Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm tượng Phật chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay

12/08/201813:52(Xem: 5446)
Năm tượng Phật chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay

Năm tượng Phật chùa Hương Tích,

Santa Ana, bị chém lìa tay

Đằng Giao

August 10, 2018


tuong quan am chua huong tich
Hai tay không còn nữa, tượng Phật làm đau lòng Phật tử. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

SANTA ANA, California (NV) – Chiều Thứ Năm, 9 Tháng Tám, một số tượng Phật trong sân chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, để lại cảnh đau lòng cho nhiều Phật tử.

Nói với phóng viên nhật báo Người Việt vào trưa 10 Tháng Tám, Phương Trượng Thích Nhật Minh nhỏ nhẹ cho biết: “Chùa không biết ai làm chuyện này cả.”

Ông kể, khi tưới cây trong sân chùa sáng Thứ Năm, ông không hề thấy gì cả, có lẽ do sơ sót. Nhưng đến chiều thì ông phát hiện cả năm tượng cùng bị phá rồi.

“Tôi nghĩ sự việc xảy ra trong đêm trước đó, nhưng buổi sáng, vì tôi chăm chú tưới cây nên không nhìn thấy,” vị phương trượng kể.

Nhưng khi hỏi cặn kẽ hơn rằng trong thời gian gần đây, có chuyện lạ gì xảy ra tại chùa hay không, ông Nhật Minh tần ngần nói: “Tôi không thể biết ai làm chuyện này, nhưng khoảng trên dưới một tuần trước, có một người gốc Việt vô gia cư, lái xe van hiệu Kia vào đậu ở cuối sân chùa rồi xin vào tắm gội. Người đàn ông này khoảng trên 50 tuổi, có xăm rất nhiều trên tay.”

Ông kể tiếp: “Người này còn tự động đem nồi cắm vào ổ điện ở hông chùa để nấu cơm. Những chuyện này, chùa không để ý tới, nhưng một số Phật tử thấy ông ấy có quá nhiều vết xăm nên họ ngại. Sau cùng, một Phật tử tình nguyện làm bảo vệ cho chùa buộc lòng lên tiếng mời ông ấy đi.”


tuong quan am chua huong tich-2
Bàn tay gãy lìa, biết có hàn gắn lại được không? (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Ni Sư Thích Nữ Minh Từ, trụ trì chùa Hương Tích, tiếp lời: “Ngày nào ông ấy cũng xin tiền đổ xăng, khi năm đồng, khi thì mười đồng, cũng có khi tới $20. Ít thì còn có, chứ $20 thì lấy đâu mà cho! Khi bảo vệ mời ông ấy đi, chúng tôi không có mặt mà chỉ nghe một số Phật tử kể lại là ‘ông ấy rất bực tức khi ra đi và buông ra những lời lẽ không nhã nhặn lắm.’”

Đây chỉ là lời kể về một sự kiện tuy có xảy ra, nhưng cũng có thể không liên quan gì đến chuyện năm bức tượng bị ai đó chém cụt tay, các vị tu hành tại chùa biết vậy.


tuong quan am chua huong tich-3
Phương Trượng Thích Nhật Minh, ngoài chuyện tụng niệm còn chăm lo cho cây cối trong sân chùa. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Ba năm trước, chùa Huơng Tích đã bị bà Phạm Thu Trang, lúc ấy 46 tuổi, ném chai lọ bể vào sân chùa, gây thiệt hại cho một số tượng Phật. Nhưng bà cũng đã bị cảnh sát Costa Mesa bắt và truy tố.

Trong quá khứ, chùa từng bị kẻ gian chui cửa sổ vào lấy trộm quỹ Phước Sương, nhưng đây chỉ là chuyện họa hoằn mà thôi.

Ngoài ra, cư dân quanh chùa cũng từng có lúc phá hoại cảnh chùa nhưng không do ác ý, theo nhận xét của Thầy  Nhật Minh.

Ông kể: “Từ ngày thành lập chùa đến nay, chùa từng gặp nhiều điều không tốt, có lúc do nhóm ‘xì ke ma túy,’ có lúc do nhóm băng đảng quanh đây. Nhưng rồi đâu cũng vào đó, chùa Hương Tích vẫn không ngừng phát triển cho cộng đồng có nơi cúng bái.”

Quay lại sự việc chém tay tượng này, những vị tu hành tại chùa không tỏ ý tức giận chút nào cả.

Nhưng với Phật tử, nhiều người có phản ứng khác.

Cô Michelle Lê, cư dân Santa Ana, lắc đầu: “Những bức tượng này được đem qua đây từ Việt Nam, ai mà nỡ lòng làm chuyện kỳ quái này, nhìn thấy đau lòng quá đi thôi.”

Ông Trương Quốc Định, ngụ tại Santa Ana, nói: “Ở Việt Nam, tôi từng thấy cảnh chùa chiền bị đập phá, nhưng không phải vì vậy mà mình trở nên chai đá. Qua đến đây, lại phải nhìn lại cảnh này, tôi vẫn thấy rất xót xa trong lòng.”

Nhìn năm bức tượng “tàn phế.” tỳ kheo Nhật Minh thở dài: “Chuyện chúng sinh thì rất ư là vô thường. Tôi không thấy giận gì trong bụng cả. Phải có người làm điều sai quấy thì việc tu hành mới có ý nghĩa.”

Vị tỳ kheo thêm: “Bây giờ, việc quan trọng đối với kẻ tu hành chỉ là ‘bản lai diện mục,’ quay lại với cái nguyên thủy của mình để mong một lúc nào đó được ‘ngộ’ mà thôi.” (Đằng-Giao)


_____

Liên lạc tác giả: [email protected]
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/nam-tuong-phat-chua-huong-tich-bi-chem-lia-tay/

 

 

tuong quan am chua huong tich


  SUY NGẪM

Sáng này con xem báo nguoi-viet.com 
Chùa Hương Tích ở Santa Ana bị kẻ gian chém đức lìa tay tượng Đức Phật Quan Âm . 
Con cảm thấy đau lòng quá, nên viết bài này để chia sẻ.


Ngồi suy ngẫm tượng Ngài bị chém
Kẻ ác tâm cao chạy xa bay
Mà sao trốn khỏi kiếp này
Cuộc đời nhân quả chẳng ai thoát vòng .

Hãy cầu nguyện người mang dao chém
Lìa bàn tay tượng Phật Quan Âm
Mong người hướng tới chơn tâm
Hồi đầu hướng thiện lỗi lầm mình gây .

Đức Quan Âm muôn đời cứu khổ
Ngài một lòng gần gủi chúng sanh
Thuyền to sóng lớn chẳng lành
Cảm linh một niệm lòng thành nhớ ghi .

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ Tát .
                       Tánh Thiện
                        11-8-2018

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 8326)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4493)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 5451)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6775)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 4422)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 4075)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 5645)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 5404)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4844)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]