộ pháp   năng động, biết phò trì chánh pháp, để chúng ta vững tu tinh tấn. Buộc lòng phải thưa qua  những điều như thế vì  nhận thấy một vài  nơi, chư tăng  quá thờ ơ hoặc xem nhẹ, hay ít nhất cũng có lời nhắc nhở với  các  phật tử của mình trong cách  ăn mặc nghiêm trang khi đến chùa , phải mặc áo tràng đúng nghĩa khi  vào chánh điện lễ Phật.

                         Ở đây , trước hết xin được thưa ngay là các  cơ sở may mặc trang phục Phật giáo hoàn toàn không có lỗi  khi thời gian qua đã không ngường thiết kế các mẫu  trang phục  đẹp cho cư sĩ Phật tử lựa chọn để mặc. Nếu những sản phẩm thiết kế này chỉ dừng lại ở  ý nghĩa thuận tiện đó thì  đúng là một  nhu cầu  thật sự. Nhưng điều  đáng nói là nếu để thay thế chiếc áo tràm lam  vốn đã  danh chánh ngôn thuận và mang ý nghĩa  nghiêm trang  nơi một tầng lớp  Phật tử, thì cần nên điều chỉnh lại, để  không vô tình đặt chiếc áo tràng lam   truyền thống gần như bị xem là « cổ hủ »  khi gọi các mẫu mã thiết kế mới này là « trang phục lễ chùa, lễ Phật« . Ngày trước  những  bộ áo vạt hò, vạt khách  là đồ lót của chư tăng ni  mặc trong sinh hoạt thường nhật ở trong chùa ( giống như bộ Pyamađồ ngủ vậy ), đồng thời cũng là trang phục  cho cư sĩ Phật tử mặc  thường nhật ở nhà. Từ cuối thập niên 80, xuất hiện  bộ áo « xá xẩu »  trong chùa, ngay lập tức đã có ý kiến  chỉnh đốn rồi (ảnh bộ áo xá xẩu tái xuất hiện). Nguy  hiểm hơn có thiết kế phá nát chiếc áo tràng  lam truyền thống  với  cách hở ngực , chỉ một  dây cột phía dưới  thắt lưng, trông ngang tàng quá quắt (ảnh 5).

Ao trang lam (1)

dong-phuc-le-chua

Chiếc áo tràng lam truyền thống nay bị phá nát theo kiểu thiết kế thời đại hở ngực.
Cha Mẹ hay các bạn trẻ tuyệt đối không nên thỉnh những bộ áo tràng này để sử dụng. 


Còn có một loại  « áo lễ Phật »  được xẻ tà áo trước làm đôi, thêu hoa văn sặc sở và hở bề ngang nơi ngực bất chấp ! Một vài nhà chủa đã  cho Phật tử  mình mặc như thế và chọn  đó là đồng phục  lễ Phật hay trong  lúc lăng xăng  dọn thức ăn ! Với lọai trang phục này luôn ôm sát người mặc, lộ diện cả ba vòng trong thân thể người nữ. Một vài vị Thượng Tọa nói  với người viết rằng «  Thôi ! Đừng  phiền , đó là  nghiệp của người  nữ mà ! » Nhưng một vị  sư thầy khác  nói « Vậy còn  vai trò vị trụ trì  chùa nớ ở mô ? ».Có quá đau lòng chăng khi chọn cho mình những hình ảnh như thế thay cho bộ mặt của bản tự ? ( ảnh 6 ) . Câu trả lời này  không phải của chúng ta !

Ao trang lam (5)

                        Có thể nói, với tình trạng thả lỏng như vậy và  việc vô tư chế tác  các mẫu trang phucrồi đặt tên là « đi chùa, lễ Phật » và Phật tử  cứ thản nhiên chọn lựa  , không cần có một  sự tư vấn  nào từ phía  các sư thầy  có trách nhiệm, tạo ra một  khung cảnh  đầy vẻ lắm màu của thế giới sắc giới ! Trong  bối cảnh  không mấy vui như vậy – chúng tôi rất ngại dùng từ hỗn độn, này. Chợt nhớ nhiều lần các đạo hữu cho xem  hình ảnh  hàng trăm  ( Trong cáckhóa tu học  ở đây  thường cho là đến hàng ngàn người ! ) phật tử nề nếp, nghiêm trang  và đồng lọat trong chiếc áo tràng lam  thanh tịnh và  thiện cảm ở các  khóa  tu  học  của chùa Hoằng Pháp ( Hốc Môn), thật đáng trân trọng biết bao . Trộm nghỉ, nếu  chư Tăng  ở đây  chọn  hoặc chế  tác ra mẫu trang phục « đi chùa. lễ Phật »riêng  cho mình một cõi, như một  vài nơi đã làm thì đâu có những hình ảnh hàng trăm hàng ngàn chiếc áo tràng lam  đẹp đến rạng ngời như thế  mỗi khi nhắc đến chùa Hoằng Pháp !

                       Người viết  luôn nghĩ rằng, ngày nay  người cư sĩ Phật tử chúng ta rất có diễm phúc  lớn lao , là được khoát lên mình chiếc áo tràng lam thanh tịnh là áo hậu của hàng Ni giới khả kính. Như được chia sớt  công đức lớn lao  từ một hàng đệ tử mà ngày xưa đức Phật và Tôn Giã A Nan hằng  yêu kính. Chiếc áo tràng lam màu khói hương vì thế đã theo từng bước chân người con Phật đi vào thơ văn, đi vào  biết bao ký ức sống đẹp của  bao người. Làm sao không khỏi cảm ơn chư  Tổ ngàn xưa, chư  tôn đức đã « thiết kế » cho chúng ta chiếc áo  như vậy để mặc mỗi khi  đến chùa Lễ Phật , và cũng để tự hào với  Phật giáo các nước rằng Phật tử chúng ta ở Việt Nam mới có được một nét riêng quá đẹp như vậy đó. Đức Dalai Lama và các  vị lãnh đạo PG  các nước cũng đều có nhận  định tương tự. Vậy nên chăng Phật tử chúng ta nên phát huy niềm tự hào  về nét đẹp của chiếc áo trành  người cư sĩ Phật tử , không  phải bận lòng với model  thích làm đẹp quá trớn của một bộ phận  vào chùa còn thích làm đẹp, để đến nỗi  người ta phải  nhắc lại « Chiếc áo hoại sắc » trong  giới luật  Tỳ Kheo ! Trong khi thực tế cụm từ  cao quý, vá là lời dạy của chư Tồ Sư xưa nay  xem ra đã không còn khả dụng nữa rồi !

                    Câu kết của  tác giả  Thích Giác Tuệ Hiếu  trong bài đã dẫn, xin mượn dùng cho  đoạn kết bài viết này để nói thay  tình trạng   không đáng vui hiện nay  trong cách ăn mặc của người cư sĩ Phật tử, và thay vì « chiếc áo hoại sắc », ở đây  xin  dừng từ « chiếc áo tràng lam » : « Hãy để chiếc áo tràng lam trở về đúng với ý nghĩa của nó, coi trọng như tinh hoa của nhà Phật, là bản tâm của Đức Như Lai « .

 

 

 Giác Đạo – Dương Kinh Thành

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2015(Xem: 5568)
Những ngày qua, bên cạnh việc quảng bá và cổ vũ rầm rộ cho ngày lễ Giáng sinh Gia tô giáo trên các phương tiện truyền thông ở Việt nam, thì cũng đồng thời xuất hiện thông tin được trích từ Telegraph với dòng tít: “Brunei: Chúc mừng Giáng sinh bị án tù 5 năm và nộp phạt tương đương 400 triệu VNĐ”.
11/12/2015(Xem: 8796)
Những ngày vừa qua với loạt bài phóng sự điều tra của báo Lao Động về cách tu hành, ăn tiết canh, uống rượu Tây, phát ngôn “bá đạo” của ông Sư Minh Thịnh chùa Phú Thị, chưa dứt, tạo nên sự bức bối trong dư luận và đương nhiên nhiều nhóm ngoại giáo không từ khước miếng mồi béo bở này để lên giọng thuyết giáo xúc xiểm Phật giáo…; thì báo Thanh Niên lại tung ra một bài báo khác, như để nối tiếp sự kiện không giống ai của mấy ông Sư tự cho mình là “những công dân đặc biệt áo nâu” sống ở chùa! Đó là bài “Dân Chàng Sơn “trả” Sư trụ trì chùa làng” của tác giả T.N.
10/12/2015(Xem: 5173)
Tự lực và tha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Những khái niệm này bao trùm mọi tiến trình tu tập của một cá nhân và cũng quyết định pháp môn tu tập mà người ấy chọn. Bài viết này sẽ cố gắng không đề cập đến quá nhiều những khái niệm phức tạp có thể khó hiểu đối với đa số độc giả, nhưng tất yếu phải đủ bao quát để nêu rõ ý nghĩa của tự lực và tha lực, cũng như chỉ ra các mối tương quan được nhận hiểu như thế nào trong đạo Phật. Do tính chất phức tạp và bao quát đó, ở một số nơi cần thiết chúng tôi sẽ đặt những liên kết để người đọc có thể tùy ý tham khảo thêm nếu thấy một khái niệm nào đó là khó hiểu. Ngoài ra, những thuật ngữ Phật học thông thường đều có thể tra cứu dễ dàng ở đây. Tất cả kinh điển được trích dẫn trong bài viết này đều là trích dẫn trực tiếp từ kinh văn, không trích lại từ nguồn khác, và nếu các đoạn kinh văn nào không ghi người Việt dịch thì xin quý độc giả ngầm hiểu đó là bản Việt dịch của người viết bài này.
07/12/2015(Xem: 6346)
Trong những tháng vừa qua, người viết được mời tham dự nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về công tác văn hóa, thông tin và báo chí, (phần lớn đều nằm phía ngoại biên Phật giáo). Với người ta, mình đã nhiệt tình đóng góp rất nhiều ý kiến cũng như học hỏi được không ít điều hay, khả dĩ có thể bổ sung kinh nghiệm viết lách cho bản thân; nhưng khi nhìn về mình, một khoảng trời lý tưởng đang dốc lòng phụng sự, thấy vẫn còn rất nhiều những nhấp nhô, gồ ghề, thậm chí xấu xí trên mặt bằng thông tin truyền thông Phật giáo (TTTT PG).
12/11/2015(Xem: 8015)
Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi truyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
08/10/2015(Xem: 5032)
Ai giết chùa? Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03/10/2015(Xem: 7918)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
24/09/2015(Xem: 4925)
Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình. Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển… nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.
24/09/2015(Xem: 7181)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
13/09/2015(Xem: 5945)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567