Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự tại giữa có và không

27/08/201818:20(Xem: 4140)
Tự tại giữa có và không




hoa_sen (23)

TỰ TẠI GIỮA CÓ VÀ KHÔNG


Làm sao có thể sống hạnh phúc trong thế giời đầy ngã chấp như hiện nay? Để được như vậy, chúng ta bớt chấp. Khi chúng ta bớt chấp,  chúng ta bới  phiền muộn, bớt đau khổ. Khi chúng ta không còn chấp, thì chúng ta được tự tại, giải thoát, lúc đó niết bàn ‘hiện ra’. Vấn đề không chấp thủ rất phức tạp từ thô đến vi tế và thậm chí đến mức độ vi tế thì không từ ngữ nào có thể diễn đạt được. Vì thế, bài luận chỉ tập trung việc không chấp thủ ở mức độ tương đối bằng cách làm sáng tỏ luận cứ tự tại giữa ‘có’ và ‘không’ trong thế giới hiện hữu này.

KHÔNG QUẢ

 

Tâm người đời buồn vui theo cảnh

Lúc tươi cười lúc thì buồn lo

Quả thiện đến lòng như trẩy hội

Rồi lại phiền khi nghiệp xấu ra

Không hề biết khi hồn đã thiện

Việc gì đến không còn vấn vương!

 

Nhân duyên viết bài này là do một thân hữu tâm tình với anh em tình thân: “Phật Giáo Nguyên Thủy cho rằng vì ngũ uẩn giai không, tức là không có gì, nên chết là hết, và không có thần thánh, ma quỷ gì cả…”

Chúng ta đang sống trong thế giới hiện hữu vật chất nên Tâm Tịnh xin trò chuyện với anh em vấn đề này trong thế giới hiện tại để mọi người đều có thể cảm nhận được.

Thật ra ‘có’ và ‘không’ cả hai đều không: không ở đây là không chấp thủ cái ‘có’ và không chấp thủ cái ‘không’ để mình ít phiền não và được hạnh phúc hơn. Nói một cách khác, ngũ uẩn giai không ở đây có nghĩa là không chấp chặt cái ‘không’ và cũng chấp chặt cái ‘có’. Từ đó chúng ta hết khổ, thong dong tự tại trong cuộc sống đầy biến động như hiện nay. Để dễ hiểu, Tâm Tịnh xin đưa ra hai câu chuyện sau:

Câu chuyện thứ nhất: chấp ‘có’ và không chấp ‘có’, tức là tự tại và thong dong với cái ‘có’ (có một cô gái Huế xinh đẹp):

Có hai anh chàng nghèo xứ Quảng ra Huế thi đại học và mang theo hoài bảo: cố gắng thi đỗ đại học và sau khi tốt nghiệp có một việc làm tốt để giúp gia đình thoát cảnh nghèo khổ. Thế nhưng, một trong hai sĩ tử bị choáng ngợp trước vẻ đẹp kiều diễm và giọng nói êm diệu của cô gái Huế như hai câu thơ sau

Học trọ xứ Quảng ra thi

Thấy cô gái Huế chân đi không đành

Anh chàng bị cái đẹp ‘một hai nghiêng nước nghiêng thành’ hớp hồn nên đêm về tương tư không ngủ được. Sáng hôm sau mệt mỏi thức dậy đi thi, nhưng vì quá mệt do tương tư nên anh chàng không làm bài được. Kết quả anh chàng bị rớt đại học. Lòng trở nên ê chề, u sầu, xanh xao, gầy mòn khiến mọi người trong gia đình và người thân lo âu.  Do chấp thủ sắc đẹp cô gái Huế hay nói một cách khác do chạy theo cái đẹp của cô gái Huế mà đã gây ra phiền não cho bản thân và gia đình.

Trong khi đó,  anh chàng sĩ tử kia thấy cô gái Huế bình thương như bao cô gái khác:

Học trò xứ Quảng ra thi

Thấy cô gái Huế như bao gái Làng

(trong nghĩa làng xóm)

Anh ta không bị cái đẹp ‘chim sa cá lặn’ của cô gái Huế làm cho điên đảo mà chỉ lo chú tâm vào mục tiêu hiện tại. Kết quả anh chàng làm bài tốt và đỗ vào Đại Học như mong ước, mang lại niềm vui cho mình, cho gia đình và người thân. Có thể nói, anh chàng sĩ tử thứ hai thong dong tự tại với cái có (cô gái huế), không bị sắc đẹp của cô gái Huế tác động vào tâm thức, không làm tâm chao động, vì thế được an vui, hạnh phúc không như anh chàng sĩ tử thứ nhất bi đau khổ do tâm bị chao động vì chấp thủ. Nói một cách khác, do thong dong tự tại với cái có (có cô gái Huế như bao gái Làng), nên không bị chao động. Ở chừng mực nào đó có thể ví lúc này ngũ uẩn thật sự giai không đối với sĩ tử thứ hai. (không chấp Sắc (cô gái Huế), thì Thọ, Tưởng, Hành và Thức đều rơi rụng, tức là ngũ uẩn giai không: “do chấp thủ không quấy rối vi ấy, vị ấy tự chứng niết bàn”(Trung Bộ Kinh: Majjhima Nikaya 140. Kinh Giới phân biệt -Dhàtuvibhanga sutta).

 

Câu chuyện thứ hai: Tự tại thong dong với cái không

Vào năm 2016, Anh Tâm hẹn gặp nhân viên của một công ty A mang dàn vi tính tặng cho Lớp Học Tình Thương Ông Bà Tư tại Suối Tiên vào lúc 8 sáng Chủ Nhật. Anh Tâm đến đó sớm hơn một chút như đã hẹn nhưng đến 9 giờ vẫn chưa thấy nhân viên của công ty A đến. Anh Tâm gọi điện cho ông chủ và được ông chủ hứa sẽ cho nhân viên chở dàn vi tính đến ngay. Anh Tâm không quên nhắc nhở: “Hiền ơi, nhớ bảo nhân viên đừng chạy xe vội và chạy xe cẩn thận nhé Hiền.”  Thế mà, đến 12.30 pm, nhân viên mới xuất hiện cùng với dàn vi tính dưới cái nắng nóng oi bức lúc giữa trưa của Sài Gòn. Anh Tâm không hề quan tâm đến việc đến trễ của nhân viên mà lại rất hoan hỷ và thật sự biết ơn nhân viên này vì không quản đường xa và thời tiết oi bức đã chở một dàn vi tính (5 máy) từ Quận Bình Thạch đến tận Suối Tiên.

Nhân viên không đến trong vòng bốn tiếng rưỡi ‘đợi chờ’ , nhưng Anh Tâm không bực mình mà ngược lại còn quan tâm đến sự an toàn và lòng đầy biết ơn khi nhân viên mang theo dàn vi tính dưới cái nắng oi bức giữa trưa của Sài Gòn vào tháng Bảy. Trong khoảng thời gian ấy, Anh Tâm để tâm ‘hiện tại lạc trú’ vào dự án nghiên cứu Lớp Học Tình Thương ở Sài Gòn. Rồi thi thoảng, Anh Tâm an trú tâm vào cảnh vật xung quanh, một kiệt tác sống động trải ra trước mắt. Ôi đẹp quá, lòng đầy hân hoan. Tất cả đều được Anh Tâm nhận biết rất rõ ràng. An trú tâm vào đối tượng nhưng không chấp chặt vào đó, để lòng thanh thản với tất cả. Trong trường hợp này, Anh Tâm đã tự tại thong dong với cái việc nhân viên KHÔNG đến (trong khoảng thời gian 4 tiếng rưởi), tức là không có khái niệm chờ đợi vì thế ngũ uẩn giai không đối với Anh Tâm. Vì tâm không bị quấy rối nên thọ, tưởng, hành ,thức đều bị rơi rụng ngay trước mắt về việc KHÔNG đến của nhân viên và về việc đợi chờ của bản thân.

 ĐỢI CHỜ

 

Bốn tiếng đồng hồ tôi đợi chờ

Từ tám giờ sáng đến giữa trưa

Nhân viên Hà Đông vẫn chưa đến

Mang dàn vi tính tặng trẻ thơ

Nắng vàng lan toả khắp mặt đường

Soi bóng hàng cây lá xanh tươi

Thơ thẩn xe cộ người qua lại

Phong cảnh tuyệt trần giữa thế gian!

 

Trở lại vấn đề có thần thánh, ma quỷ hay không có thần thành, ma quỷ. Việc có hay không có thần thánh không thành vấn đề [“to be or not to be is not a question”]. Có hay không sẽ trở thành vấn đề phiền não khi hai bên chấp chặt và bảo thủ quan kiến của mình. Đó là nguyên nhân dẫn đến bất hòa giữa các cá nhân, từ gia đình, tập thể cho đến quốc gia. Gia đình bất hòa, thế giới đảo điên, xung đột, chiến tranh khắp đó đây vì cố chấp mà ra.  Để chung sống hạnh phúc, chúng ta hãy bao dung với nhau, tôn trọng lẫn nhau và đừng để quan điểm ‘có’, ‘không’ làm mất hòa khí, gây sân hận và phiền toái.  Làm được như vậy có thể nói là ngũ uẩn giai không rồi đó vậy.

Tâm Tịnh xin lấy số liệu thống kê của CIA trong quyển World Fact Book (năm 2010) về số lượng người trên thế giới có tôn giáo (có thần thánh chiếm 85.91%) và số lượng vô thần (14.09%) để anh em tham khảo:

 ton giao the gioi



Vấn đề cuối cùng là Phật Giáo Nguyên Thủy có thuyết về thần thánh hay không? Câu trả lời là có, vấn đề chư thiên, quỷ thần vv bàng bạc trong cả năm bộ kinh Nikàya của Phật giáo Nam truyền từ Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh và Tiểu Bộ Kinh. Nhất là trong tiểu bộ kinh ngoài hàng trăm câu chuyện trong tập Thiên Cung Sự và Ngạ Quỷ Sự, 547 câu chuyện tiền thân là những tư liệu để chúng ta nghiên cứu về vấn đề này.

Vài dòng tâm sự với anh em tình thân để mong anh em hiểu và thương, cùng chung sống bao dung, thông cảm và sẻ chia như tâm nguyện của anh em TỪ HÒA.

 THƯƠNG

 

Thương là cho nhưng lòng không vấn vương

Không danh lợi, không giận hờn oán trách

Thương tất cả thân sơ cùng kẻ oán

Không phân biệt cao thấp hay giàu nghèo

Thương là hiểu, thông cảm và sẻ chia

Dù có kẻ  não hại ta vẫn vậy

Vẫn là thương vô ngã tự nhiên hương.


Tâm Tịnh




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 8326)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4494)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 5452)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6777)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 4423)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 4076)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 5646)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 5404)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4844)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]